Đó chỉ là chiếc phong bì nhỏ, lấp ló giữa các nhánh thông vào mỗi dịp Giáng sinh đến nay đã 10 năm rồi.
Mọi chuyện bắt đầu từ Giáng sinh năm ấy. Chồng tôi rất ghét mùa Giáng sinh, anh ấy ghét những cuộc chạy đôn chạy đáo mua quà cho đến tận phút chót để mua cho người bác một chiếc cà vạt, cho bà một sấp vải lụa, vân vân và vân vân, rồi đến những khoảng chi tiêu vô tội vạ. Các món quà được trao đi như bị bắt bí vì bạn chẳng thể nào làm khác được. Năm đó, tôi quyết định không mua những món quà thông thường như chiếc áo sơ mi, cái áo ấm hay cà vạt... nữa. Tôi muốn tặng Mike một món quà thật đặc biệt. Và ý định ấy đến với tôi thật bất ngờ.
Trước ngày Giáng sinh không lâu, con trai chúng tôi tham gia một trận thi đấu giao hữu với một đội được nhà thờ bảo trợ. Những đứa trẻ này hầu hết là những trẻ em lang thang đường phố. Bọn trẻ đó, chân mang những đôi giầy tả tơi, xuất hiện hoàn toàn tương phản với học sinh trường của con tôi: đồng phục xanh vàng tinh tươm cùng những đôi giày thể thao mới bóng.
Khi trận đấu bắt đầu, tôi hơi lo lắng khi thấy đội bên kia thi đấu mà không đội nón bảo hộ. Rõ ràng chiếc nón này là một vật quá xa xỉ đối với một đội nghèo. Và chẳng ngạc nhiên khi đội của con tôi đã chiến thắng giòn giã. Chúng tôi thắng tuyệt đối ở mọi hạng cân. Thế nhưng mỗi võ sĩ đối phương từ thảm đấu lồm cồm đứng dậy và đều bước vòng quanh sàn đấu, cố làm ra vẻ nghênh ngang trong tiếng hoan hô giả tạo, biểu lộ một thái độ tự hào kiểu đường phố không thừa nhận thất bại.
Chồng tôi ngồi bên cạnh lắc đầu buồn bã:
- Anh ước sao chúng có thể thắng chỉ một trận thôi. Bọn trẻ đó có nhiều tiềm năng, nhưng thua như vậy có thể làm chúng buồn lắm.
Mike rất yêu trẻ con. Anh hiểu rõ tâm lý bọn trẻ trong những lần thi đấu như thế vì bản thân anh cũng đã từng là một huấn luyện viên. Chính lúc đó, ý nghĩ về món quà tặng anh nhân dịp Giáng sinh hiện ra trong tôi.
Chiều hôm đó, tôi mua một số bộ đấu vật, gồm mũ bảo hộ và giầy rồi gửi ẩn danh đến nhà thờ bảo trợ đội bóng kia. Và trong chiếc phong bì chúc mừng Giáng sinh, tôi ghi lại rằng hành động ấy là dành tặng cho chồng tôi.
Nụ cười của anh là ánh sáng rạng rỡ nhất trong mùa Giáng Sinh năm đó – và trong cả các mùa lễ sau. Mỗi khi Giáng sinh về, năm thì tôi mua vé tặng các trẻ em chậm phát triển đến xem trận đấu khúc côn cầu, năm thì tặng một số tiền cho hai vợ chồng già neo đơn mới bị cháy nhà, v.v...
Chiếc phong bì trở thành một điểm sáng trong ngày Giáng sinh của nhà chúng tôi. Nó luôn luôn được mở ra sau cùng. Và các con chúng tôi, thường hay quên bẵng gói quà của chúng, đứng đó mắt tròn xoe ngước nhìn cha mình lấy phong bì từ trên cây thông xuống rồi xúm lại xem nội dung là gì. Khi bọn trẻ trưởng thành, các món đồ chơi được thay bằng các tặng vật thiết thực hơn; nhưng chiếc phong bì không bao giờ mất đi ý nghĩa của nó.
Chúng tôi mất Mike năm ngoái do căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Khi Giáng sinh đến gần, trong nỗi buồn nhớ Mike, tôi chỉ còn đủ tinh thần để mang cây thông ra dựng ở giữa nhà. Thế nhưng, tôi vẫn không quên đặt lên đấy chiếc phong bì quen thuộc. Chẳng ai bảo ai, các con tôi cũng lặng lẽ đặt những chiếc phong bì dành tặng cha chúng. Chiếc phong bì ấy luôn mang đến niềm vui và sự thanh thản, để chúng ta có thể hướng tâm hồn mình rộng mở hơn với cuộc sống này.
Mọi chuyện bắt đầu từ Giáng sinh năm ấy. Chồng tôi rất ghét mùa Giáng sinh, anh ấy ghét những cuộc chạy đôn chạy đáo mua quà cho đến tận phút chót để mua cho người bác một chiếc cà vạt, cho bà một sấp vải lụa, vân vân và vân vân, rồi đến những khoảng chi tiêu vô tội vạ. Các món quà được trao đi như bị bắt bí vì bạn chẳng thể nào làm khác được. Năm đó, tôi quyết định không mua những món quà thông thường như chiếc áo sơ mi, cái áo ấm hay cà vạt... nữa. Tôi muốn tặng Mike một món quà thật đặc biệt. Và ý định ấy đến với tôi thật bất ngờ.
Trước ngày Giáng sinh không lâu, con trai chúng tôi tham gia một trận thi đấu giao hữu với một đội được nhà thờ bảo trợ. Những đứa trẻ này hầu hết là những trẻ em lang thang đường phố. Bọn trẻ đó, chân mang những đôi giầy tả tơi, xuất hiện hoàn toàn tương phản với học sinh trường của con tôi: đồng phục xanh vàng tinh tươm cùng những đôi giày thể thao mới bóng.
Khi trận đấu bắt đầu, tôi hơi lo lắng khi thấy đội bên kia thi đấu mà không đội nón bảo hộ. Rõ ràng chiếc nón này là một vật quá xa xỉ đối với một đội nghèo. Và chẳng ngạc nhiên khi đội của con tôi đã chiến thắng giòn giã. Chúng tôi thắng tuyệt đối ở mọi hạng cân. Thế nhưng mỗi võ sĩ đối phương từ thảm đấu lồm cồm đứng dậy và đều bước vòng quanh sàn đấu, cố làm ra vẻ nghênh ngang trong tiếng hoan hô giả tạo, biểu lộ một thái độ tự hào kiểu đường phố không thừa nhận thất bại.
Chồng tôi ngồi bên cạnh lắc đầu buồn bã:
- Anh ước sao chúng có thể thắng chỉ một trận thôi. Bọn trẻ đó có nhiều tiềm năng, nhưng thua như vậy có thể làm chúng buồn lắm.
Mike rất yêu trẻ con. Anh hiểu rõ tâm lý bọn trẻ trong những lần thi đấu như thế vì bản thân anh cũng đã từng là một huấn luyện viên. Chính lúc đó, ý nghĩ về món quà tặng anh nhân dịp Giáng sinh hiện ra trong tôi.
Chiều hôm đó, tôi mua một số bộ đấu vật, gồm mũ bảo hộ và giầy rồi gửi ẩn danh đến nhà thờ bảo trợ đội bóng kia. Và trong chiếc phong bì chúc mừng Giáng sinh, tôi ghi lại rằng hành động ấy là dành tặng cho chồng tôi.
Nụ cười của anh là ánh sáng rạng rỡ nhất trong mùa Giáng Sinh năm đó – và trong cả các mùa lễ sau. Mỗi khi Giáng sinh về, năm thì tôi mua vé tặng các trẻ em chậm phát triển đến xem trận đấu khúc côn cầu, năm thì tặng một số tiền cho hai vợ chồng già neo đơn mới bị cháy nhà, v.v...
Chiếc phong bì trở thành một điểm sáng trong ngày Giáng sinh của nhà chúng tôi. Nó luôn luôn được mở ra sau cùng. Và các con chúng tôi, thường hay quên bẵng gói quà của chúng, đứng đó mắt tròn xoe ngước nhìn cha mình lấy phong bì từ trên cây thông xuống rồi xúm lại xem nội dung là gì. Khi bọn trẻ trưởng thành, các món đồ chơi được thay bằng các tặng vật thiết thực hơn; nhưng chiếc phong bì không bao giờ mất đi ý nghĩa của nó.
Chúng tôi mất Mike năm ngoái do căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Khi Giáng sinh đến gần, trong nỗi buồn nhớ Mike, tôi chỉ còn đủ tinh thần để mang cây thông ra dựng ở giữa nhà. Thế nhưng, tôi vẫn không quên đặt lên đấy chiếc phong bì quen thuộc. Chẳng ai bảo ai, các con tôi cũng lặng lẽ đặt những chiếc phong bì dành tặng cha chúng. Chiếc phong bì ấy luôn mang đến niềm vui và sự thanh thản, để chúng ta có thể hướng tâm hồn mình rộng mở hơn với cuộc sống này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét