Chẳng ai trong chúng ta muốn mình bị người khác lừa dối, phỉnh gạt; ngay cả một chuyện cỏn con mà ai đó tỏ ra giấu giếm một chút thì chúng ta cũng có cảm giác muốn ”lột trần” để biết được đâu là “chân tướng”.
Nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại tự lừa dối, tự huyễn hoặc mình và không dám nhìn thẳng vào sự thật về con người mình.
Chẳng phải vậy sao khi ai cũng thừa nhận rằng những khoảng lặng trong cuộc sống là vô cùng cần thiết, nhưng mấy ai dám bớt chút thời gian và chịu khó nỗ lực để có những giờ phút thinh lặng cho riêng mình.
Chúng ta sợ thinh lặng bởi trong thinh lặng ta phải đối diện với chính mình – với con người bất toàn, con người yếu đuối, đầy tự ái và mặc cảm. Khi đối diện với chính mình, không những chúng ta đối diện với sự thật về mình mà còn được thúc giục phải hành động theo sự thật. Trong khi những niềm tin và thói quen cũ đã bám rễ quá sâu, để thay đổi thì cần trải qua một quá trình lột xác đớn đau, vậy nên chúng ta cứ hoài bịt tai, mãi nhắm mắt làm ngơ, và gieo mình vào những bề bộn cuộc sống để khỏi phải dằn vặt đớn đau.
Nhưng cách nào để bạn thoát được chính mình? Liệu bạn có thể yên vui và bình an khi trốn chạy chính mình? Bạn chỉ thật sự hạnh phúc khi bạn vượt lên trên những nỗi sợ và không để bất cứ điều gì cản trở việc bạn trở thành chính mình. Suy cho cùng, cuộc sống là một hành trình khám phá ra mình là ai và sống trọn vẹn với điều đó.
Nhịp cầu đưa chúng ta tìm về bản thân chính là thinh lặng. Trong thinh lặng, bạn sẽ trả lời được câu hỏi vì sao bạn vẫn chưa tìm ra hạnh phúc, vẫn chưa tìm thấy bình an, vẫn chưa sống được một cuộc đời thành tựu. Vậy cách nào để chúng ta có thể thinh lặng?
Có những cấp độ khác nhau của thinh lặng: thinh lặng bên ngoài và thinh lặng trong tâm hồn. Vậy nên khi đi tìm sự thinh lặng, bạn cần phải có những điều kiện bên ngoài lẫn bên trong. Thật ra, thinh lặng bên ngoài là điều kiện hỗ trợ để chúng ta dễ đạt đến sự thinh lặng đích thực - thinh lặng bên trong. Khi có được sự thinh lặng đích thực, lúc đó những điều kiện bên ngoài trở nên cái thứ yếu, và dù có bị vứt vào giữa những nơi ồn ào náo nhiệt, thì ta vẫn có thể đạt đến trạng thái thinh lặng đích thực như thường.
Khi đầy đủ những điều kiện bên ngoài rồi, bạn vẫn không thể tìm được sự thinh lặng đích thực khi thân xác và tâm trí bị phân rẽ. Đó là những lúc chui rúc vào một nơi nào đó với cái xác không hồn. Khung cảnh bên ngoài thì yên tĩnh mà tâm trí thì chẳng yên được với bao lo toan, muộn phiền về công việc, về cuộc sống.
Vậy điều kiện chính yếu của thinh lặng nằm bên trong bạn chứ không phải bên ngoài. Để đi vào thinh lặng, bạn phải loại bỏ khỏi tâm hồn mình những điều bạn còn cố bám dính, cố giữ lấy. Giống như ánh sáng và bóng tối không thể ngự trị cùng một lúc – có ánh sáng thì bóng tối không thể tồn tại, hay khi đã chất đầy bóng tối thì không còn chỗ cho ánh sáng, cũng vậy, tâm hồn bạn khi chất đầy những lo âu, toan tính, vướng bận thì cách nào để bình an? Buông bỏ là cần thiết để bạn đưa ánh sáng chiếu rọi vào sâu thẳm tâm tư, và để gặp gỡ được chính mình. Hãy từng bước làm quen và thực hành thinh lặng, đừng chạy trốn nữa!
Chẳng phải vậy sao khi ai cũng thừa nhận rằng những khoảng lặng trong cuộc sống là vô cùng cần thiết, nhưng mấy ai dám bớt chút thời gian và chịu khó nỗ lực để có những giờ phút thinh lặng cho riêng mình.
Chúng ta sợ thinh lặng bởi trong thinh lặng ta phải đối diện với chính mình – với con người bất toàn, con người yếu đuối, đầy tự ái và mặc cảm. Khi đối diện với chính mình, không những chúng ta đối diện với sự thật về mình mà còn được thúc giục phải hành động theo sự thật. Trong khi những niềm tin và thói quen cũ đã bám rễ quá sâu, để thay đổi thì cần trải qua một quá trình lột xác đớn đau, vậy nên chúng ta cứ hoài bịt tai, mãi nhắm mắt làm ngơ, và gieo mình vào những bề bộn cuộc sống để khỏi phải dằn vặt đớn đau.
Nhưng cách nào để bạn thoát được chính mình? Liệu bạn có thể yên vui và bình an khi trốn chạy chính mình? Bạn chỉ thật sự hạnh phúc khi bạn vượt lên trên những nỗi sợ và không để bất cứ điều gì cản trở việc bạn trở thành chính mình. Suy cho cùng, cuộc sống là một hành trình khám phá ra mình là ai và sống trọn vẹn với điều đó.
Nhịp cầu đưa chúng ta tìm về bản thân chính là thinh lặng. Trong thinh lặng, bạn sẽ trả lời được câu hỏi vì sao bạn vẫn chưa tìm ra hạnh phúc, vẫn chưa tìm thấy bình an, vẫn chưa sống được một cuộc đời thành tựu. Vậy cách nào để chúng ta có thể thinh lặng?
Có những cấp độ khác nhau của thinh lặng: thinh lặng bên ngoài và thinh lặng trong tâm hồn. Vậy nên khi đi tìm sự thinh lặng, bạn cần phải có những điều kiện bên ngoài lẫn bên trong. Thật ra, thinh lặng bên ngoài là điều kiện hỗ trợ để chúng ta dễ đạt đến sự thinh lặng đích thực - thinh lặng bên trong. Khi có được sự thinh lặng đích thực, lúc đó những điều kiện bên ngoài trở nên cái thứ yếu, và dù có bị vứt vào giữa những nơi ồn ào náo nhiệt, thì ta vẫn có thể đạt đến trạng thái thinh lặng đích thực như thường.
Khi đầy đủ những điều kiện bên ngoài rồi, bạn vẫn không thể tìm được sự thinh lặng đích thực khi thân xác và tâm trí bị phân rẽ. Đó là những lúc chui rúc vào một nơi nào đó với cái xác không hồn. Khung cảnh bên ngoài thì yên tĩnh mà tâm trí thì chẳng yên được với bao lo toan, muộn phiền về công việc, về cuộc sống.
Vậy điều kiện chính yếu của thinh lặng nằm bên trong bạn chứ không phải bên ngoài. Để đi vào thinh lặng, bạn phải loại bỏ khỏi tâm hồn mình những điều bạn còn cố bám dính, cố giữ lấy. Giống như ánh sáng và bóng tối không thể ngự trị cùng một lúc – có ánh sáng thì bóng tối không thể tồn tại, hay khi đã chất đầy bóng tối thì không còn chỗ cho ánh sáng, cũng vậy, tâm hồn bạn khi chất đầy những lo âu, toan tính, vướng bận thì cách nào để bình an? Buông bỏ là cần thiết để bạn đưa ánh sáng chiếu rọi vào sâu thẳm tâm tư, và để gặp gỡ được chính mình. Hãy từng bước làm quen và thực hành thinh lặng, đừng chạy trốn nữa!
Nguồn: Học làm giàu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét