Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, chúng mình cũng đều phải “nhớ” bài, bằng cách này hay cách khác. Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao mà nhớ hết được đây?
Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!
1. Trước hết phải hiểu!
Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách giáo khoa thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách thì sẻ lảnh hội được.
Tuy nhiên, chỗ nào chưa hiểu thì phải...ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!
2. Tóm tắt các ý chính
Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề). Tốt nhất bạn nhớ được thứ tự từng bài trong sách giáo khoa, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn.
Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!
Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!
3. Nhớ có giấy và bút!
Bạn hảy luôn sẵn sàng có giấy và bút và hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Bạn có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!
Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.
Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy bạn ạ!
4. Nhẩm bài!
Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy.....
Khi nhẩm, chỗ nào quên, bạn cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!
Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là bạn phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt.
5. Học theo nhóm
Bạn có thể nhờ vả đến bố, mẹ, anh chị em trong gia đình. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo.
Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu!
Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều bạn ưa chuộng đấy! Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé!
Vị Hoàng (Hoa Hoc Tro)
Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!
1. Trước hết phải hiểu!
Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách giáo khoa thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách thì sẻ lảnh hội được.
Tuy nhiên, chỗ nào chưa hiểu thì phải...ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!
2. Tóm tắt các ý chính
Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề). Tốt nhất bạn nhớ được thứ tự từng bài trong sách giáo khoa, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn.
Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!
Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!
3. Nhớ có giấy và bút!
Bạn hảy luôn sẵn sàng có giấy và bút và hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Bạn có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!
Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.
Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy bạn ạ!
4. Nhẩm bài!
Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy.....
Khi nhẩm, chỗ nào quên, bạn cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!
Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là bạn phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt.
5. Học theo nhóm
Bạn có thể nhờ vả đến bố, mẹ, anh chị em trong gia đình. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo.
Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu!
Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều bạn ưa chuộng đấy! Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé!
Vị Hoàng (Hoa Hoc Tro)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét