Chuyện về một loài chim vô danh
Có một loài chim mà khi lớn lên, muốn bay được thì phải ăn thịt chim mẹ. Và tất nhiên, chim mẹ luôn mong một ngày nào đó chim con có thể tự mình cất cánh bay cao; Vì thế chim mẹ đã không do dự tình nguyện để chim con ăn thịt mình…
Thuở ấy con còn nhỏ lắm, chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu chuyện. Mỗi lần Mẹ kể xong, con thường ôm lấy Mẹ “phán xét”: “Chim mẹ thật ngốc nghếch Mẹ nhỉ, sao lại để chim con ăn thịt? Mà chim con cũng thật vô tình, sao nỡ ăn thịt chim mẹ?!”. Mẹ cười thật hiền: “Ừ, tất cả chim mẹ đều ngốc nghếch thế con ạ!”. Nói với con đấy mà như không phải nói với con đấy, lại như nói với chính Mẹ vậy. Chỉ đến giờ, khi trưởng thành con mới thực sự hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện về loài chim vô tình ngày xưa Mẹ kể.
Con chưa làm mẹ, chưa có sự trải nghiệm như Mẹ nhưng cuộc sống của Mẹ, của những người xung quanh đã giúp con hiểu được nhiều điều. Cô bạn thân, sinh con chưa được 3 tháng than phiền không hiểu sao tóc dạo này hay rụng! Đi khám, bác sĩ bảo đó là hiện tượng bình thường. Sau khi sinh con, khí huyết thuyên giảm, thêm vào đó còn phải cho con bú, phần lớn dinh dưỡng đều được con trẻ hấp thụ nên… Chợt nhớ đến Mẹ, tóc Mẹ không còn được dày, không còn óng mượt như thời con gái. Lỗi do con, tại con tất cả phải không Mẹ? Da Mẹ cũng sạm đi, dáng vẻ “thắt đáy lưng ong” thuở nào cũng không còn sau khi sinh con. Tại con, tại con tất cả phải không Mẹ? Trong những đêm không ngủ của Mẹ, có bao nhiêu đêm Mẹ thức vì con? Có lẽ nhiều, nhiều lắm, Mẹ nhỉ?!
Trẻ mới sinh giờ giấc ăn ngủ thất thường. Ngày ngủ, đêm khóc quấy. Nhất là khi trẻ mọc răng sữa, đau ốm. Mẹ đã thức trông con bao nhiêu đêm rồi Mẹ yêu ? Mắt Mẹ quầng thâm vì thiếu ngủ, những vết chân chim ngày một dày, ngày một nhiều lên, bao nhiêu phần là do con hả Mẹ ? Trong cuộc đời của Mẹ đã có biết bao nhiêu cây số “đi bộ trong đêm” để ru con ngủ ? Ba kể hồi nhỏ có lần con sốt mọc răng, ai bế, ai dỗ cũng không được, ngoài Mẹ và suốt mấy đêm liền Mẹ đã phải thức ôm con đi đi lại lại trong nhà (vì cứ dừng lại, con liền khóc!). Từ khi sinh con cho đến khi con khôn lớn, chưa có ngày nào, giờ nào Mẹ thôi lo lắng cho con.
Người ta thường bảo tình yêu của cha mẹ đối với con cái thật đáng kính. Với con, tình thương của Bố Mẹ dành cho chúng con còn thật đáng thương nữa ! Không thương sao được khi những gì tốt nhất, đẹp nhất Bố Mẹ đều dành cho con. Không thương sao được khi Mẹ ăn không dám ăn, mặc không nỡ mặc, tất cả chỉ muốn để dành cho chúng con ! Không thương sao được khi có món ăn ngon nào Mẹ cũng nhắc “khổ thân con gái, đi học xa những món ngon thế này lại không được ăn!”… Không thương sao được khi Mẹ luôn nhắc “con gái đã xa nhà một tuần”, “con gái đã đi được hai tháng mười hai ngày”, “còn hai tháng nữa con nó sẽ về chơi Tết”…
Có một loài chim mà khi lớn lên, muốn bay được thì phải ăn thịt chim mẹ. Và tất nhiên, chim mẹ luôn mong một ngày nào đó chim con có thể tự mình cất cánh bay cao; Vì thế chim mẹ đã không do dự tình nguyện để chim con ăn thịt mình…
Thuở ấy con còn nhỏ lắm, chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu chuyện. Mỗi lần Mẹ kể xong, con thường ôm lấy Mẹ “phán xét”: “Chim mẹ thật ngốc nghếch Mẹ nhỉ, sao lại để chim con ăn thịt? Mà chim con cũng thật vô tình, sao nỡ ăn thịt chim mẹ?!”. Mẹ cười thật hiền: “Ừ, tất cả chim mẹ đều ngốc nghếch thế con ạ!”. Nói với con đấy mà như không phải nói với con đấy, lại như nói với chính Mẹ vậy. Chỉ đến giờ, khi trưởng thành con mới thực sự hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện về loài chim vô tình ngày xưa Mẹ kể.
Con chưa làm mẹ, chưa có sự trải nghiệm như Mẹ nhưng cuộc sống của Mẹ, của những người xung quanh đã giúp con hiểu được nhiều điều. Cô bạn thân, sinh con chưa được 3 tháng than phiền không hiểu sao tóc dạo này hay rụng! Đi khám, bác sĩ bảo đó là hiện tượng bình thường. Sau khi sinh con, khí huyết thuyên giảm, thêm vào đó còn phải cho con bú, phần lớn dinh dưỡng đều được con trẻ hấp thụ nên… Chợt nhớ đến Mẹ, tóc Mẹ không còn được dày, không còn óng mượt như thời con gái. Lỗi do con, tại con tất cả phải không Mẹ? Da Mẹ cũng sạm đi, dáng vẻ “thắt đáy lưng ong” thuở nào cũng không còn sau khi sinh con. Tại con, tại con tất cả phải không Mẹ? Trong những đêm không ngủ của Mẹ, có bao nhiêu đêm Mẹ thức vì con? Có lẽ nhiều, nhiều lắm, Mẹ nhỉ?!
Trẻ mới sinh giờ giấc ăn ngủ thất thường. Ngày ngủ, đêm khóc quấy. Nhất là khi trẻ mọc răng sữa, đau ốm. Mẹ đã thức trông con bao nhiêu đêm rồi Mẹ yêu ? Mắt Mẹ quầng thâm vì thiếu ngủ, những vết chân chim ngày một dày, ngày một nhiều lên, bao nhiêu phần là do con hả Mẹ ? Trong cuộc đời của Mẹ đã có biết bao nhiêu cây số “đi bộ trong đêm” để ru con ngủ ? Ba kể hồi nhỏ có lần con sốt mọc răng, ai bế, ai dỗ cũng không được, ngoài Mẹ và suốt mấy đêm liền Mẹ đã phải thức ôm con đi đi lại lại trong nhà (vì cứ dừng lại, con liền khóc!). Từ khi sinh con cho đến khi con khôn lớn, chưa có ngày nào, giờ nào Mẹ thôi lo lắng cho con.
Người ta thường bảo tình yêu của cha mẹ đối với con cái thật đáng kính. Với con, tình thương của Bố Mẹ dành cho chúng con còn thật đáng thương nữa ! Không thương sao được khi những gì tốt nhất, đẹp nhất Bố Mẹ đều dành cho con. Không thương sao được khi Mẹ ăn không dám ăn, mặc không nỡ mặc, tất cả chỉ muốn để dành cho chúng con ! Không thương sao được khi có món ăn ngon nào Mẹ cũng nhắc “khổ thân con gái, đi học xa những món ngon thế này lại không được ăn!”… Không thương sao được khi Mẹ luôn nhắc “con gái đã xa nhà một tuần”, “con gái đã đi được hai tháng mười hai ngày”, “còn hai tháng nữa con nó sẽ về chơi Tết”…
Con đã lấy đi của Mẹ tuổi thanh xuân, lấy đi của Mẹ nhan sắc! Con đã trả lại Mẹ được gì, ngoài những vết chân chim bên khóe mắt của Mẹ, đã đền nghĩa Mẹ được gì, ngoài những lo toan chồng chất lo toan trên vai Mẹ? Mẹ có khác chi chim mẹ “ngốc nghếch”, hy sinh cả đời cho chúng con? Và con, con cũng đâu khác chim con “vô tình”!
Cầu mong những chim mẹ “ngốc nghếch” đều có được những chim con “vô tình” nhưng lại thật… có tình! Cầu mong những chim con đó có thể sải cánh thật rộng, bay thật cao, thật xa như tấm lòng chim mẹ hằng mong đợi.
( Beach- sưu tầm )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét