Người có mối quan hệ xã hội rộng rãi đôi khi khát khao có một gia đình trong đó mọi thành viên gần gũi nhau hơn, còn những người sống trong một gia đình hạnh phúc đôi khi lại mong muốn có được nhiều bạn bè hơn. Chìa khoá để luôn cảm thấy hài lòng với cuộc sống không phải là việc lặp lại những gì người khác có. Thay vào đó, hãy xây dựng cho mình nền tảng của nguồn động viên cuộc sống mà dựa trên đó, bạn có thể cho đi cũng như nhận lại, bất kể nó dựa trên nghĩa tình bạn bè, gia đình hay từ những mối quan hệ khác.
Cách đây vài năm, một nhóm triết gia và các nhà sử học đã nhóm họp lại để nghiên cứu mối quan hệ trong cuộc sống gia đình hai thế kỷ trước, và so sánh với hiện tượng ngày càng thiếu vắng những nét truyền thống trong gia đình ngày nay. Các học giả tự hỏi rằng: liệu một gia đình nông nghiệp, phong kiến - nơi có mối quan hệ đại gia đình vững chắc với những quy định ngặt nghèo, khắt khe - có thật sự là lý tưởng cho con người hiện nay và liệu bài học của thời trước có thể áp dụng cho thời nay được không?
Và đây là những gì họ kết luận: ngày hôm nay chúng ta đang ganh tỵ với gia đình truyền thống vì sự gắn bó và tính vững chắc của nó, trong khi hai trăm năm trước đây, các thành viên của gia đình truyền thống lại thường cảm thấy bản thân họ bị gia đình lấn át - rằng họ không hoàn toàn thật sự là mình mà chỉ là một bánh ráng trong cỗ máy gia đình.
Điều trớ trêu của tình huống này nằm ở chỗ - ngày nay nhiều người trong chúng ta đề cập đến sự khao khát được gần gũi với gia đình mình hơn, trong khi cách đây không lâu người ta lại phải ở với gia đình nhiều đến nỗi họ phát ốm, phát chán vì nhau. Chẳng lẽ vì vậy những người có gia đình đều hạnh phúc và những người độc thân đều bất hạnh ? Tốt nhất là bạn hãy tận hưởng những mối quan hệ đang có, mà ở đó bạn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Đừng buộc chúng phải đáp ứng một chuẩn mực cứng nhắc nào, và cũng đừng đem chúng ra để so sánh với tình yêu hay cuộc sống của bất kỳ người nào khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét trên 100 nhân tố mang lại hạnh phúc của hơn 8000 người trưởng thành, trong số các yếu tố gây tác động tiêu cực, việc không tự tin và so sánh khập khiễng dẫn đến sự không hài lòng giảm khả năng cảm nhận hạnh phúc rất nhiều.
- Li, Young, Wei, Zhang, Zheng, Xiao, Wang và Chen-
Cách đây vài năm, một nhóm triết gia và các nhà sử học đã nhóm họp lại để nghiên cứu mối quan hệ trong cuộc sống gia đình hai thế kỷ trước, và so sánh với hiện tượng ngày càng thiếu vắng những nét truyền thống trong gia đình ngày nay. Các học giả tự hỏi rằng: liệu một gia đình nông nghiệp, phong kiến - nơi có mối quan hệ đại gia đình vững chắc với những quy định ngặt nghèo, khắt khe - có thật sự là lý tưởng cho con người hiện nay và liệu bài học của thời trước có thể áp dụng cho thời nay được không?
Và đây là những gì họ kết luận: ngày hôm nay chúng ta đang ganh tỵ với gia đình truyền thống vì sự gắn bó và tính vững chắc của nó, trong khi hai trăm năm trước đây, các thành viên của gia đình truyền thống lại thường cảm thấy bản thân họ bị gia đình lấn át - rằng họ không hoàn toàn thật sự là mình mà chỉ là một bánh ráng trong cỗ máy gia đình.
Điều trớ trêu của tình huống này nằm ở chỗ - ngày nay nhiều người trong chúng ta đề cập đến sự khao khát được gần gũi với gia đình mình hơn, trong khi cách đây không lâu người ta lại phải ở với gia đình nhiều đến nỗi họ phát ốm, phát chán vì nhau. Chẳng lẽ vì vậy những người có gia đình đều hạnh phúc và những người độc thân đều bất hạnh ? Tốt nhất là bạn hãy tận hưởng những mối quan hệ đang có, mà ở đó bạn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Đừng buộc chúng phải đáp ứng một chuẩn mực cứng nhắc nào, và cũng đừng đem chúng ra để so sánh với tình yêu hay cuộc sống của bất kỳ người nào khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xem xét trên 100 nhân tố mang lại hạnh phúc của hơn 8000 người trưởng thành, trong số các yếu tố gây tác động tiêu cực, việc không tự tin và so sánh khập khiễng dẫn đến sự không hài lòng giảm khả năng cảm nhận hạnh phúc rất nhiều.
- Li, Young, Wei, Zhang, Zheng, Xiao, Wang và Chen-
0 nhận xét:
Đăng nhận xét