Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,...
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.
Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
1. Từ Nghiêu Thuấn tới Khổng Tử
Nghiêu Thuấn
Hạ Vũ Thương (Ân) – Thành Thang
Nhà Chu – Chế độ phong kiến
Võ Vương và Chu Công
Chu suy – Đông Chu
Xuân Thu và Chiến Quốc
2. Khổng Tử – Đời sống
Tiểu sử theo Tư Mã Thiên
Tổ tiên – Thời kỳ thơ ấu và tráng niên (551-523)
Từ ba mươi tuổi tới năm mươi tuổi (522-503)
Thời kỳ tham chính tại Lỗ (502-546)
Bốn năm lưu lạc (496-492)
Tuyệt lương ở Trần và Thái (491-489)
Lại lang thang (488-484)
Về Lỗ – Những năm cuối (484-479)
3. Con người
Lối sống
Tư cách, tính tình
4. Môn sinh
Hai lớp môn sinh
Nhan Hồi, Tử Lộ, Tử Cống
5. Tư tưởng chính trị
Hoàn cảnh
Tòng Chu
Không thích cách mạng
Bảo thủ nhưng cải thiện
Chính danh
Đức trị
Phải tu thân
Phải học
Những đức cần có
6. Chính sách trị dân
Dưỡng dân
Giáo dân
Chính hình
Võ bị
Ngoại giao
Dùng người
Xã hội lí tưởng của Khổng Tử
7. Đạo làm người
Kẻ sĩ
Quân tử
Trời
Thiên mệnh
Quỉ thần
Kết
Xin mời các bạn download Ebook (dạng epub) tại đây :
https://www.sendspace.com/file/r3u48q
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà chúng tôi post ở Blog đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét