Năm 14 tuổi, trong một lần dạo quanh thị trấn, tôi gặp một ông lão trông rất rách rưới ngồi ở một góc đường. Ông nhìn tôi rồi hỏi tôi vài câu. Sau đó, ông lão mời tôi cùng uống với ông một cốc nước. Tôi lấy làm ái ngại nhưng cũng đồng ý và cả hai cùng đến một quán nước nhỏ gần đó.
Sau vài phút trò chuyện, ông lão thân thiện rủ tôi cùng đi với ông đến thư viện thị trấn. Ông nói rằng có một vài điều rất thú vị muốn chia sẻ cùng tôi. Đến nơi, ông lão mỉm cười với người thủ thư, nhờ trông giúp túi đồ của tôi trong khi cả hai đi vào thư viện.
Ông bảo tôi ngồi chờ trong khi ông tìm một quyển sách gì đó. Một lúc sau, ông quay trở ra, tay cầm hai quyển sách khá cũ kỹ và bám đầy bụi. Đoạn, ông ngồi xuống cạnh tôi và bắt đầu nói:
“Có hai điều mà ta muốn sẻ chia cùng cậu, chàng trai trẻ ạ......
Thứ nhất, đừng bao giờ đánh giá một quyển sách khi chỉ mới nhìn qua vẻ bề ngoài của nó, điều đó có thể đánh lừa cậu đấy! Ta cá là cậu nghĩ rằng ta chỉ là một ông lão lang thang, vô công rỗi nghề, đúng không anh bạn?”
Thoáng chút bối rối, tôi gật đầu nhẹ : “Ban đầu cháu cũng nghĩ thế!”.
Rồi ông lão chậm rãi:
“Ta nói điều này chắc chắn sẽ làm cậu ngạc nhiên lắm. Ta sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, ta đã có tất cả mọi thứ mà những người đàn ông khác mơ ước. Một năm trước, vợ ta qua đời, và từ đó, ta quay lưng hẳn với cuộc sống. Ta nhận ra rằng cuộc sống luôn có những điểm dừng xuất hiện không như ta mong đợi. Ta bắt đầu sống lang thang, rày đây mai đó như một kẻ vô gia cư để tìm cho mình một điểm dừng tốt hơn… Ta tự hứa với mình rằng ta sẽ sống như vậy chỉ trong một năm. Cả năm qua, ta lang thang khắp nơi và hôm nay là ngày cuối cùng của một năm như thế.
Điều thứ hai là cậu phải học cách nên đọc những quyển sách nào. Chính điều đó sẽ thể hiện sự thông thái của cậu”.
Nói xong, ông lão đặt vào tay tôi hai quyển sách ông vừa mang ra. Đó là các tác phẩm của Aristote và Platon – hai triết gia nổi tiếng.
Sau khi rời thư viện, ông lão chia tay tôi ở một góc đường gần nơi chúng tôi đã gặp mặt. Trước lúc chia tay, ông mong rằng tôi sẽ không quên những gì ông nói. Và cho đến hôm nay, tôi vẫn tự hào rằng tôi đã không phụ sự mong mỏi ấy của ông.
“Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn Tình Người ở lại.”
Sau vài phút trò chuyện, ông lão thân thiện rủ tôi cùng đi với ông đến thư viện thị trấn. Ông nói rằng có một vài điều rất thú vị muốn chia sẻ cùng tôi. Đến nơi, ông lão mỉm cười với người thủ thư, nhờ trông giúp túi đồ của tôi trong khi cả hai đi vào thư viện.
Ông bảo tôi ngồi chờ trong khi ông tìm một quyển sách gì đó. Một lúc sau, ông quay trở ra, tay cầm hai quyển sách khá cũ kỹ và bám đầy bụi. Đoạn, ông ngồi xuống cạnh tôi và bắt đầu nói:
“Có hai điều mà ta muốn sẻ chia cùng cậu, chàng trai trẻ ạ......
Thứ nhất, đừng bao giờ đánh giá một quyển sách khi chỉ mới nhìn qua vẻ bề ngoài của nó, điều đó có thể đánh lừa cậu đấy! Ta cá là cậu nghĩ rằng ta chỉ là một ông lão lang thang, vô công rỗi nghề, đúng không anh bạn?”
Thoáng chút bối rối, tôi gật đầu nhẹ : “Ban đầu cháu cũng nghĩ thế!”.
Rồi ông lão chậm rãi:
“Ta nói điều này chắc chắn sẽ làm cậu ngạc nhiên lắm. Ta sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, ta đã có tất cả mọi thứ mà những người đàn ông khác mơ ước. Một năm trước, vợ ta qua đời, và từ đó, ta quay lưng hẳn với cuộc sống. Ta nhận ra rằng cuộc sống luôn có những điểm dừng xuất hiện không như ta mong đợi. Ta bắt đầu sống lang thang, rày đây mai đó như một kẻ vô gia cư để tìm cho mình một điểm dừng tốt hơn… Ta tự hứa với mình rằng ta sẽ sống như vậy chỉ trong một năm. Cả năm qua, ta lang thang khắp nơi và hôm nay là ngày cuối cùng của một năm như thế.
Điều thứ hai là cậu phải học cách nên đọc những quyển sách nào. Chính điều đó sẽ thể hiện sự thông thái của cậu”.
Nói xong, ông lão đặt vào tay tôi hai quyển sách ông vừa mang ra. Đó là các tác phẩm của Aristote và Platon – hai triết gia nổi tiếng.
Sau khi rời thư viện, ông lão chia tay tôi ở một góc đường gần nơi chúng tôi đã gặp mặt. Trước lúc chia tay, ông mong rằng tôi sẽ không quên những gì ông nói. Và cho đến hôm nay, tôi vẫn tự hào rằng tôi đã không phụ sự mong mỏi ấy của ông.
“Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn Tình Người ở lại.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét