Càng trải nghiệm cuộc sống nhiều, con người càng phải đối diện với nhiều tình huống nan giải, mà khi đó, họ phải đưa ra nhiều lựa chọn khó khăn.
Những lựa chọn này không còn dễ dàng rạch ròi đâu là đúng hoặc là sai, là trắng hay là đen nữa. Họ phải đưa ra những lựa chọn mà họ tin là tốt nhất trong hoàn cảnh đó, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như niềm tin, giá trị sống, kiến thức, kinh nghiệm,... Trong nhiều trường hợp, chỉ có bản thân họ mới biết mình nên lựa chọn như thế nào, bởi chỉ có họ mới biết mình cần gì, và mong muốn gì.
Đáng tiếc là không một lựa chọn nào hoàn hảo, bất kỳ lựa chọn nào cũng có mặt được mặt mất. Thậm chí có nhiều lựa chọn chỉ đến khi thành hiện thực mới biết được hệ quả như thế nào, nhất là những lựa chọn liên quan đến con người, chứ không thể nào phán đoán trước được. Nó đòi hỏi cả một sự dũng cảm.
Vì lý do đó, một khi họ đã cân nhắc, suy nghĩ và đưa ra một lựa chọn như trên, cho dù lựa chọn đó không phải ai cũng có thể hiểu được, điều họ thật sự cần ở những người yêu thương họ là sự ủng hộ và chấp nhận vô điều kiện, không phán xét hay bình phẩm, cùng giúp họ đối mặt với những mặt "mất" của lựa chọn. Bởi lẽ một điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì, là chính họ, chứ không phải ai khác, sẽ phải sống với hệ quả của lựa chọn đó, đôi khi là suốt cả cuộc đời.
Những lựa chọn này không còn dễ dàng rạch ròi đâu là đúng hoặc là sai, là trắng hay là đen nữa. Họ phải đưa ra những lựa chọn mà họ tin là tốt nhất trong hoàn cảnh đó, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như niềm tin, giá trị sống, kiến thức, kinh nghiệm,... Trong nhiều trường hợp, chỉ có bản thân họ mới biết mình nên lựa chọn như thế nào, bởi chỉ có họ mới biết mình cần gì, và mong muốn gì.
Đáng tiếc là không một lựa chọn nào hoàn hảo, bất kỳ lựa chọn nào cũng có mặt được mặt mất. Thậm chí có nhiều lựa chọn chỉ đến khi thành hiện thực mới biết được hệ quả như thế nào, nhất là những lựa chọn liên quan đến con người, chứ không thể nào phán đoán trước được. Nó đòi hỏi cả một sự dũng cảm.
Vì lý do đó, một khi họ đã cân nhắc, suy nghĩ và đưa ra một lựa chọn như trên, cho dù lựa chọn đó không phải ai cũng có thể hiểu được, điều họ thật sự cần ở những người yêu thương họ là sự ủng hộ và chấp nhận vô điều kiện, không phán xét hay bình phẩm, cùng giúp họ đối mặt với những mặt "mất" của lựa chọn. Bởi lẽ một điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì, là chính họ, chứ không phải ai khác, sẽ phải sống với hệ quả của lựa chọn đó, đôi khi là suốt cả cuộc đời.
Ngẫm mà xem... Trong cuộc sống, chúng ta nợ rất nhiều người - những món nợ tình cảm, tinh thần. Nhưng những người mà chúng ta nợ nhiều nhất (có khi nợ cả cuộc đời) lại chính là những người ta không bao giờ có cảm giác đang "trả nợ" họ.
Cách đơn giản nhất để phân biệt giữa những người thật sự yêu thương bạn và phần còn lại của thế giới đó là:
Những người yêu thương bạn sẽ thông cảm, chấp nhận bạn và cho bạn cơ hội để khắc phục sai lầm. Những người khác chỉ thích đánh giá bạn, phán xét bạn và coi sai lầm của bạn là chính con người bạn.
Những người yêu thương bạn sẽ nói những điều tốt đẹp về bạn khi không có bạn ở đó, và chỉ ra những khuyết điểm của bạn khi chỉ có bạn và họ ở đó.
Những người khác sẽ chỉ ra những khuyết điểm của bạn khi không có bạn ở đó, và chỉ nói những điều tốt đẹp về bạn khi có mặt bạn ở đó và họ đang cần bạn.
Những người yêu thương bạn sẽ thông cảm, chấp nhận bạn và cho bạn cơ hội để khắc phục sai lầm. Những người khác chỉ thích đánh giá bạn, phán xét bạn và coi sai lầm của bạn là chính con người bạn.
Những người yêu thương bạn sẽ nói những điều tốt đẹp về bạn khi không có bạn ở đó, và chỉ ra những khuyết điểm của bạn khi chỉ có bạn và họ ở đó.
Những người khác sẽ chỉ ra những khuyết điểm của bạn khi không có bạn ở đó, và chỉ nói những điều tốt đẹp về bạn khi có mặt bạn ở đó và họ đang cần bạn.
Trong cuộc đời, không phải lúc nào chúng ta cũng phải chọn giữa được - mất, thắng - thua, thành - bại,... mà ta còn có thể lựa chọn sự bình yên.
Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được. Những gì xảy ra trong mỗi thời khắc sẽ phút chốc thuộc về quá khứ. Do đó, tận hưởng cuộc sống chính là trân trọng từng giây phút mà bạn có trong hiện tại.
Có một câu nói rằng "Càng có nhiều lựa chọn thì con người càng khó có được hạnh phúc." Nghe có vẻ nghịch lý nhưng ngẫm nghĩ thì lại thấy đúng. Việc có nhiều lựa chọn khiến chúng ta khó (hoặc không thể) chọn được đâu là thứ tốt nhất cho mình, dẫn đến việc chọn sai hoặc "đứng núi này trông núi nọ", cái gì cũng muốn có...
Lý do chính có lẽ xuất phát từ lòng tham. Đa số chúng ta có khuynh hướng muốn những thứ người khác có mình không có, hoặc muốn tất cả mọi thứ... nhưng lại không biết rằng liệu điều đó có thật sự mang lại hạnh phúc cho mình hay không. Điều đáng nói là cái giá đi kèm thường là rất đắt.
Bài học hạnh phúc là một bài học cả đời. Trân trọng những gì mình có là một lẽ, ta còn phải biết chấp nhận và biết ngừng đúng lúc. Biết chấp nhận một quy luật cuộc sống "Không ai có được mọi thứ"; biết ngừng theo đuổi đúng lúc những gì không nằm trong khả năng kiểm soát của mình và có vẻ như không dành cho mình... trong thế giới muôn màu muôn sắc ngày nay.
Lý do chính có lẽ xuất phát từ lòng tham. Đa số chúng ta có khuynh hướng muốn những thứ người khác có mình không có, hoặc muốn tất cả mọi thứ... nhưng lại không biết rằng liệu điều đó có thật sự mang lại hạnh phúc cho mình hay không. Điều đáng nói là cái giá đi kèm thường là rất đắt.
Bài học hạnh phúc là một bài học cả đời. Trân trọng những gì mình có là một lẽ, ta còn phải biết chấp nhận và biết ngừng đúng lúc. Biết chấp nhận một quy luật cuộc sống "Không ai có được mọi thứ"; biết ngừng theo đuổi đúng lúc những gì không nằm trong khả năng kiểm soát của mình và có vẻ như không dành cho mình... trong thế giới muôn màu muôn sắc ngày nay.
Kỷ luật bản thân là: làm những việc mình không thích nhưng có ích cho mình, và ngừng làm những việc mình thích nhưng không có ích cho mình. Điều này nghĩa là làm những gì mình nghĩ là tốt cho bản thân, thay vì làm theo cảm xúc của mình trong lúc đó. Ví dụ như dậy sớm tập thể dục (không ngủ nữa) để khỏe mạnh, mặc dù bạn rất thèm ngủ nướng thêm một chút.
Và với định nghĩa này, kỷ luật bản thân chính là sự tự do. Nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng nếu nghĩ kỹ lại, bạn sẽ thấy đúng. Như Tiến sĩ Stephen R. Covey đã từng nói, "Những người không biết kỷ luật với bản thân là nô lệ của tâm trạng, của sự thèm muốn và mê muội."
Để đạt được thành quả trong cuộc sống, kỷ luật bản thân là điều kiện tiên quyết. Bởi vì ngay cả khi chúng ta đam mê làm một việc gì đó thì cũng có những thời điểm chúng ta không muốn làm việc đó chút nào. Và vào những lúc này, chúng ta sẽ cần đến tính kỷ luật để giữ mình không "lạc bước" khỏi con đường mà mình đang đi.
Và với định nghĩa này, kỷ luật bản thân chính là sự tự do. Nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng nếu nghĩ kỹ lại, bạn sẽ thấy đúng. Như Tiến sĩ Stephen R. Covey đã từng nói, "Những người không biết kỷ luật với bản thân là nô lệ của tâm trạng, của sự thèm muốn và mê muội."
Để đạt được thành quả trong cuộc sống, kỷ luật bản thân là điều kiện tiên quyết. Bởi vì ngay cả khi chúng ta đam mê làm một việc gì đó thì cũng có những thời điểm chúng ta không muốn làm việc đó chút nào. Và vào những lúc này, chúng ta sẽ cần đến tính kỷ luật để giữ mình không "lạc bước" khỏi con đường mà mình đang đi.
"Không ai được tất cả. Không ai mất tất cả." Nhìn vào những cái mình được để trân trọng. Và nhìn vào những cái người khác được để phấn đấu.
Con người ai cũng đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc sống cho riêng mình. Và chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn hơn nếu không phải đối diện với những nhãn dán, đánh giá, nhận xét, chỉ trích... tiêu cực từ những người xung quanh. Nhưng điều này là khó lòng tránh khỏi. Cho nên, hãy dũng cảm sống với lựa chọn của mình, một khi bạn đã quyết định, cho dù ra sao đi nữa, vì cuộc đời bạn là của bạn.
( Nguồn Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét