Những cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội học cho chúng ta thấy được nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của các cặp vợ chồng, thì cũng chính họ phác họa cho chúng ta mô hình của một gia đình hạnh phúc.
Sau hai năm nghiên cứu và điều tra, các nhà tâm lý học thuộc Viện Đại học Massachusetts (Mỹ) đã tổng hợp được các thói quen sinh hoạt cần phải có trong các gia đình hạnh phúc như sau :
1. Biểu lộ tình yêu bằng lời nói, cử chỉ cụ thể
Thường thì buổi sáng của gia đình nào cũng đầy vẻ tất bật, vội vàng. Người thì lo chuẩn bị bữa ăn sáng, kẻ thì sửa soạn cho kịp đưa con đến trường trước khi đến nơi làm việc... Nhưng dù bận đến đâu, họ cũng không quên một cử chỉ, lời nói hết sức đơn giản nhưng cần thiết như “Chúc anh (em) một ngày vui vẻ”, “Mẹ (bố) yêu con, hãy học tốt nhé...”. Thói quen này có tác dụng nhắc nhở các thành viên trong gia đình rằng họ luôn luôn được yêu thương, mong đợi và là một thành viên quan trọng đối với mọi người.
2. Cần thổ lộ khi có vấn đề
Nhà tâm lý học Doreen Virtue của Viện Đại học Massachusetts cho rằng nếu bạn cứ giữ kín những điều buồn phiền trong lòng thì chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sự thổ lộ sẽ giúp cho không khí bớt nặng nề và hai vợ chồng sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn. Cách thổ lộ trong những gia đình hạnh phúc thường mang ý nghĩa tìm một sự chia sẻ, cảm thông, không nhằm mục đích dằn vặt lẫn nhau.
3. Chia sẻ những mục tiêu chung
Mục tiêu chung, dù nhỏ nhặt nhưng việc cùng hoạch định một chương trình giải trí cuối tuần, cũng có tác dụng thống nhất mọi thành viên trong gia đình thành một khối gắn bó. Mỗi người đều cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và do đó họ dễ dàng bày tỏ thái độ quan tâm và tôn trọng những thành viên khác.
4. Đoàn kết khi gặp tai ương
Khi tai ương xảy đến cho gia đình, như việc người cha mất việc làm, thì toàn thể thành viên trong gia đình thường ngồi lại cùng nhau tìm một giải pháp tốt nhất để thích nghi với hoản cảnh mới. Nếu không có sự chung sức, chung lòng ấy thì tình trạng chia rẽ, bất hòa trong gia đình sẽ xảy ra khi phải đối đầu với một thực tại đầy khó khăn, và người này sẽ tìm cách đổ lỗi cho người kia về bất cứ sai trái nào cho dù có nhỏ nhặt.
5. Cùng chia sẻ thú vui
Những bữa ăn ngoài trời, cùng xem chung một bộ phim, tham quan thắng cảnh... là một cơ hội cho gia đình có những giờ phút giải khuây cần thiết, tránh được cảm giác nhàm chán vì công việc thường ngày. Chính những lúc thư giãn bên nhau ấy mà người này có thể phát hiện ra những khía cạnh mới mẻ, thú vị ở người kia.
6. Dành cho tình yêu đôi lứa sự ưu tiên
Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường sáng suốt thu xếp cho họ có những khoảng thời gian riêng tư ngoài những lúc dành cho con cái, vì họ hiểu rằng có những cuộc hôn nhân bền vững thì mới có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc và cũng là nền tảng giúp sự tồn tại lâu dài của nhiều thế hệ trong gia đình.
7. Giao một số việc nhà cho con cái
Dọn phòng, rửa bát đĩa, giặt quần áo... là những công việc nhà vừa sức được giao cho con cái tuy đôi khi khiến chúng phàn nàn nhưng thực tế lại giúp chúng cảm thấy hạnh phúc hơn về chính mình, vì hoàn thành công việc được giao chứng minh cho con cái thấy là chúng có thể đảm nhiệm được trách nhiệm.
8. Ca tụng truyền thống gia đình
Nếu gia đình bạn có một truyền thống tốt đẹp về cội nguồn thì việc truyền cho con cái hiểu về lịch sử, truyền thống gia đình sẽ mang lại hiệu quả tích cực vì thêm vào niềm hạnh phúc có sẵn, con cái càng thấy gia đình là một mái ấm đặc biệt, đáng tự hào mà chúng mong muốn góp phần vun đắp.
9. Không bỏ quên bạn bè và các hoạt động bên ngoài gia đình
Dù gia đình có đầm ấm hạnh phúc đến đâu thì cũng có thể xảy ra nguy cơ mọi người sẽ cảm thấy buồn chán nếu mọi tiếp xúc chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình. Nhà tâm lý học Doreen Virtue cho rằng bí quyết tránh được buồn chán là sự cân đối hài hòa giữa gia đình với bạn bè cùng các hoạt động ngoài xã hội. Những mối quan hệ bạn bè thân thiết mở rộng không gian tâm lý cho cả gia đình, giúp con cái được tiếp cận với xã hội một cách tự nhiên và bình đẳng, đồng thời cũng giúp bạn thấy tự tin và hứng thú hơn trong việc tự điều chỉnh cuộc sống gia đình để cảm thấy hạnh phúc hơn.
Lê Tôn An
1. Biểu lộ tình yêu bằng lời nói, cử chỉ cụ thể
Thường thì buổi sáng của gia đình nào cũng đầy vẻ tất bật, vội vàng. Người thì lo chuẩn bị bữa ăn sáng, kẻ thì sửa soạn cho kịp đưa con đến trường trước khi đến nơi làm việc... Nhưng dù bận đến đâu, họ cũng không quên một cử chỉ, lời nói hết sức đơn giản nhưng cần thiết như “Chúc anh (em) một ngày vui vẻ”, “Mẹ (bố) yêu con, hãy học tốt nhé...”. Thói quen này có tác dụng nhắc nhở các thành viên trong gia đình rằng họ luôn luôn được yêu thương, mong đợi và là một thành viên quan trọng đối với mọi người.
2. Cần thổ lộ khi có vấn đề
Nhà tâm lý học Doreen Virtue của Viện Đại học Massachusetts cho rằng nếu bạn cứ giữ kín những điều buồn phiền trong lòng thì chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sự thổ lộ sẽ giúp cho không khí bớt nặng nề và hai vợ chồng sẽ cảm thấy gần gũi nhau hơn. Cách thổ lộ trong những gia đình hạnh phúc thường mang ý nghĩa tìm một sự chia sẻ, cảm thông, không nhằm mục đích dằn vặt lẫn nhau.
3. Chia sẻ những mục tiêu chung
Mục tiêu chung, dù nhỏ nhặt nhưng việc cùng hoạch định một chương trình giải trí cuối tuần, cũng có tác dụng thống nhất mọi thành viên trong gia đình thành một khối gắn bó. Mỗi người đều cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và do đó họ dễ dàng bày tỏ thái độ quan tâm và tôn trọng những thành viên khác.
4. Đoàn kết khi gặp tai ương
Khi tai ương xảy đến cho gia đình, như việc người cha mất việc làm, thì toàn thể thành viên trong gia đình thường ngồi lại cùng nhau tìm một giải pháp tốt nhất để thích nghi với hoản cảnh mới. Nếu không có sự chung sức, chung lòng ấy thì tình trạng chia rẽ, bất hòa trong gia đình sẽ xảy ra khi phải đối đầu với một thực tại đầy khó khăn, và người này sẽ tìm cách đổ lỗi cho người kia về bất cứ sai trái nào cho dù có nhỏ nhặt.
5. Cùng chia sẻ thú vui
Những bữa ăn ngoài trời, cùng xem chung một bộ phim, tham quan thắng cảnh... là một cơ hội cho gia đình có những giờ phút giải khuây cần thiết, tránh được cảm giác nhàm chán vì công việc thường ngày. Chính những lúc thư giãn bên nhau ấy mà người này có thể phát hiện ra những khía cạnh mới mẻ, thú vị ở người kia.
6. Dành cho tình yêu đôi lứa sự ưu tiên
Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường sáng suốt thu xếp cho họ có những khoảng thời gian riêng tư ngoài những lúc dành cho con cái, vì họ hiểu rằng có những cuộc hôn nhân bền vững thì mới có thể tạo nên một gia đình hạnh phúc và cũng là nền tảng giúp sự tồn tại lâu dài của nhiều thế hệ trong gia đình.
7. Giao một số việc nhà cho con cái
Dọn phòng, rửa bát đĩa, giặt quần áo... là những công việc nhà vừa sức được giao cho con cái tuy đôi khi khiến chúng phàn nàn nhưng thực tế lại giúp chúng cảm thấy hạnh phúc hơn về chính mình, vì hoàn thành công việc được giao chứng minh cho con cái thấy là chúng có thể đảm nhiệm được trách nhiệm.
8. Ca tụng truyền thống gia đình
Nếu gia đình bạn có một truyền thống tốt đẹp về cội nguồn thì việc truyền cho con cái hiểu về lịch sử, truyền thống gia đình sẽ mang lại hiệu quả tích cực vì thêm vào niềm hạnh phúc có sẵn, con cái càng thấy gia đình là một mái ấm đặc biệt, đáng tự hào mà chúng mong muốn góp phần vun đắp.
9. Không bỏ quên bạn bè và các hoạt động bên ngoài gia đình
Dù gia đình có đầm ấm hạnh phúc đến đâu thì cũng có thể xảy ra nguy cơ mọi người sẽ cảm thấy buồn chán nếu mọi tiếp xúc chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình. Nhà tâm lý học Doreen Virtue cho rằng bí quyết tránh được buồn chán là sự cân đối hài hòa giữa gia đình với bạn bè cùng các hoạt động ngoài xã hội. Những mối quan hệ bạn bè thân thiết mở rộng không gian tâm lý cho cả gia đình, giúp con cái được tiếp cận với xã hội một cách tự nhiên và bình đẳng, đồng thời cũng giúp bạn thấy tự tin và hứng thú hơn trong việc tự điều chỉnh cuộc sống gia đình để cảm thấy hạnh phúc hơn.
Lê Tôn An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét