Tôi đang ngồi trong văn phòng và chìm trong việc chuẩn bị cho bài giảng ở trường tối hôm đó thì bỗng tiếng chuông điện thoại vang lên. Đó là một phụ nữ tôi chưa từng quen biết, cô cho biết mình là Mẹ của một bé trai bảy tuổi và cô sắp chết.
Người phụ nữ ấy nói bác sĩ khuyên cô không nên cho con trai biết về cái chết đang chờ đợi mình, vì đó là điều quá sức chịu đựng của cậu bé, nhưng dù sao đi nữa, cô vẫn cảm thấy bất an khi giấu con trai chuyện này.
Biết công việc của tôi có liên quan đến những đứa trẻ bất hạnh, nên cô gọi đến để hỏi xem cô nên làm gì. Tôi nói với cô ấy rằng con tim của chúng ta thông minh hơn lý trí, và tôi nghĩ rằng cô sẽ biết điều gì là tốt nhất cho con trai của mình. Rồi tôi mời bà mẹ ấy đến tham dự buổi thuyết trình của tôi tối hôm đó vì tôi sẽ nói về vấn đề trẻ em sẽ phải đối mặt với cái chết như thế nào ? Người phụ nữ nói rằng cô sẽ tới tham dự.
Tại buổi thuyết trình, tôi tự hỏi liệu mình có thể nhận ra người mẹ đó hay không. Câu hỏi ấy lập tức có lời giải đáp khi tôi trông thấy một người phụ nữ yếu ớt được hai người khác dìu vào phòng. Trong buổi nói chuyện của mình tối hôm đó, tôi đã nói rằng trên thực tế, trẻ em thường có linh cảm về sự thật từ rất lâu trước khi mọi việc được công khai; và bọn trẻ vẫn thường đợi cho đến khi chúng cảm thấy người lớn đã sẵn sàng nói ra những điều ấy thì chúng mới chia sẻ mối quan tâm cũng như thắc mắc của mình.
Tôi nói rằng trẻ em có thể đón nhận sự thật tốt hơn so với việc bị người lớn nói dối, ngay cả khi điều nói dối ấy chỉ là để tránh cho chúng không đau khổ. Tôi còn nói rằng tôn trọng con cái đồng nghĩa với việc hãy để cho chúng sẻ chia những nỗi buồn đau với gia đình chứ không phải coi chúng là người ngoài cuộc.
Giờ giải lao, người phụ nữ khập khiễng đi về phía tôi và nói trong nước mắt: “Trong thâm tâm, tôi đã nghĩ đến điều này. Tôi biết rằng phải nói cho con trai mình biết”. Người Mẹ ấy còn nói rằng tối hôm đó cô sẽ cho con biết sự thật.
Sáng hôm sau, tôi lại nhận được điện thoại của cô. Tôi đã lắng nghe người Mẹ ấy nghẹn ngào kể lại mọi chuyện. Cô kể rằng vào đêm hôm trước, cô đã đánh thức con trai dậy và nói khẽ: “Derek, mẹ có chuyện này muốn nói với con”.
Cậu bé liền ngắt lời Mẹ và nói: “Ôi, Mẹ, có phải Mẹ định nói với con là Mẹ sắp chết không?”.
Người Mẹ ôm chặt con trai vào lòng, cô trả lời trong tiếng khóc nức nở của cả hai Mẹ con: “Ừ”.
Ít phút sau, cậu bé tuột xuống khỏi tay Mẹ. Cậu bé nói rằng mình có một thứ dành cho Mẹ mà cậu đã cất giữ từ lâu. Trong túi quần sau của Derek là một hộp bút chì lấm bẩn. Bên trong chiếc hộp là một bức thư được viết bằng những dòng chữ nguệch ngoặc: “Tạm biệt Mẹ thân yêu của con. Con sẽ luôn yêu Mẹ”.
Tôi không biết cậu bé đã phải chờ đợi bao lâu rồi mới biết được sự thật, nhưng tôi chỉ biết rằng hai ngày sau đó thì mẹ cậu qua đời. Trong quan tài của người Mẹ ấy, người ta đặt vào đó chiếc hộp bút chì lấm bẩn và cả bức thư của cậu con trai.
Người phụ nữ ấy nói bác sĩ khuyên cô không nên cho con trai biết về cái chết đang chờ đợi mình, vì đó là điều quá sức chịu đựng của cậu bé, nhưng dù sao đi nữa, cô vẫn cảm thấy bất an khi giấu con trai chuyện này.
Biết công việc của tôi có liên quan đến những đứa trẻ bất hạnh, nên cô gọi đến để hỏi xem cô nên làm gì. Tôi nói với cô ấy rằng con tim của chúng ta thông minh hơn lý trí, và tôi nghĩ rằng cô sẽ biết điều gì là tốt nhất cho con trai của mình. Rồi tôi mời bà mẹ ấy đến tham dự buổi thuyết trình của tôi tối hôm đó vì tôi sẽ nói về vấn đề trẻ em sẽ phải đối mặt với cái chết như thế nào ? Người phụ nữ nói rằng cô sẽ tới tham dự.
Tại buổi thuyết trình, tôi tự hỏi liệu mình có thể nhận ra người mẹ đó hay không. Câu hỏi ấy lập tức có lời giải đáp khi tôi trông thấy một người phụ nữ yếu ớt được hai người khác dìu vào phòng. Trong buổi nói chuyện của mình tối hôm đó, tôi đã nói rằng trên thực tế, trẻ em thường có linh cảm về sự thật từ rất lâu trước khi mọi việc được công khai; và bọn trẻ vẫn thường đợi cho đến khi chúng cảm thấy người lớn đã sẵn sàng nói ra những điều ấy thì chúng mới chia sẻ mối quan tâm cũng như thắc mắc của mình.
Tôi nói rằng trẻ em có thể đón nhận sự thật tốt hơn so với việc bị người lớn nói dối, ngay cả khi điều nói dối ấy chỉ là để tránh cho chúng không đau khổ. Tôi còn nói rằng tôn trọng con cái đồng nghĩa với việc hãy để cho chúng sẻ chia những nỗi buồn đau với gia đình chứ không phải coi chúng là người ngoài cuộc.
Giờ giải lao, người phụ nữ khập khiễng đi về phía tôi và nói trong nước mắt: “Trong thâm tâm, tôi đã nghĩ đến điều này. Tôi biết rằng phải nói cho con trai mình biết”. Người Mẹ ấy còn nói rằng tối hôm đó cô sẽ cho con biết sự thật.
Sáng hôm sau, tôi lại nhận được điện thoại của cô. Tôi đã lắng nghe người Mẹ ấy nghẹn ngào kể lại mọi chuyện. Cô kể rằng vào đêm hôm trước, cô đã đánh thức con trai dậy và nói khẽ: “Derek, mẹ có chuyện này muốn nói với con”.
Cậu bé liền ngắt lời Mẹ và nói: “Ôi, Mẹ, có phải Mẹ định nói với con là Mẹ sắp chết không?”.
Người Mẹ ôm chặt con trai vào lòng, cô trả lời trong tiếng khóc nức nở của cả hai Mẹ con: “Ừ”.
Ít phút sau, cậu bé tuột xuống khỏi tay Mẹ. Cậu bé nói rằng mình có một thứ dành cho Mẹ mà cậu đã cất giữ từ lâu. Trong túi quần sau của Derek là một hộp bút chì lấm bẩn. Bên trong chiếc hộp là một bức thư được viết bằng những dòng chữ nguệch ngoặc: “Tạm biệt Mẹ thân yêu của con. Con sẽ luôn yêu Mẹ”.
Tôi không biết cậu bé đã phải chờ đợi bao lâu rồi mới biết được sự thật, nhưng tôi chỉ biết rằng hai ngày sau đó thì mẹ cậu qua đời. Trong quan tài của người Mẹ ấy, người ta đặt vào đó chiếc hộp bút chì lấm bẩn và cả bức thư của cậu con trai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét