"Không phải là chúng ta không có cách giải quyết, mà chính bởi ta không nhìn ra vấn đề" - G.K. Chesterton
Có nhiều người thường quan trọng hóa mọi vấn đề. Họ luôn nghĩ đến khả năng tồi tệ nhất có thể xảy đến, và thường cho đó là cách khôn ngoan để tránh khỏi cảm giác thất vọng hơn là cứ lạc quan, hy vọng nhưng sự việc thực tế lại diễn ra không tốt đẹp như đã nghĩ.
Tiếc thay, những người ấy đâu biết rằng chính thói quen đó đã khiến trong đầu họ chỉ có những ý nghĩ u ám mà thôi.
Một lần, John hứa sẽ gọi điện thoại cho Mary vào đúng 3 giờ chiều. Gần 2 giờ, Mary đã nôn nao, hồi hộp. Đúng 3 giờ, chiếc điện thoại vẫn câm lặng một cách vô tình khiến cô cảm thấy lo lắng. Thời gian càng trôi qua, Mary càng trở nên bực bội. Đến 4 giờ, cơn bực bội đã biến thành nỗi tuyệt vọng. Cô cho rằng John đã quên cô. Anh đã có được nguồn vui mới ở đâu đó và không còn quan tâm đến cô nữa. Càng nghĩ, Mary càng hạ thấp bản thân. Cô nức nở khóc, tự trách bản thân mình, đau đớn cho cuộc đời mình. Nỗi đau khổ và sự tuyệt vọng cứ chiếm hết mọi suy nghĩ trong đầu Mary. Cô tưởng tượng ra mọi cảnh tượng chứng tỏ sự phản bội của John.
Trong khi đó, có rất nhiều lựa chọn có thể giúp giải quyết tình huống này. Mary có thể chủ động gọi điện thoại cho John để biết chuyện gì đã xảy ra, hoặc cô cứ nghĩ đơn giản rằng anh có công việc đột xuất nào đó. Thay vì cứ ngồi để chờ đợi, tốt nhất Mary nên làm một việc gì đó để khỏa lấp sự khó chịu trong lòng: rủ bạn đi xem một bộ phim, vào bếp làm chiếc bánh pizza thật ngon để mời bạn bè, chăm sóc vườn hoa, ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn,… Việc John lỡ hẹn cũng đâu phải là một sự việc quá nghiêm trọng để Mary có những phản ứng tiêu cực như cô đã làm.
Chính cách lựa chọn giải pháp tiêu cực của Mary đã làm cô đánh mất sự tôn trọng bản thân mình, mất tin tưởng ở người mình yêu, và thậm chí còn có thể giết chết tình yêu của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét