Có những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng làm được. Đôi khi chính sự thờ ơ của cha mẹ khiến con trẻ có cảm giác cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình.
Do sức hút của công việc, của thu nhập khiến các bậc phụ huynh quên đi trách nhiệm lớn nhất đó là sự yêu thương và giáo dục con một cách cơ bản. Nam luôn cảm thấy lạc lõng trong ngôi nhà của mình bởi vì khi rời công sở về nhà, mỗi người đều chiếm một phòng để làm việc, nghiên cứu, họ luôn dùng hết sức lực và thời gian cho công việc. Có khi ở nhà mà cả ngày không ai nói với Nam một câu vì quá bận.
Khi có thời gian trò chuyện với Nam thì đó là lúc cậu thi đạt kết quả không tốt, khi thành tích học tập giảm sút. Thế nhưng những khi đó cách nói của mẹ càng làm cho Nam cảm thấy bị tổn thương thêm. Mẹ không nghe cậu giải thích chỉ khăng khăng nói rằng: “Mẹ và cha con đều là trí thức, con cũng không nên quá kém, kết quả thi nói rõ con không dụng công trong việc học tập”.
Trong cuộc sống có rất nhiều những đứa con không được cha mẹ lắng nghe như Nam. Sự thất bại trong việc liên kết giữa cha mẹ và con có nguyên nhân do thiếu cơ hội lắng nghe con, hiểu được những điều con nói. Cho chúng thời gian nhất định để giãi bày, chính là cơ hội để tạo dựng quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con.
Lắng nghe để con cái nói ra những suy nghĩ trong lòng là thành công của người mẹ. Sự hiểu biết, liên kết mẹ con thông thường bắt đầu từ việc lắng nghe : tìm hiểu hoạt động tâm lý của con, người mẹ có thể trực tiếp phán đoán được những nhu cầu tâm lý của con và tìm cách hướng dẫn và giúp đỡ chúng và chính điều này giúp họ hiểu con, giúp con định hướng trong quá trình trưởng thành.
Cùng con ước định ra một thời gian cố định trong ngày, lắng nghe chúng nói, điều đó có thể khiến con cảm thấy được mẹ tôn trọng, giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng cho con, giảm bớt khả năng mắc bệnh tâm lý cho con.
Nếu bạn là người mẹ không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con, vậy bạn hãy định ra một khoảng thời gian nhất định, có lẽ mỗi ngày chỉ cần 10 phút, như vậy đủ giúp con vượt qua những buồn phiền và những thắc mắc trong cuộc sống, cùng chúng chia sẻ niềm vui và sự hưng phấn.
Tạo thói quen lắng nghe con thật ra không khó, chỉ cần bạn coi đó là một mắt xích quan trọng trong quan hệ mẹ con là được.
Lê Hương
Cuộc sống hiện đại khiến cho giá trị truyền thống của gia đình dần bị coi nhẹ, mọi người trong gia đình ngày càng dành cho nhau ít thời gian hơn. Gia đình càng thuộc tầng lớp tri thức cao thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng căng thẳng, không khí gia đình lại càng lạnh nhạt, điều này đã trở thành vấn đề nổi cộm trong xã hội.
Do sức hút của công việc, của thu nhập khiến các bậc phụ huynh quên đi trách nhiệm lớn nhất đó là sự yêu thương và giáo dục con một cách cơ bản. Nam luôn cảm thấy lạc lõng trong ngôi nhà của mình bởi vì khi rời công sở về nhà, mỗi người đều chiếm một phòng để làm việc, nghiên cứu, họ luôn dùng hết sức lực và thời gian cho công việc. Có khi ở nhà mà cả ngày không ai nói với Nam một câu vì quá bận.
Khi có thời gian trò chuyện với Nam thì đó là lúc cậu thi đạt kết quả không tốt, khi thành tích học tập giảm sút. Thế nhưng những khi đó cách nói của mẹ càng làm cho Nam cảm thấy bị tổn thương thêm. Mẹ không nghe cậu giải thích chỉ khăng khăng nói rằng: “Mẹ và cha con đều là trí thức, con cũng không nên quá kém, kết quả thi nói rõ con không dụng công trong việc học tập”.
Trong cuộc sống có rất nhiều những đứa con không được cha mẹ lắng nghe như Nam. Sự thất bại trong việc liên kết giữa cha mẹ và con có nguyên nhân do thiếu cơ hội lắng nghe con, hiểu được những điều con nói. Cho chúng thời gian nhất định để giãi bày, chính là cơ hội để tạo dựng quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con.
Lắng nghe để con cái nói ra những suy nghĩ trong lòng là thành công của người mẹ. Sự hiểu biết, liên kết mẹ con thông thường bắt đầu từ việc lắng nghe : tìm hiểu hoạt động tâm lý của con, người mẹ có thể trực tiếp phán đoán được những nhu cầu tâm lý của con và tìm cách hướng dẫn và giúp đỡ chúng và chính điều này giúp họ hiểu con, giúp con định hướng trong quá trình trưởng thành.
Cùng con ước định ra một thời gian cố định trong ngày, lắng nghe chúng nói, điều đó có thể khiến con cảm thấy được mẹ tôn trọng, giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng cho con, giảm bớt khả năng mắc bệnh tâm lý cho con.
Nếu bạn là người mẹ không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con, vậy bạn hãy định ra một khoảng thời gian nhất định, có lẽ mỗi ngày chỉ cần 10 phút, như vậy đủ giúp con vượt qua những buồn phiền và những thắc mắc trong cuộc sống, cùng chúng chia sẻ niềm vui và sự hưng phấn.
Tạo thói quen lắng nghe con thật ra không khó, chỉ cần bạn coi đó là một mắt xích quan trọng trong quan hệ mẹ con là được.
Lê Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét