Home » » * Làm gì khi thời tiết nắng nóng?

* Làm gì khi thời tiết nắng nóng?

Thời tiết đang nóng bức, nhiều người chỉ nghĩ đến việc dùng quạt, đi bơi, ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng điều hòa nhiệt độ nhưng lại không biết hay ít chú ý đến những biện pháp cần thiết khác.









=====================^_^================


Thời tiết đang nóng bức, nhiều người chỉ nghĩ đến việc dùng quạt, đi bơi, ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng điều hòa nhiệt độ nhưng lại không biết hay ít chú ý đến những biện pháp cần thiết khác.

Uống nhiều nước

Trong tiết trời nóng bức, cơ thể cần được bổ sung chất lỏng liên tục, bất kể mức độ vận động của bạn là như thế nào. Đừng đợi cho tới khi cơ thể cảm thấy khát mới uống nước.

Nếu là lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ. Đừng uống các loại chất lỏng có chứa cồn hay quá nhiều chất đường, bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).

Bổ sung muối và khoáng chất

Mồ hôi túa ra mang theo muối và các khoáng chất trong cơ thể. Đây đều là những chất rất cần thiết và phải được bổ sung ngay. Có thể uống các loại nước uống dành cho tập luyện thể thao để bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể.

Đeo kính râm và chọn quần áo thích hợp

Cần đặc biệt lưu ý về trang phục khi ra khỏi nhà. Chọn loại quần áo làm từ chất liệu vải nhẹ, sáng màu và không bó sát. Nắng gay gắt sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát của cơ thể và gây mất nước. Nó cũng là “thủ phạm” gây ra các nguy hại cho làn da.

Nếu phải ra ngoài, nhớ đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên trước khi ra khỏi nhà khoảng 30 phút.

Chú ý giờ làm việc

Nếu làm việc ngoài trời, lưu ý không làm việc từ 11h trưa đến 14h chiều. Nghỉ ngơi trong bóng mát thời điểm này sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng.

Cường độ làm việc vừa phải

Nên bắt đầu công việc với cường độ chậm rồi tăng dần. Nếu ráng sức dưới cái nóng, sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Và khi có cảm giác thở hổn hển thì cần phải ngừng ngay mọi hoạt động. Đi vào chỗ râm mát và nghỉ ngơi ngay.

Chọn chỗ mát

Ở trong nhà và nếu có thể thì nên ở trong môi trường có điều hòa. Nếu ở nhà không có điều kiện thì nên đi tới các trung tâm thương mại hay thư viện công cộng. Chỉ cần vài giờ trong môi trường này là đủ giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt trước khi quay trở lại với cái nóng khó chịu. Quạt điện có thể giúp xua bớt cái nóng nhưng khi nhiệt độ vượt quá 400C thì quạt không giúp ngăn được các bệnh liên quan đến nóng bức. Nên đi tắm hay ngâm mình trong nước mát hoặc tới nơi có điều hòa nhiệt độ thì sẽ tốt hơn.

Những người có nguy cơ cao

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị đổ bệnh do nắng nóng nhưng một số nhóm người sau có nguy cơ cao hơn hẳn so với các nhóm khác:

- Trẻ dưới 4 tuổi vốn rất nhạy với thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao. Vì thế, trẻ cần được người khác giúp điều chỉnh nhiệt độ môi trường và cho uống nước thường xuyên.

- Những người từ 65 tuổi trở lên, cơ thể phản ứng chậm với sự thay đổi nhiệt độ.

- Những người thừa cân do tim luôn phải làm việc quá tải.

- Những người lao động nặng nhọc, tập luyện quá sức… dễ bị khử nước và đổ bệnh.

- Những người đang có bệnh, đặc biệt là bệnh tim, huyết áp cao hay những người đang dùng các loại thuốc trầm cảm, trị mất ngủ hay tuần hoàn máu kém.

Những người này cần được kiểm tra ít nhất 2 lần/ngày và chú ý tới các dấu hiệu có thể bị khử nước hay đột quỵ. Với trẻ nhỏ thì cần phải để mắt thường xuyên hơn nữa.

Những lưu ý quan trọng khác

Tránh các thực phẩm nóng và các bữa ăn nhiều dầu mỡ – chúng chỉ làm cơ thể thêm nóng bức.

Trẻ nhỏ cần mặc trang phục thoáng mát; đi ra ngoài cần đội mũ, che ô.

Hạn chế tối đa ra nắng vào khoảng thời gian buổi trưa và tránh những nơi quá nhiều nắng như bãi biển.

Không để trẻ một mình trong ô tô.
NHÂN HÀ- skđs

0 nhận xét:

Đăng nhận xét