Sự tiết kiệm rèn tư cách của ta. Nó làm cho quyết định của ta mạnh lên, nó nâng đỡ cái chí quyết thắng của ta trên đường đời.
Tuy nhiên ở thời buổi này, chỉ có tính tiết kiệm thôi thì chưa đủ để làm giàu được.
Những người đã lựa ngành kinh doanh mà muốn làm giàu tất phải biết rằng theo cách thức đánh thuế hiện nay(1), nếu chỉ nhịn tiêu pha thôi thì không thịnh vượng được. Cũng may còn những cách khác để cải thiện “lối sống” và tình thế của ta.
Muốn cho một số vốn nhỏ lớn dần lên thì phải lựa những hoạt động có thể phát triển được.
Thanh niên nào muốn làm ăn, có thể lựa những hoạt động đó trong kĩ nghệ, trong ngành bán buôn và bán lẻ. Nhưng muốn thành công trong những ngành đó thì phải để dành một phần lớn số lời của mình. Phải có tài gây vốn và phát triển tài chính. Vì vậy, nền tảng là sự tiết kiệm.
Theo tôi nhận xét, năm người không có được một người biết tiết kiệm. Mà trong số những người biết tiết kiệm đó, nhiều kẻ chỉ nhắm mục đích tích cốc phòng cơ, thành thử rốt cuộc chỉ còn một số rất ít là biết tiết kiệm để gây vốn, để đầu tư. Rất nhiều người lo sợ những lúc đau ốm, mất việc, gặp tai nạn, hoặc chết yểu. Họ dành dụm một số tiền, khi thấy đủ để bảo đảm sự an toàn rồi thì thôi, không chịu gắng sức nữa.
Rất hiếm người biết tiết kiệm với mục đích gây vốn làm ăn, sớm tập được nhiều thói tốt tùy chủ đích của họ.
Họ biết coi thời giờ là tiền bạc. Một mặt họ tiết kiệm tiền bạc, một mặt họ được lợi thời giờ. Họ làm luôn tay chứ không chịu ngồi không.Hễ có công việc làm là họ làm hoài làm huỷ, hết việc rồi mới chịu nghỉ.
Y như một sinh viên chăm chỉ, học bài cho tới thuộc lòng mới thôi. Y như một nhà nông siêng năng, tham công tiếc việc, mờ mờ sáng ra đồng gặt, tới xẩm tối mới chịu về. Khi công việc làm ăn phát đạt, họ hăng say làm việc, mà khi công việc phát đạt thì họ làm việc còn gắt hơn nữa.
Hạng người đó rất ít, trái lại hạng người dưới đây mới nhiều. Hạng này tuyên bố rằng xã hội phải nuôi họ. Lạ chưa! Xã hội có thiếu nợ họ gì đâu. Trái lại chứ, chính họ mang nợ xã hội vì xã hội nuôi họ chứ. Khi công việc phát đạt thì họ làm việc bốn giờ một ngày thôi vì cần phải làm mới có ăn; mà khi công việc không phát đạt thì họ cũng chỉ làm bốn giờ một ngày thôi vì không ai có cách nào bắt họ làm trên số giờ đó được. Họ sống thanh thản nhàn nhã như vậy.
Phần lớn số thuế thu trong nước là nhờ số tiết kiệm đem đầu tư, nghĩa là nhờ số lời của kĩ nghệ. Có công nhất với sự phú cường của quốc gia là hạng người biết tiết kiệm rồi đầu tư số vốn của mình. Tự nhiên là hạng người đó phải đóng nhiều thuế để cho bộ máy chính quyền chạy được vì họ giàu có.
Không nên phàn nàn cho họ vì họ phải trả nhiều thuế. Mà họ cũng không muốn ai phàn nàn cho họ. Chính vì phải đóng thuế nặng mà khả năng của họ tăng lên để làm ăn cho có hiệu năng hơn. Những người như vậy bình thản, không ngại một chính sách thuế má nào của một chính thể nào cả, họ chỉ bất bình với một chính sách không cho họ cái quyền làm việc thôi.
Chương 10
BIẾT CÁCH BÁN
Trong ngành thương mại, đức cần nhất là phải biết bán. Thanh niên nào muốn thành công thì phải gắng luyện đức đó, nếu không thì kẻ khác sẽ thắng mà giật giải mất.
Người bán giỏi không phải là người bán được nhiều lãi nhất. Thanh niên nào mới tập sự bán hàng thì nếu gặp cơ hội, họ không ngại gì tăng giá cho thật cao để thu một số lãi quá đáng. Chính sách thiển cận đó rất tai hại cho sự thành công lâu dài.
Hồi xưa vài triết gia cho sự buôn bán là một hành động “bóc lột” theo cái nghĩa xấu xa nhất của tiếng này. Lí lẽ họ đưa ra thật là giản dị. Họ bảo: nhà buôn mua một vật theo đúng giá của nó, mà bán với giá cao hơn thì tội gian trá càng nặng; và kẻ nào càng gian trá, nói thách, nói dối thì càng mau thành công trong nghề con buôn!
Hồi xưa người ta phán đoán lầm lẫn như vậy là vì không biết những luật kinh tế. Giá thực của một món hàng là giá vốn của nó cộng với phí tổn để đem nó tới thị trường. Nói cách khác là số lãi khi bán chỉ là để bù cái công người bán tìm kiếm và cung cấp món hàng cho ta.
Do kinh nghiệm chúng ta thấy rằng bán hàng mà cần một số lãi quá đáng thì không phải là một chính sách hay, rốt cuộc không có lời. Chính sách đó không phải là chính sách buôn bán lớn.
Bán rẻ lãi ít, mà bán được nhiều vẫn là khôn hơn. Dù buôn một ít món xa xỉ, đắt tiền hoặc buôn nhiều món rẻ tiền thì cũng vậy, cần sao là bán cho được. Muốn vậy cần biết nghệ thuật bán. Nghệ thuật đó không phải là thuật gian trá, lừa gạt khách hàng như các triết gia tưởng lầm, mà là khả năng thuyết phục.
Tài bán hàng cần những đức gì? Cần một sự phối hợp lí tưởng của hai đức có vẻ như trái ngược nhau này: sức mạnh của cá tính và khả năng tưởng tượng giúp ta hiểu tâm lí người khác.
Có hai cái cực đoan đưa tới thất bại; chỉ có sự dung hòa là đưa tới thành công.
Cực đoan thứ nhất có thể gọi là “cực đoan về cá tính”. Cá tính là cái gì tế nhị, không định nghĩa được, nó làm cho ta gây được ấn tượng ở người khác, khiến người khác chú ý tới ta. Cá tính cần thiết cho nghệ thuật bán hàng; nhưng nếu nó phát triển mạnh quá thì có thể thành một tật xấu. Người bán hàng mà có tật đó, khi đã có một ý kiến về một sự vật nào rồi thì muốn người khác phải theo quan niệm của mình, chỉ lo đưa lí lẽ của mình ra mà không tìm hiểu quan điểm của người mua. Thiếu sự thông cảm giữa người mua người bán thì không bán được món hàng.
Cực đoan thứ nhì là tính thụ động của người bán. Người bán khá mềm mỏng, uyển chuyển để theo dõi được những biến chuyển trong tâm hồn người mua, nhưng bị thụ động, mất sự tự do hoạt động. Khi bênh vực món hàng thì tỏ ra khúm núm. Thái độ đó rất tai hại. Và khi người mua muốn lảng thì người bán không biết khéo léo đánh đổ sự do dự của khách hàng, quên mất cái nhiệm vụ chào mời thuyết phục của mình đi.
Người ta đã bảo rằng người mua là chúa mà người bán là tôi; lời đó rất đúng, nhưng chúng ta nên nhớ rằng một bề tôi chính trực không khi nào có tinh thần ti tiện.
Đó là những cái nguy hại của những thái độ cực đoan. Người bán hàng thành công hòa hợp được tài thuyết phục, cá tính của mình và nghệ thuật giao thiệp, tiếp xúc với khách hàng, y như người đi trên dây, khi nghiêng bên này, khi ngả bên kia để giữ được thăng bằng. Có lúc phải tỏ sức mạnh của mình, có lúc lại phải khéo léo, tế nhị. Phải cho cá tính của mình biểu hiện ra đủ để gây một ấn tượng cần thiết trong lòng khách hàng, rồi thì thôi, đừng đi quá. Phải nhận biết được cá tính của người mua để có thể sẵn sàng hành động.
Cũng như trong chiến tranh, thắng hay bại là do mười lăm phút cuối cùng. Nghệ thuật bán là làm cho khách hàng nẩy ý muốn mua. Mọi cử chỉ ngôn ngữ, hành động phải đưa tới kết cục đó.
Người bán hàng tài giỏi biết nhận xét, phán đoán rất nhanh, có thể biết ngay được lúc nào là lúc kết thúc mà đưa ra lí lẽ cuối cùng để thuyết phục. Thiếu tài mẫn cảm đó thì việc sẽ thất bại.
Một người bán hàng thờ ơ thường giống một người chơi quần vợt có những tài tình nhưng luôn luôn bỏ dở cuộc.
Nhưng tật đó dễ sửa. Người nào chịu luyện tư cách, đức tự tin, mà lại biết chú trọng tới thực tế thì có thể trở nên giỏi trong nghề bán hàng. Mà luyện tập như vậy chẳng tốn kém gì cả.
Muốn tiến lên một địa vị cao, có nhiều danh vọng trong nghề bán hàng thì nên khởi sự bằng nghề bán bảo hiểm sinh mạng (tôi bắt đầu bằng nghề đó). Công việc này mệt nhọc, nhưng người nào chịu làm thì sẽ có nhiều phương tiện để lên một địa vị cao hơn, lương bổng nhiều hơn và hợp với thị hiếu của mình hơn.
Bán hàng là một nghề mạo hiểm khá thích thú. Phải có cao vọng mới thích làm nghề đó vì thương mại là nghệ thuật thứ nhì đã làm cho nhân loại văn minh. Nó không phải là nghệ thuật thứ nhất vì trong số những người thỏa mãn được nhu cầu của nhân loại, có công đầu là những nhà sản xuất dùng hai bàn tay mà tạo các sản phẩm, và những nhà sáng tạo đã giúp chúng ta có đồ dùng làm việc.
Nhưng sau những nhà sáng tạo và sản xuất mở đường cho văn minh, phải kể tới các thương nhân. Chính hạng này xông pha vào các miền hẻo lánh để đổi chác vật dụng mà làm cho cá nhân và các dân tộc gần gũi nhau lại.
Dân ở Tyr hồi xưa bán lụa và các hóa vật phương Đông để đổi lấy thiếc của Anh trên các thị trường Tyr và Alexandrie; những nhà buôn đem đổi các sản phẩm văn minh Địa Trung Hải để lấy da thú và hổ phách ở miền biển Baltique; những người tổ chức con đường thương đội (tức con đường chở lụa) từ Trung Hoa tới Tây Âu; những nhà mạo hiểm trên biển ở châu Mỹ hoặc ở phương Đông, những thương nhân gan dạ ở Canađa, và những nhà buôn giao thiệp với họ ở Luân Đôn, tất cả những người đó đều là tổ tiên của người người bán hàng ngày nay. Nhờ họ mà sức sản xuất tăng lên và có lợi vì họ có công lưu thông, trao đổi hàng hóa từ miền này tới miền khác, xứ này qua xứ khác.
Dân các xứ đó sản xuất bằng trí óc và tay chân. Và dùng thương nhân làm trung gian; những người này đem trí óc ra mà tìm cách cung cấp cho mỗi miền, mỗi xứ những sản vật của miền khác, xứ khác.
Các nhà sản xuất tạo nên được một dân tộc, một nền văn minh nhưng sự thành công, địa vị của dân tộc đó, nền văn minh đó tuỳ thuộc tài năng của hạng thương nhân trong nước.
Vậy thanh niên nào tiến vào con đường thương mại có thể tự hào là phụng sự đắc lực cho nhân loại được.
Người bán giỏi không phải là người bán được nhiều lãi nhất. Thanh niên nào mới tập sự bán hàng thì nếu gặp cơ hội, họ không ngại gì tăng giá cho thật cao để thu một số lãi quá đáng. Chính sách thiển cận đó rất tai hại cho sự thành công lâu dài.
Hồi xưa vài triết gia cho sự buôn bán là một hành động “bóc lột” theo cái nghĩa xấu xa nhất của tiếng này. Lí lẽ họ đưa ra thật là giản dị. Họ bảo: nhà buôn mua một vật theo đúng giá của nó, mà bán với giá cao hơn thì tội gian trá càng nặng; và kẻ nào càng gian trá, nói thách, nói dối thì càng mau thành công trong nghề con buôn!
Hồi xưa người ta phán đoán lầm lẫn như vậy là vì không biết những luật kinh tế. Giá thực của một món hàng là giá vốn của nó cộng với phí tổn để đem nó tới thị trường. Nói cách khác là số lãi khi bán chỉ là để bù cái công người bán tìm kiếm và cung cấp món hàng cho ta.
Do kinh nghiệm chúng ta thấy rằng bán hàng mà cần một số lãi quá đáng thì không phải là một chính sách hay, rốt cuộc không có lời. Chính sách đó không phải là chính sách buôn bán lớn.
Bán rẻ lãi ít, mà bán được nhiều vẫn là khôn hơn. Dù buôn một ít món xa xỉ, đắt tiền hoặc buôn nhiều món rẻ tiền thì cũng vậy, cần sao là bán cho được. Muốn vậy cần biết nghệ thuật bán. Nghệ thuật đó không phải là thuật gian trá, lừa gạt khách hàng như các triết gia tưởng lầm, mà là khả năng thuyết phục.
Tài bán hàng cần những đức gì? Cần một sự phối hợp lí tưởng của hai đức có vẻ như trái ngược nhau này: sức mạnh của cá tính và khả năng tưởng tượng giúp ta hiểu tâm lí người khác.
Có hai cái cực đoan đưa tới thất bại; chỉ có sự dung hòa là đưa tới thành công.
Cực đoan thứ nhất có thể gọi là “cực đoan về cá tính”. Cá tính là cái gì tế nhị, không định nghĩa được, nó làm cho ta gây được ấn tượng ở người khác, khiến người khác chú ý tới ta. Cá tính cần thiết cho nghệ thuật bán hàng; nhưng nếu nó phát triển mạnh quá thì có thể thành một tật xấu. Người bán hàng mà có tật đó, khi đã có một ý kiến về một sự vật nào rồi thì muốn người khác phải theo quan niệm của mình, chỉ lo đưa lí lẽ của mình ra mà không tìm hiểu quan điểm của người mua. Thiếu sự thông cảm giữa người mua người bán thì không bán được món hàng.
Cực đoan thứ nhì là tính thụ động của người bán. Người bán khá mềm mỏng, uyển chuyển để theo dõi được những biến chuyển trong tâm hồn người mua, nhưng bị thụ động, mất sự tự do hoạt động. Khi bênh vực món hàng thì tỏ ra khúm núm. Thái độ đó rất tai hại. Và khi người mua muốn lảng thì người bán không biết khéo léo đánh đổ sự do dự của khách hàng, quên mất cái nhiệm vụ chào mời thuyết phục của mình đi.
Người ta đã bảo rằng người mua là chúa mà người bán là tôi; lời đó rất đúng, nhưng chúng ta nên nhớ rằng một bề tôi chính trực không khi nào có tinh thần ti tiện.
Đó là những cái nguy hại của những thái độ cực đoan. Người bán hàng thành công hòa hợp được tài thuyết phục, cá tính của mình và nghệ thuật giao thiệp, tiếp xúc với khách hàng, y như người đi trên dây, khi nghiêng bên này, khi ngả bên kia để giữ được thăng bằng. Có lúc phải tỏ sức mạnh của mình, có lúc lại phải khéo léo, tế nhị. Phải cho cá tính của mình biểu hiện ra đủ để gây một ấn tượng cần thiết trong lòng khách hàng, rồi thì thôi, đừng đi quá. Phải nhận biết được cá tính của người mua để có thể sẵn sàng hành động.
Cũng như trong chiến tranh, thắng hay bại là do mười lăm phút cuối cùng. Nghệ thuật bán là làm cho khách hàng nẩy ý muốn mua. Mọi cử chỉ ngôn ngữ, hành động phải đưa tới kết cục đó.
Người bán hàng tài giỏi biết nhận xét, phán đoán rất nhanh, có thể biết ngay được lúc nào là lúc kết thúc mà đưa ra lí lẽ cuối cùng để thuyết phục. Thiếu tài mẫn cảm đó thì việc sẽ thất bại.
Một người bán hàng thờ ơ thường giống một người chơi quần vợt có những tài tình nhưng luôn luôn bỏ dở cuộc.
Nhưng tật đó dễ sửa. Người nào chịu luyện tư cách, đức tự tin, mà lại biết chú trọng tới thực tế thì có thể trở nên giỏi trong nghề bán hàng. Mà luyện tập như vậy chẳng tốn kém gì cả.
Muốn tiến lên một địa vị cao, có nhiều danh vọng trong nghề bán hàng thì nên khởi sự bằng nghề bán bảo hiểm sinh mạng (tôi bắt đầu bằng nghề đó). Công việc này mệt nhọc, nhưng người nào chịu làm thì sẽ có nhiều phương tiện để lên một địa vị cao hơn, lương bổng nhiều hơn và hợp với thị hiếu của mình hơn.
Bán hàng là một nghề mạo hiểm khá thích thú. Phải có cao vọng mới thích làm nghề đó vì thương mại là nghệ thuật thứ nhì đã làm cho nhân loại văn minh. Nó không phải là nghệ thuật thứ nhất vì trong số những người thỏa mãn được nhu cầu của nhân loại, có công đầu là những nhà sản xuất dùng hai bàn tay mà tạo các sản phẩm, và những nhà sáng tạo đã giúp chúng ta có đồ dùng làm việc.
Nhưng sau những nhà sáng tạo và sản xuất mở đường cho văn minh, phải kể tới các thương nhân. Chính hạng này xông pha vào các miền hẻo lánh để đổi chác vật dụng mà làm cho cá nhân và các dân tộc gần gũi nhau lại.
Dân ở Tyr hồi xưa bán lụa và các hóa vật phương Đông để đổi lấy thiếc của Anh trên các thị trường Tyr và Alexandrie; những nhà buôn đem đổi các sản phẩm văn minh Địa Trung Hải để lấy da thú và hổ phách ở miền biển Baltique; những người tổ chức con đường thương đội (tức con đường chở lụa) từ Trung Hoa tới Tây Âu; những nhà mạo hiểm trên biển ở châu Mỹ hoặc ở phương Đông, những thương nhân gan dạ ở Canađa, và những nhà buôn giao thiệp với họ ở Luân Đôn, tất cả những người đó đều là tổ tiên của người người bán hàng ngày nay. Nhờ họ mà sức sản xuất tăng lên và có lợi vì họ có công lưu thông, trao đổi hàng hóa từ miền này tới miền khác, xứ này qua xứ khác.
Dân các xứ đó sản xuất bằng trí óc và tay chân. Và dùng thương nhân làm trung gian; những người này đem trí óc ra mà tìm cách cung cấp cho mỗi miền, mỗi xứ những sản vật của miền khác, xứ khác.
Các nhà sản xuất tạo nên được một dân tộc, một nền văn minh nhưng sự thành công, địa vị của dân tộc đó, nền văn minh đó tuỳ thuộc tài năng của hạng thương nhân trong nước.
Vậy thanh niên nào tiến vào con đường thương mại có thể tự hào là phụng sự đắc lực cho nhân loại được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét