Khi trẻ quá nghịch hãy cảnh báo cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt.
1. Khen thưởng
Khen thưởng bằng lời nói hoặc một món quà đúng lúc sẽ giúp gây dựng lòng tự tin cho trẻ. Trẻ sẽ hiểu được mình vừa hoàn thành tốt một công việc.
2. Nhất quán
Luôn tuân theo đúng những gì bạn nói và làm với trẻ. Nếu bạn thay đổi liên tục và thiết lập những qui định mới, trẻ sẽ không hiểu người lớn muốn gì ở chúng.
3. Tạo dựng thói quen
Những thói quen tốt giúp thời khóa biểu trong ngày của trẻ ổn định, trẻ sẽ bình tĩnh và thoải mái hơn.
4. Xác định giới hạn
Xác định một ranh giới rõ ràng là cách bạn chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ để trẻ hiểu cần phải làm gì, ở nơi nào, vào lúc nào. Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và điều gì không, từ đó bé tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này có nghĩa là bạn không nên cho trẻ quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên thiếu dứt khoát và chọn hành động đơn giản nhất.
5. Kỷ luật
Cần luôn kiểm soát các quy định đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ cần hiểu ra rằng cư xử thế nào sẽ có kết quả thế ấy : Ngoan thì được thưởng, hư bị phạt.
Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử theo một cách hợp lý mà không nghịch ngợm thái quá.
6. Cảnh báo
Khi trẻ quá nghịch hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt. Cách cảnh báo như vậy khiến trẻ chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác, biết được điều người lớn yêu cầu, trẻ sẽ hợp tác tốt hơn.
7. Giải thích
Không nên chỉ nói “Không!” với trẻ mà bạn nên giải thích tại sao và như thế nào. Đừng nói dài dòng mà nên sử dụng những lời giải thích ngắn gọn để trẻ tập trung làm theo.
8. Kiềm chế
Khi trẻ nghịch bạn phải bình tĩnh, kiềm chế để kiểm soát mọi việc, không la hét hoặc đối xử một cách độc tài. Cũng không nên thúc giục, gây áp lực với trẻ.
9. Trách nhiệm
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với mọi hành vi và hoạt động của bản thân mình. Như vậy trẻ sẽ thấy có ý thức với hành động của mình.
10. Cho trẻ nghỉ ngơi, giải trí
Nên dành thời gian cho trẻ. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động. Tiếp cận với từng giai đoạn phát triển của trẻ với thái độ nhẹ nhàng và cởi mở. Sự thư giãn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực nơi trẻ.
Sưu tầm
1. Khen thưởng
Khen thưởng bằng lời nói hoặc một món quà đúng lúc sẽ giúp gây dựng lòng tự tin cho trẻ. Trẻ sẽ hiểu được mình vừa hoàn thành tốt một công việc.
2. Nhất quán
Luôn tuân theo đúng những gì bạn nói và làm với trẻ. Nếu bạn thay đổi liên tục và thiết lập những qui định mới, trẻ sẽ không hiểu người lớn muốn gì ở chúng.
3. Tạo dựng thói quen
Những thói quen tốt giúp thời khóa biểu trong ngày của trẻ ổn định, trẻ sẽ bình tĩnh và thoải mái hơn.
4. Xác định giới hạn
Xác định một ranh giới rõ ràng là cách bạn chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ để trẻ hiểu cần phải làm gì, ở nơi nào, vào lúc nào. Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và điều gì không, từ đó bé tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này có nghĩa là bạn không nên cho trẻ quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên thiếu dứt khoát và chọn hành động đơn giản nhất.
5. Kỷ luật
Cần luôn kiểm soát các quy định đặt ra một cách kiên định và công bằng. Trẻ cần hiểu ra rằng cư xử thế nào sẽ có kết quả thế ấy : Ngoan thì được thưởng, hư bị phạt.
Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử theo một cách hợp lý mà không nghịch ngợm thái quá.
6. Cảnh báo
Khi trẻ quá nghịch hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt. Cách cảnh báo như vậy khiến trẻ chuẩn bị tinh thần làm sang việc khác, biết được điều người lớn yêu cầu, trẻ sẽ hợp tác tốt hơn.
7. Giải thích
Không nên chỉ nói “Không!” với trẻ mà bạn nên giải thích tại sao và như thế nào. Đừng nói dài dòng mà nên sử dụng những lời giải thích ngắn gọn để trẻ tập trung làm theo.
8. Kiềm chế
Khi trẻ nghịch bạn phải bình tĩnh, kiềm chế để kiểm soát mọi việc, không la hét hoặc đối xử một cách độc tài. Cũng không nên thúc giục, gây áp lực với trẻ.
9. Trách nhiệm
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với mọi hành vi và hoạt động của bản thân mình. Như vậy trẻ sẽ thấy có ý thức với hành động của mình.
10. Cho trẻ nghỉ ngơi, giải trí
Nên dành thời gian cho trẻ. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt động. Tiếp cận với từng giai đoạn phát triển của trẻ với thái độ nhẹ nhàng và cởi mở. Sự thư giãn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực nơi trẻ.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét