Nếu lấy thang điểm 10 làm chuẩn, thì bạn sẽ "chấm" cho bản thân mình bao nhiêu? Số điểm mà bạn tự đánh giá sẽ nói lên phần nào về "cái tôi" của bạn.
Kiêu hãnh - tự ti - tự hào
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua những cảm giác này. Tuy nhiên, chúng tồn tại ở các "liều lượng" khác nhau, và biểu hiện ra bên ngoài ở các mức độ không giống nhau.
Kiêu hãnh tức là bạn có những điều đáng phải tự hào. Trong một vài trường hợp, kiêu hãnh có thể là "thuốc tăng lực" cho chính bạn. Đứng trước một cuộc thi trí tuệ, nếu tỏ ra nhỏ bé, tự ti thì đúng là bạn sẽ thất bại thật. Nhưng nếu tự hào về khả năng và nỗ lực của mình, tinh thần sẽ cổ vũ cho lý trí của bạn, khiến sự chiến thắng gần kề hơn...Lòng kiêu hãnh đôi khi "tiềm ẩn" trong mỗi cá thể, nhưng nếu "kiêu hãnh" đi kèm với một chút "ảo tưởng" sẽ dần biến thành kiêu ngạo, và lộ ra ngoài...
Tự ti là luôn thấy mình thua người khác. Bạn không dám đứng nói trước đám đông vì giọng mình chưa hay, tức là bạn đã tự ti. Bạn biết trả lời câu hỏi thông minh do giáo viên đặt ra, nhưng không dám phát biểu vì sợ mình chưa chắc đúng...Tự ti luôn biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày bằng những việc bình thường, mà đôi khi, chính bạn cũng không biết rằng mình đang "mất tự tin" nữa.
Dung hòa giữa hai điều trên là lòng tự hào. Một khi bạn hài lòng với mình về điều gì, tức là bạn đang tự hào. Bạn cho người khác xem những thành tựu của mình, tức là bạn đang biểu lộ niềm tự hào. Nhưng mặt khác, bạn "tự hào" nhiều lần quá thì cũng sẽ trở thành kiêu ngạo.
o0o
Trong một vài tình huống, đôi khi bạn - và kể cả mọi người - hay nhầm lẫn, đánh đồng giữa ba trạng thái này. Bạn cứ ngỡ rằng mình khiêm tốn, nhưng người khác lại cho rằng bạn "chảnh". Bạn chỉ tự hào một chút xíu thôi, và tiếp tục cố gắng hơn nữa, vậy mà bạn bị xem là "không khiêm tốn chút nào"...
Chúng ta không thể vừa lòng tất cả mọi người...
Đôi lúc tôi thắc mắc,
Read more »
0 nhận xét:
Đăng nhận xét