“Ở đâu đó, luôn có những người tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ ta hết mình".
Tôi là một nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay. Một trưa nọ, trong lúc đang trên đường đến chỗ làm việc, tôi vô tình làm rách vớ da - một vết rách khá lớn trong khi tôi chẳng mang theo đôi dự phòng nào. Nhưng củng thật may mắn, ngay gần lối ra vào của sân bay có một cửa hàng tạp hóa, nơi tôi có thể mua được một đôi vớ mới. Tuy nhiên, khi đang đứng đợi đến lượt trả tiền, tôi phát hiện ra mình đã quên mang theo ví. Thật là một bi kịch!
Nhìn nụ cười thân thiện của cô nhân viên bán hàng, tôi thật sự bối rối. Đỏ bừng cả khuôn mặt, tôi chỉ cho cô ấy xem vết rách ở đôi vớ mà tôi đang mang, rồi ấp úng thú nhận rằng tôi đă quên mang theo tiền. Nhưng nụ cười trên môi cô gái ấy không hề mất đi. Cô ấy chỉ nhẹ nhàng bảo :
"Chị cứ lấy đi, hôm sau gửi tiền cho tôi cũng được!".
Tôi ra khỏi cửa hàng lòng vui phơi phới và biết ơn vô cùng cử chỉ rất đáng yêu của cô gái mà trước đó tôi chưa hề quen biết.
Hai tháng trôi qua, công việc quá bận rộn và dồn dập đến nỗi tôi quên béng việc quay lại cửa hàng và trả khoản tiền mà tôi còn nợ cô bán hàng dạo ấy.
Một ngày nọ, có một hành khách nước ngoài lớn tuổi hỏi xin tôi tờ báo để đọc trong lúc chờ đợi. Lúc ấy, chồng báo để dành tặng khách hàng đã hết, khiến tôi không thể làm gì hơn ngoài việc mỉm cười và xin ông thông cảm. Đó là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ và rất dễ chịu. Ông nhờ tôi mua giùm ông một tờ báo và sẽ gửi tiền lại cho tôi sau. Không suy nghĩ, tôi sốt sắng trả lời:
"Được thôi, thưa ông!".
Tôi rời chỗ làm việc và đi đến cửa hàng bách hóa gần lối ra vào. Nhưng khi đứng trước cửa hiệu và nhìn thấy cô bán hàng bên trong, tôi mới sực nhớ lại chuyện đôi vớ ngày nào. Tôi cảm thấy quá xấu hổ để có thể đẩy cửa bước vào, vì một lần nữa, tôi không mang theo ví.
Các bạn hãy hiểu cho, nhân viên phục vụ khách hàng như tôi theo quy định phải mặc đồng phục không có túi, nên không mang theo ví. Thế là tôi quyết định sẽ đứng ở ngoài và nhờ một ai đó mua giúp tôi tờ báo. Một người đàn ông cao lớn với gương mặt thân thiện bước đến. Rất bối rối và ngượng ngùng, tôi nhờ anh ấy mua giùm một tờ báo, nhưng tôi sẽ đứng bên ngoài và chờ đợi. Anh ấy mỉm cười và nói rằng sẵn sàng làm điều đó, nhưng cũng muốn biết tại sao tôi không cùng vào trong. Vẻ thân thiện trên khuôn mặt của anh ấy khiến tôi đành kể lại mọi chuyện. Cũng như cô nhân viên cửa hàng nọ, khi nghe tôi thú nhận việc làm đáng chê trách của mình xong, anh vẫn dịu dàng bảo tôi :
"Thôi nào, chị hãy đi với tôi. Chắc không tệ đến nỗi đó đâu!".
Tần ngần một lúc, tôi đành theo anh vào trong với suy nghĩ thà mình thú tội còn hơn là trốn tránh.
Khi chúng tôi đến quầy tính tiền, cô nhân viên ấy vẫn ngồi đó, vẫn giữ nụ cười thân thiện trên môi. Khi tôi còn đang đỏ bừng mặt chưa kịp phản ứng gì thì người đàn ông đi cùng đã rút ví ra, đưa tiền cho cô ấy và nói rành rọt:
"Tôi trả tiền cho đôi vớ lần trước và tờ báo lần này".
Không lâu sau đó, tôi biết người đàn ông lịch thiệp và cao lớn đã giúp tôi dạo ấy chính là Rosie Grier, cựu cầu thủ đội Los Angeles Ram – người đã được ghi tên vào Bảo tàng danh dự của môn bóng đá.
Tôi cũng nhận ra rằng, ở đâu đó, luôn có những người tốt bụng, sẳn lòng giúp đỡ ta hết mình, mà không đòi hỏi được đáp lại.
Tôi là một nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay. Một trưa nọ, trong lúc đang trên đường đến chỗ làm việc, tôi vô tình làm rách vớ da - một vết rách khá lớn trong khi tôi chẳng mang theo đôi dự phòng nào. Nhưng củng thật may mắn, ngay gần lối ra vào của sân bay có một cửa hàng tạp hóa, nơi tôi có thể mua được một đôi vớ mới. Tuy nhiên, khi đang đứng đợi đến lượt trả tiền, tôi phát hiện ra mình đã quên mang theo ví. Thật là một bi kịch!
Nhìn nụ cười thân thiện của cô nhân viên bán hàng, tôi thật sự bối rối. Đỏ bừng cả khuôn mặt, tôi chỉ cho cô ấy xem vết rách ở đôi vớ mà tôi đang mang, rồi ấp úng thú nhận rằng tôi đă quên mang theo tiền. Nhưng nụ cười trên môi cô gái ấy không hề mất đi. Cô ấy chỉ nhẹ nhàng bảo :
"Chị cứ lấy đi, hôm sau gửi tiền cho tôi cũng được!".
Tôi ra khỏi cửa hàng lòng vui phơi phới và biết ơn vô cùng cử chỉ rất đáng yêu của cô gái mà trước đó tôi chưa hề quen biết.
Hai tháng trôi qua, công việc quá bận rộn và dồn dập đến nỗi tôi quên béng việc quay lại cửa hàng và trả khoản tiền mà tôi còn nợ cô bán hàng dạo ấy.
Một ngày nọ, có một hành khách nước ngoài lớn tuổi hỏi xin tôi tờ báo để đọc trong lúc chờ đợi. Lúc ấy, chồng báo để dành tặng khách hàng đã hết, khiến tôi không thể làm gì hơn ngoài việc mỉm cười và xin ông thông cảm. Đó là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ và rất dễ chịu. Ông nhờ tôi mua giùm ông một tờ báo và sẽ gửi tiền lại cho tôi sau. Không suy nghĩ, tôi sốt sắng trả lời:
"Được thôi, thưa ông!".
Tôi rời chỗ làm việc và đi đến cửa hàng bách hóa gần lối ra vào. Nhưng khi đứng trước cửa hiệu và nhìn thấy cô bán hàng bên trong, tôi mới sực nhớ lại chuyện đôi vớ ngày nào. Tôi cảm thấy quá xấu hổ để có thể đẩy cửa bước vào, vì một lần nữa, tôi không mang theo ví.
Các bạn hãy hiểu cho, nhân viên phục vụ khách hàng như tôi theo quy định phải mặc đồng phục không có túi, nên không mang theo ví. Thế là tôi quyết định sẽ đứng ở ngoài và nhờ một ai đó mua giúp tôi tờ báo. Một người đàn ông cao lớn với gương mặt thân thiện bước đến. Rất bối rối và ngượng ngùng, tôi nhờ anh ấy mua giùm một tờ báo, nhưng tôi sẽ đứng bên ngoài và chờ đợi. Anh ấy mỉm cười và nói rằng sẵn sàng làm điều đó, nhưng cũng muốn biết tại sao tôi không cùng vào trong. Vẻ thân thiện trên khuôn mặt của anh ấy khiến tôi đành kể lại mọi chuyện. Cũng như cô nhân viên cửa hàng nọ, khi nghe tôi thú nhận việc làm đáng chê trách của mình xong, anh vẫn dịu dàng bảo tôi :
"Thôi nào, chị hãy đi với tôi. Chắc không tệ đến nỗi đó đâu!".
Tần ngần một lúc, tôi đành theo anh vào trong với suy nghĩ thà mình thú tội còn hơn là trốn tránh.
Khi chúng tôi đến quầy tính tiền, cô nhân viên ấy vẫn ngồi đó, vẫn giữ nụ cười thân thiện trên môi. Khi tôi còn đang đỏ bừng mặt chưa kịp phản ứng gì thì người đàn ông đi cùng đã rút ví ra, đưa tiền cho cô ấy và nói rành rọt:
"Tôi trả tiền cho đôi vớ lần trước và tờ báo lần này".
Không lâu sau đó, tôi biết người đàn ông lịch thiệp và cao lớn đã giúp tôi dạo ấy chính là Rosie Grier, cựu cầu thủ đội Los Angeles Ram – người đã được ghi tên vào Bảo tàng danh dự của môn bóng đá.
Tôi cũng nhận ra rằng, ở đâu đó, luôn có những người tốt bụng, sẳn lòng giúp đỡ ta hết mình, mà không đòi hỏi được đáp lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét