Huy nè? Dì ghẻ có ghẻ thật không ?
- Thảo ngu quá! Môi đỏ, mắt xanh, da trắng, trẻ đẹp và hoàn toàn chả có tí ghẻ nào!
- Sao cậu biết?
- Mình có dì ghẻ mà! Bữa nào nhỏ đến nhà, mình chỉ cho xem.
***
Năm 6 tuổi, tôi có một "dị tật bẩm sinh"! Thật lòng, tôi không hề cảm thấy đó là dị tật, nhưng bạn bè khẳng định: "Chắc chắn không bình thường"! Và đặt để một cái tên mà chúng cho rằng chả sai vào đâu được: "Tật nhiều chuyện"!
Quá phi lý!
Trên đời, biết bao người "nhiều chuyện" thuộc hàng sư tổ, sao không ai bảo họ có tật mà lại cho rằng họ có tài? Đấy, anh nhà báo, suốt ngày cứ lặn lội tò mò tỉ chuyện thiên hạ. Kìa, ông hùng biện, ung dung trước mi-cờ-rô thao thao bất tuyệt cả giờ chưa dứt. Đó, chị nhà văn, có mỗi câu chuyện kể hàng mấy nghìn trang giấy mà vẫn còn "xin xem tiếp phần 2"...
Họ được phong tặng đủ thứ "nhà". Còn tôi, nói rất ngắn gọn, vấn đề cần nói cũng cụ thể hẳn hòi, sao mắng mỏ tôi "nhiều chuyện"?
Tôi phê phán hiện thực, mạnh dạn vạch cái xấu, sao chẳng ai phong tặng cho tôi cái nhà nào? Chẳng hạn:
- Thưa cô, chính bạn Thành làm vỡ bình hoa rồi vu oan cho con chó Ki Nô của bác bảo vệ trường!
- Thưa thầy, thằng Sơn dùng máy vi tính thu chữ cực nhỏ, mang vào lớp "quay" trong buổi thi học kỳ hôm qua!
- Các cậu biết tại sao chân thằng Kha bị "xi cà que" không? Đêm qua nó hái trộm xoài nhà bà Bảy.
- Tớ thấy thầy Văn uống rượu chửi thề!
- Tớ gặp chị thằng Bình đi chơi với kép lão!
Nhưng, tất cả đã phủ nhận sự thật, và tệ hại hơn cả phủ nhận nữa là đã áp đặt lên con người lành lặn của tôi cái dị tật đáng ghét đó!
Không hiểu hồi xửa hồi xưa Adam buồn ra sao khi nhìn quanh vườn Địa Đàng không thấy ai giống mình để chuyện trò bầu bạn? Riêng tôi, tôi vô cùng thẩm thấu nỗi khổ của người bị hàm oan và tâm trạng rũ người của một hiền tài cô độc. Cho đến một hôm...
Chúa đã đem nhỏ ấy đến với tôi, đặt nhỏ ngồi cạnh tôi và chúng tôi trở thành "đôi bạn tật nguyền".
- Nè Huy?
- Gì Thảo?
- Cậu có thấy Bình và Thủy, chúng nó nhìn nhau rất... khác thường không?
- Ừ, có lẽ chúng sắp "quay" bài.
- Trật lất.
- Chớ gì?
- Hình như chúng nó nhìn nhau...người lớn lắm!
- Úi cha, nhỏ thấy tụi nó già lắm rồi sao?
- Cậu ngu quá! Hình như tụi nó ... "yêu quái" nhau đó, hiểu chưa?
Tôi bỗng hiểu. Hiểu rằng nhỏ bạn của tôi "người lớn" hơn tôi và cũng "nặng tật" hơn tôi gấp mấy lần. Tôi tò mò :
- Thảo này?
- Hả?
- Người ta buồn vui thương ghét nhau bằng cái đầu chớ, đúng không?
- Còn hỏi!
- Vậy, sao chuyện... "quái" ấy lại bằng trái tim?
- À à...Nếu máu ngừng chảy, chúng ta chết đúng hôn?
- Đúng.
- Do vậy, nói "cho nhau trái tim" có nghĩa ẩn dụ là sẵn sàng chết vì nhau!
- Trời đất! Ai mà ác vậy, muốn lấy cả sự sống của người ta. Nếu là mình, tốt nhất nên đem tặng trái tim heo, gà, vịt gì đó xào hai đứa ăn còn ngon hơn. Nhỏ thấy sao?
- Hay! Tụi mình hợp nhau thật đấy. Tớ cũng vậy, chẳng hiểu người ta tặng hoa cho con gái chi hổng biết. Tớ chỉ thích hoa...tai vàng bốn con chín thôi!
Chuyện ngỡ đùa nhưng không ngờ nhỏ ấy làm thật. Từ hôm đó, ngày nào nhà nhỏ có thịt vịt, gà thì y như rằng tôi sẽ có một trái tim nho nhỏ nằm gọn gàng trong giấy gói. Còn tôi :
- Mình không thể tặng hoa cho nhỏ được!
Nhỏ cúi mặt lúng túng:
- Sao vậy?
Tôi cũng bối rối không kém:
- Ừ...ờ...thì...bằng "i nốc" được không?
Nhỏ cười, mặt lại tươi như hoa:
- Ừa, cũng xinh đấy chứ!
Chuyện tưởng như...kỳ quá, nhưng trong khoảng trời nhiều mơ mộng của thời mực tím, có điều gì mà không tưởng như kỳ quá! Thầy giáo dạy "... Ấy là cây nấm...". Học trò hiểu và làm bài đạt điểm mười, nhưng thầy giáo có hiểu không, chúng chỉ thích "ấy là chiếc ô của hoàng tử ếch!".
Khoa học không xóa được hình ảnh những bà tiên, những hung thần, những miền nghĩ suy diễn ảo trong tâm hồn chúng. Người lớn cấm trẻ con mơ mộng nhưng chính họ lại hay khát khao ảo tưởng. Người lớn không thích trẻ con nghĩ tới, nhắc tới hai tiếng tình yêu nhưng chính họ lại hành động điều ấy, tệ hơn nữa, nhiều người đã yêu trên nỗi khổ niềm đau của trẻ .
- Huy nè? Dì ghẻ có ghẻ thật không?
- Thảo ngu quá! Môi đỏ, mắt xanh, da trắng, trẻ đẹp và hoàn toàn chả có tí ghẻ nào!
- Sao cậu biết?
- Mình có dì ghẻ mà! Bữa nào nhỏ đến nhà, mình chỉ cho xem.
- Vậy...mẹ cậu đâu?
- Ở Thủ Đức.
- Sao cậu không ở với mẹ?
- À, ở đấy cũng có...dượng ghẻ!
- Ôi! Sao cậu nhiều ghẻ vậy?
Chúng tôi quen nhau, thân thiết và nhiều chuyện với nhau như thế. Điều này khiến bạn bè trong lớp chả thích tí nào. Vì sao? Vì ampli hai loa phải khuếch âm xịn hơn máy một loa chớ còn sao nữa! Vì hành tinh vốn dĩ đã lắm chuyện nên chỉ thích kẻ nói hay chớ chả khoái người hay nói.
Và, cũng vì vậy "phản ứng bước một" được thành lập: Bạn bè bắt đầu nói xấu nhỏ ấy cho tôi nghe và nói xấu về tôi cho nhỏ biết. Chả "ép phê", bởi khó ai tách ra được sự tương lân của hai kẻ tật nguyền! Tiếp tục "phản ứng bước hai" được triển khai:
- Thưa cô, bạn Huy, bạn Thảo đem tim vào lớp ạ!
Cô giáo chủ nhiệm mỉm cười:
- Thế, ai trong chúng ta để tim ở nhà?
- Dạ, nhưng đây là tim gà, tim vịt ạ!
Cô giáo cười lớn:
- Đừng ăn trong lớp thì tốt rồi, còn thú ăn vặt cứ tùy thích. Kẻ bánh kẹo mứt chè, người mít xoài ổi mận. Khoái xơi tim gà thì kể cũng lập dị đấy, nhưng cô nghĩ đấy cũng là thức ăn ngon ngoại trừ trường hợp chưa được nấu chín!
- Nhưng thưa cô, tụi nó hay nói xấu bạn bè lắm ạ!
Cô chủ nhiệm không cười nữa:
- Nói xấu có hai nghĩa, nói ra điều xấu hay đặt điều nói xấu. Người nói ra điều xấu thì làm người khác tốt, còn kẻ đặt điều nói xấu thì chính họ đã tự làm xấu họ. Các em nghĩ sao?
Cả lớp im lặng. Nhưng sau đó, "phản ứng bước 3" được xếp đặt. Ôi, chính cái chiêu ly gián này mới hiểm độc làm sao!
- Mình đi ăn chè nhé, Thảo!
- Rủ Huy đi với!
- Nó ghét ngọt lắm, bọn mình đi riêng thôi!
Vào lúc khác:
- Huy à, bọn tao đãi mày chầu phở.
- Gọi Thảo cùng đi nhé?
- Làm sao đủ tiền, hôm khác sẽ gọi cậu ấy vậy!
Bạn bè trong lớp bỗng "tình thương mến thương" tôi và nhỏ ấy đến lạ thường. Nhưng, chỉ một tuần sau, trên thân cây phượng, trên khắp vách tường, trên cửa phòng vệ sinh... Mọi nơi đều nhan nhản những mẩu giấy ghi:
"Có cha có mẹ thì hơn
Hai cha hai mẹ như đờn Huy ta"
Chuyện gia đình, tôi chỉ tâm sự với mỗi mình nhỏ ấy, thế mà...Tôi mất bình tĩnh:
- Cậu là một con bé nhiều chuyện, từ đây đừng nhìn mặt tôi nữa!
- Không, không! Tớ không hề có ý nói xấu cậu...
- Khỏi cần biết không hay có, cố hay vô, tình hay ý! Dứt khoát, tôi và cậu không còn là bạn.
Tôi quay mặt. Nhỏ khóc rấm rứt. Nhưng ngay hôm sau, hành tinh học trò lại xuất hiện thêm những mẩu giấy tinh quái khác:
"Hỡi cô nấu cháo sau nhà
Sao cô giấu quả tim gà cho ai
Hoa tai chưa có hoa tai
Mà cô vội quá để bay tim gà".
Vừa đọc xong, như thấy quỉ giữa ban ngày, nhỏ trợn mắt chết sững mấy giây rồi cắm đầu chạy ào ra khỏi trường. Nhỏ nghỉ học luôn từ hôm ấy!
Không. Không. Không. Nhỏ ơi! Mình chưa từng mến ai như đã yêu mến nhỏ, nhưng mình hiểu, mình vừa phạm một sai lầm khó quên là đã trót tâm sự với những kẻ có trái tim không lớn hơn trái tim gà!
Sau đó ít lâu, cô chủ nhiệm cho biết nhỏ ấy đã xin chuyển trường. Cô nói với cả lớp, giọng rưng buồn:
- Các em có nghĩ rằng mình vừa loại được một kẻ thù không? Các em vừa đánh mất một tình bạn! Bao giờ qua khỏi tuổi học trò, các em mới hiểu đấy là kỷ niệm tuyệt vời, trong đó, tất cả giận hờn đều đáng yêu, tất cả những người dễ ghét đều là bạn tốt...
***
Định dứt truyện ở đây, nhưng có lẽ nhiều bạn rất muốn hỏi tôi và nhỏ ấy hiện giờ ra sao? Đừng lo, chúng tôi vẫn là đôi bạn tốt và những khi có dịp dự tiệc cùng nhau, "nhỏ ấy" vẫn nhường tôi xơi trọn quả tim gà! Sẽ có bạn muốn hỏi thêm liệu chúng tôi có "yêu quái" nhau không?
Ồ không. Mỗi chúng tôi đều có riêng mái ấm cho mình. Có gì lạ đâu, thời mực tím, tất cả những mơ mộng đầu đời đều chỉ là một thoáng "tưởng chừng như ...".
- Thảo ngu quá! Môi đỏ, mắt xanh, da trắng, trẻ đẹp và hoàn toàn chả có tí ghẻ nào!
- Sao cậu biết?
- Mình có dì ghẻ mà! Bữa nào nhỏ đến nhà, mình chỉ cho xem.
***
Năm 6 tuổi, tôi có một "dị tật bẩm sinh"! Thật lòng, tôi không hề cảm thấy đó là dị tật, nhưng bạn bè khẳng định: "Chắc chắn không bình thường"! Và đặt để một cái tên mà chúng cho rằng chả sai vào đâu được: "Tật nhiều chuyện"!
Quá phi lý!
Trên đời, biết bao người "nhiều chuyện" thuộc hàng sư tổ, sao không ai bảo họ có tật mà lại cho rằng họ có tài? Đấy, anh nhà báo, suốt ngày cứ lặn lội tò mò tỉ chuyện thiên hạ. Kìa, ông hùng biện, ung dung trước mi-cờ-rô thao thao bất tuyệt cả giờ chưa dứt. Đó, chị nhà văn, có mỗi câu chuyện kể hàng mấy nghìn trang giấy mà vẫn còn "xin xem tiếp phần 2"...
Họ được phong tặng đủ thứ "nhà". Còn tôi, nói rất ngắn gọn, vấn đề cần nói cũng cụ thể hẳn hòi, sao mắng mỏ tôi "nhiều chuyện"?
Tôi phê phán hiện thực, mạnh dạn vạch cái xấu, sao chẳng ai phong tặng cho tôi cái nhà nào? Chẳng hạn:
- Thưa cô, chính bạn Thành làm vỡ bình hoa rồi vu oan cho con chó Ki Nô của bác bảo vệ trường!
- Thưa thầy, thằng Sơn dùng máy vi tính thu chữ cực nhỏ, mang vào lớp "quay" trong buổi thi học kỳ hôm qua!
- Các cậu biết tại sao chân thằng Kha bị "xi cà que" không? Đêm qua nó hái trộm xoài nhà bà Bảy.
- Tớ thấy thầy Văn uống rượu chửi thề!
- Tớ gặp chị thằng Bình đi chơi với kép lão!
Nhưng, tất cả đã phủ nhận sự thật, và tệ hại hơn cả phủ nhận nữa là đã áp đặt lên con người lành lặn của tôi cái dị tật đáng ghét đó!
Không hiểu hồi xửa hồi xưa Adam buồn ra sao khi nhìn quanh vườn Địa Đàng không thấy ai giống mình để chuyện trò bầu bạn? Riêng tôi, tôi vô cùng thẩm thấu nỗi khổ của người bị hàm oan và tâm trạng rũ người của một hiền tài cô độc. Cho đến một hôm...
Chúa đã đem nhỏ ấy đến với tôi, đặt nhỏ ngồi cạnh tôi và chúng tôi trở thành "đôi bạn tật nguyền".
- Nè Huy?
- Gì Thảo?
- Cậu có thấy Bình và Thủy, chúng nó nhìn nhau rất... khác thường không?
- Ừ, có lẽ chúng sắp "quay" bài.
- Trật lất.
- Chớ gì?
- Hình như chúng nó nhìn nhau...người lớn lắm!
- Úi cha, nhỏ thấy tụi nó già lắm rồi sao?
- Cậu ngu quá! Hình như tụi nó ... "yêu quái" nhau đó, hiểu chưa?
Tôi bỗng hiểu. Hiểu rằng nhỏ bạn của tôi "người lớn" hơn tôi và cũng "nặng tật" hơn tôi gấp mấy lần. Tôi tò mò :
- Thảo này?
- Hả?
- Người ta buồn vui thương ghét nhau bằng cái đầu chớ, đúng không?
- Còn hỏi!
- Vậy, sao chuyện... "quái" ấy lại bằng trái tim?
- À à...Nếu máu ngừng chảy, chúng ta chết đúng hôn?
- Đúng.
- Do vậy, nói "cho nhau trái tim" có nghĩa ẩn dụ là sẵn sàng chết vì nhau!
- Trời đất! Ai mà ác vậy, muốn lấy cả sự sống của người ta. Nếu là mình, tốt nhất nên đem tặng trái tim heo, gà, vịt gì đó xào hai đứa ăn còn ngon hơn. Nhỏ thấy sao?
- Hay! Tụi mình hợp nhau thật đấy. Tớ cũng vậy, chẳng hiểu người ta tặng hoa cho con gái chi hổng biết. Tớ chỉ thích hoa...tai vàng bốn con chín thôi!
Chuyện ngỡ đùa nhưng không ngờ nhỏ ấy làm thật. Từ hôm đó, ngày nào nhà nhỏ có thịt vịt, gà thì y như rằng tôi sẽ có một trái tim nho nhỏ nằm gọn gàng trong giấy gói. Còn tôi :
- Mình không thể tặng hoa cho nhỏ được!
Nhỏ cúi mặt lúng túng:
- Sao vậy?
Tôi cũng bối rối không kém:
- Ừ...ờ...thì...bằng "i nốc" được không?
Nhỏ cười, mặt lại tươi như hoa:
- Ừa, cũng xinh đấy chứ!
Chuyện tưởng như...kỳ quá, nhưng trong khoảng trời nhiều mơ mộng của thời mực tím, có điều gì mà không tưởng như kỳ quá! Thầy giáo dạy "... Ấy là cây nấm...". Học trò hiểu và làm bài đạt điểm mười, nhưng thầy giáo có hiểu không, chúng chỉ thích "ấy là chiếc ô của hoàng tử ếch!".
Khoa học không xóa được hình ảnh những bà tiên, những hung thần, những miền nghĩ suy diễn ảo trong tâm hồn chúng. Người lớn cấm trẻ con mơ mộng nhưng chính họ lại hay khát khao ảo tưởng. Người lớn không thích trẻ con nghĩ tới, nhắc tới hai tiếng tình yêu nhưng chính họ lại hành động điều ấy, tệ hơn nữa, nhiều người đã yêu trên nỗi khổ niềm đau của trẻ .
- Huy nè? Dì ghẻ có ghẻ thật không?
- Thảo ngu quá! Môi đỏ, mắt xanh, da trắng, trẻ đẹp và hoàn toàn chả có tí ghẻ nào!
- Sao cậu biết?
- Mình có dì ghẻ mà! Bữa nào nhỏ đến nhà, mình chỉ cho xem.
- Vậy...mẹ cậu đâu?
- Ở Thủ Đức.
- Sao cậu không ở với mẹ?
- À, ở đấy cũng có...dượng ghẻ!
- Ôi! Sao cậu nhiều ghẻ vậy?
Chúng tôi quen nhau, thân thiết và nhiều chuyện với nhau như thế. Điều này khiến bạn bè trong lớp chả thích tí nào. Vì sao? Vì ampli hai loa phải khuếch âm xịn hơn máy một loa chớ còn sao nữa! Vì hành tinh vốn dĩ đã lắm chuyện nên chỉ thích kẻ nói hay chớ chả khoái người hay nói.
Và, cũng vì vậy "phản ứng bước một" được thành lập: Bạn bè bắt đầu nói xấu nhỏ ấy cho tôi nghe và nói xấu về tôi cho nhỏ biết. Chả "ép phê", bởi khó ai tách ra được sự tương lân của hai kẻ tật nguyền! Tiếp tục "phản ứng bước hai" được triển khai:
- Thưa cô, bạn Huy, bạn Thảo đem tim vào lớp ạ!
Cô giáo chủ nhiệm mỉm cười:
- Thế, ai trong chúng ta để tim ở nhà?
- Dạ, nhưng đây là tim gà, tim vịt ạ!
Cô giáo cười lớn:
- Đừng ăn trong lớp thì tốt rồi, còn thú ăn vặt cứ tùy thích. Kẻ bánh kẹo mứt chè, người mít xoài ổi mận. Khoái xơi tim gà thì kể cũng lập dị đấy, nhưng cô nghĩ đấy cũng là thức ăn ngon ngoại trừ trường hợp chưa được nấu chín!
- Nhưng thưa cô, tụi nó hay nói xấu bạn bè lắm ạ!
Cô chủ nhiệm không cười nữa:
- Nói xấu có hai nghĩa, nói ra điều xấu hay đặt điều nói xấu. Người nói ra điều xấu thì làm người khác tốt, còn kẻ đặt điều nói xấu thì chính họ đã tự làm xấu họ. Các em nghĩ sao?
Cả lớp im lặng. Nhưng sau đó, "phản ứng bước 3" được xếp đặt. Ôi, chính cái chiêu ly gián này mới hiểm độc làm sao!
- Mình đi ăn chè nhé, Thảo!
- Rủ Huy đi với!
- Nó ghét ngọt lắm, bọn mình đi riêng thôi!
Vào lúc khác:
- Huy à, bọn tao đãi mày chầu phở.
- Gọi Thảo cùng đi nhé?
- Làm sao đủ tiền, hôm khác sẽ gọi cậu ấy vậy!
Bạn bè trong lớp bỗng "tình thương mến thương" tôi và nhỏ ấy đến lạ thường. Nhưng, chỉ một tuần sau, trên thân cây phượng, trên khắp vách tường, trên cửa phòng vệ sinh... Mọi nơi đều nhan nhản những mẩu giấy ghi:
"Có cha có mẹ thì hơn
Hai cha hai mẹ như đờn Huy ta"
Chuyện gia đình, tôi chỉ tâm sự với mỗi mình nhỏ ấy, thế mà...Tôi mất bình tĩnh:
- Cậu là một con bé nhiều chuyện, từ đây đừng nhìn mặt tôi nữa!
- Không, không! Tớ không hề có ý nói xấu cậu...
- Khỏi cần biết không hay có, cố hay vô, tình hay ý! Dứt khoát, tôi và cậu không còn là bạn.
Tôi quay mặt. Nhỏ khóc rấm rứt. Nhưng ngay hôm sau, hành tinh học trò lại xuất hiện thêm những mẩu giấy tinh quái khác:
"Hỡi cô nấu cháo sau nhà
Sao cô giấu quả tim gà cho ai
Hoa tai chưa có hoa tai
Mà cô vội quá để bay tim gà".
Vừa đọc xong, như thấy quỉ giữa ban ngày, nhỏ trợn mắt chết sững mấy giây rồi cắm đầu chạy ào ra khỏi trường. Nhỏ nghỉ học luôn từ hôm ấy!
Không. Không. Không. Nhỏ ơi! Mình chưa từng mến ai như đã yêu mến nhỏ, nhưng mình hiểu, mình vừa phạm một sai lầm khó quên là đã trót tâm sự với những kẻ có trái tim không lớn hơn trái tim gà!
Sau đó ít lâu, cô chủ nhiệm cho biết nhỏ ấy đã xin chuyển trường. Cô nói với cả lớp, giọng rưng buồn:
- Các em có nghĩ rằng mình vừa loại được một kẻ thù không? Các em vừa đánh mất một tình bạn! Bao giờ qua khỏi tuổi học trò, các em mới hiểu đấy là kỷ niệm tuyệt vời, trong đó, tất cả giận hờn đều đáng yêu, tất cả những người dễ ghét đều là bạn tốt...
***
Định dứt truyện ở đây, nhưng có lẽ nhiều bạn rất muốn hỏi tôi và nhỏ ấy hiện giờ ra sao? Đừng lo, chúng tôi vẫn là đôi bạn tốt và những khi có dịp dự tiệc cùng nhau, "nhỏ ấy" vẫn nhường tôi xơi trọn quả tim gà! Sẽ có bạn muốn hỏi thêm liệu chúng tôi có "yêu quái" nhau không?
Ồ không. Mỗi chúng tôi đều có riêng mái ấm cho mình. Có gì lạ đâu, thời mực tím, tất cả những mơ mộng đầu đời đều chỉ là một thoáng "tưởng chừng như ...".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét