Một buổi sáng tháng chín đầy nắng, trong lúc cảm thấy vừa đuối sức vừa buồn bã, tôi tản bộ ra gần bờ sông. Tôi chợt nghe đâu đó tiếng mèo kêu văng vẳng bên tai. Ban đầu, tôi chẳng quan tâm vì lúc đó cảm giác chán nản đang xâm chiếm khiến tôi chẳng muốn để ý đến điều gì khác.
Ba tháng trước, khi mới ba mươi bảy tuổi, tôi được chẩn đoán bị ung thư vú. Do khối u đã bị di căn, bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác ấy. Lòng tôi đau đớn tựa dao cắt. Tôi còn quá trẻ để phải chịu đựng điều đó. Trong lúc tôi đang dần dần phục hồi sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ lại thông báo thêm một tin dữ: Các khối u ung thư đã lan đến bạch cầu. Chỉ có điều trị bằng hóa chất mới có hy vọng cứu vãn nổi.
Thế là những lần điều trị liên tục kết hợp hóa trị liều cao, rồi tiếp tục dùng hormon trong năm năm đã làm tôi tiều tụy hẳn. Tôi chỉ còn có thể tự mặc quần áo, nuốt một ít thức ăn cho qua ngày. Ngoài giờ làm việc, chồng tôi phải cố gắng hết sức để chăm lo nhà cửa và chăm sóc tôi. Tôi thường hay cáu kỉnh và luôn có cảm giác đơn độc. Từ khi lâm bệnh, đây là lần đầu tiên tôi rời nhà rảo bước ra bờ hồ như thế này.
Meo! Meo! Tiếng kêu vẫn cứ văng vẳng.
Không! Tôi vẫn nghĩ như vậy và tiếp tục bước đi. Bất ngờ, tiếng kêu quang quác xé không trung phá vỡ không gian yên tĩnh, bốn con chim giẻ cùi đang bổ nhào xuống bụi cây nơi phát ra tiếng kêu ban nãy. Tôi la lớn đuổi vội các con chim hung dữ và chạy tới bụi cây. Bên dưới, một chú mèo nhỏ bé màu vàng độ ba tuần tuổi đang run rẩy, đôi mắt xanh nhạt lấp lánh. Bế nó trên tay, tôi hy vọng tìm được chủ của nó hay nhờ ai đó mang về nuôi hộ.
Gió thổi phần phật xung quanh tôi, chú mèo vẫn còn sợ chết khiếp nên cuộn mình nép thật sát vào người tôi. Loay hoay một lúc không tìm được ai chịu nhận nuôi, tôi quyết định tạm thời cứ mang về nhà đã. Trong thời gian đó, tôi vẫn nằm liệt giường, kiệt sức vì hóa trị, còn chú mèo con lúc nào cũng nằm vắt người lên ngực tôi kêu rù rù nho nhỏ. Tôi đã quen với hơi ấm của nó. Một buổi tối chồng tôi đi làm đêm, tôi đặt nó vào một cái hộp và bảo anh mang theo tìm xem có ai chịu nuôi nó không. Nhưng chỉ được một giờ, tôi đã hốt hoảng vội gọi điện hỏi xem. "Anh đã tìm được ai nuôi nó chưa?". Và tôi bảo ngay rằng: "Mang nó về đi anh, em cần có nó". Tôi như tìm lại một điều gì đó rất gần gũi.
Vừa về đến nhà, chú mèo cuộn mình ngay lên người tôi như thể chưa bao giờ đi xa. Từ đó, chúng tôi chẳng bao giờ rời nhau. Trong thời gian tôi ốm liệt, nó chỉ thích rúc đầu vào người tôi, có khi còn cố rướn lên cọ cọ đầu vào cằm tôi. Tôi chọn tên Dharma đặt cho nó, tiếng Ấn có nghĩa là "Làm được điều mình muốn". Các cuộc nghiên cứu về bệnh ung thư đã chứng minh rằng tìm thấy niềm vui và mục đích trong cuộc sống sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cơ hội phục hồi. Tôi có hai niềm mơ ước thầm kín là sẽ viết văn và sống có ích cho người khác. Cái tên Dharma là nguồn động viên tôi và hơn cả đó là sự nhắc nhở nữa.
Mỗi khi đi khám bệnh về, tôi lập tức bế Dharma lên như một đứa trẻ và bồng đi khắp nhà, tôi còn mang nó theo khi đưa quần áo đi giặt. Có Dharma, tôi không còn bắn tính và cáu kỉnh với mọi người, mọi thứ xung quanh nữa. Nó có tiếng kêu rừ rừ nghe thật êm tai, và cách tạo cảm giác yêu thương của riêng nó cũng thật thanh thoát nhẹ nhàng.
Chú mèo nhỏ bé ngày nào giờ đã lớn hơn. Các trò vật lộn, cắn phá và vồ chụp đồ đạc trong nhà trở thành thú tiêu khiển ngộ nghĩnh của nó. Đặc biệt, nó rất thích đuổi bắt bướm ở sân sau nhà. Tôi đã trồng nhiều loài cỏ Nhật Bản có hoa màu tím, loài bướm rất ưa loại cây này. Tôi nghĩ, chắc Dharma chẳng bao giờ bắt được con nào, nhưng không biết bao nhiêu buổi chiều rồi, tôi đã ngồi hàng giờ trên ghế bên hiên nhà ngắm nhìn Dharma say sưa với thú vui của nó. Thật thảnh thơi, tự tại. Lúc đó, tôi cũng cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Nhìn cách nó vui sống, tôi nghĩ đã đến lúc mình phải sống như thế rồi.
Cuối tháng Mười Hai năm đó, tôi trải qua cuộc phẫu thuật tái tạo bộ ngực lần cuối. Và bác sĩ thông báo rằng tôi có thể sẽ trở lại làm việc được vào tháng Hai năm sau. Nhưng chỉ ba ngày sau cuộc phẫu thuật, điều không ngờ tới đã xảy đến. Trong lúc phóng qua hàng rào, Dharma bị một chiếc xe đang phóng nhanh cán chết ngay lập tức. Lúc đó, tôi điếng người tưởng như chết được. Tôi hoàn toàn suy sụp. Tôi cứ ngồi thừ trên ghế nơi tôi và Dharma thường ngồi.
Sau mọi cách an ủi không được, chồng tôi bèn nói một cách nghiêm túc rằng Dharma đã đến để giúp tôi vượt qua giai đoạn cam go nhất trong cuộc sống như một duyên số. Giờ đây, đã đến lúc Dharma tiếp tục đi giúp đỡ những người khác. Tôi cũng muốn tin điều đó là thật bởi đã lâu tôi không ra hồ. Hôm đó tôi đánh bạo đi đến bờ hồ, nên mới gặp Dharma và phải mang về nuôi vì nó rất cần được giúp đỡ. Tôi đã vô tình cứu được bản thân tôi. Tất cả những gì Dharma mang đến không phải là sự trùng hợp. Chắc chắn khi Dharma xen vào cuộc đời tôi cũng như khi nó ra đi đều có lý do cả".
Những suy nghĩ ấy cứ tuôn chảy như gội rửa tâm hồn tôi. Ngắm Dharma nằm bình yên trên tay, tôi cảm thấy nó sẽ mãi bên cạnh tôi, cũng giống như tôi sẽ mãi tồn tại trong cuộc đời của tất cả mọi người mà tôi đã xen vào. Dharma đã cho tôi cuộc đời của mình để tôi biết thế nào là cảm giác của sự chia sẻ và bình yên.
Ba tháng trước, khi mới ba mươi bảy tuổi, tôi được chẩn đoán bị ung thư vú. Do khối u đã bị di căn, bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác ấy. Lòng tôi đau đớn tựa dao cắt. Tôi còn quá trẻ để phải chịu đựng điều đó. Trong lúc tôi đang dần dần phục hồi sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ lại thông báo thêm một tin dữ: Các khối u ung thư đã lan đến bạch cầu. Chỉ có điều trị bằng hóa chất mới có hy vọng cứu vãn nổi.
Thế là những lần điều trị liên tục kết hợp hóa trị liều cao, rồi tiếp tục dùng hormon trong năm năm đã làm tôi tiều tụy hẳn. Tôi chỉ còn có thể tự mặc quần áo, nuốt một ít thức ăn cho qua ngày. Ngoài giờ làm việc, chồng tôi phải cố gắng hết sức để chăm lo nhà cửa và chăm sóc tôi. Tôi thường hay cáu kỉnh và luôn có cảm giác đơn độc. Từ khi lâm bệnh, đây là lần đầu tiên tôi rời nhà rảo bước ra bờ hồ như thế này.
Meo! Meo! Tiếng kêu vẫn cứ văng vẳng.
Không! Tôi vẫn nghĩ như vậy và tiếp tục bước đi. Bất ngờ, tiếng kêu quang quác xé không trung phá vỡ không gian yên tĩnh, bốn con chim giẻ cùi đang bổ nhào xuống bụi cây nơi phát ra tiếng kêu ban nãy. Tôi la lớn đuổi vội các con chim hung dữ và chạy tới bụi cây. Bên dưới, một chú mèo nhỏ bé màu vàng độ ba tuần tuổi đang run rẩy, đôi mắt xanh nhạt lấp lánh. Bế nó trên tay, tôi hy vọng tìm được chủ của nó hay nhờ ai đó mang về nuôi hộ.
Gió thổi phần phật xung quanh tôi, chú mèo vẫn còn sợ chết khiếp nên cuộn mình nép thật sát vào người tôi. Loay hoay một lúc không tìm được ai chịu nhận nuôi, tôi quyết định tạm thời cứ mang về nhà đã. Trong thời gian đó, tôi vẫn nằm liệt giường, kiệt sức vì hóa trị, còn chú mèo con lúc nào cũng nằm vắt người lên ngực tôi kêu rù rù nho nhỏ. Tôi đã quen với hơi ấm của nó. Một buổi tối chồng tôi đi làm đêm, tôi đặt nó vào một cái hộp và bảo anh mang theo tìm xem có ai chịu nuôi nó không. Nhưng chỉ được một giờ, tôi đã hốt hoảng vội gọi điện hỏi xem. "Anh đã tìm được ai nuôi nó chưa?". Và tôi bảo ngay rằng: "Mang nó về đi anh, em cần có nó". Tôi như tìm lại một điều gì đó rất gần gũi.
Vừa về đến nhà, chú mèo cuộn mình ngay lên người tôi như thể chưa bao giờ đi xa. Từ đó, chúng tôi chẳng bao giờ rời nhau. Trong thời gian tôi ốm liệt, nó chỉ thích rúc đầu vào người tôi, có khi còn cố rướn lên cọ cọ đầu vào cằm tôi. Tôi chọn tên Dharma đặt cho nó, tiếng Ấn có nghĩa là "Làm được điều mình muốn". Các cuộc nghiên cứu về bệnh ung thư đã chứng minh rằng tìm thấy niềm vui và mục đích trong cuộc sống sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cơ hội phục hồi. Tôi có hai niềm mơ ước thầm kín là sẽ viết văn và sống có ích cho người khác. Cái tên Dharma là nguồn động viên tôi và hơn cả đó là sự nhắc nhở nữa.
Mỗi khi đi khám bệnh về, tôi lập tức bế Dharma lên như một đứa trẻ và bồng đi khắp nhà, tôi còn mang nó theo khi đưa quần áo đi giặt. Có Dharma, tôi không còn bắn tính và cáu kỉnh với mọi người, mọi thứ xung quanh nữa. Nó có tiếng kêu rừ rừ nghe thật êm tai, và cách tạo cảm giác yêu thương của riêng nó cũng thật thanh thoát nhẹ nhàng.
Chú mèo nhỏ bé ngày nào giờ đã lớn hơn. Các trò vật lộn, cắn phá và vồ chụp đồ đạc trong nhà trở thành thú tiêu khiển ngộ nghĩnh của nó. Đặc biệt, nó rất thích đuổi bắt bướm ở sân sau nhà. Tôi đã trồng nhiều loài cỏ Nhật Bản có hoa màu tím, loài bướm rất ưa loại cây này. Tôi nghĩ, chắc Dharma chẳng bao giờ bắt được con nào, nhưng không biết bao nhiêu buổi chiều rồi, tôi đã ngồi hàng giờ trên ghế bên hiên nhà ngắm nhìn Dharma say sưa với thú vui của nó. Thật thảnh thơi, tự tại. Lúc đó, tôi cũng cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Nhìn cách nó vui sống, tôi nghĩ đã đến lúc mình phải sống như thế rồi.
Cuối tháng Mười Hai năm đó, tôi trải qua cuộc phẫu thuật tái tạo bộ ngực lần cuối. Và bác sĩ thông báo rằng tôi có thể sẽ trở lại làm việc được vào tháng Hai năm sau. Nhưng chỉ ba ngày sau cuộc phẫu thuật, điều không ngờ tới đã xảy đến. Trong lúc phóng qua hàng rào, Dharma bị một chiếc xe đang phóng nhanh cán chết ngay lập tức. Lúc đó, tôi điếng người tưởng như chết được. Tôi hoàn toàn suy sụp. Tôi cứ ngồi thừ trên ghế nơi tôi và Dharma thường ngồi.
Sau mọi cách an ủi không được, chồng tôi bèn nói một cách nghiêm túc rằng Dharma đã đến để giúp tôi vượt qua giai đoạn cam go nhất trong cuộc sống như một duyên số. Giờ đây, đã đến lúc Dharma tiếp tục đi giúp đỡ những người khác. Tôi cũng muốn tin điều đó là thật bởi đã lâu tôi không ra hồ. Hôm đó tôi đánh bạo đi đến bờ hồ, nên mới gặp Dharma và phải mang về nuôi vì nó rất cần được giúp đỡ. Tôi đã vô tình cứu được bản thân tôi. Tất cả những gì Dharma mang đến không phải là sự trùng hợp. Chắc chắn khi Dharma xen vào cuộc đời tôi cũng như khi nó ra đi đều có lý do cả".
Những suy nghĩ ấy cứ tuôn chảy như gội rửa tâm hồn tôi. Ngắm Dharma nằm bình yên trên tay, tôi cảm thấy nó sẽ mãi bên cạnh tôi, cũng giống như tôi sẽ mãi tồn tại trong cuộc đời của tất cả mọi người mà tôi đã xen vào. Dharma đã cho tôi cuộc đời của mình để tôi biết thế nào là cảm giác của sự chia sẻ và bình yên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét