“Những cử chỉ an tâm giản đơn của bạn có thể làm nên sự thay đổi lớn lao."
Vào một ngày giữa tháng năm, vừa trở về sau chuyến công tác ở Washington, tôi đã phải vội vàng đáp chuyến bay lúc 2 giờ sáng đến Anchorage. Tôi chỉ có thể tranh thủ chợp mắt được vài ba tiếng vì lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ có một cuộc nói chuyện với các em học sinh trung học về chủ đề giáo dục sinh sản vị thành niên.
Ngôi trường tôi tới khá đặc biệt. Các em ở đây đa phần đều là những trẻ đã từng có hành vi phạm pháp hoặc bị coi là "bất trị" ở các trường khác chuyển về. An ninh của trường vì thế cũng khá nghiêm ngặt và thầy cô đều phải rất nghiêm khắc mới có thể quản lý nổi các em. Tôi cảm thấy hơi khó khăn một chút khi bắt đầu trình bày đề tài nhạy cảm này trước những thính giả tỏ ra thờ ơ, thuộc nhiều chủng tộc, nền văn hoá khác nhau. Có nhiều em ở đây đã làm mẹ ở tuổi vị thành niên, và cũng có những em đang mang thai, nên tôi phải khéo léo để tránh cho các em có suy nghĩ rằng tôi nhiều chuyện, muốn dạy đời chúng ....
Tôi mở đầu buổi nói chuyện bằng cách thảo luận cùng các em cách sử dụng tiền bạc như thế nào cho hợp lý. Lấy ra một xấp tiền loại hai đô la, tôi phát cho từng em một. Số tiền tuy không lớn, nhưng cũng khiến bọn trẻ hào hứng hẳn lên. Chúng nhận thấy tôi không định đọc một bài phát biểu dài lê thê, hay cho biết những số liệu khô khốc, mà tôi đến là để nói chuyện và tiếp xúc với chúng. Sau khi phát tiền xong, tôi yêu cầu các em hãy nghĩ ra cách sử dụng số tiền ít ỏi này cho hợp lý, để mang lại niềm vui cho gia Đình, bạn bè hay giúp ích cho chính bản thân mình. Tôi đã khiến những khuôn mặt thờ ơ bất cần của chúng trở nên hứng thú hơn.
Các ý kiến được đưa ra, và tôi nhận thấy ở những đứa trẻ bị cho là "bất trị" này cũng có một tâm hồn rất đáng yêu. Có em định sẽ mua cho mẹ mình một đoá hoa hồng; có em định mua cho cậu em trai nhỏ chiếc xe đồ chơi; và có em định mua một tấm thiệp cho sinh nhật sắp tới của bạn....
Tôi cũng đưa ra đề nghị rằng nêu muốn, các em có thể đổi tờ hai đô la để lấy cuốn sách do tôi viết về đề tài "Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên". Và thật bất ngờ, các em xếp thành hàng dài chờ đổi sách, có em còn xin chữ ký của tôi nữa. Tôi cảm thấy rất vui, vì những quyển sách ấy sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn hơn về bản thân, về tình yêu, hôn nhân, về trách nhiệm cũng như những kỹ năng cơ bản trong việc nuôi dạy con cái ngay từ ban đầu.
Mở đầu tốt đẹp đó đã giúp cho thời gian còn lại của buổi nói chuyện diễn ra hoàn toàn suôn sẻ. Các em đã chấp nhận tôi, chịu tâm sự với tôi về những rắc rối đang gặp phải và xin lời khuyên. Trước mặt tôi lúc này là nhưng khuôn mặt chăm chú lắng nghe, những cặp mắt hiền hoà và buồn bã. Tôi kể cho các em nghe về bà ngoại mình - người đã luôn ở bên tôi, là nguồn động viên tôi tiến về phía trước để từ đó các em có niềm tin rằng quanh mình vẫn luôn có những người thật sự quan tâm, yêu thương và mong mỏi các em thành đạt.
Trước khi ra về, tôi cho các em địa chỉ kèm theo lời hứa sẽ lắng nghe cũng như giúp đỡ hết sức mình khi có em nào cần đến tôi. Nhưng ba ngày sau, lá thư đầu tiên tôi nhận được không phải là lá thư nhờ giúp đỡ, mà lại là một lá thư cảm ơn.
"Chào ông Floyd,
Có lẽ ông sẽ ngạc nhiên khi nhận được lá thư này của cháu, và ông cũng không biết được những gì ông đã nói tại buổi nói chuyện của trường đã tác động đến cháu mạnh mẽ như thế nào đâu. Cháu vẫn giữ tờ hai đô la mà ông đã tặng, mặc dù cháu cũng mua một cuốn sách của ông bằng tiền của mình. Tờ hai đô la của ông là tờ bạc đầu tiên cháu bỏ vào ống con heo để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mà cháu đang mang trong bụng.
Ông biết không, vào trước ngày ông đến trường, cháu đã có một ý định hết sức nông nổi. Cháu đã dọn hết sách vở trong ngăn tủ cá nhân ở trường và định sẽ tự vẫn cùng đứa bé. Nhưng rồi ông đã làm cháu phải suy nghĩ lại. Cháu đã chối bỏ gia đình, đã làm những chuyện rồ dại. Bây giờ, cháu đã có ý thức hơn về trách nhiệm của mình. Cháu đã nhận ra bên cháu luôn có người yêu thương và sẵn sàng dìu dắt, nâng đỡ cháu. Và cháu sẽ tiếp tục sống cho cháu, cho đứa con nhỏ, cho cả gia đình đã từng vì cháu mà đau khổ nhiều. Tất cả ở những điều đó là nhờ vào ông. Cháu xin cảm ơn ông vì tất cả.”
Vào một ngày giữa tháng năm, vừa trở về sau chuyến công tác ở Washington, tôi đã phải vội vàng đáp chuyến bay lúc 2 giờ sáng đến Anchorage. Tôi chỉ có thể tranh thủ chợp mắt được vài ba tiếng vì lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ có một cuộc nói chuyện với các em học sinh trung học về chủ đề giáo dục sinh sản vị thành niên.
Ngôi trường tôi tới khá đặc biệt. Các em ở đây đa phần đều là những trẻ đã từng có hành vi phạm pháp hoặc bị coi là "bất trị" ở các trường khác chuyển về. An ninh của trường vì thế cũng khá nghiêm ngặt và thầy cô đều phải rất nghiêm khắc mới có thể quản lý nổi các em. Tôi cảm thấy hơi khó khăn một chút khi bắt đầu trình bày đề tài nhạy cảm này trước những thính giả tỏ ra thờ ơ, thuộc nhiều chủng tộc, nền văn hoá khác nhau. Có nhiều em ở đây đã làm mẹ ở tuổi vị thành niên, và cũng có những em đang mang thai, nên tôi phải khéo léo để tránh cho các em có suy nghĩ rằng tôi nhiều chuyện, muốn dạy đời chúng ....
Tôi mở đầu buổi nói chuyện bằng cách thảo luận cùng các em cách sử dụng tiền bạc như thế nào cho hợp lý. Lấy ra một xấp tiền loại hai đô la, tôi phát cho từng em một. Số tiền tuy không lớn, nhưng cũng khiến bọn trẻ hào hứng hẳn lên. Chúng nhận thấy tôi không định đọc một bài phát biểu dài lê thê, hay cho biết những số liệu khô khốc, mà tôi đến là để nói chuyện và tiếp xúc với chúng. Sau khi phát tiền xong, tôi yêu cầu các em hãy nghĩ ra cách sử dụng số tiền ít ỏi này cho hợp lý, để mang lại niềm vui cho gia Đình, bạn bè hay giúp ích cho chính bản thân mình. Tôi đã khiến những khuôn mặt thờ ơ bất cần của chúng trở nên hứng thú hơn.
Các ý kiến được đưa ra, và tôi nhận thấy ở những đứa trẻ bị cho là "bất trị" này cũng có một tâm hồn rất đáng yêu. Có em định sẽ mua cho mẹ mình một đoá hoa hồng; có em định mua cho cậu em trai nhỏ chiếc xe đồ chơi; và có em định mua một tấm thiệp cho sinh nhật sắp tới của bạn....
Tôi cũng đưa ra đề nghị rằng nêu muốn, các em có thể đổi tờ hai đô la để lấy cuốn sách do tôi viết về đề tài "Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên". Và thật bất ngờ, các em xếp thành hàng dài chờ đổi sách, có em còn xin chữ ký của tôi nữa. Tôi cảm thấy rất vui, vì những quyển sách ấy sẽ giúp các em có những hiểu biết đúng đắn hơn về bản thân, về tình yêu, hôn nhân, về trách nhiệm cũng như những kỹ năng cơ bản trong việc nuôi dạy con cái ngay từ ban đầu.
Mở đầu tốt đẹp đó đã giúp cho thời gian còn lại của buổi nói chuyện diễn ra hoàn toàn suôn sẻ. Các em đã chấp nhận tôi, chịu tâm sự với tôi về những rắc rối đang gặp phải và xin lời khuyên. Trước mặt tôi lúc này là nhưng khuôn mặt chăm chú lắng nghe, những cặp mắt hiền hoà và buồn bã. Tôi kể cho các em nghe về bà ngoại mình - người đã luôn ở bên tôi, là nguồn động viên tôi tiến về phía trước để từ đó các em có niềm tin rằng quanh mình vẫn luôn có những người thật sự quan tâm, yêu thương và mong mỏi các em thành đạt.
Trước khi ra về, tôi cho các em địa chỉ kèm theo lời hứa sẽ lắng nghe cũng như giúp đỡ hết sức mình khi có em nào cần đến tôi. Nhưng ba ngày sau, lá thư đầu tiên tôi nhận được không phải là lá thư nhờ giúp đỡ, mà lại là một lá thư cảm ơn.
"Chào ông Floyd,
Có lẽ ông sẽ ngạc nhiên khi nhận được lá thư này của cháu, và ông cũng không biết được những gì ông đã nói tại buổi nói chuyện của trường đã tác động đến cháu mạnh mẽ như thế nào đâu. Cháu vẫn giữ tờ hai đô la mà ông đã tặng, mặc dù cháu cũng mua một cuốn sách của ông bằng tiền của mình. Tờ hai đô la của ông là tờ bạc đầu tiên cháu bỏ vào ống con heo để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mà cháu đang mang trong bụng.
Ông biết không, vào trước ngày ông đến trường, cháu đã có một ý định hết sức nông nổi. Cháu đã dọn hết sách vở trong ngăn tủ cá nhân ở trường và định sẽ tự vẫn cùng đứa bé. Nhưng rồi ông đã làm cháu phải suy nghĩ lại. Cháu đã chối bỏ gia đình, đã làm những chuyện rồ dại. Bây giờ, cháu đã có ý thức hơn về trách nhiệm của mình. Cháu đã nhận ra bên cháu luôn có người yêu thương và sẵn sàng dìu dắt, nâng đỡ cháu. Và cháu sẽ tiếp tục sống cho cháu, cho đứa con nhỏ, cho cả gia đình đã từng vì cháu mà đau khổ nhiều. Tất cả ở những điều đó là nhờ vào ông. Cháu xin cảm ơn ông vì tất cả.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét