Để làm tốt công việc, bạn cần một tấm bằng loại ưu hay trình độ chuyên môn giỏi? Hãy tìm câu trả lời cho mình!
Tốt nghiệp loại giỏi, Nguyễn Hoàng Vương, 23 tuổi, ngụ tại Q. Tân Phú, TP.HCM, hăm hở đầu quân vào một ngân hàng thương mại lớn. Sau ba tháng thử việc, Vương như bị tạt nước lạnh khi ngân hàng từ chối ký hợp đồng với anh.
Lý do? Vương không nắm vững chuyên môn thanh toán quốc tế, ngành học chính của anh trong bốn năm đại học.
Bằng cấp tỉ lệ nghịch với năng lực thật
Quá tin tưởng kiến thức của mình, Vương ít nghe lời đồng nghiệp. Sai sót liên tục xảy ra nhưng thay vì rút kinh nghiệm, anh cho rằng tại mình... xui.
Nhiều lần kiểm sai chứng từ do không nắm vững nguyên tắc, Vương khiến cả phòng thanh toán quốc tế gặp rắc rối.
Không đủ kiên nhẫn tiếp chuyện khách hàng, anh liên tục để vuột mất mối. Tấm bằng loại giỏi cũng không thể cứu Vương.
Thế nhưng, anh vẫn chưa nhận thấy sai sót của mình. Cho rằng ngân hàng cũ không biết dùng người, Vương nộp đơn vào nơi khác. Sau thời gian thử việc, anh được thử thách thêm một tháng. Đến lúc này, Vương thật sự hoang mang về trình độ của mình.
Không ít "ngôi sao" trên giảng đường cũng lâm vào tình trạng như Vương.
Chênh lệch giữa thực tế và kiến thức cùng cách dạy "thầy đọc, trò viết" đã biến họ thành những cỗ máy thu nạp kiến thức.
Khi đi làm, những tình huống phát sinh ngoài dự kiến liên tục xảy ra. Không xoay xở nổi, các tân cử nhân đi từ lúng túng này đến sai sót khác.
Thêm vào đó, tình trạng bằng giả, học vẹt và những bất cập khác trong việc đào tạo sinh viên khiến không ít nhà tuyển dụng kêu trời.
Nhiều cô nàng tốt nghiệp cử nhân Anh văn nhưng không thể giao tiếp với người nước ngoài.
Để đối phó, các doanh nghiệp kiểm tra kiến thức trước khi nhận nhân viên mới. Thế nhưng...
"Cách đó cũng chẳng hiệu quả mấy vì nhiều ứng viên chỉ giỏi làm việc trên giấy", chị Hồng Ân, chủ một công ty du lịch ở Q. 5, TP. HCM ngán ngẩm cho biết.
"Đánh tay trái" và những thành công
Trái lại, không ít bạn trẻ khẳng định mình trên con đường sự nghiệp dù chẳng có tấm bằng lận lưng.
Chí cầu tiến, óc sáng tạo và chiến lược đánh đúng sở trường giúp họ bù đắp sự thiếu hụt kiến thức.
Nguyễn Thị Bảo Hương, sinh năm 1983, ngụ tại Trần Bình Trọng, Q. 5, TP. HCM là một ví dụ điển hình. Do nhầm lẫn sở thích, Hương sang Thụy Sỹ học ngành Quản trị khách sạn.
Tốt nghiệp trở về với tấm bằng loại khá, cô vào làm copywriter cho một công ty quảng cáo nước ngoài với mức lương khiêm tốn : 150 USD/tháng.
Mặc bạn bè và người thân cản ngăn, Hương vẫn cần mẫn làm việc. Sau ba tháng, Hương được nhận vào làm chính thức với mức lương cao gấp năm lần.
Hương bộc bạch : "Hơn năm năm ở xứ người, tôi biết mình không hợp với ngành khách sạn. Chấp nhận thử thách với nghề copywriter giúp tôi xác định hướng đi sắp đến".
Điều đó cho thấy, năng lực mới chính là yếu tố quyết định khi bạn làm việc.
"Lệch pha" lợi hay hại?
Trước thực tế ứng viên "chính phẩm" làm việc kém hiệu quả, những người "đánh tay trái" đã trở thành cứu cánh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một số ngành vẫn cần bằng cấp chính thống như y dược, ngân hàng, kế toán...
Để vẹn đôi đường, các tân cử nhân nên trang bị cả kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý tình huống. Điều quan trọng nhất vẫn là làm việc hết mình và đúng sở trường, dù bạn có bằng cấp hay không.
(Nguồn : 24h.com.vn)
Tốt nghiệp loại giỏi, Nguyễn Hoàng Vương, 23 tuổi, ngụ tại Q. Tân Phú, TP.HCM, hăm hở đầu quân vào một ngân hàng thương mại lớn. Sau ba tháng thử việc, Vương như bị tạt nước lạnh khi ngân hàng từ chối ký hợp đồng với anh.
Lý do? Vương không nắm vững chuyên môn thanh toán quốc tế, ngành học chính của anh trong bốn năm đại học.
Bằng cấp tỉ lệ nghịch với năng lực thật
Quá tin tưởng kiến thức của mình, Vương ít nghe lời đồng nghiệp. Sai sót liên tục xảy ra nhưng thay vì rút kinh nghiệm, anh cho rằng tại mình... xui.
Nhiều lần kiểm sai chứng từ do không nắm vững nguyên tắc, Vương khiến cả phòng thanh toán quốc tế gặp rắc rối.
Không đủ kiên nhẫn tiếp chuyện khách hàng, anh liên tục để vuột mất mối. Tấm bằng loại giỏi cũng không thể cứu Vương.
Thế nhưng, anh vẫn chưa nhận thấy sai sót của mình. Cho rằng ngân hàng cũ không biết dùng người, Vương nộp đơn vào nơi khác. Sau thời gian thử việc, anh được thử thách thêm một tháng. Đến lúc này, Vương thật sự hoang mang về trình độ của mình.
Không ít "ngôi sao" trên giảng đường cũng lâm vào tình trạng như Vương.
Chênh lệch giữa thực tế và kiến thức cùng cách dạy "thầy đọc, trò viết" đã biến họ thành những cỗ máy thu nạp kiến thức.
Khi đi làm, những tình huống phát sinh ngoài dự kiến liên tục xảy ra. Không xoay xở nổi, các tân cử nhân đi từ lúng túng này đến sai sót khác.
Thêm vào đó, tình trạng bằng giả, học vẹt và những bất cập khác trong việc đào tạo sinh viên khiến không ít nhà tuyển dụng kêu trời.
Nhiều cô nàng tốt nghiệp cử nhân Anh văn nhưng không thể giao tiếp với người nước ngoài.
Để đối phó, các doanh nghiệp kiểm tra kiến thức trước khi nhận nhân viên mới. Thế nhưng...
"Cách đó cũng chẳng hiệu quả mấy vì nhiều ứng viên chỉ giỏi làm việc trên giấy", chị Hồng Ân, chủ một công ty du lịch ở Q. 5, TP. HCM ngán ngẩm cho biết.
"Đánh tay trái" và những thành công
Trái lại, không ít bạn trẻ khẳng định mình trên con đường sự nghiệp dù chẳng có tấm bằng lận lưng.
Chí cầu tiến, óc sáng tạo và chiến lược đánh đúng sở trường giúp họ bù đắp sự thiếu hụt kiến thức.
Nguyễn Thị Bảo Hương, sinh năm 1983, ngụ tại Trần Bình Trọng, Q. 5, TP. HCM là một ví dụ điển hình. Do nhầm lẫn sở thích, Hương sang Thụy Sỹ học ngành Quản trị khách sạn.
Tốt nghiệp trở về với tấm bằng loại khá, cô vào làm copywriter cho một công ty quảng cáo nước ngoài với mức lương khiêm tốn : 150 USD/tháng.
Mặc bạn bè và người thân cản ngăn, Hương vẫn cần mẫn làm việc. Sau ba tháng, Hương được nhận vào làm chính thức với mức lương cao gấp năm lần.
Hương bộc bạch : "Hơn năm năm ở xứ người, tôi biết mình không hợp với ngành khách sạn. Chấp nhận thử thách với nghề copywriter giúp tôi xác định hướng đi sắp đến".
Điều đó cho thấy, năng lực mới chính là yếu tố quyết định khi bạn làm việc.
"Lệch pha" lợi hay hại?
Trước thực tế ứng viên "chính phẩm" làm việc kém hiệu quả, những người "đánh tay trái" đã trở thành cứu cánh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một số ngành vẫn cần bằng cấp chính thống như y dược, ngân hàng, kế toán...
Để vẹn đôi đường, các tân cử nhân nên trang bị cả kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý tình huống. Điều quan trọng nhất vẫn là làm việc hết mình và đúng sở trường, dù bạn có bằng cấp hay không.
(Nguồn : 24h.com.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét