Buổi chiều Đài Bắc thật nhẹ, thật chậm như thể cả trời mây tháng tư đã tan bỗng vào bao la xanh. Đường xe hun hút dưới năm mươi ba tầng nhà, giữa rặng lá xanh dọc đại lộ Trung Sơn.
Chúng tôi ôm chặt nhau, môi bầm dập, tìm cách giết nhau, cuối cùng rơi xuống một vực sâu sợ hãi. Tan bật ngửa, thở dốc rồi lật ngực vùi sấp mặt xuống gối. Tôi nằm yên bất động, hồn trí tôi tơi bời lượn quanh quẩn bên trên những đồ đạc bề bộn giữa căn phòng mờ tối.
Tháng tư Đài Bắc bao lâu mới qua?
* * *
"Em về Việt Nam đi!" – Tan nói khi chúng tôi đã uống hết ly cà phê buổi chiều. Buổi chiều mùa hè hiếm hoi không bị những công vụ chen ngang, Tan quay về lục lọi hồi lâu trong ngăn bàn làm việc.
"Ai đã phát hiện ra em?" – Mãi cho tới khi chúng tôi đã làm căn phòng lộn nhào bởi những cố gắng lao vào thân thể nhau, tôi mới thốt lên lời.
"Không ai cả. Nhưng ai dám mặc hot paints lao vào bộ Ngoại giao tìm anh? Dám cưỡi enduro chạy thẳng vào trụ sở Quốc dân đảng? Em không ở đây được nữa!"
Trời ơi! – Tôi đã hiểu ra vì sao tình yêu đau đớn hơn cái chết.
"Ông Lee sắp sang Việt Nam, ông ấy cần người giúp gây dựng các mối quan hệ. Em giúp anh nhé!" – Tan hôn lên mắt lên môi, chậm rãi thì thầm.
Tôi nằm bất động, rồi quả quyết trườn xuống giường, với lấy bao Black Russian.
"Anh bán em cho Lee?" – Tay tôi run bắn lên, điếu thuốc châm quá tay khói ngời ngời. – "Anh bán em cho thằng Lee?"– Khói thuốc làm tôi ho sặc sụa, nước mắt nhỏ xuống da thịt trần trụi.
Tan bò tới cắn mạnh lên vai tôi, cắn đến tứa máu. Anh nghiến răng. Tôi căm thù anh. Anh căm thù tôi. Máu và nước mắt chúng tôi chảy ra trong bóng chiều.
* * *
Trường bắn tập đặt trọn trong lòng núi Tứ Thú, quanh Đài Bắc là trùng điệp những căn cứ địa vây quanh núp trong lòng núi.
Desert Eagle hình như bây giờ cũng trở thành một huyền thoại được sùng bái như Beretta, vỏ thép hoàn hảo, đạn khoẻ. Không rõ khi thiết kế một khẩu súng, những chuyên gia vũ khí của ngành công nghiệp vũ khí Israel nghĩ gì. Đơn giản TAAS chỉ muốn táo bạo vứt bỏ kiểu súng tự động truyền thống, khắc phục nhược điểm vốn có của kiểu ổ đạn quay trái, hay họ nghĩ súng cũng là một tác phẩm?
Bàn tay giết người cũng cần cầm đẹp?
Eagle xuất hiện trong nhiều cảnh phim. Tôi nghĩ người viết kịch bản có thể chưa từng cầm đến miếng thép lạnh chết người này.
Eagle đạn mạnh. Phát thứ nhất bắn vào đầu. Nếu chưa chết, phát thứ hai bắn tiếp vào đầu, đủ để kết liễu sinh mệnh đối phương. Nếu vẫn chưa chết, mới cần phát thứ ba bắn vào ngực.
Tình yêu không phải là nhìn vào mắt nhau mà là cùng nhìn về một hướng.
Chỉ trong trường bắn, Tan và tôi mới cùng nhìn về một hướng.
Tan dạy tôi. Tan là một thế giới xa lạ hoàn toàn, Tan chỉ thân thuộc khi chúng tôi gắn sâu thân thể vào nhau. Những lúc ấy ngày càng ít dần, chúng tôi thường ôm chặt nhau, mỗi người nhìn về mỗi hướng khác.
Hướng nào cũng đầy trời sao. Tôi ghét căn phòng ngủ ba phía trời sao, ánh sao như đau đáu hàng đêm. Nên tôi phải vùi vào vai anh, hơi ấm duy nhất, khi chiếc giường trôi bềnh bồng giữa ngàn sao.
Tan chưa về. Bấm những mật mã quen thuộc, đột nhập vào căn phòng ân ái, áp miếng thép nặng lạnh vào má. Tôi đã nghĩ đến cái chết.
Chết ở nơi nặng lòng yêu nhau thật dễ biết bao.
Nhưng tôi như một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ, sinh mệnh tôi không thuộc về tôi nữa. Chúng tôi hoàn hảo. Nhưng tôi chỉ mắc một sai lầm duy nhất, tôi đã yêu một bánh răng khác trong cỗ máy. Yêu đến mức có thể đánh đổi cả quốc tịch, cả quê hương bản quán, cả sự cô đơn tuổi già, cả bia mộ khi tôi chết. Sẵn sàng nằm dưới tấm đá vô danh cắm trên đất người.
Như thế có được gọi là tình yêu không?
Khẩu Chim ưng sa mạc của Tan do một quan chức chính phủ châu Phi tặng. Anh từng nói, quan chức ngoại giao là một nghề phúc hoạ kề nhau. Làm nhân viên ngoại giao, phúc thì mình hưởng nhưng hoạ sẽ dành cho đất nước.
Tôi là hoạ cho Tan.
Tôi là điểm yếu duy nhất của Tan.
Chẳng trách đã hai năm nay Tan không lên được chức trưởng ban vụ Châu Á.
* * *
Tan tỏ tình bằng một nụ hôn. Một buổi sáng mùa thu hai năm trước.
Nụ hôn đó thay đổi cuộc đời của hai chúng tôi.
Tôi dẫn đoàn khách bộ Tài chính của Việt Nam vào phòng khách lớn, nhìn thẳng vào người đàn ông trước mặt mỉm cười nhã nhặn. Chiều hôm trước đã dặn nhau, giả vờ không quen biết. Nên trong sự nhã nhặn là nụ cười láu lỉnh.
Đã hơn một năm mới gặp lại, Tan trẻ hơn nhiều khi chúng tôi gặp nhau tại Hà Nội.
Nhưng cái hôn thì thật. Đưa khách ra đến cổng bộ Kinh tế, máy di động của tôi rung lên tin nhắn:
“Em đẹp lắm!”
Từ sân bay về tôi đến thẳng nhà Tan, bấm mật mã vào cổng. Trút đôi tất lụa trên nền nhà và thiếp ngủ trên sô-pha chờ anh.
Tôi nghĩ chắc hôm đó ánh sáng đồng loã. Những rèm cửa mảnh hé lên tôi những bóng mờ trắng đen lấp lửng nhạt nhạt. Tỉnh dậy dưới những cái hôn phủ khắp. Chúng tôi miệt mài xâm chiếm nhau từ xô pha tới cửa phòng khách. Những cú xô đẩy hối hả.
Muốn giết nhau muốn khẳng định nhau.
Mở mắt ra, trời đã ngàn sao. Có người đàn bà nào quên được khoảnh khắc ấy trong đời?
* * *
Có thể trung tâm huấn luyện của bộ đã dạy anh nhiều hơn tôi tưởng.
Không chỉ chơi golf, nghi thức ngoại giao, những mánh khoé của nghề. Dạy anh cả sự lạnh lùng.
Dạy anh rằng mỗi đứa đàn bà đều rắp sẵn mưu mô, mỗi quốc gia đều khư khư quyền lợi riêng, đừng tin vào người khác máu.
Cấm lấy vợ quốc tịch nước cộng sản.
Tôi đến từ Việt Nam. Nhưng tôi lang thang, tôi vô sở cầu, tôi thiện nguyện, tôi đứng trước tình yêu tôi đã quên mọi yếu tố chính trị, mọi sóng gió trên bàn cờ châu Á.
Tôi chỉ là một người đàn bà nhỏ nhoi mà thôi.
Trên chuyến bay rời Đài Bắc, tôi choáng váng phát hiện ngay cả những hình ảnh tôi chụp nét mặt anh, dáng ngủ của anh, đều đã bị anh xoá sạch trong máy điện thoại của tôi.
Cuộc tình thế là không còn dấu vết gì. Như chưa từng hối hả gắn sâu, chưa từng êm ái.
Như chưa từng hận thù.
Anh được dạy nhiều quá. Tôi là cơn bướng bỉnh duy nhất của anh chăng, trong cuộc sống đầy quy ước và rình mò này.
Khi cơn bướng bỉnh qua đi, anh đã nhớ lại mọi bài học từ lúc mới vào nghề.
Cảm ơn cơn quên lãng của anh đã cho tôi một tình yêu.
* * *
Tôi còn nhớ khi tôi ngồi chat trong phòng nghiên cứu, tranh cãi trong conference trên mạng với hai quan chức trước ngày họ dự định đuổi toàn bộ du học sinh Việt Nam về nước để trải qua một vòng phỏng vấn mới tại văn phòng Đài Bắc, một cách “thanh lọc” những kẻ kiếm tiền trá hình tại Đài Loan, thì mặt cười YIM của Tan còn sáng.
Khi đó YIM như chiến trường nóng bỏng, cảm ơn YIM cho phép tôi không cần nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Nên tôi không run tay. Tôi nói, du học sinh đa số nghèo, bắt họ mua một vé khứ hồi về Việt Nam 450 đô, chỉ để chữa cháy cho chính sách quản lý người nước ngoài lỏng lẻo của bộ thời gian qua, oan uổng quá.
Tôi buzz Tan, nói, chủ trương này của anh đưa ra, đúng không?
Im lặng.
Đó là lần cuối cùng mặt cười YIM của anh còn sáng. Sau đó, Tan logout vĩnh viễn.
* * *
Tôi còn nghe nhắc đến Tan một lần nữa. Khi ông Lee mời tôi lên văn phòng Đài Bắc tại Việt Nam để gặp riêng.
Lee nói, ông biết tôi ở ẩn lâu nay, cắt đứt mọi quan hệ, không nhận điện thoại của ông. Nhưng thời gian tới ông sẽ vẫn phải bất đắc dĩ làm phiền tôi.
Tháng mười một, những cơn gió heo may ở Hà Nội đã xa lắc xa lơ, mùa đông xám và khô, phố xá quẩn lên những cơn lốc bụi tối tăm.
Tôi lại là một người đàn bà bé nhỏ yếu ớt, có thể tôi đã từng mạnh mẽ, đó là lúc tôi còn Tan.
Không còn tình yêu, tôi đã chết khô.
Như cuộc đời này đã tắt mọi ánh lấp lánh vàng son, chỉ còn lại hiện thực ảm đạm ghê rợn.
Lee cho biết, cảnh sát Đài Bắc tìm thấy trên hộp súng dấu vân tay của tôi.
Desert Eagle như tình yêu, tôi đã từng cầm lên, nhưng tôi đã trả lại anh.
Vì sao dấu tay tôi xuất hiện trong một vụ tự sát, họ nhờ ông Lee trả lời.
Vì sao họ lại biết đó là dấu vân tay của tôi?
Theo tài liệu còn lưu trong hồ sơ của cảnh sát Đài, tôi, ba mươi hai tuổi, không hiểu vì sao có được hai thẻ cư trú khác nhau nhưng đều hợp pháp, ba tên gọi hoặc hơn, hai số máy di động, bốn tài khoản tại hai ngân hàng quốc nội, thay đổi chỗ ở thường xuyên. Và đã xuất cảnh trước thời điểm vụ tự sát bốn tuần.
Bốn tuần sau anh mới hiểu ra tình yêu đau đớn hơn cái chết?
* * *
Đời như thế mà thôi, chẳng để lại gì.
Tôi không có ý định phấn đấu để người ta xây nhà tưởng niệm cho tôi sau ngày tôi chết. Tôi thích được như Tan, không bao giờ giải thích vì sao, cứ lẳng lặng yêu và lẳng lặng chối từ.
* * *
“Tránh các máy camera dưới tầng và dọc đường”
Lần nào yêu nhau Tan cũng dặn tôi như thế.
Hàng nghìn con mắt điện tử giám sát những thân phận. Tôi là một điểm sáng di chuyển trên bản đồ số toàn cầu.
Không còn tình yêu, đời nào nghĩa gì.
Trong bài hát Amayadori, cô gái sẽ gặp lại chàng trai ngày xưa dưới mái hiên một sân ga tình cờ, và hỏi, dạo này anh sống ra sao? Anh vẫn như ngày xưa chứ? Có lẽ trong bài hát, họ nhìn vào mắt nhau. Đã từng yêu anh, là em, như theo đuổi giấc mơ. Và họ cầm tay nhau quay trở lại quá khứ.
Chúng tôi không đi tàu, chúng tôi Boeing 737 xuyên lục địa. Và những chuyến bay hẹn hò nhau tại những nhà ga lạnh lùng. Tan vĩnh viễn đứng lại ở lại ga chết. Vì thế, tôi không còn cơ hội quay trở lại quá khứ, chiếc giường trôi giữa ngàn sao bềnh bồng, vùi đầu vào ngực Tan.
Tôi sẽ vẫn chỉ là một điểm sáng di chuyển tiếp trên bản đồ số toàn cầu, bị theo dõi bởi các camera và máy định vị vệ tinh. Nhưng những đêm cô đơn tôi không chập vào điểm sáng nào nữa, suốt đời.
Cuộc sống không bao giờ được như những bài ca.
(Trang Hạ)
Chúng tôi ôm chặt nhau, môi bầm dập, tìm cách giết nhau, cuối cùng rơi xuống một vực sâu sợ hãi. Tan bật ngửa, thở dốc rồi lật ngực vùi sấp mặt xuống gối. Tôi nằm yên bất động, hồn trí tôi tơi bời lượn quanh quẩn bên trên những đồ đạc bề bộn giữa căn phòng mờ tối.
Tháng tư Đài Bắc bao lâu mới qua?
* * *
"Em về Việt Nam đi!" – Tan nói khi chúng tôi đã uống hết ly cà phê buổi chiều. Buổi chiều mùa hè hiếm hoi không bị những công vụ chen ngang, Tan quay về lục lọi hồi lâu trong ngăn bàn làm việc.
"Ai đã phát hiện ra em?" – Mãi cho tới khi chúng tôi đã làm căn phòng lộn nhào bởi những cố gắng lao vào thân thể nhau, tôi mới thốt lên lời.
"Không ai cả. Nhưng ai dám mặc hot paints lao vào bộ Ngoại giao tìm anh? Dám cưỡi enduro chạy thẳng vào trụ sở Quốc dân đảng? Em không ở đây được nữa!"
Trời ơi! – Tôi đã hiểu ra vì sao tình yêu đau đớn hơn cái chết.
"Ông Lee sắp sang Việt Nam, ông ấy cần người giúp gây dựng các mối quan hệ. Em giúp anh nhé!" – Tan hôn lên mắt lên môi, chậm rãi thì thầm.
Tôi nằm bất động, rồi quả quyết trườn xuống giường, với lấy bao Black Russian.
"Anh bán em cho Lee?" – Tay tôi run bắn lên, điếu thuốc châm quá tay khói ngời ngời. – "Anh bán em cho thằng Lee?"– Khói thuốc làm tôi ho sặc sụa, nước mắt nhỏ xuống da thịt trần trụi.
Tan bò tới cắn mạnh lên vai tôi, cắn đến tứa máu. Anh nghiến răng. Tôi căm thù anh. Anh căm thù tôi. Máu và nước mắt chúng tôi chảy ra trong bóng chiều.
* * *
Trường bắn tập đặt trọn trong lòng núi Tứ Thú, quanh Đài Bắc là trùng điệp những căn cứ địa vây quanh núp trong lòng núi.
Desert Eagle hình như bây giờ cũng trở thành một huyền thoại được sùng bái như Beretta, vỏ thép hoàn hảo, đạn khoẻ. Không rõ khi thiết kế một khẩu súng, những chuyên gia vũ khí của ngành công nghiệp vũ khí Israel nghĩ gì. Đơn giản TAAS chỉ muốn táo bạo vứt bỏ kiểu súng tự động truyền thống, khắc phục nhược điểm vốn có của kiểu ổ đạn quay trái, hay họ nghĩ súng cũng là một tác phẩm?
Bàn tay giết người cũng cần cầm đẹp?
Eagle xuất hiện trong nhiều cảnh phim. Tôi nghĩ người viết kịch bản có thể chưa từng cầm đến miếng thép lạnh chết người này.
Eagle đạn mạnh. Phát thứ nhất bắn vào đầu. Nếu chưa chết, phát thứ hai bắn tiếp vào đầu, đủ để kết liễu sinh mệnh đối phương. Nếu vẫn chưa chết, mới cần phát thứ ba bắn vào ngực.
Tình yêu không phải là nhìn vào mắt nhau mà là cùng nhìn về một hướng.
Chỉ trong trường bắn, Tan và tôi mới cùng nhìn về một hướng.
Tan dạy tôi. Tan là một thế giới xa lạ hoàn toàn, Tan chỉ thân thuộc khi chúng tôi gắn sâu thân thể vào nhau. Những lúc ấy ngày càng ít dần, chúng tôi thường ôm chặt nhau, mỗi người nhìn về mỗi hướng khác.
Hướng nào cũng đầy trời sao. Tôi ghét căn phòng ngủ ba phía trời sao, ánh sao như đau đáu hàng đêm. Nên tôi phải vùi vào vai anh, hơi ấm duy nhất, khi chiếc giường trôi bềnh bồng giữa ngàn sao.
Tan chưa về. Bấm những mật mã quen thuộc, đột nhập vào căn phòng ân ái, áp miếng thép nặng lạnh vào má. Tôi đã nghĩ đến cái chết.
Chết ở nơi nặng lòng yêu nhau thật dễ biết bao.
Nhưng tôi như một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ, sinh mệnh tôi không thuộc về tôi nữa. Chúng tôi hoàn hảo. Nhưng tôi chỉ mắc một sai lầm duy nhất, tôi đã yêu một bánh răng khác trong cỗ máy. Yêu đến mức có thể đánh đổi cả quốc tịch, cả quê hương bản quán, cả sự cô đơn tuổi già, cả bia mộ khi tôi chết. Sẵn sàng nằm dưới tấm đá vô danh cắm trên đất người.
Như thế có được gọi là tình yêu không?
Khẩu Chim ưng sa mạc của Tan do một quan chức chính phủ châu Phi tặng. Anh từng nói, quan chức ngoại giao là một nghề phúc hoạ kề nhau. Làm nhân viên ngoại giao, phúc thì mình hưởng nhưng hoạ sẽ dành cho đất nước.
Tôi là hoạ cho Tan.
Tôi là điểm yếu duy nhất của Tan.
Chẳng trách đã hai năm nay Tan không lên được chức trưởng ban vụ Châu Á.
* * *
Tan tỏ tình bằng một nụ hôn. Một buổi sáng mùa thu hai năm trước.
Nụ hôn đó thay đổi cuộc đời của hai chúng tôi.
Tôi dẫn đoàn khách bộ Tài chính của Việt Nam vào phòng khách lớn, nhìn thẳng vào người đàn ông trước mặt mỉm cười nhã nhặn. Chiều hôm trước đã dặn nhau, giả vờ không quen biết. Nên trong sự nhã nhặn là nụ cười láu lỉnh.
Đã hơn một năm mới gặp lại, Tan trẻ hơn nhiều khi chúng tôi gặp nhau tại Hà Nội.
Nhưng cái hôn thì thật. Đưa khách ra đến cổng bộ Kinh tế, máy di động của tôi rung lên tin nhắn:
“Em đẹp lắm!”
Từ sân bay về tôi đến thẳng nhà Tan, bấm mật mã vào cổng. Trút đôi tất lụa trên nền nhà và thiếp ngủ trên sô-pha chờ anh.
Tôi nghĩ chắc hôm đó ánh sáng đồng loã. Những rèm cửa mảnh hé lên tôi những bóng mờ trắng đen lấp lửng nhạt nhạt. Tỉnh dậy dưới những cái hôn phủ khắp. Chúng tôi miệt mài xâm chiếm nhau từ xô pha tới cửa phòng khách. Những cú xô đẩy hối hả.
Muốn giết nhau muốn khẳng định nhau.
Mở mắt ra, trời đã ngàn sao. Có người đàn bà nào quên được khoảnh khắc ấy trong đời?
* * *
Có thể trung tâm huấn luyện của bộ đã dạy anh nhiều hơn tôi tưởng.
Không chỉ chơi golf, nghi thức ngoại giao, những mánh khoé của nghề. Dạy anh cả sự lạnh lùng.
Dạy anh rằng mỗi đứa đàn bà đều rắp sẵn mưu mô, mỗi quốc gia đều khư khư quyền lợi riêng, đừng tin vào người khác máu.
Cấm lấy vợ quốc tịch nước cộng sản.
Tôi đến từ Việt Nam. Nhưng tôi lang thang, tôi vô sở cầu, tôi thiện nguyện, tôi đứng trước tình yêu tôi đã quên mọi yếu tố chính trị, mọi sóng gió trên bàn cờ châu Á.
Tôi chỉ là một người đàn bà nhỏ nhoi mà thôi.
Trên chuyến bay rời Đài Bắc, tôi choáng váng phát hiện ngay cả những hình ảnh tôi chụp nét mặt anh, dáng ngủ của anh, đều đã bị anh xoá sạch trong máy điện thoại của tôi.
Cuộc tình thế là không còn dấu vết gì. Như chưa từng hối hả gắn sâu, chưa từng êm ái.
Như chưa từng hận thù.
Anh được dạy nhiều quá. Tôi là cơn bướng bỉnh duy nhất của anh chăng, trong cuộc sống đầy quy ước và rình mò này.
Khi cơn bướng bỉnh qua đi, anh đã nhớ lại mọi bài học từ lúc mới vào nghề.
Cảm ơn cơn quên lãng của anh đã cho tôi một tình yêu.
* * *
Tôi còn nhớ khi tôi ngồi chat trong phòng nghiên cứu, tranh cãi trong conference trên mạng với hai quan chức trước ngày họ dự định đuổi toàn bộ du học sinh Việt Nam về nước để trải qua một vòng phỏng vấn mới tại văn phòng Đài Bắc, một cách “thanh lọc” những kẻ kiếm tiền trá hình tại Đài Loan, thì mặt cười YIM của Tan còn sáng.
Khi đó YIM như chiến trường nóng bỏng, cảm ơn YIM cho phép tôi không cần nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Nên tôi không run tay. Tôi nói, du học sinh đa số nghèo, bắt họ mua một vé khứ hồi về Việt Nam 450 đô, chỉ để chữa cháy cho chính sách quản lý người nước ngoài lỏng lẻo của bộ thời gian qua, oan uổng quá.
Tôi buzz Tan, nói, chủ trương này của anh đưa ra, đúng không?
Im lặng.
Đó là lần cuối cùng mặt cười YIM của anh còn sáng. Sau đó, Tan logout vĩnh viễn.
* * *
Tôi còn nghe nhắc đến Tan một lần nữa. Khi ông Lee mời tôi lên văn phòng Đài Bắc tại Việt Nam để gặp riêng.
Lee nói, ông biết tôi ở ẩn lâu nay, cắt đứt mọi quan hệ, không nhận điện thoại của ông. Nhưng thời gian tới ông sẽ vẫn phải bất đắc dĩ làm phiền tôi.
Tháng mười một, những cơn gió heo may ở Hà Nội đã xa lắc xa lơ, mùa đông xám và khô, phố xá quẩn lên những cơn lốc bụi tối tăm.
Tôi lại là một người đàn bà bé nhỏ yếu ớt, có thể tôi đã từng mạnh mẽ, đó là lúc tôi còn Tan.
Không còn tình yêu, tôi đã chết khô.
Như cuộc đời này đã tắt mọi ánh lấp lánh vàng son, chỉ còn lại hiện thực ảm đạm ghê rợn.
Lee cho biết, cảnh sát Đài Bắc tìm thấy trên hộp súng dấu vân tay của tôi.
Desert Eagle như tình yêu, tôi đã từng cầm lên, nhưng tôi đã trả lại anh.
Vì sao dấu tay tôi xuất hiện trong một vụ tự sát, họ nhờ ông Lee trả lời.
Vì sao họ lại biết đó là dấu vân tay của tôi?
Theo tài liệu còn lưu trong hồ sơ của cảnh sát Đài, tôi, ba mươi hai tuổi, không hiểu vì sao có được hai thẻ cư trú khác nhau nhưng đều hợp pháp, ba tên gọi hoặc hơn, hai số máy di động, bốn tài khoản tại hai ngân hàng quốc nội, thay đổi chỗ ở thường xuyên. Và đã xuất cảnh trước thời điểm vụ tự sát bốn tuần.
Bốn tuần sau anh mới hiểu ra tình yêu đau đớn hơn cái chết?
* * *
Đời như thế mà thôi, chẳng để lại gì.
Tôi không có ý định phấn đấu để người ta xây nhà tưởng niệm cho tôi sau ngày tôi chết. Tôi thích được như Tan, không bao giờ giải thích vì sao, cứ lẳng lặng yêu và lẳng lặng chối từ.
* * *
“Tránh các máy camera dưới tầng và dọc đường”
Lần nào yêu nhau Tan cũng dặn tôi như thế.
Hàng nghìn con mắt điện tử giám sát những thân phận. Tôi là một điểm sáng di chuyển trên bản đồ số toàn cầu.
Không còn tình yêu, đời nào nghĩa gì.
Trong bài hát Amayadori, cô gái sẽ gặp lại chàng trai ngày xưa dưới mái hiên một sân ga tình cờ, và hỏi, dạo này anh sống ra sao? Anh vẫn như ngày xưa chứ? Có lẽ trong bài hát, họ nhìn vào mắt nhau. Đã từng yêu anh, là em, như theo đuổi giấc mơ. Và họ cầm tay nhau quay trở lại quá khứ.
Chúng tôi không đi tàu, chúng tôi Boeing 737 xuyên lục địa. Và những chuyến bay hẹn hò nhau tại những nhà ga lạnh lùng. Tan vĩnh viễn đứng lại ở lại ga chết. Vì thế, tôi không còn cơ hội quay trở lại quá khứ, chiếc giường trôi giữa ngàn sao bềnh bồng, vùi đầu vào ngực Tan.
Tôi sẽ vẫn chỉ là một điểm sáng di chuyển tiếp trên bản đồ số toàn cầu, bị theo dõi bởi các camera và máy định vị vệ tinh. Nhưng những đêm cô đơn tôi không chập vào điểm sáng nào nữa, suốt đời.
Cuộc sống không bao giờ được như những bài ca.
(Trang Hạ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét