Hãy tuân theo kỷ luật: làm những việc nhỏ dù bạn không thích trước, rồi bạn có thể dành cả đời mình để làm những việc lớn mà bạn thích.
Kỷ luật không phải là từ dành cho riêng ai. Tự kỷ luật còn có ý nghĩa hơn. Đó là sự cân bằng hợp lý giữa niềm vui tức thời và phần thưởng lâu dài.
Tự kỷ luật trong những việc nhỏ - chẳng hạn học hành thay vì xem tivi - sẽ dẫn đến kết quả lớn hơn – trình độ ngày càng được nâng cao. Tự kỷ luật trong việc nhỏ - như đến phòng tập thể dục - dẫn đến việc lớn hơn - một sức khỏe ngày càng khỏe mạnh.
Tự kỷ luật trong những cái nhỏ - như để dành 20 đôla thay vì rượu chè - làm nên việc lớn - sỡ hữu được một căn nhà của riêng bạn.
Bí quyết cho sự tự kỷ luật không phải là một tinh thần sắt đá mà là việc bạn biết TẠI SAO bạn muốn một cái gì đó. Nếu bạn thật sự biết được tại sao bạn phải thoát khỏi nợ nần thì bạn sẽ tiết kiệm một cách dễ dàng. Nếu bạn hiểu rõ tại sao bạn muốn mình giỏi hơn thì bạn sẽ học dễ hơn.
Hơn nữa, khi bạn tự có kỷ luật với mình, bạn không cần phải tìm nó ở nơi khác. Kết quả bạn tự quyết định lấy cuộc sống của mình, không ai có quyền bảo bạn phải làm gì.
Khi bạn không biết kỷ luật thì bạn phải chịu sự áp đặt kỷ luật từ bên ngoài. Những người không có kỷ luật tự thân thường phải làm những công việc tuân theo lời người khác. Người tuyệt đối không có kỷ luật thì giống như tự trói chân mình lại.
(Andrews Matthews – trích trong Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi)
Kỷ luật không phải là từ dành cho riêng ai. Tự kỷ luật còn có ý nghĩa hơn. Đó là sự cân bằng hợp lý giữa niềm vui tức thời và phần thưởng lâu dài.
Tự kỷ luật trong những việc nhỏ - chẳng hạn học hành thay vì xem tivi - sẽ dẫn đến kết quả lớn hơn – trình độ ngày càng được nâng cao. Tự kỷ luật trong việc nhỏ - như đến phòng tập thể dục - dẫn đến việc lớn hơn - một sức khỏe ngày càng khỏe mạnh.
Tự kỷ luật trong những cái nhỏ - như để dành 20 đôla thay vì rượu chè - làm nên việc lớn - sỡ hữu được một căn nhà của riêng bạn.
Bí quyết cho sự tự kỷ luật không phải là một tinh thần sắt đá mà là việc bạn biết TẠI SAO bạn muốn một cái gì đó. Nếu bạn thật sự biết được tại sao bạn phải thoát khỏi nợ nần thì bạn sẽ tiết kiệm một cách dễ dàng. Nếu bạn hiểu rõ tại sao bạn muốn mình giỏi hơn thì bạn sẽ học dễ hơn.
Hơn nữa, khi bạn tự có kỷ luật với mình, bạn không cần phải tìm nó ở nơi khác. Kết quả bạn tự quyết định lấy cuộc sống của mình, không ai có quyền bảo bạn phải làm gì.
Khi bạn không biết kỷ luật thì bạn phải chịu sự áp đặt kỷ luật từ bên ngoài. Những người không có kỷ luật tự thân thường phải làm những công việc tuân theo lời người khác. Người tuyệt đối không có kỷ luật thì giống như tự trói chân mình lại.
(Andrews Matthews – trích trong Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét