Chương 3 : Gỡ bỏ đám "mạng nhện" trong suy nghĩ của bạn
Bạn nghĩ mình là người thế nào thì bạn sẽ trở thành người như thế ấy. Nhưng bạn suy nghĩ những gì? Suy nghĩ của bạn được xử lý theo trình tự nào? Suy nghĩ của bạn đúng đến mức nào? Và quan trọng hơn cả là suy nghĩ của bạn có tích cực hay không?
Đó là những đám “mạng nhện tinh thần” rối rắm, khi vướng vào thì khó thoát ra, thường gây xáo trộn suy nghĩ của hầu hết mọi người, kể cả những bộ não thông minh nhất. Những suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, thói quen, niềm tin của chúng ta thường bị mắc vào đám mạng nhện này.
Đôi khi chúng ta muốn sửa đổi các thói quen xấu của mình. Cũng có lúc chúng ta bị lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, rồi giống như lũ côn trùng bị vướng vào mạng nhện, chúng ta bắt đầu vùng vẫy để thoát thân, nhưng càng cố gắng bao nhiêu, chúng ta lại càng bị quấn chặt bấy nhiêu.
Một số người bỏ cuộc và phải chịu những xung đột tinh thần sâu sắc, nhưng một số khác biết cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh của tiềm thức thông qua nhận thức. Đó là những người chiến thắng. Cuốn sách này dạy cho bạn cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh đó.
Không như loài côn trùng, chúng ta có thể tránh khỏi đám mạng nhện đó nhờ khả năng kiểm soát thái độ tinh thần của mình. Chúng ta có thể gỡ bỏ chúng và quét sạch ngay khi chúng vừa manh nha hình thành. Chúng ta cũng có thể tự giải thoát cho mình nếu lỡ sa vào lưới nhện, và chúng ta vẫn giữ được sự tự do của mình.
Bạn có thể làm điều này bằng cách suy nghĩ chính xác với công cụ thái độ tích cực, mà suy nghĩ chính xác là một trong 17 nguyên tắc thành công được trình bày trong cuốn sách này.
Muốn suy nghĩ chính xác, bạn phải biết vận dụng lý trí. Khoa học về lý trí hay suy nghĩ chính xác được gọi là lô-gic học. Bạn có thể tìm hiểu lô-gic học qua những cuốn sách được viết riêng cho chủ đề này, chẳng hạn như: Nghệ Thuật Suy Nghĩ Mạch Lạc(The Art of Clear Thinking) của Rudolf Flesch; Thính Giả Say Mê Nhất của Bạn (Your Most Enchanted Listener) của Wendell Johnson; Dẫn Nhập về lô-gic (Introduction to Logic) của Irving Copi và Nghệ Thuật Suy Nghĩ Đúng Đắn (The Art of Straight Thinking) của Edwin Leavitt Clarke. Những cuốn sách này rất hữu ích cho bạn.
Nhưng chúng ta không chỉ hành động dựa trên lý trí. Ngoài lý trí, con người còn hành động dựa trên những cảm nhận thông thường. Điều đó tùy thuộc vào thói quen suy nghĩ và hành động, trực giác, kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các xu hướng và môi trường.
Một kiểu «mạng nhện» trong suy nghĩ của chúng ta là giả định cho rằng mọi người đều hành động dựa trên lý trí. Nhưng trong thực tế, mọi hành động có nhận thức của con người đều là hệ quả trực tiếp của những gì mà họ muốn làm. Mỗi người trong chúng ta đưa ra quyết định của riêng mình. Khi phân tích lý lẽ, chúng ta thường nêu ra những kết luận thuận theo sự thôi thúc từ bên trong của tiềm thức. Xu hướng này tồn tại trong đa số chúng ta – thậm chí cả với những nhà tư tưởng và triết gia vĩ đại nhất.
Vào năm 31 trước Công nguyên, một triết gia Hy Lạp sống ở một thành phố gần vùng biển Aegean muốn đi Carthage. Vốn là bậc thầy về lô-gic nên ông phân tích rất kỹ các lý do để thực hiện chuyến đi và cả những lý do để phản bác ý định này. Với mỗi lý do giải thích tại sao nên đi, ông lại nhận thấy mình có rất nhiều lý do khuyên mình nên ở lại. Chẳng hạn, chắc chắn là ông sẽ bị say sóng, hay chiếc thuyền nhỏ đến mức chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua thì ông cũng có thể mất mạng! Rồi nào là bọn cướp biển đang chực chờ ở Tripoli để tấn công các thương thuyền. Nếu thuyền của ông rơi vào tay chúng, ông sẽ bị lột sạch và có khi còn bị bán làm nô lệ. Sự thận trọng bảo ông không nên thực hiện chuyến đi này.
Nhưng ông đã lên đường. Tại sao? Vì ông muốn như vậy.
Cảm xúc và lý trí nên cân bằng với nhau trong cuộc sống của mỗi người. Không một yếu tố nào được tỏ ra vượt trội hơn. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên làm những gì mình muốn, thay vì những gì lý trí mách bảo. Cũng giống như vị triết gia này, ông đã có một chuyến du hành thú vị và trở về nhà an toàn.
Socrates - một trong số những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của mọi thời đại - vẫn có những đám “mạng nhện” trong suy nghĩ.
Có phải bạn chỉ nhìn thấy khuyết điểm ở người khác? Khi còn trẻ, ông yêu một cô gái xinh đẹp tên là Xanthippe. Socrates tuy không đẹp trai, nhưng lại có tài thuyết phục người khác. Socrates đã thành công trong việc chinh phục Xanthippe và cô đã đồng ý làm vợ ông.
Sau tuần trăng mật, cuộc sống hôn nhân của ông diễn ra không mấy suôn sẻ. Vợ Socrates bắt đầu nhìn thấy khiếm khuyết của chồng. Và ông cũng thế. Ông luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Ông là một người ích kỷ. Còn vợ ông cứ luôn miệng cằn nhằn. Socrates lập luận: “Mục tiêu của tôi là sống hòa hợp với mọi người. Tôi chọn Xanthippe vì biết rằng nếu có thể hòa hợp với cô ấy thì tôi cũng có thể sống tốt với bất kỳ ai”.
Ông đã nói như thế, nhưng hành động của ông đã đi ngược lại tinh thần đó. Có lẽ ông chỉ cố gắng sống hòa hợp với một số ít người mà thôi.
Lẽ ra, Socrates phải tìm hiểu và tạo ảnh hưởng tích cực đối với vợ mình, thông qua thái độ quan tâm và tình yêu như khi ông thuyết phục bà lấy ông thuở ban đầu. Ông không nhìn thấy những khuyết điểm lớn của chính bản thân, nhưng lại nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ ở Xanthippe.
Socrates và vợ cũng giống như bao cặp vợ chồng khác trong thời đại ngày nay. Sau khi kết hôn, họ bắt đầu thờ ơ với nhau, không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu họ dành cho nhau cũng giảm dần. Họ không tiếp tục phát huy những tính cách và thái độ tinh thần đã giúp họ hạnh phúc trong thời gian tìm hiểu nhau trước đó.
Rõ ràng là cả Socrates lẫn Xanthippe đã không đọc cuốn sách này. Nếu có thì hẳn họ đã biết cách truyền cảm hứng cho nhau để có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lẽ ra họ phải nhìn thấy khuyết điểm lớn của bản thân thay vì cứ nhìn vào những khuyết điểm nhỏ của người kia.
Bạn biết rồi đấy, nếu hiểu rõ nguyên nhân của một vấn đề thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh vấp phải vấn đề đó, hoặc chí ít cũng có thể tìm thấy giải pháp nếu phải đối mặt với nó.
Một anh bạn từng tham gia khóa học Thái độ tích cực của chúng tôi. Ngay buổi đầu tiên, người hướng dẫn hỏi anh: “Tại sao anh quyết định tham gia khóa học này?”.
“Vì hạnh phúc của vợ tôi!” - Anh đáp. Rất nhiều học viên đã bật cười, nhưng người hướng dẫn thì không. Ông biết có rất nhiều gia đình không hạnh phúc khi người chồng hay vợ chỉ nhìn thấy khiếm khuyết của người kia, nhưng lại không nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân.
Và anh ấy đã tìm lại được hạnh phúc cho gia đình mình. Bốn tuần sau đó, trong một lần hẹn gặp riêng người học viên nọ, người hướng dẫn đã hỏi anh: “Anh giải quyết khó khăn của mình đến đâu rồi?”.
“Tôi đã giải quyết xong!”
“Thật tuyệt! Anh làm thế nào?”
“Tôi đã học được một điều: Khi đối mặt với khó khăn từ việc hiểu lầm người khác, tôi sẽ phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Khi phân tích thái độ của mình, tôi bỗng nhận thấy tôi đang mang một thái độ tiêu cực. Xét cho cùng thì khó khăn mà tôi đang gặp phải không liên quan gì đến vợ tôi, mà tất cả đều bắt nguồn từ tôi! Thế là bỗng nhiên chẳng còn vướng mắc nào giữa tôi và cô ấy nữa!”
Hạnh phúc của chúng ta bị rất nhiều tấm “mạng nhện” làm nhiễu loạn, và trớ trêu thay, tấm mạng nhện gây cản trở lớn nhất lại chính là công cụ của suy nghĩ: lời nói. Lời nói là biểu tượng, như S. I. Hayakawa từng viết trong cuốn sách của ông. Biểu tượng bằng lời nói có thể đại diện cho một tổ hợp ý kiến, khái niệm và những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, khi tiếp tục đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng tiềm thức luôn kết nối với nhận thức thông qua các biểu tượng.
Thông qua lời nói, bạn có thể gợi ý cho người khác hành động. Khi nói với ai đó rằng: “Bạn có thể!” thì đây được xem là lời gợi ý. Khi nói với bản thân rằng: “Mình có thể!” thì đây được xem là những lời tự động viên. Những chân lý này sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương sau. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về môn ngữ nghĩa học.
Hayakawa là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này. Ông cho rằng việc hiểu rõ lời nói của người đối diện, hay thậm chí của chính mình, là một yếu tố hết sức quan trọng để có những suy nghĩ chính xác.
Nhưng chúng ta làm điều đó như thế nào? Hãy bắt đầu từ việc hai bên thật sự hiểu ý nhau.
Một lời nói có thể gây tranh cãi. Người chú của một cậu bé 9 tuổi ghé thăm nhà anh chị mình. Một tối nọ, giữa hai anh em đã diễn ra cuộc trò chuyện như sau:
- Anh nghĩ thế nào về một đứa trẻ hay nói dối?
- Anh cũng chưa biết mình nghĩ như thế nào, và anh chỉ biết chắc một điều là con trai anh luôn nói sự thật.
- Nhưng hôm nay nó đã nói dối.
- Con trai, con đã nói dối chú phải không?
- Dạ không, thưa cha.
- Chúng ta hãy làm rõ chuyện này xem nào. Chú thì bảo cháu nó đã nói dối. Nhưng nó lại không thừa nhận. Vậy là sao? - Người cha quay về phía người chú và hỏi.
- Em bảo cháu mang đồ chơi xuống hầm. Nó không làm theo lời em nhưng lại bảo là đã làm rồi.
- Con trai, con đã mang đồ chơi xuống hầm chưa?
- Dạ rồi, thưa cha.
- Vậy con giải thích sao về điều này? Chú thì bảo con chưa mang đồ chơi xuống hầm trong khi con lại nói là đã làm rồi.
- Từ lầu một xuống tầng hầm chỉ cách vài bước chân... Đi bốn bước là tới cửa sổ... Con đã đặt đồ chơi ở bậu cửa sổ... Tầng hầm là khoảng trống giữa sàn và trần nhà... Vậy đồ chơi của con đã ở trong tầng hầm rồi còn gì!
Cuộc tranh cãi giữa hai chú cháu thực ra bắt nguồn từ định nghĩa của một danh từ là tầng hầm. Cậu bé chắc chắn biết rõ người chú muốn gì, nhưng cậu lười biếng không muốn chạy xuống hầm. Lúc bị quở trách, cậu bé đã cố gắng biện bạch bằng cách sử dụng lô-gic trên.
Đùi ếch và lô-gic. Khi còn bé, tôi rất thích ăn món đùi ếch. Một hôm, tôi đi ăn ở nhà hàng nọ và người bồi bàn dọn ra những chiếc đùi ếch to đến mức tôi thấy sờ sợ. Từ đó về sau, tôi không thích đùi ếch lớn nữa.
Vài năm sau, tôi lại có dịp ngồi ăn trong một nhà hàng sang trọng ở Louisville, Kentucky và nhìn thấy món đùi ếch trong thực đơn. Cuộc trò chuyện giữa tôi và người bồi bàn đã diễn ra như sau:
- Ở đây có đùi ếch nhỏ không?
- Có, thưa ông!
- Anh có chắc không? Tôi không thích đùi ếch lớn đâu nhé!
- Chắc chắn, thưa ông!
- Ồ, nếu chúng là món đùi ếch nhỏ thì thật tuyệt!
- Vâng, thưa ông!
Khi người bồi bàn mang thức ăn ra, tôi nhìn thấy toàn là đùi ếch lớn. Tôi bực mình bảo anh ta:
- Đây không phải là đùi ếch nhỏ!
- Đây là những chiếc nhỏ nhất mà chúng tôi có, thưa ông. - Người bồi bàn lễ phép đáp lại.
Thay vì tiếp tục cằn nhằn trong sự bực bội, tôi quyết định thôi thì mình cứ dùng cho qua bữa. Ấy vậy mà tôi đã chén ngon lành đến mức tiếc nuối giá như những chiếc đùi ếch này lớn hơn chút nữa.
Tôi đã nhận được một bài học về sự lô-gic trong suy nghĩ.
Khi phân tích vấn đề, tôi đã đánh giá đùi ếch lớn và nhỏ thông qua giả thuyết sai lầm. Kích thước của những chiếc đùi ếch không làm cho món ăn ngon hay dở. Vấn đề là những chiếc đùi ếch lớn mà tôi từng ăn trước đây không đủ tươi mà thôi, trong khi tôi lại ác cảm với những chiếc đùi ếch lớn chỉ vì kích thước của chúng, chứ không phải vì mùi vị món ăn.
Giờ thì chúng ta đã biết khi bắt đầu với giả thuyết sai lầm, những tấm “mạng nhện” sẽ khiến con người không thể suy nghĩ chính xác. Nhiều người đã có suy nghĩ thiếu chính xác khi họ cho phép những giả thuyết sai chi phối tâm trí mình. Những lời nói hay cách diễn đạt như: Luôn – chỉ – không bao giờ – chẳng có gì – mỗi – mọi người – không ai cả – không thể – bất khả thi –hoặc cái này... hoặc cái kia – thường là những giả thuyết sai lầm. Nếu sử dụng chúng thì những kết luận họ đưa ra hầu như chỉ dẫn đến sai lầm.
Tình thế bức bách + Thái độ tích cực = Động lực để thành công. Có một cụm từ mà nếu được kết hợp với thái độ tích cực sẽ truyền cảm hứng để bạn đạt được những thành tựu huy hoàng; ngược lại, khi kết hợp với thái độ tiêu cực thì cụm từ ấy sẽ trở thành lời biện hộ cho sự dối trá, lừa gạt và gian lận. Cụm từ ấy chính là tình thế bức bách. Cái khó ló cái khôn, tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng cái khó cũng có thể làm xuất hiện tội ác.
Chuẩn mực đạo đức chính là nền tảng của mọi thành tựu và cũng là một phần không thể thiếu của thái độ tích cực.
Trong cuốn sách này, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều câu chuyện thành công của những con người đã nhận được cảm hứng từ tình thế bức bách. Trong mỗi trường hợp, bạn sẽ nhận thấy họ đạt được thành công mà không hề vi phạm một tiêu chuẩn đạo đức nào. Lee Braxton là một trong số đó.
Lee Braxton sinh ra ở Whiteville, North Carolina, là con trai của một người thợ rèn nghèo. Ông là người con thứ 10 trong gia đình có 12 người con. Braxton nói: “... các bạn có thể cho rằng tôi quen với cảnh nghèo đói từ rất sớm. Tôi đã nỗ lực kiếm tiền để theo học hết lớp 6 bằng cách đi đánh giày, giao hàng tạp hóa, bán báo, làm việc trong nhà máy dệt, rửa xe ô tô, và làm thợ phụ trong một xưởng máy”.
Rồi khi trở thành thợ máy, Lee cho rằng như thế là ông cố gắng hết khả năng của mình. Nhưng có lẽ ông vẫn chưa tìm thấy động lực cho mình. Ông kết hôn và cả hai vợ chồng đã cùng nhau chắt bóp từng xu nhỏ để trang trải cuộc sống. Việc tháo gỡ những sợi dây nghèo khó trói buộc đối với ông là điều bất khả thi với những đồng lương còm cỏi. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Cuộc Đại suy thoái ập đến và Lee bị mất việc. Căn nhà của ông sắp sửa bị lấy lại do Lee không còn khả năng đóng tiền trả góp. Tình thế hiện tại của ông gần như là tuyệt vọng.
Và rồi một người bạn tặng Lee cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công. Người bạn này cũng bị mất việc và mất nhà trong cuộc Đại suy thoái, nhưng đã tìm lại được cảm hứng để tái xây dựng tương lai sau khi đọc xong Cách Nghĩ để Thành Công.
Giờ thì Lee đã sẵn sàng.
Ông đọc cuốn sách hết lần này đến lần khác. Ông đang tìm kiếm sự thành công về mặt tài chính. Ông tự nhủ: “Dường như mình còn rất nhiều việc phải làm. Mình cần phải bổ sung điều gì đó. Không một cuốn sách nào có thể làm điều đó thay mình. Trước tiên là phải phát triển một thái độ tích cực đối với khả năng và cơ hội của bản thân. Mình phải chọn lấy một mục tiêu cụ thể. Khi đó, mình phải nhắm đến một mục tiêu cao hơn so với những mục tiêu đã đặt ra trong quá khứ. Nhưng mình cần phải bắt đầu ngay. Mình sẽ bắt đầu với công việc đầu tiên tìm được”.
Nói là làm, Lee đã nỗ lực tìm kiếm và tìm được một công việc với mức lương khiêm tốn. Dù sao thì đây cũng là một sự khởi đầu thuận lợi.
Chỉ vài năm sau khi đọc xong cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công, Lee Braxton đã sáng lập và trở thành Chủ tịch Ngân Hàng First National ở Whiteville, được bầu làm thị trưởng thành phố và tham gia vào nhiều cơ sở kinh doanh thành công khác. Bạn xem, Lee đã đặt mục tiêu cao – rất cao, là làm giàu đủ để nghỉ hưu ở tuổi 50. Tuy nhiên, ông đã thành công sớm hơn dự định sáu năm và đã nghỉ hưu ở tuổi 44 với một nguồn thu nhập đều đặn.
Điều đáng nói không phải là công việc ông làm và những khoản đầu tư ông đã chọn để đi từ thất bại đến thành công, mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chính tình thế bức bách của sự nghèo túng đã thôi thúc con người, cùng với thái độ tư duy tích cực, khiến họ hành động để vượt lên số phận mà không vượt quá những tiêu chuẩn đạo đức bất khả xâm phạm. Người lương thiện sẽ không bao giờ gian lận, lừa dối hay trộm cắp dù có ở trong tình thế bức bách. Tính lương thiện là phẩm chất vốn có trong thái độ tích cực.
Tình thế bức bách + Thái độ tiêu cực = Tội ác. Ngược lại với mẫu người nêu trên là hàng ngàn người khác có thái độ sống tiêu cực, những người đã bị tống giam vì tội danh ăn cắp, biển thủ hay các tội danh khác, khi được hỏi tại sao họ phạm tội thì câu trả lời của họ thường là: “Tôi buộc phải làm như vậy vì chẳng còn cách nào khác!”. Đó cũng chính là lý do đưa họ vào tù! Họ đã trở nên không thành thật chỉ vì những tấm mạng nhện trong suy nghĩ che phủ thái độ tích cực, khiến họ tin rằng tình thế bức bách của sự nghèo túng đẩy con người vào cuộc sống bất lương.
Cách đây vài năm, khi đang làm công việc tư vấn trong thư viện tại trại cải tạo liên bang ở Atlanta, Napoleon Hill, tác giả quyển Cách Nghĩ để Thành Công từng có vài buổi nói chuyện riêng với “bố già” Al Capone. Một lần, Hill hỏi ông ta: “Ông đã bắt đầu cuộc sống tội phạm của mình như thế nào?”.
Al Capone chỉ buông vỏn vẹn một từ: “Nghèo”.
Sau câu trả lời đó, nước mắt bỗng ứa ra trên khóe mắt của Al Capone. Rồi ông ta kể về một số việc thiện mình đã làm mà báo chí chưa bao giờ nhắc tới. Tất nhiên, những việc thiện này không thể nào bù đắp nổi cho những tội ác đã “làm nên tên tuổi” của một tay trùm mafia khét tiếng.
Con người bất hạnh này đã sống hoang phí một đời, xua tan sự bình yên trong tâm hồn mình, tự hủy hoại thân thể với căn bệnh chết người và gieo rắc sự sợ hãi lẫn thảm họa ở những nơi mà ông ta đã đi qua. Tất cả chỉ vì ông ta chưa bao giờ học cách gỡ bỏ những tấm mạng nhện trong suy nghĩ của mình về tình thế bức bách.
Trong cuốn sách bán rất chạy có tên Sức Mạnh của Tư Duy Tích Cực (The Power of Positive Thinking), Norman Vincent Peale khích lệ mọi người hãy sống tốt hơn bằng cách trích dẫn những chân lý trong Kinh thánh vốn được nhiều người nghe theo, chẳng hạn như:
Suy nghĩ thế nào thì con người sẽ như thế ấy.
Khi có niềm tin, con người có thể làm mọi việc.
Niềm tin thiếu nỗ lực chỉ là một niềm tin viển vông.
Nói tóm lại, bạn cần lưu ý tránh những tấm “mạng nhện” tinh thần sau đây:
1. Những cảm giác, cảm xúc và đam mê tiêu cực; thói quen, niềm tin và định kiến.
2. Chỉ nhìn thấy khiếm khuyết dù rất nhỏ của người khác.
3. Tranh cãi và hiểu lầm do những trở ngại về mặt ngữ nghĩa lời nói.
4. Kết luận sai lầm bắt nguồn từ giả thuyết sai lầm.
5. Những lời nói hay cách biểu đạt làm hạn chế sự cố gắng.
6. Ý kiến cho rằng sự nghèo túng dẫn đến tính thiếu trung thực.
7. Những suy nghĩ và thói quen không tốt cho bạn.
Ở đây có rất nhiều biến thể của tấm mạng nhện lớn có, nhỏ có, mạnh có, và yếu cũng có. Tuy nhiên, nếu tự lập ra một danh sách cho riêng mình và phân tích từng tấm mạng nhện một cách tỉ mỉ, bạn sẽ thấy tất cả chúng đều bị chi phối bởi thái độ tiêu cực.
Ngu muội là kết quả của sức ì. Suy nghĩ thêm chút nữa, bạn còn nhận thấy tấm mạng nhện bị thái độ tiêu cực chi phối nhiều nhất chính là tấm mạng nhện của sức ì. Sức ì khiến bạn không chịu làm gì cả, thậm chí khi biết mình đang đi sai hướng thì bạn cũng không có ý định quay trở lại. Và bạn cứ tiếp tục sai lầm.
Điều này nghe có vẻ hợp lý đối với một người không có kiến thức, nhưng dường như bất hợp lý đối với một người hiểu biết. Nếu phán xét sự việc mà đầu óc không cởi mở và không chấp nhận thực tế thì bạn đang làm một việc ngu muội. Thái độ tiêu cực khiến cho sự ngu muội có cơ hội tồn tại và phát triển. Hãy xóa sổ nó khỏi cuộc sống của bạn ngay lập tức! Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách thức cụ thể để làm điều đó.
Người sống với thái độ tích cực có thể không có nhiều kỹ năng hoặc kiến thức. Anh ta cũng có thể không hiểu biết tường tận về mọi việc trên đời. Nhưng anh ta ý thức được một điều cơ bản rằng chân lý là chân lý và không bao giờ sai chạy, bất luận anh ta có nắm vững hoặc hiểu rõ nó hay không. Chính vì lẽ đó, người sống với thái độ tích cực luôn có lối tư duy cởi mở để học hỏi và tiếp thu, để đưa ra kết luận dựa trên những gì mình biết và sẵn sàng thay đổi những kết luận đó một khi đã hiểu rõ hơn.
Còn bạn, bạn có dám gỡ những tấm “mạng nhện” ra khỏi suy nghĩ của mình không? Nếu câu trả lời là “Có” thì bạn hãy sẵn sàng đón nhận mọi việc với một đầu óc cởi mở và sẵn sàng khám phá sức mạnh của tinh thần! Khi đó, quy trình khám phá sẽ dẫn dắt bạn đến với những phát kiến vĩ đại. Nhưng chỉ mình bạn mới có thể làm được điều đó cho chính bạn mà thôi.
Đó là những đám “mạng nhện tinh thần” rối rắm, khi vướng vào thì khó thoát ra, thường gây xáo trộn suy nghĩ của hầu hết mọi người, kể cả những bộ não thông minh nhất. Những suy nghĩ, cảm xúc, đam mê, thói quen, niềm tin của chúng ta thường bị mắc vào đám mạng nhện này.
Đôi khi chúng ta muốn sửa đổi các thói quen xấu của mình. Cũng có lúc chúng ta bị lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, rồi giống như lũ côn trùng bị vướng vào mạng nhện, chúng ta bắt đầu vùng vẫy để thoát thân, nhưng càng cố gắng bao nhiêu, chúng ta lại càng bị quấn chặt bấy nhiêu.
Một số người bỏ cuộc và phải chịu những xung đột tinh thần sâu sắc, nhưng một số khác biết cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh của tiềm thức thông qua nhận thức. Đó là những người chiến thắng. Cuốn sách này dạy cho bạn cách nắm bắt và sử dụng nguồn sức mạnh đó.
Không như loài côn trùng, chúng ta có thể tránh khỏi đám mạng nhện đó nhờ khả năng kiểm soát thái độ tinh thần của mình. Chúng ta có thể gỡ bỏ chúng và quét sạch ngay khi chúng vừa manh nha hình thành. Chúng ta cũng có thể tự giải thoát cho mình nếu lỡ sa vào lưới nhện, và chúng ta vẫn giữ được sự tự do của mình.
Bạn có thể làm điều này bằng cách suy nghĩ chính xác với công cụ thái độ tích cực, mà suy nghĩ chính xác là một trong 17 nguyên tắc thành công được trình bày trong cuốn sách này.
Muốn suy nghĩ chính xác, bạn phải biết vận dụng lý trí. Khoa học về lý trí hay suy nghĩ chính xác được gọi là lô-gic học. Bạn có thể tìm hiểu lô-gic học qua những cuốn sách được viết riêng cho chủ đề này, chẳng hạn như: Nghệ Thuật Suy Nghĩ Mạch Lạc(The Art of Clear Thinking) của Rudolf Flesch; Thính Giả Say Mê Nhất của Bạn (Your Most Enchanted Listener) của Wendell Johnson; Dẫn Nhập về lô-gic (Introduction to Logic) của Irving Copi và Nghệ Thuật Suy Nghĩ Đúng Đắn (The Art of Straight Thinking) của Edwin Leavitt Clarke. Những cuốn sách này rất hữu ích cho bạn.
Nhưng chúng ta không chỉ hành động dựa trên lý trí. Ngoài lý trí, con người còn hành động dựa trên những cảm nhận thông thường. Điều đó tùy thuộc vào thói quen suy nghĩ và hành động, trực giác, kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như các xu hướng và môi trường.
Một kiểu «mạng nhện» trong suy nghĩ của chúng ta là giả định cho rằng mọi người đều hành động dựa trên lý trí. Nhưng trong thực tế, mọi hành động có nhận thức của con người đều là hệ quả trực tiếp của những gì mà họ muốn làm. Mỗi người trong chúng ta đưa ra quyết định của riêng mình. Khi phân tích lý lẽ, chúng ta thường nêu ra những kết luận thuận theo sự thôi thúc từ bên trong của tiềm thức. Xu hướng này tồn tại trong đa số chúng ta – thậm chí cả với những nhà tư tưởng và triết gia vĩ đại nhất.
Vào năm 31 trước Công nguyên, một triết gia Hy Lạp sống ở một thành phố gần vùng biển Aegean muốn đi Carthage. Vốn là bậc thầy về lô-gic nên ông phân tích rất kỹ các lý do để thực hiện chuyến đi và cả những lý do để phản bác ý định này. Với mỗi lý do giải thích tại sao nên đi, ông lại nhận thấy mình có rất nhiều lý do khuyên mình nên ở lại. Chẳng hạn, chắc chắn là ông sẽ bị say sóng, hay chiếc thuyền nhỏ đến mức chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua thì ông cũng có thể mất mạng! Rồi nào là bọn cướp biển đang chực chờ ở Tripoli để tấn công các thương thuyền. Nếu thuyền của ông rơi vào tay chúng, ông sẽ bị lột sạch và có khi còn bị bán làm nô lệ. Sự thận trọng bảo ông không nên thực hiện chuyến đi này.
Nhưng ông đã lên đường. Tại sao? Vì ông muốn như vậy.
Cảm xúc và lý trí nên cân bằng với nhau trong cuộc sống của mỗi người. Không một yếu tố nào được tỏ ra vượt trội hơn. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên làm những gì mình muốn, thay vì những gì lý trí mách bảo. Cũng giống như vị triết gia này, ông đã có một chuyến du hành thú vị và trở về nhà an toàn.
Socrates - một trong số những nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của mọi thời đại - vẫn có những đám “mạng nhện” trong suy nghĩ.
Có phải bạn chỉ nhìn thấy khuyết điểm ở người khác? Khi còn trẻ, ông yêu một cô gái xinh đẹp tên là Xanthippe. Socrates tuy không đẹp trai, nhưng lại có tài thuyết phục người khác. Socrates đã thành công trong việc chinh phục Xanthippe và cô đã đồng ý làm vợ ông.
Sau tuần trăng mật, cuộc sống hôn nhân của ông diễn ra không mấy suôn sẻ. Vợ Socrates bắt đầu nhìn thấy khiếm khuyết của chồng. Và ông cũng thế. Ông luôn muốn thể hiện cái tôi của mình. Ông là một người ích kỷ. Còn vợ ông cứ luôn miệng cằn nhằn. Socrates lập luận: “Mục tiêu của tôi là sống hòa hợp với mọi người. Tôi chọn Xanthippe vì biết rằng nếu có thể hòa hợp với cô ấy thì tôi cũng có thể sống tốt với bất kỳ ai”.
Ông đã nói như thế, nhưng hành động của ông đã đi ngược lại tinh thần đó. Có lẽ ông chỉ cố gắng sống hòa hợp với một số ít người mà thôi.
Lẽ ra, Socrates phải tìm hiểu và tạo ảnh hưởng tích cực đối với vợ mình, thông qua thái độ quan tâm và tình yêu như khi ông thuyết phục bà lấy ông thuở ban đầu. Ông không nhìn thấy những khuyết điểm lớn của chính bản thân, nhưng lại nhìn thấy những khuyết điểm rất nhỏ ở Xanthippe.
Socrates và vợ cũng giống như bao cặp vợ chồng khác trong thời đại ngày nay. Sau khi kết hôn, họ bắt đầu thờ ơ với nhau, không còn muốn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu họ dành cho nhau cũng giảm dần. Họ không tiếp tục phát huy những tính cách và thái độ tinh thần đã giúp họ hạnh phúc trong thời gian tìm hiểu nhau trước đó.
Rõ ràng là cả Socrates lẫn Xanthippe đã không đọc cuốn sách này. Nếu có thì hẳn họ đã biết cách truyền cảm hứng cho nhau để có cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lẽ ra họ phải nhìn thấy khuyết điểm lớn của bản thân thay vì cứ nhìn vào những khuyết điểm nhỏ của người kia.
Bạn biết rồi đấy, nếu hiểu rõ nguyên nhân của một vấn đề thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh vấp phải vấn đề đó, hoặc chí ít cũng có thể tìm thấy giải pháp nếu phải đối mặt với nó.
Một anh bạn từng tham gia khóa học Thái độ tích cực của chúng tôi. Ngay buổi đầu tiên, người hướng dẫn hỏi anh: “Tại sao anh quyết định tham gia khóa học này?”.
“Vì hạnh phúc của vợ tôi!” - Anh đáp. Rất nhiều học viên đã bật cười, nhưng người hướng dẫn thì không. Ông biết có rất nhiều gia đình không hạnh phúc khi người chồng hay vợ chỉ nhìn thấy khiếm khuyết của người kia, nhưng lại không nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân.
Và anh ấy đã tìm lại được hạnh phúc cho gia đình mình. Bốn tuần sau đó, trong một lần hẹn gặp riêng người học viên nọ, người hướng dẫn đã hỏi anh: “Anh giải quyết khó khăn của mình đến đâu rồi?”.
“Tôi đã giải quyết xong!”
“Thật tuyệt! Anh làm thế nào?”
“Tôi đã học được một điều: Khi đối mặt với khó khăn từ việc hiểu lầm người khác, tôi sẽ phải bắt đầu từ chính bản thân mình. Khi phân tích thái độ của mình, tôi bỗng nhận thấy tôi đang mang một thái độ tiêu cực. Xét cho cùng thì khó khăn mà tôi đang gặp phải không liên quan gì đến vợ tôi, mà tất cả đều bắt nguồn từ tôi! Thế là bỗng nhiên chẳng còn vướng mắc nào giữa tôi và cô ấy nữa!”
Hạnh phúc của chúng ta bị rất nhiều tấm “mạng nhện” làm nhiễu loạn, và trớ trêu thay, tấm mạng nhện gây cản trở lớn nhất lại chính là công cụ của suy nghĩ: lời nói. Lời nói là biểu tượng, như S. I. Hayakawa từng viết trong cuốn sách của ông. Biểu tượng bằng lời nói có thể đại diện cho một tổ hợp ý kiến, khái niệm và những trải nghiệm khác nhau. Ngoài ra, khi tiếp tục đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng tiềm thức luôn kết nối với nhận thức thông qua các biểu tượng.
Thông qua lời nói, bạn có thể gợi ý cho người khác hành động. Khi nói với ai đó rằng: “Bạn có thể!” thì đây được xem là lời gợi ý. Khi nói với bản thân rằng: “Mình có thể!” thì đây được xem là những lời tự động viên. Những chân lý này sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương sau. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về môn ngữ nghĩa học.
Hayakawa là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực này. Ông cho rằng việc hiểu rõ lời nói của người đối diện, hay thậm chí của chính mình, là một yếu tố hết sức quan trọng để có những suy nghĩ chính xác.
Nhưng chúng ta làm điều đó như thế nào? Hãy bắt đầu từ việc hai bên thật sự hiểu ý nhau.
Một lời nói có thể gây tranh cãi. Người chú của một cậu bé 9 tuổi ghé thăm nhà anh chị mình. Một tối nọ, giữa hai anh em đã diễn ra cuộc trò chuyện như sau:
- Anh nghĩ thế nào về một đứa trẻ hay nói dối?
- Anh cũng chưa biết mình nghĩ như thế nào, và anh chỉ biết chắc một điều là con trai anh luôn nói sự thật.
- Nhưng hôm nay nó đã nói dối.
- Con trai, con đã nói dối chú phải không?
- Dạ không, thưa cha.
- Chúng ta hãy làm rõ chuyện này xem nào. Chú thì bảo cháu nó đã nói dối. Nhưng nó lại không thừa nhận. Vậy là sao? - Người cha quay về phía người chú và hỏi.
- Em bảo cháu mang đồ chơi xuống hầm. Nó không làm theo lời em nhưng lại bảo là đã làm rồi.
- Con trai, con đã mang đồ chơi xuống hầm chưa?
- Dạ rồi, thưa cha.
- Vậy con giải thích sao về điều này? Chú thì bảo con chưa mang đồ chơi xuống hầm trong khi con lại nói là đã làm rồi.
- Từ lầu một xuống tầng hầm chỉ cách vài bước chân... Đi bốn bước là tới cửa sổ... Con đã đặt đồ chơi ở bậu cửa sổ... Tầng hầm là khoảng trống giữa sàn và trần nhà... Vậy đồ chơi của con đã ở trong tầng hầm rồi còn gì!
Cuộc tranh cãi giữa hai chú cháu thực ra bắt nguồn từ định nghĩa của một danh từ là tầng hầm. Cậu bé chắc chắn biết rõ người chú muốn gì, nhưng cậu lười biếng không muốn chạy xuống hầm. Lúc bị quở trách, cậu bé đã cố gắng biện bạch bằng cách sử dụng lô-gic trên.
Đùi ếch và lô-gic. Khi còn bé, tôi rất thích ăn món đùi ếch. Một hôm, tôi đi ăn ở nhà hàng nọ và người bồi bàn dọn ra những chiếc đùi ếch to đến mức tôi thấy sờ sợ. Từ đó về sau, tôi không thích đùi ếch lớn nữa.
Vài năm sau, tôi lại có dịp ngồi ăn trong một nhà hàng sang trọng ở Louisville, Kentucky và nhìn thấy món đùi ếch trong thực đơn. Cuộc trò chuyện giữa tôi và người bồi bàn đã diễn ra như sau:
- Ở đây có đùi ếch nhỏ không?
- Có, thưa ông!
- Anh có chắc không? Tôi không thích đùi ếch lớn đâu nhé!
- Chắc chắn, thưa ông!
- Ồ, nếu chúng là món đùi ếch nhỏ thì thật tuyệt!
- Vâng, thưa ông!
Khi người bồi bàn mang thức ăn ra, tôi nhìn thấy toàn là đùi ếch lớn. Tôi bực mình bảo anh ta:
- Đây không phải là đùi ếch nhỏ!
- Đây là những chiếc nhỏ nhất mà chúng tôi có, thưa ông. - Người bồi bàn lễ phép đáp lại.
Thay vì tiếp tục cằn nhằn trong sự bực bội, tôi quyết định thôi thì mình cứ dùng cho qua bữa. Ấy vậy mà tôi đã chén ngon lành đến mức tiếc nuối giá như những chiếc đùi ếch này lớn hơn chút nữa.
Tôi đã nhận được một bài học về sự lô-gic trong suy nghĩ.
Khi phân tích vấn đề, tôi đã đánh giá đùi ếch lớn và nhỏ thông qua giả thuyết sai lầm. Kích thước của những chiếc đùi ếch không làm cho món ăn ngon hay dở. Vấn đề là những chiếc đùi ếch lớn mà tôi từng ăn trước đây không đủ tươi mà thôi, trong khi tôi lại ác cảm với những chiếc đùi ếch lớn chỉ vì kích thước của chúng, chứ không phải vì mùi vị món ăn.
Giờ thì chúng ta đã biết khi bắt đầu với giả thuyết sai lầm, những tấm “mạng nhện” sẽ khiến con người không thể suy nghĩ chính xác. Nhiều người đã có suy nghĩ thiếu chính xác khi họ cho phép những giả thuyết sai chi phối tâm trí mình. Những lời nói hay cách diễn đạt như: Luôn – chỉ – không bao giờ – chẳng có gì – mỗi – mọi người – không ai cả – không thể – bất khả thi –hoặc cái này... hoặc cái kia – thường là những giả thuyết sai lầm. Nếu sử dụng chúng thì những kết luận họ đưa ra hầu như chỉ dẫn đến sai lầm.
Tình thế bức bách + Thái độ tích cực = Động lực để thành công. Có một cụm từ mà nếu được kết hợp với thái độ tích cực sẽ truyền cảm hứng để bạn đạt được những thành tựu huy hoàng; ngược lại, khi kết hợp với thái độ tiêu cực thì cụm từ ấy sẽ trở thành lời biện hộ cho sự dối trá, lừa gạt và gian lận. Cụm từ ấy chính là tình thế bức bách. Cái khó ló cái khôn, tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng cái khó cũng có thể làm xuất hiện tội ác.
Chuẩn mực đạo đức chính là nền tảng của mọi thành tựu và cũng là một phần không thể thiếu của thái độ tích cực.
Trong cuốn sách này, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều câu chuyện thành công của những con người đã nhận được cảm hứng từ tình thế bức bách. Trong mỗi trường hợp, bạn sẽ nhận thấy họ đạt được thành công mà không hề vi phạm một tiêu chuẩn đạo đức nào. Lee Braxton là một trong số đó.
Lee Braxton sinh ra ở Whiteville, North Carolina, là con trai của một người thợ rèn nghèo. Ông là người con thứ 10 trong gia đình có 12 người con. Braxton nói: “... các bạn có thể cho rằng tôi quen với cảnh nghèo đói từ rất sớm. Tôi đã nỗ lực kiếm tiền để theo học hết lớp 6 bằng cách đi đánh giày, giao hàng tạp hóa, bán báo, làm việc trong nhà máy dệt, rửa xe ô tô, và làm thợ phụ trong một xưởng máy”.
Rồi khi trở thành thợ máy, Lee cho rằng như thế là ông cố gắng hết khả năng của mình. Nhưng có lẽ ông vẫn chưa tìm thấy động lực cho mình. Ông kết hôn và cả hai vợ chồng đã cùng nhau chắt bóp từng xu nhỏ để trang trải cuộc sống. Việc tháo gỡ những sợi dây nghèo khó trói buộc đối với ông là điều bất khả thi với những đồng lương còm cỏi. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Cuộc Đại suy thoái ập đến và Lee bị mất việc. Căn nhà của ông sắp sửa bị lấy lại do Lee không còn khả năng đóng tiền trả góp. Tình thế hiện tại của ông gần như là tuyệt vọng.
Và rồi một người bạn tặng Lee cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công. Người bạn này cũng bị mất việc và mất nhà trong cuộc Đại suy thoái, nhưng đã tìm lại được cảm hứng để tái xây dựng tương lai sau khi đọc xong Cách Nghĩ để Thành Công.
Giờ thì Lee đã sẵn sàng.
Ông đọc cuốn sách hết lần này đến lần khác. Ông đang tìm kiếm sự thành công về mặt tài chính. Ông tự nhủ: “Dường như mình còn rất nhiều việc phải làm. Mình cần phải bổ sung điều gì đó. Không một cuốn sách nào có thể làm điều đó thay mình. Trước tiên là phải phát triển một thái độ tích cực đối với khả năng và cơ hội của bản thân. Mình phải chọn lấy một mục tiêu cụ thể. Khi đó, mình phải nhắm đến một mục tiêu cao hơn so với những mục tiêu đã đặt ra trong quá khứ. Nhưng mình cần phải bắt đầu ngay. Mình sẽ bắt đầu với công việc đầu tiên tìm được”.
Nói là làm, Lee đã nỗ lực tìm kiếm và tìm được một công việc với mức lương khiêm tốn. Dù sao thì đây cũng là một sự khởi đầu thuận lợi.
Chỉ vài năm sau khi đọc xong cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công, Lee Braxton đã sáng lập và trở thành Chủ tịch Ngân Hàng First National ở Whiteville, được bầu làm thị trưởng thành phố và tham gia vào nhiều cơ sở kinh doanh thành công khác. Bạn xem, Lee đã đặt mục tiêu cao – rất cao, là làm giàu đủ để nghỉ hưu ở tuổi 50. Tuy nhiên, ông đã thành công sớm hơn dự định sáu năm và đã nghỉ hưu ở tuổi 44 với một nguồn thu nhập đều đặn.
Điều đáng nói không phải là công việc ông làm và những khoản đầu tư ông đã chọn để đi từ thất bại đến thành công, mà chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chính tình thế bức bách của sự nghèo túng đã thôi thúc con người, cùng với thái độ tư duy tích cực, khiến họ hành động để vượt lên số phận mà không vượt quá những tiêu chuẩn đạo đức bất khả xâm phạm. Người lương thiện sẽ không bao giờ gian lận, lừa dối hay trộm cắp dù có ở trong tình thế bức bách. Tính lương thiện là phẩm chất vốn có trong thái độ tích cực.
Tình thế bức bách + Thái độ tiêu cực = Tội ác. Ngược lại với mẫu người nêu trên là hàng ngàn người khác có thái độ sống tiêu cực, những người đã bị tống giam vì tội danh ăn cắp, biển thủ hay các tội danh khác, khi được hỏi tại sao họ phạm tội thì câu trả lời của họ thường là: “Tôi buộc phải làm như vậy vì chẳng còn cách nào khác!”. Đó cũng chính là lý do đưa họ vào tù! Họ đã trở nên không thành thật chỉ vì những tấm mạng nhện trong suy nghĩ che phủ thái độ tích cực, khiến họ tin rằng tình thế bức bách của sự nghèo túng đẩy con người vào cuộc sống bất lương.
Cách đây vài năm, khi đang làm công việc tư vấn trong thư viện tại trại cải tạo liên bang ở Atlanta, Napoleon Hill, tác giả quyển Cách Nghĩ để Thành Công từng có vài buổi nói chuyện riêng với “bố già” Al Capone. Một lần, Hill hỏi ông ta: “Ông đã bắt đầu cuộc sống tội phạm của mình như thế nào?”.
Al Capone chỉ buông vỏn vẹn một từ: “Nghèo”.
Sau câu trả lời đó, nước mắt bỗng ứa ra trên khóe mắt của Al Capone. Rồi ông ta kể về một số việc thiện mình đã làm mà báo chí chưa bao giờ nhắc tới. Tất nhiên, những việc thiện này không thể nào bù đắp nổi cho những tội ác đã “làm nên tên tuổi” của một tay trùm mafia khét tiếng.
Con người bất hạnh này đã sống hoang phí một đời, xua tan sự bình yên trong tâm hồn mình, tự hủy hoại thân thể với căn bệnh chết người và gieo rắc sự sợ hãi lẫn thảm họa ở những nơi mà ông ta đã đi qua. Tất cả chỉ vì ông ta chưa bao giờ học cách gỡ bỏ những tấm mạng nhện trong suy nghĩ của mình về tình thế bức bách.
Trong cuốn sách bán rất chạy có tên Sức Mạnh của Tư Duy Tích Cực (The Power of Positive Thinking), Norman Vincent Peale khích lệ mọi người hãy sống tốt hơn bằng cách trích dẫn những chân lý trong Kinh thánh vốn được nhiều người nghe theo, chẳng hạn như:
Suy nghĩ thế nào thì con người sẽ như thế ấy.
Khi có niềm tin, con người có thể làm mọi việc.
Niềm tin thiếu nỗ lực chỉ là một niềm tin viển vông.
Nói tóm lại, bạn cần lưu ý tránh những tấm “mạng nhện” tinh thần sau đây:
1. Những cảm giác, cảm xúc và đam mê tiêu cực; thói quen, niềm tin và định kiến.
2. Chỉ nhìn thấy khiếm khuyết dù rất nhỏ của người khác.
3. Tranh cãi và hiểu lầm do những trở ngại về mặt ngữ nghĩa lời nói.
4. Kết luận sai lầm bắt nguồn từ giả thuyết sai lầm.
5. Những lời nói hay cách biểu đạt làm hạn chế sự cố gắng.
6. Ý kiến cho rằng sự nghèo túng dẫn đến tính thiếu trung thực.
7. Những suy nghĩ và thói quen không tốt cho bạn.
Ở đây có rất nhiều biến thể của tấm mạng nhện lớn có, nhỏ có, mạnh có, và yếu cũng có. Tuy nhiên, nếu tự lập ra một danh sách cho riêng mình và phân tích từng tấm mạng nhện một cách tỉ mỉ, bạn sẽ thấy tất cả chúng đều bị chi phối bởi thái độ tiêu cực.
Ngu muội là kết quả của sức ì. Suy nghĩ thêm chút nữa, bạn còn nhận thấy tấm mạng nhện bị thái độ tiêu cực chi phối nhiều nhất chính là tấm mạng nhện của sức ì. Sức ì khiến bạn không chịu làm gì cả, thậm chí khi biết mình đang đi sai hướng thì bạn cũng không có ý định quay trở lại. Và bạn cứ tiếp tục sai lầm.
Điều này nghe có vẻ hợp lý đối với một người không có kiến thức, nhưng dường như bất hợp lý đối với một người hiểu biết. Nếu phán xét sự việc mà đầu óc không cởi mở và không chấp nhận thực tế thì bạn đang làm một việc ngu muội. Thái độ tiêu cực khiến cho sự ngu muội có cơ hội tồn tại và phát triển. Hãy xóa sổ nó khỏi cuộc sống của bạn ngay lập tức! Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách thức cụ thể để làm điều đó.
Người sống với thái độ tích cực có thể không có nhiều kỹ năng hoặc kiến thức. Anh ta cũng có thể không hiểu biết tường tận về mọi việc trên đời. Nhưng anh ta ý thức được một điều cơ bản rằng chân lý là chân lý và không bao giờ sai chạy, bất luận anh ta có nắm vững hoặc hiểu rõ nó hay không. Chính vì lẽ đó, người sống với thái độ tích cực luôn có lối tư duy cởi mở để học hỏi và tiếp thu, để đưa ra kết luận dựa trên những gì mình biết và sẵn sàng thay đổi những kết luận đó một khi đã hiểu rõ hơn.
Còn bạn, bạn có dám gỡ những tấm “mạng nhện” ra khỏi suy nghĩ của mình không? Nếu câu trả lời là “Có” thì bạn hãy sẵn sàng đón nhận mọi việc với một đầu óc cởi mở và sẵn sàng khám phá sức mạnh của tinh thần! Khi đó, quy trình khám phá sẽ dẫn dắt bạn đến với những phát kiến vĩ đại. Nhưng chỉ mình bạn mới có thể làm được điều đó cho chính bạn mà thôi.
Định hướng số 3 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. Bạn chính là hình ảnh phản chiếu những suy nghĩ của chính bạn. Suy nghĩ của các bạn được đánh giá thông qua thái độ tích cực hay tiêu cực. Hãy nhìn lại chính mình. Liệu bạn có phải là: 1) Một người tốt?... 2) Một người xấu?... 3) Một người khỏe mạnh?... 4) Một người bị suy nhược thần kinh?... 5) Một người giàu có?... 6) Một người nghèo khổ?... Nếu quả như vậy thì: 1)Bạn có những suy nghĩ tốt đẹp?... 2) Suy nghĩ của bạn rất xấu xa?... 3) Suy nghĩ của bạn rất lành mạnh?... 4) Suy nghĩ của bạn đã khiến bạn như vậy?... 5) Suy nghĩ của bạn liên quan đến sự giàu có?... 6) Suy nghĩ của bạn liên quan đến sự nghèo khổ?
2. Bạn hãy lập tức lật tấm bùa vô hình từ mặt NMA (thái độ tiêu cực) sang mặt PMA (thái độ tích cực) để xóa bỏ những cảm giác, cảm xúc, đam mê, định kiến, niềm tin, thói quen... tiêu cực.
3. Khi đối mặt với một khó khăn bắt nguồn từ sự hiểu lầm người khác, bạn hãy bắt đầu tự chất vấn và tháo gỡ vấn đề từ bản thân mình.
4. Một lời nói có thể gây tranh cãi, tạo sự hiểu lầm, đem đến nỗi bất hạnh và đau khổ. Một lời nói kết hợp với thái độ tích cực hay kết hợp với thái độ tiêu cực sẽ đưa đến những hệ quả hoàn toàn trái ngược. Một lời nói có thể mang lại hòa bình hay chiến tranh, đồng thuận hay bất hòa, yêu hoặc ghét, lương thiện hay bất lương.
5. Hãy tìm hiểu ý nghĩ của người khác.
6. Món đùi ếch đã dạy vị thực khách nọ thế nào là lô-gic. Vì vậy, khi suy luận, bạn phải bảo đảm rằng mọi giả thuyết dù lớn hay nhỏ của mình đều phải chính xác.
7. Những cụm từ hạn chế, mang nhiều ý nghĩa như: luôn luôn, chỉ, không bao giờ, chẳng có gì, mọi, mọi người, không một ai, không thể, bất khả thi... cần được loại bỏ khi lập luận dựa trên giả thuyết. Bạn chỉ sử dụng chúng khi biết chắc rằng mọi giả thuyết đều đúng.
8. Tình thế bức bách, sự nghèo túng là những cụm từ đặc biệt. Liệu sự nghèo túng thúc đẩy bạn vươn lên để đạt được những thành tựu lớn lao hay sự nghèo túng khiến bạn sa vào con đường bất lương để đạt được mục đích sau cùng?
9. Định hướng suy nghĩ; kiểm soát cảm xúc; làm chủ số phận! Bạn hãy ghi nhớ và lặp lại thường xuyên những khẩu hiệu tự động viên đó.
10. Học cách phân biệt “sự thật” và điều bịa đặt. Sau đó, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa những chi tiết quan trọng và những chi tiết không quan trọng.
HÃY ĐỊNH HƯỚNG SUY NGHĨ
BẰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC
ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
BẰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC
ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
VÀ LÀM CHỦ SỐ PHẬN CỦA BẠN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét