Home » » Nghệ thuật xem tướng- Chương 7 : Tương quan giữa sắc và con người - Bí ẩn lòng bàn tay

Nghệ thuật xem tướng- Chương 7 : Tương quan giữa sắc và con người - Bí ẩn lòng bàn tay

10. Tương quan giữa sắc và con người

a ) Về mặt kiện khang
    
1 - Nguyên tắc quan sát
    
 Quan sát màu da để biết một cá nhân bị bệnh cần chú ý đến hai điều cấm kỵ sau đây, được gọi là ngũ kỵ và ngũ tuyệt
    
a ) NGŨ KỴ
     -Kỵ môi xám mà lưỡi đen
     -Kỵ yết hầu nổi màu đen hoặc đỏ mà ngày thường khoẻ mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu
     -Kỵ sắc đen xạm hiện ra ở thiên thương và Địa các
     -Kỵ khoé miệng có màu vàng nghệ
     -Kỵ lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn
    
Lúc chưa bị bệnh, gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh. Nếu đã bị bệnh mà phạm vào một hay nhiều điều cấm kỵ trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng. Nếu phạm vào cả năm điều trên thì xác suất càng cao hơn nữa.
    
b ) NGŨ TUYỆT

     Trong lúc bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong mau lành, sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả Ngũ tạng đều kiệt lực.
    
-Tâm tuyệt : Hai môi túm cong lại, màu môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động
    
-Can tuyệt : Bệnh nhân cứng miệng há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong mắt nốt ruồi sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt
    
-Tỳ tuyệt : Môi xám xanh mà thu hẹp lại , sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết khí ở tỳ vị sắp tuyệt
    
-Phế tuyệt : Mũi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn
    
-Thận tuyệt : Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳn nướu răng đổ máu và răng khô là được khí ở thận đã dứt.   

2 - Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh
    
Dưới đây là lược huật phương pháp quan sát màu sắc một số bộ vị có thể biết được căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.
    
Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn: Lông mày nhăn nheo, Sơn căn nhỏ hẹp, hai mắt cũng như khu vực quanh mắt có khí sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.
    
Bệnh ở gan: Hai tròng mắt có gân vàng pha hồng, khí sắc khô xạm
    
Bệnh ở khu vực tỳ vị: Sắc mặt ( Bao gồm tất cả mọi bộ vị ) xanh pha vàng thuộc loại tà sắc, thần khí trì trệ, suy nhược, môi trắng bệnh ăn uống kém
    
Bệnh ở bộ máy hô hấp: Lưỡng quyền xạm đen và khô cằn, lúc nóng, lúc lạnh thất thường
    
Bệnh ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám
    
Chứng khật khùng: Mắt lồi, trong mắt có sắc vàng, phía dưới mắt có sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ như Tôn Thất Thuyết trong lịch sử Việt Nam cuối thể kỷ 19
    
Chứng thổ huyết: Sơn căn nhỏ, gầy và trơ xương, mắt có sắc xanh xạm
    
Chứng hoại huyết: Da mặt và tứ chi sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô ( mà bản chất không phải là loại Hoả hình ) tóc rụng nhiều
    
Chứng thận suy: Phần lệ đường bị ám đen, sắc mặt ảm đạm, mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận suy yếu và hiện ra các khí sắc kể trên tại các bộ vị dẫn thượng
    
Dấu hiệu bệnh nặng, nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo: Mặc dầu bệnh trạng ra sao mà nhãn quang thanh thản, linh hoạt, còn ngươi đen láy, có thần khí, chắc chắn không có gì nguy hiểm đến tính mạng
    
Triệu chứng sắp chết: Hai tai, miệng ( kể cả khu vực xung quanh ) đều xám đen và khô, hai mắt đờ đẫn, nhãn cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở
    
Dấu hiệu sắp bị bệnh: Sơn căn xám đen, thiên đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, Chuẩn đầu ám đen và khô
    
b ) Về mặt mạng vận
    
1 - Các trạng thái biến thiên của thời vận
    
Trạng thái thời vận cực thịnh: Trạng thái vận khí cực thịnh khí sắc biểu hiện vận khí cực thịnh gồm có :
    
-Mạng môn ( Aán đường ) chuẩn đầu đều màu hồng
    
-Aán đường sáng sủa
    
-Chuẩn đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng
    
-Râu, lông mày tươi đẹp, có thần   

Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời cực vận cực thịnh. Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn sẽ thu hoạch tối đa, càng hoạt động càng phát huy hảo sự
    
a ) Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài : Biểu hiện bề ngoài của loại vận khí này là :
     -Nhãn thần sung túc sáng sủa
     -Hai tụng lưỡng quyền Aán đường, chuẩn đầu, quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào hoặc mịn màng
    
Có những dấu hiệu trên thì diện mạo, bộ vị đôi lúc bị hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện sắc sáng vẻ thanh ở trong là vận khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặt không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.
     Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện làm điều gì cũng có lợi.
    
b ) Trạng thái thời vận bắt đầu tu: Khi vận khí bắt đầu tụ sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. Ví dụ khi gặp các trạng thái sau :

     - Sắc mặt hôn ám, nhưng gián đài, đình úy sáng sủa, có sắc hơi vàng lạt phương lẫn màu màu tía lạt.

     - Mặt mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trắng của mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp. Trong trường hợp này, bất kể là màu sắc gì mà kẻ tinh mắt thấy rõ là có khí sắc thì chắc chắn tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.
    
c ) Trạng thái thời vận sắp biến chuyển từ xấu tới xa ra tốt: Nói cho đúng, đây là loại vận khí giúp ta biến hung thành kiết, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lướt qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:
    
- Sắc mặt hôn ám nhưng ánh mắt sáng sủa
    
- Sắc mặt xanh đen, nhưng chuẩn đầu có màu vàng lạt tươi mịn
    
- Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn màu vàng lạt (hoặc hồng) tươi mịn
     
Người có trạng thái thần sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đây, thất bại lại trở nên thành công, thất y trở thành đắc ý.
    
d ) Trạng thái thời vận bắt đầu xấu: Dấu hiệu của trạng thái vận khí bắt đầu xấu là khí sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám, hoặc câm có râu trắng hiện ra, hoặc chuẩn đầu hiện ra màu hồng đâm thuần tuý không có màu vàng lạt đi kèm.
    
Gặp trạng thái trên, nên cố giữ mức độ bình thường hoặc bảo trì hiện tại, tuyệt đối không nên vọng động vì càng vọng động thì càng đi đến hậu quả xấu hơn.
    
đ ) Trạng thái thời vận sắp tàn lụi: Trạng thái này là giai đoạn kế tiếp của trạng thái kể trên, dấu hiệu bề ngoài có thể nhận thấy là :
    
- Thoáng trông mặt mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ sắc thái tạp loạn, không toàn vẹn
    
- Mặt sáng nhưng hai tai và chuẩn đầu ám đen hoặc không sáng, ánh mắt mờ yếu
    
- Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch không có vẻ chân khí ẩn tàng. Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu sắc vô khí
    
Gặp loại khí sắc đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường không nên vong động, cố cưỡng lại chỉ nghĩ đến thất bại vô ích.
    
e ) Trạng thái thời vận xấu:
    
- Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai mắt hôn ám
    
- Da mặt đen xạm khô khan
    
- Khí sắc biến đổi thất thường ( hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày ) không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện
    
Đây là trạng thái khí sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự, cầu danh trong giai đoạn có loại khí sắc kể trên xuất hiện.

2 - Sắc và vận mạng qua thời gian
    
a ) KHÍ SẮC VÀ VẬN MẠNG THEO TỪNG MÙA
    
*Mùa xuân : Ba tháng mùa xuân thuộc Mộc, sắc xanh, muốn coi vận mạng của con người ( Đây chỉ nói về đàn ông ) thì coi xương quyền bên trái.
    
- Quyền trái mà mùa xuân có sắc xanh thì trước lo lắng sau vui vẻ
    
- Quyền trái về mùa xuân có sắc đỏ là tương sinh ( Mộc sinh Hỏa ) chủ về sự trước có tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ý thỏa lòng
    
- Quyền trái về mùa xuân có sắc trắng là tương khắc ( Kim khắc Mộ ) chủ về tụng ngục, hoặc tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm
    
- Mùa xuân mà Quyền trái biến thành sắc vàng khè là điềm tương khắc (Mộc khắc Thổ ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hoặc chết, nếu lưu niên vận hạn năm đó, mùa đó cũng là Quyền trái.
    
*Ngoài ra , trong ba tháng mùa xuân mà thấy :
    
-Mũi có màu đỏ tươi : Thân mình bị tai nạn cây gẫy hoặc người nhà bị thương tích , đổ máu vì cây gẫy
    
- Sơn căn có sắc ám đen chủ anh em gặp tai nạn, hoặc gia súc thất lạc
    
- Khí sắc ám đen mà ăn lan cả lên Aán đường chủ về văn chương trì trệ
    
- Khí sắc ám đen cả khu vực mắt chạy dài tới cả hai tai là trong nhà có tang sự hoặc chết hụt
    
- Mắt trái sắc xám xanh: Con trai bị tai ách, nếu là mắt phải chủ về tai ách của con gái
    
- Mắt trái có sắc pha hồng mà tươi mịn, chủ về con trai lại có tin vui: vợ có mang chủ sinh con trai, mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái
    
- Nếu đàn bà có thai mà cả hai mắt và khu vực dưới mắt đều sắc ám đen mà lại không được sáng sủa thì đó là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ
    
- Nếu trong ba tháng mùa xuân mà bỗng nhiên môi trên từ sắc thái bình thường chuyển sang sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước về bệnh ruột
    
- Nói chung, nếu mũi từ chuẩn đầu đến Aán đường) và trán về ba tháng mùa xuân có sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng từ 27 đến 47 ngày sẽ có tin lành đưa tới (hoặc là tiền bạc, nhà cửa, con cái …)   

*Mùa hạ : Ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa, sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ  ( biến thái là màu tía màu hồng ). Bộ vị được dùng để đoán vận khí xấu tốt trong ba tháng hè là trán
    
- Trán về ba tháng hè mà có màu sắc đỏ rõ ràng là chính cách, chủ về sự có lôi thôi khẩu thiệt, nhưng sau đó lại trở thành tốt lành. Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa ( Hoả gặp hoả )
    
- Trán về ba tháng hè có sắc xanh pha vàng là tương sinh ( Thổ Mộc sinh Hỏa ) thì trước xấu sau tốt
    
- Trán mà ba tháng hè có sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi, dễ bị bệnh hoạn
    
- Sắc tía hiện rõ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước cò nhiều sự bất trắc về quan tụng, đồ vật
    
- Hai mắt về mùa hạ cũng như lông mày, pháp lệnh hôn ám là thân thể bất an
    
- Hai cánh mũi có sắc đen pha tía là điềm tật bệnh về khí huyết
    
- Sơn căn sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán
    
-Thùy châu ám đen : Vật tài hao tổn , vành tai mà đen xạm thì chính bản thân dễ chết vì tật bệnh tai nạn
    
- Nếu lưỡng quyền sắc đỏ tươi, mịn màng, từ chuẩn đầu đến tận trán có pha sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi. Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại
    
- Sống mũi mà đen xám nhưng chuẩn đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng. Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì tật bệnh
    
*Mùa thu : Ba tháng mùa thu thuộc Kim, sắc trắng là chính cách. Muốn xem vận khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.
    
- Quyền phải sắc hồng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh , trước buồn sau vui
    
- Chuẩn đầu trong ba tháng mùa thu mà có sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn, tụng ngục lôi thôi
    
- Phía dưới hai mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái, ngược lại là phía con trai
    
- Ngư vĩ sắc đen là có tai nạn về sông nước. Sơn căn có sắc đen, mép miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng
    
- Nếu mui ( từ đầu đến cuối ) hơi có khí sắc vàng mà rõ là công danh, tài lợi tấn phát
    
*Mùa đông : Ba tháng mùa đông thuộc Thủy, tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa các làm chủ.
    
- Ba tháng mùa đông mà cằm có sắc đen thì trước xấu sau tốt. Có sắc xanh thì tương sinh ( Thủy sinh Mộc ) kết quả tương tự
    
-Cằm có sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục , sắc trắng chủ chết chóc
    
- Lưỡng quyền về mùa đông có sắc đen là biểu hiện tai nạn hoặc tiền bạc hao phá
    
- Sơn căn sắc đen pha vàng : bất lợi về khẩu thiệt
    
- Aán đường xanh vàng : Cầu công danh sẽ thất bại. Nếu có sắc đen pha tía lẫn lộn thì coi chừng xe cộ, sông nước
    
- Dưới hai mắt có màu xanh vàng : Trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có sắc đỏ là lôi thôi quan tụng, sắc vàng là tin vui
    
-Đầu lông mày có sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu
    
-Trái lại, nếu phía dưới hai mắt có sắc vàng nhuận là điềm lành, làm việc gì cũng đạt sở nguyện
    
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận khí bốn mùa cần phải xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tướng khắc vào Ngũ hình để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này, sự đoán định mất hết giá trị, đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại. 

b ) KHÍ SẮC VÀ MẠNG VẬN HÀNG THÁNG
    
*Tháng Giêng : ( vị trí chủ yếu ở tại cung Dần , trên Pháp lệnh phải ) tháng giêng thì diện bộ có sắc xanh trắng hiện rõ từng, điểm sáng sủa tinh khiết là sắc tốt, chủ về vận khí đang lên.
    
*Tháng hai : Trong tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ sắc hồng tía nếu không thì sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là sắc tốt, vận khí hạnh thông.
    
Xem khí sắc tháng hai phải xem ở cung Mão ( từ đuôi mắt phải đến khoảng giữa tai phải ).
    
*Tháng ba : Bộ vị chủ yếu tại cung Thìn, nói khác đi đó là Thiên thương  ( khoảng cuối chân mày phải tới đầu tai bên phải ).
     Màu vàng phương hồng : đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu sắc cần phải lạt. Thiên thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế, xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp tai ách.
    
*Tháng tư : Khí vận tụ lại ở cung Tỵ ( khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải ).
     Màu tốt nhất là màu hồng tía sáng sủa : chủ mọi việc tốt đẹp, khí sắc trì trệ là bất tường
     Các màu khác đều khắc tỵ : màu đen chủ về chết chóc, xanh chủ về hình phạt, vàng chủ về thất tán, trắng chủ về ma chay.
    
*Tháng năm : Khí vận tụ ở cung Ngọ ( khoảng từ Aán đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán )
     Màu đỏ hoặc hồng tía là khí vận tốt. Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý, thất là màu xanh.
    
*Tháng sáu : Khí vận tu ở cung Mùi ( khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác )
     Sắc chính trong tháng này là cung Mùi phải có màu vàng pha tía. Nếu có sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hay gặp tai ách.
    
*Tháng bảy : Khí vận tụ ở cung Thân ( khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên thương ).
     Sắc chính là tốt là sắc vàng và trắng. Kỵ pha sắc đỏ hoặc đen xạm. Nếu sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chủ đại cát.
    
*Tháng tám : Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu
     Khí sắc chính là ít vàng nhiều tía, không nên có nhiều sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt. Trong khoảng tháng tám, chẳng kỵ sắc hồng và đó ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất cứ bộ vị nào nữa.
    
*Tháng chín : Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất.
     Khí sắc chính là màu và hồng, kỵ màu đỏ, xanh, đen. Màu đen trong thời gian này chỉ tai họa. Màu vàng cần hiện ở ngoài, màu hồng thì mới tốt, ngược lại là xấu.
    
*Tháng mười : Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi
     Màu trắng: chủ về tài lộc với điều kiện sáng sủa
     Màu đỏ: tai ách
     Màu vàng: bệnh tật
    Màu xanh: không may mắn về cầu công danh sự nghiệp
    
*Tháng mười một : Khí vận coi tại cung Tý
 Màu sắc tốt là màu sắc đồng dạng với tháng mười. Có màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình, tối kỵ màu hồng, màu đỏ dù là từng nảng hay từng chấm nhỏ cũng vậy
    
*Tháng chạp : Khí vận tháng chạp coi tại cung Sửu (từ mép miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống hạ đình)
     Màu sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh, màu vàng. Điều đáng chú ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngừng trệ bở sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung Sửu.
    
Tuy nhiên vì hạn chung Tý, Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ mảu sắc giao liên của chúng. Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.   

Tóm lại, khi dựa vào khí sắc để đoán vận khí tốt xấu, cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây :
    
a ) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng, khí sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết ( mỗi tháng có 2 tiết, mỗi năm 24 tiết ) :
    
-Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng: Khí sắc tươi nhuận và rõ rệt
    
-Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần
    
b ) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển.
     Buổi sáng mới thức dậy: khí sắc trong sáng, buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh.
    
c ) Chỉ có loại khí sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng, hay hàng năm mà thôi. Khí sắc hàm dưỡng, hay tà khí dùng để khám phá khí phách tinh thần.
 
Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

  I - Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

Trong tướng học Á Đông, từ ngữ sắc bao trùm nhiều lãnh vực:

a ) Màu da của từng cá nhân
    
Tướng học Á Đông là kết quả tích luỹ các kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng được cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể tầm vóc tương tự như người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tập quán và văn hoá Trung Hoa như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam mà thôi.

Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.

     Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

b ) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể
    
Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :
    
-Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai
    
-Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày
    
-Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )
    
-Màu đỏ của các tia màu mắt ….

c ) Sự đậm lạt của từng loại màu
    
Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

d ) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần
    
Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.
    
Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.

Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo ( đối với các loại màu phức tạp ) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.
    
 Tóm lạ , khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC
    
Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:
    
- màu đỏ    -  màu xanh   - màu vàng     - màu hồng  - màu trắng
- màu tía    -  màu đen
    
Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.
    
Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.
    
Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.
    
Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.
    
Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.
    
a ) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người

     Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:
    
-Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã
    
-Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai
    
-Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc
    
-Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh
    
-Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu
    
-Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn
    
Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói “ vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".

Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.

     Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó :
    
- Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc
    
- Tính cách thanh trọc của sắc
    
- Hư sắc hay thực sắc
    
-Bộ vị xuất hiện
    
-Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng  )
    
-Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa
    
-Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt
    
-Đơn thuần hay tạp sắc …
    
Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
    
Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.
    
b ) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc
    
Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
    
Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :
    
1 - Hư sắc và thực sắc
    
Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.
    
Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
    
Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.
    
2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc
    
Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.
    
*Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.
    
*Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).
    
Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.
    
Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát
    
-Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là đềim báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.
    
Mộc trễ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .
    
Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.
     
-Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.
    
-Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
    
*Hoại sắc : Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.

11. Bí ẩn lòng bàn tay

BÀN TAY LÀ GÌ ?

1 - Bàn tay giúp sự nhận xét bịnh tật .
2 - Bàn tay giúp sự xét đoán tâm lý cá nhân.
3 - Bàn tay giúp sự tiên đoán những điều nguy hại, cũng như thuận lợi cho người .


Hai bàn tay mặt và trái được chia thành 2 địa hạt rõ rệt: tinh thần hay thiên định được ghi ở bàn tay trái; vật chất hay nhân lực được ghi trong bàn tay mặt .

Sự mâu thuẫn giữa bàn tay nam và nữ được chứng minh qua những nguyên nhân sau:

1 - Khuôn khổ: với 1 mẫu bàn tay, chẳng hạn như vuông, dài, tròn, bầu, nhọn, mũi viết ... giá trị sẽ khác nhau nếu không nói là trái ngược nhau giữa bàn tay nam và nữ .

Thí dụ: 1 bàn tay mũi viết ở người bạn gái, đó là hình thức bàn tay gặp nhiều may mắn trong bất cứ trường hợp nào: tiền, tình, cũng như danh vọng . Ngược lại cũng bàn tay mũi viết ấy ở người bạn trai, giá trị lại như sau: giàu tưởng tượng, thiếu thức tế, do dự, đôi khi trở thành khiếp nhược, bỏ lỡ cơ hội vì nữ tánh của mình .

2 - Hình thức: 1 bàn tay mập và dày
Ở người bạn trai sẽ nói lên sự may mắn và thành công về phương diện vật chất, sự nghiệp .
Ở người bạn gái, nhiều dâm tính, lúc nào cũng tìm cách thoả màn nhục dục, do đó có thể là bàn tay của người bạn sa đoạ .
3 - Màu sắc: màu trắng
Ở bàn tay người nữ là bàn tay thắng lợi về mọi phương diện .
Ở bạn trai thì ít được may mắn, đó là mẫu bàn tay của người háo ăn, ham chưng diện, thích xa hoa, nhưng kém bình tĩnh và thản nhiên trước sự khốn khổ của người khác .

NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG TRONG BÀN TAY

Lưu ý: một đường chỉ, một ấn tượng trong bàn tay không đáng kể, mà trọn bàn tay mới đáng kể .

Đường Chánh:

- Có 6 đường chánh trong bàn tay, không luận nam nữ .
1 - Đường Sanh Đạo: bắt nguồn từ khoảng giữa 2 ngón cái và ngón trỏ, bọc vòng theo thân dưới ngón cái chạy như 1 hình vòng cung xuống cườm tay.

2 - Đường Trí Đạo: bắt nguồn từ 1 chỗ với đường Sanh Đạo, hoặc dính liền với đường này, hoặc phát nguồn rời ra và chảy về rìa bàn tay hoặc lên trên hoặc xuống dưới, nghĩa là đổ vào các gò nằm cận rìa bàn tay.

3 - Đường Tâm Đạo: phát nguồn từ rìa bàn tay, dưới ngón út chảy vào lòng bàn tay hoặc chấm dứt thật xa dưới ngón trỏ, hoặc chấm dứt lưng chừng dưới ngón giữa, dưới ngón áp út . Cũng có những đường Tâm Đạo quá ngắn, vừa phát ra là chấm dứt ngay tại thân dưới ngón út . Đây là 1 điểm cần đặc biệt để ý, vì rất dễ nhận định lầm với đường Hôn Nhân.

4 - Đường Định Mạng: nằm giữa ở thân giữa lòng bàn tay, phát nguồn từ cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay chảy đứng lên và chấm dứt ở nhiều nơi, thường thì đường này hay chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Trí Đạo, dài hơn 1 chút là chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Tâm Đạo .

5 - Đường Thái Dương: phát nguồn từ lưng chừng bàn tay, gần như không bao giờ ở thân dưới bàn tay, mà từ giữa lòng bàn tay trở lên và chảy vào thân dưới ngón áp út, tức là gò Thái Dương.

6- Đường Trực Giác: luôn luôn nằm ở rìa bàn tay và phát nguồn trong gò Thái Âm thành hình vòng cung, bề cong ở phía lòng bàn tay, chảy lên gò Thủy Tinh tức gò nằm dưới ngón út và chấm dứt nơi đây.

Đường Phụ:

1 - Vòng Kim Tinh: là 1 đường cong, nằm vắt ngang dưới 2 ngón giữa và áp út, hoặc dài hơn từ cạnh ngón trỏ đến thân dưới ngón út . Đường cong này có nhiều hình thức: cong như vòng cung, cong 1 đầu, thẳng 1 đầu hoặc 1 đường cong dài và 1 đường cong ngắn đi cặp ở khoảng đầu hay ở khoảng cuối . Cũng có những vòng Kim Tinh gần như ngay và bị cắt đứt nhiều khoảng, hoặc gồm những chỉ tay nhỏ vấn vào nhau như sợi nhợ se lại . Chiều cong của vòng Kim Tinh luôn nằm về phía dưới, gần như hình 1 lưỡi liềm, có 2 đầu vấn vào nhau như sợi nhợ se lại

2- Đường Xà Ngang (đường Xuyên): là những đường nhỏ, đa số là ngắn và thường phát nguồn từ gò Kim Tinh xuyên ngang đường Sanh Đạo, qua đường Trí Đạo . Vượt thẳng thêm lên đường Tâm Đạo, đường xuyên được xem là dài . Đường Sà luônc ó 1 chiều cong ở thân dưới, chiều này luôn luôn hướng về phía ngón cái, đầu phát nguồn từ gò Kim Tinh hay đồng Hoả Tinh.

 - Đường Hôn Nhân: là những đường nhỏ, luôn luôn là ngắn, dài nhất trong đường Hôn Nhân là 1 đường chấm đến khu vực giao liên giữa 2 ngón út và áp út . Đường Hôn Nhân luôn luôn đóng thân trên đường Tâm Đạo, và phát nguồn từ rìa bàn tay, hoặc nhiều, hoặc ít, tối đa là 5. Có 3 hình thức: thẳng, cong về phía trên hoặc công xuống phía dưới . Một hình thức đặc biệt là chỗ cuối đường Hôn Nhân rẽ làm 2 (chỉ xuất hiện ở bàn tay nữ, rất ít ở bàn tay nam).

4 - Đường Hoả Tinh: luôn luôn nằm trong khu vực gò Hoả Tinh và không bao giờ vượt ra ngoài gò này . Phát nguồn từ rìa bàn tay và luôn luôn ngắn nhưng ngay thẳng, ít thấy cong.

5 - Đường Du Lịch: xuất hiện trong gò Thái Âm, vượt vào đồng Hoả Tinh và phát nguồn từ rìa bàn tay . Đường Du Lịch có thể nhiều, đôi khi chỉ có 1 và là đường dài hơn hết trong 2 đường Hông Nhân và Hoả Tinh.

6 - Đường Thủy Tinh (Sinh Lực): phát nguồn từ gò Thái Âm, nơi giáp giới giữa gò này và gò Kim Tinh hoặc trong đồng Hoả Tinh . Nằm nghiêng theo rìa bàn tay và lúc nào cũng chảy lên gò Thủy Tinh, ngắn nhứt cũng vừa chấm vào địa phận gò này .

7 - Sau đường Thủy Tinh là ngấn cườm tay. Đó là những đường nằm vắt ngang thân dưới lòng bàn tay, trong khu vực cườm tay. Nó có thể vượt lên khỏi cườm tay và đôi khi cũng rời khỏi bàn tay, lệch về phía dưới . Ngấn cườm tay ít nhất là 1, nhiều nhất là 3, cũng còn gọi là vòng Kỳ Diệu .

8 - Vòng Mộc Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón trỏ qua ngón giữa .

 - Vòng Thủy Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón út qua ngón áp út .

10 - Đường Tử Tức: là những đường tí ti nằm lí nhí đứng trên đường Hôn Nhân. Những đường này có thể đóng cao trong khu vực lóng thứ 3 của ngón út . (Là đường duy nhất có giá trị trong bàn tay bạn gái mà vô nghĩ trong bàn tay bạn trai)

Các Gò:

1 - Gò Kim Tinh: nằm trọn ở thân dưới ngón cái, và có đường Sanh Đạo bọc vòng theo .
2 - Gò Mộc Tinh: chiếm dưới thân ngón trỏ, dính liền với gò Thổ Tinh và giao tiếp với đồng Hoả Tinh.
3 - Gò Hoả Tinh Âm: là 1 khoảng cách rất nhỏ nằm ở gữa 2 gò Kim Tinh và Mộc Tinh.
4 - Gò Thổ Tinh: nằm dưới ngón giữa, giao tiếp với gò Mộc Tinh và dính liền với gò kế cận ngón áp út .
5 - Gò (đồng) Hoả Tinh: nằm ở thân dưới gò Thổ Tinh.
6 - Gò Thái Dương: nói theo Gò Thổ Tinh, chiệm trọn thân dưới ngón út .
7 - Gò Hoả Tinh Dương: dọc theo rìa bàn tay, nằm ở lưng chừng .
8 - Gò Thái Âm: tiếp với cườm tay và gò Kim Tinh.

Các ngón và khu vực khác:

Trong bàn tay, ngoại trừ ngón cái được xem là ngón tượng trưng cho cá tánh của người, hay là ngón chỉ huy, các ngón khác đều có 1 tên của nó chiếu theo ảnh hưởng của hành tinh.
- Ngón trỏ là ngón Mộc Tinh.
- Ngón giữa là ngón Thổ Tinh.
- Ngón áp út là ngón Thái Dương.
- Ngón út là ngón Thủy Tinh.
-Thân dưới
ngón út chạy dọc đến cườm tay gọi là rìa bàn tay.
-Khu vực nằm giữa 2 đường Tâm Đạo và Trí Đạo gọi là Hình Bốn Góc .
-Khu vực nằm trong khoảng giao nhau giữa những đường Sanh Đạo, Trí Đạo và Trực Giác gọi là hình Tam Giác Lớn .
-Góc tiếp giáp của 2 đường Sanh Đạo và Trí Đạo là góc Tối Cao.
-Góc tiếp giáp của 2 đường Trí Đạo và Trực Giác gọi là góc Trung Gian hay Góc Trái . Góc còn lại nơi tiếp giáp giữa 2 đường SAnh Đạo và Trực Giác là Góc Hạ hay Góc Nội, hoặc Góc Mặt .
-Khu vực nằm trong khoảng giao nhau giữa những đường Trí Đạo, Định Mạng và Trực Giác gọi là hình tam giác nhỏ .

Trước hơn hết, chúng ta tìm hiểu về ni tấc của 1 bàn tay trung bình . Bàn tay gồm 2 mặt:

- Mặt ngoài gọi là lưng bàn tay mà thông thường kêu là mu .
- Mặt trong gọi là mặt bàn tay, hay gan bày tay cũng thế .

Lưng bàn tay không có gì đáng nói, ngoại trừ hình thức và màu sắc, vì thế trong việc tìm hiểu ni tấc lưng bàn tay không được đề cập đến .

Mặt bàn tay hay gan bàn tay được chia thành 2 phần rõ rệt không đồng nhau:

1- Lòng bàn tay được ghi nhận từ ngấn cườm tay đến chân ngón giữa .
2- Các ngón gồm mỗi ngón 3 lóng: lóng thứ 1, lòng nhì, lóng 3; hay lóng có móng, lóng giữa và lóng chót .

Chiều dài của 1 lòng bàn tay trung bình được xác nhận là non 3/5 của chiều dài bàn tay . Trong lúc đó, chiều dài ngón giữa cũng được xác nhận là già 2/5 của chiều dài bàn tay .

Chiều ngang bàn tay trung bình, như chúng ta đã biết về thể thức tìm chiều ngang, được đo từ đầu đường sanh đạo qua rìa bàn tay, sẽ già hơn chiều dài ngón giữa 1 chút .

Về chiều dài các ngón trong bàn tay trung bình, chúng ta được biết:

- Ngón trỏ trung bình sẽ chấm dứt tại 1/3 đầu lóng có móng của ngón giữa .
- Ngón út trung bình sẽ chấm dứt ở giữa lóng giữa của ngón giữa và ngang với mắt phân chia lóng có móng tay và lóng giữa của ngón áp út .
- Ngón cái trung bình sẽ chấm dứt ở giữa lóng chót của ngón trỏ .
- Chiều dài các lóng đối với ngón tay, được xác nhận như sau, bất cứ ngón nào đều như nhau:
+ Lóng có móng, 2.5 phần 10 của ngón tay .
+ Lóng giữa, 3.5 phần 10 ngón tay .
+ Lóng chót, 4 phần 10 của ngón tay .

Về ni tấc của bàn tay, chúng ta được biết cùng 2 bàn tay của 1 người, ni tấc không bao giờ đồng nhau, mà bàn tay mặt luôn luôn trội hơn bàn tay trái, dù nam hay nữ .

Chúng ta cũng được biết về phương diện phân tách bàn tay, bàn tay mặt được xem như sở đắc hay kiến thức của người hay nói cách khác, là khả năng tiến thủ của người . Bàn tay trái được xem như bẩm sinh hay thiên phú cũng thế, nghĩa là do định mạng an bài . Dĩ nhiên đối với người thuận tay trái, ý nghĩa sẽ ngược lại .

A - HÌNH THỨC BÀN TAY

Các nhà giải phẫu bàn tay đều đồng ý, đối với người bạn gái, bàn tay được phân định thành 4 loại rõ ràng như sau:

1 - Người trầm mặc

- Bàn tay dày, mềm, ướt và lạnh .
- Da trắng, thỉnh thoảng có những chấm hồng .
- Lòng bàn tay rộng và mập, no đủ ở phần rìa bàn tay, nghĩa là thân dưới ngón út, khu vực từ gò Thủy Tinh đến hết gò Thái Âm .
- Ngón trắng và tròn trịa .
- Ngón rộng, mềm và nhạt .
- Hình thức chung: hình trái lê .

2 - Người hoạt động

- Bàn tay dày, săn, ướt và nóng .

- Da màu, có lông, nhứt là theo rìa bàn tay .
- Lòng bàn tay rộng, nhiều thịt, gò Kim Tinh cũng như thân dưới ngón cái ở mu bàn tay đều dày và săn .
- Ngón ngắn và búp măng .
- Móng cứng và hồng, phao có vết lưỡi liềm .
- Hình thức chung: tròn, hột xoài hoặc lục giác .

3 - Người có óc thực hiện

- Bàn tay săn, cứng, khô và nóng .
- Da sạm, nám .
- Lòng bàn tay ốm, gân guốc .
- Ngón khá dài, mạnh, cứng, đầu vuông . Ngón cái, trỏ và giữa dài .
- Móng chữ nhật và sậm .
- Hình thức chung: chữ nhật .

4 - Người suy tư

- Bàn tay dài, mỏng, lạnh và khô .
- Da xám và muớt .
- Lòng hẹp và xương .
- Ngón dài, ốm, có mắt . Ngón út và áp út dài .
- Móng dài, hẹp và ửng .
- Hình thức chung: tam giác .

Ngoài ra chúng ta còn có dịp để 2 sắc thái rõ rệt về bàn tay:

1- Hoàn toàn nữ tính: tròn, hình nón, láng, lòng rộng, ngón hẹp, màu sắc lúc nào cũng có cảm giác như mơn mởn .
2- Hoàn toàn nam tính: đẹp, vuông, gân guốc, ngón rộng, nhiều lông .

B - THÀNH PHẦN BÀN TAY

LÒNG BÀN TAY

[b]Lòng bàn tay diễn tả đời sống vật chất, khả năng tình cảm và sinh hoạt sinh lý của mỗi người . Khi lòng bàn tay và các ngón có chiều dài bằng nhau, người sẽ quân bình cá tánh . Khi lòng bàn tay trội hơn, vật chất sẽ lãnh phần ưu thế . Khi các ngón dài hơn, tinh thần sẽ ngự trị .

Lòng bàn tay được chia thành 3 khu vực:

- Khu vực rìa bàn tay biểu dương vật chất, tiêu cực .
- Khu vực phía trong ngón cái, biểu dương sinh lực .
- Khu vực bàn tay dưới ngón cái, biểu dương ý chí, khả năng .

CÁC NGÓN TAY

Các ngón tay diễn tả đời sống giao dịch, khả năng trí thức và sinh hoạt tinh thần của mỗi người .

Ngón cái và ngón trỏ biểu dương sự hoạt động của trí nào . Ngón áp út và út nói lên sự thụ hưởng của não óc .

Bàn tay sè (các ngón căng thẳng ra) chỉ định giá trị của người về tinh thần . Bàn tay sè thật rộng, người sẽ có 1 kiến thức rộng rãi, thông minh, xét đoán và mau lẹ .

Khoảng cách giữa các ngón cũng nói lên giá trị đặc biệt, tùy theo khoảng rộng hay hẹp khi các ngón sè thẳng ra . Đó là sự tiêu pha về mọi phương diện .

- Khoảng cách giữa 2 ngón cái và trỏ mở ra rộng hay hẹp sẽ có ý nghĩa hoang phí hay tiêu xài đúng mức . Từ 90 độ trở lên được coi như người có mức tiêu pha quá độ .
- Khoảng cách giữa 2 ngón trỏ và giữa chỉ định sự tiêu pha cho chính mình .
- Khoảng cách giữa 2 ngón giữa và áp út chỉ định sự tiêu pha cho người khác .
- Khoảng cách giữa 2 ngón áp út và út chỉ định sự tiêu pha cho nhu cầu tinh thần .

Ở mỗi đầu ngón tay đều có những chỉ nhỏ vận vào nhau, hình thức vận chuyển đều đặc, gọi là khu ốc . Khu ốc biểu dương sự khéo léo, điều may mắn, nhứt là linh tánh của 1 người trên mọi phương diện . Khu ốc đóng ở đầu ngón nào, giá trị sẽ được quyết định theo ngón ấy .

Lật úp bàn tay lại, ở chỗ giao nhau của các lóng, trên mu bàn tay, thỉnh thoảng chúng ta thấy những nếp nhăn sâu đậm bám víu vào nhau như hình mắt, được gọi là mắt tay . Những mắt tương tự mà chúng ta trông thấy ở mặt bàn tay đều vô nghĩa nên sự nhận xét phải được ghi nhớ, để tránh sự đánh giá sai lầm .

Mắng nằm chỗ giao nhau giữa lóng chót và lóng giữa được gọi là mắt duy vật . Mắt này biểu dương khả năng kiến tạo, thực hiện, sáng tác ... có nghĩa là bất cứ hình thức tinh vi nào của vật chất đều được biểu dương bằng mắt duy vật .

Mắt nằm chỗ giao nhau giữa lóng giữa và lóng nhứt tức là lóng có móng tay, được đặt tên là mắt triết lý . Như tên của nó, mắt triết lý khoa trương tất cả các khả năng và hình thức tuyệt vời về tinh thần, chẳng hạn như óc nghiên cứu luận chứng, về tâm linh, về thần học ... Nghĩa là trên phương diện tinh thần hay duy tâm cũng thế .

Mắt thứ 3 là mắt nằm tại gốc mỗi ngón tay, mắt này biểu dương cá tánh của người nội trợ giỏi, tinh vi, tính toán thần tình, nên được gọi là mắt nội trợ . Những người bạn gái khéo léo, hầu hết đều có mắt này .

Sau những mắt tay, đến lóng tay .

Nghiên cứu về giá trị lóng tay, chúng ta có 1 lập luận căn bản như thế này: càng lóng giữa dài thêm đối với lóng chót, càng lót có móng dài thêm đối với lóng giữa, người càng được sáng tỏ về mọi mặt: tiền, tình, danh vọng .

Về giá trị riêng rẽ từng lóng, chúng ta có giá trị của mỗi lóng như sau:

- Lóng 1, tức lóng có móng, diễn tả trí thông minh, khả năng sáng tác ... nghĩa là sinh hoạt tinh thần .
- Lóng 2, tức lóng giữa, diễn tả khả năng thu nhận thụ cảm ... nghĩa là sinh hoạt tình cảm .
- Lóng chót diễn tả khả năng thực hiện, phô trương ... nghĩa là khả năng vật chất .

C - GIÁ TRỊ TỔNG QUÁT CỦA BÀN TAY

1 - Khuôn khổ

Trong 1 bàn tay, khuôn khổ rất cần thiết trong sự dung hoà giá trị với các đường, các gò và các ấn tượng . Phân tách 1 bàn tay mà quên nói đến khuôn khổ thì thật là 1 điều khiếm khuyết không thể phủ nhận .

Với khuôn khổ, chúng ta có như sau: - Bàn tay trung bình, người hoà hoãn, đứng đắn .
- Bàn tay nhỏ, người dễ quên, bạt nhược .
- Bàn tay to, người dễ kiếm địa vị .
- Bàn tay ngắn, người dễ khích động, ham mê vật chất .
- Bàn tay dài, người sống về tinh thần .
- Bàn tay thật dài, người say mê thần thánh đến trở thành mê tín .
- Bàn tay hẹp, người tỉ mỉ .
- Bàn tay quá hẹp, người suy yếu .
- Bàn tay rộng, người chịu hùn hạp, thích kết bạn .
- Bàn tay thật rộng, người nhác nhúa, nhưng cộc cằn, thô lỗ .
- Bàn tay mỏng, người tinh vi, tế nhị, dễ thương.
- Bàn tay dày, người đa tình, say mê nhục dục .
- Bàn tay mỏng và dài, người có tài ngoại giao .
- Bàn tay thật dài và hẹp, người suy yếu về tinh thần lẫn vật chất .

2 - Hình thức

Hình thức bàn tay là sự tròn, vuông hay nhọn ... của bàn tay . Nó cũng quan hệ không kém về phần khuôn khổ .

Chúng ta có:

- Bàn tay tròn, người ham vật chất nhưng chỉ thích ở 1 chỗ .
- Bàn tay to, người đần độn, vũ phu .
- Bàn tay hình hột xoài, người thích di chuyển, nhạy cảm, dễ xúc động và hoàn toàn nữ tính .
- Bàn tay hình nón, người ưa vẻ đẹp, có khiếu thẩm mỹ, nhẹ dạ .
- Bàn tay hình lục giác, người dễ khích động, ưa du ngoạn .
- Bàn tay vuông, người có óc kiến tạo, ham chuộng sáng kiến .
- Bàn tay chữ nhật, ngắn: người có nghị lực, ưa thực tế .
- Bàn tay chữ nhật, trung bình: người hay khinh thường, hoàn toàn nam tính .
- Bàn tay chữ nhật, dài, người dễ hờn giận .
- Bàn tay chữa nhật, rộng và ngắn: người cục mịch, ham vật chất .
- Bàn tay chữ nhật, rộng và dài: người hoang phí, ham hơn thua .
- Bàn tay hình tam giác: người sống về tinh thần .
- Bàn tay hình tam giác, ngắn: người trầm mặc, dễ khích động .
- Bàn tay hình tam giác, dài: người dễ hờn giận, nhạy cảm, hay nản chí .
- Bàn tay nhọn, người say mê thần học, mơ mộng, thơ ngây, thay đổi bất thường, nhưng có trực giác .
- Bàn tay gút mắt, người tò mò về tinh thần, hay tìm hiểu, nghiên cứu .
- Bàn tay như mở ra, người khiêm tốn .
- Bàn tay như khép lại, người ích kỷ .

3 - Sắc thái

- Bàn tay trắng: người lãnh đạm, tiêu cực .
- Bàn tay hơi đỏ: người dồi dào sinh lực, nóng nảy .
- Bàn tay nhám, người tự phụ, hách dịch .
- Bàn tay vàng, người dễ hờn giận .
- Bàn tay xám xanh, người tham lam, hung bạo .
- Bàn tay có chấm đỏ, người lạnh nhạt, thiếu hoạt động, kém khả năng về tinh thần cũng như vật chất .

4 - Tình trạng

- Bàn tay ốm, người tu tâm, linh tính nhưng đôi khi cũng tham vọng, biển lận .
- Bàn tay nhiều thịt: người say mê vật chất, đa dâm .
- Bàn tay mềm, người lười, thích im lặng .
- Bàn tay mịn, người chín chắn, khôn lanh .
- Bàn tay gân guốc, mịn: người có tài mê hoặc, khuyến dụ, sống động .
- Bàn tay ướt thường xuyên, người trầm mặc, nhưng ham vật chất .
- Bàn tay ướt giai đoạn, người dễ hờn giận, nhạy cảm .
- Bàn tay khô, người sống về tinh thần, thiếu tình cảm .
- Bàn tay lạnh, người suy tư .
- Bàn tay nóng, người chủ thuyết, chủ quan .
- Bàn tay có nếp nhăn, người nhân từ .

5 - Lông

Lông ở bàn tay biểu dương cá tánh của con người, tiêu biểu cho sự hơn kém nhau về tinh thần cũng như vật chất .

- Bàn tay không lông, người suy nhược, hoàn toàn nữ tính.
- Bàn tay có lông măng, người dễ cảm xúc, tao nhã .
- Bàn tay có lông, người dồi dào sinh lực, hoàn toàn nam tính .
- Bàn tay thật nhiều lông, người ham dâm dục .
- Bàn tay ít lông, những vẫn có lông: người bồng bột, nhẹ dạ .
- Bàn tay có lông dày, người dễ hờn giận, dễ khích động .
- Bàn tay nhiều lông ở ngón, rất ghen tuông về tình ái .
- Bàn tay có lông ỏ các lóng, người nam tính .
- Bàn tay có lông ở ngón cái, người nhân từ, vị tha .

ĐỊNH LUẬT TƯƠNG ĐỐI TRONG VIỆC PHÂN TÍCH BÀN TAY

Muốn tìm hiểu giá trị bàn tay cho một người, để xác định cuộc đời của người ấy trên các phương diện: tiền, tình, danh vọng, thân thế ... không những trong quá khứ và hiện tại, mà còn trong tương lai nữa, thì việc nghiên cứu đơn thuần bàn tay sẽ đưa đến sự sai lạc hoàn toàn .

Nói một cách khác, muốn tìm hiểu cuộc đời của một người trong bàn tay, nếu chỉ xem 2 bàn tay suông chưa đủ mà phải áp dụng sự dung hoà về mọi mặt

1 - vóc dáng
2 - diện mạo
3 - bàn tay
4 - cử chỉ
5 - tiếng nói

Từng ấy yếu tố kết hợp lại mới xét đoán đầy đủ giá trị ghi sẵn trong 2 bàn tay, nhứt là bàn tay bạn gái lại càng cần thiết hơn.

Những Mẫu Chữ Ký Thường Gặp

1. Đường nét thanh thảng tự nhiên không công quẹo, rung rẩy . Ngập ngừng hay đứt đoạn lệch lạc : Những chữ ký nào có nét ấy là những chữ ký của những người ngay thẳng đàng hoàng , người cao quí và thường có tiền của . Những chữ ký này đôi khi dễ đoán ra tên thật .

2. Chữ ký có đường nét ngập ngừng, run , nhiều dấu móc , có vẻ chần chừ, rời rạc, chậm chạp và nối với nhau bởi những đường nét vụng về là chữ ký chỉ rõ hạng người không dứt khoát .

3. Chữ ký có những đường nét vòng vo như khoanh lấy một số chữ là biểu hiện của người dể bị phạm luật pháp , tù tội , vất vã .

4. Chữ ký có những nét nhọn cắt nhau, nghiên đổ, có nhiều vòng tròn bao lấy và k hông đều (to, nhỏ, không thẳng hàng ) thì đó là chữ ký của những người bệnh tâm thần .

5. Chữ ký có đường nét ngang ở trên và dưới . Ngoài ra các chữ nằm giữa 2 nét trên dưới ấy có khi tạo thành một đoạn thẳng dọc xuống song song thì đây là mẫu chữ ký của người có óc nhìn đời rất thực tê", biết làm ăn , vững chắc . Nếu là đàn bà thì đây là mẫu chữ ký của người có óc nhìn đời rất thực tê" , biết làm ăn vững chắc .

6. Chữ ký của người có tay thương mại lớn , thức thời, khôn ngoan , hăng say làm ăn và xa quê hươn g. Đây là chữ ký của người hoạt động suông sẽ, giàu thiện chí , được nhiều người yêu thích . Người có mẫu chữ ký này thường được thành công tốt đẹp trong lãnh vực công ăn việc làm , kể cả tình cảm . Nếu những vòng ấy không được liên tục mà hở ra thì đây là mẫu người muốn vược ra khỏi vòng cương toả, hay tự ý .

7 . Chữ ký mà những nét dọc chạy xuống cắt đường gạch dưới đít chữ ký là người bị thất bại chua cay .

8. Chữ ký có đường kéo xuống không cắt đường gạch dưới thường là chữ ký của người có công ăn việc làm lưng chừng . Tâm tính cũng vậy . Hay bỏ lỡ cơ hội , khó đi đến thành công .

9. Chữ ký có nét ngang phía trên đầu (ngắn ) thì đây là người không nhất tâm , mau thay lòng đổi dạ .

10. Chữ ký của người hay bị cản trở, đau khổ, và bị kẻ dưới ganh ghét, hãm hại thường có hai đường dọc thật ngă"n cắt lấy đườngang dưới .

11. Chữ ký có sự thay đổi công ăn việc làm hay chấm dứt công việc . Cuộc đời không xuông sẽ thường có dấu chấm chính giữa .

12. Chừ ký có những đường nét lên xuống, to nhỏ không đều , không thẳng hàng : đây là chữ ký của những người hay lo nghĩ , bồn chồn , hồi hp .

13. Chữ ký có dấu chấm phía trên : người có vấn đề tinh thần ảnh hưởng lớn lao trong cuộc sống . Nếu cuối chữ ký có dấu chấm thì đó là dấu hiệu có sự cản trở ngăn chặn . Nhưng chính bản thân người ấy cũng thường hay dứt khoát , chấp nhận sự việc hay vấn đề một cách máy móc.

14. Chữ ký như bị gạch bỏ, chỉ người hấp tấp , hay căm giận, ghét, tức tối, thần kinh bị kích động , bị xáo trộn . Người hay tính chuyện trả đũa đối phương . Nếu nét cuối chữ ký quay lại cắt ngang chữ ký thì đây là người hay thất vọng , chán đời , chua cay, khinh bỉ mọi sự đên độ gàn bướng

BÀN TAY VÀ TÍNH TÌNH


Bàn Tay

Chỉ tay 
(Trích đọan Thiên Đức)

Theo khoa chỉ tay, đường sanh đạo biểu hiện cho sức khoẻ của mình, một đường sinh đạo rõ sâu không dứt khúc là người khoẻ mạnh, ít khi bị đau ốm nạn tai, những dấu hiệu bất thường trên đường sinh đạo như là lằn cắt ngang, đứt khúc, mờ nhạt, xoắn dây thừng, tam giác, cù lao, phân nhánh đi xuống thường báo hiệu sự đau ốm hay nạn tai trong cuộc đời, và cũng tuỳ theo vị trí của những dấu hiệu này trên đường sanh đạo mà xét định khoảng thời gian độ tuổi xảy ra, trung bình một đường sanh đạo dài bao hết gò kim tinh của ngón cái được tính là 60 tuổi.

Thế nhưng xét đoán để biết qua được nạn tai hay đau ốm không, hoặc  để được sống thọ thì phải phối hợp thêm các yếu tố khác trong bàn tay đó là gò kim tinh, các vòng cườm tay, màu sắc và thân nhiệt của lòng bàn tay nữa.

Đường mạng đạo có người có, có người không, ý nghĩa thông thường là người có ý chí mạnh, tự mình chủ động lấy cuộc sống và xây dựng sự nghiệp. Nếu đầu đường mạng đạo phát xuất từ cườm tay thì có ý nghĩa là tự thân ra đời sớm không có nhờ cậy gia đình của mình cũng như gia đình chồng.

Trường hợp phát xuất hay dính liền với đường sanh đạo có ý nghĩa là nhờ gia đình cha mẹ ruột giúp đỡ khi vào đời với nhiều may mắn. Trái lại phát xuất từ mép bàn tay gọi là gò Thái âm có ý nghĩa làm nên sự nghiệp sau khi lập gia đình và có sự hổ trợ của chồng, thế nhưng ở đây phải chú ý một điều nếu là ở bàn tay phải thì có số nhờ chồng, nhưng nếu là bàn tay trái là số giúp chồng thành công chứ bản thân của mình chưa hẳn đã thành cộng Nếu đường này sâu và thẳng là vận hạn hanh thông, nếu mờ nhạt hay đứt khúc là bị gián đoạn hay thăng trầm sự nghiệp tương ứng với thời gian ở vị trí đứt đoạn trong bàn tay.

Theo khoa chỉ tay, một đường tâm đạo tốt thì phải rõ ràng sâu và không dứt khoảng, đường tâm đạo càng dài thường có ý nghĩa thuỷ chung và đa tình. Nếu trện đường tâm đạo nỗi lên những dấu hiệu đặc biệt như là cù lao có ý nghĩa tình tan vở mang nhiều đau thương, thế nhưng có đường song song với đường tâm đạo là người đa tình thường có nhiều cuộc tình trong một lúc thế nhưng tình yêu nhiếu chưa phải là yếu tố tạo nên hạnh phúc mà phải xét đến những dấu hiệu đặc biệt khác như đường hôn nhân và phần tâm đạo ở mép bàn tay.

Nếu đầu đường tâm đạo này có nhiều nhánh chẻ ra như rễ cây là dấu hiệu mình phải lấy người mà chưa yêu thương hay nói khác đi là rơi vào trường hợp HÔN NHÂN ĐI TRƯỚC TÌNH YÊU nghĩa là do bạn bè hay thân nhân mai mối để lập gia đình sau đó mới có sự cảm nhận trong tình yệu Ngoài ra cũng nên xét đến đường hôn nhân có bền vững và hạnh phúc hay không thì phải dài sâu và không có chia nhánh, nếu cũng trên đường này có những nháh song song nhỏ thì đó là dấu hiệu rõ ràng để lập gia đình với người chưa thương yêu, để lại đằng sau nhiều kỷ niệm của người bạn tình ngậm ngùi khóc thầm ngẩn ngơ theo xác pháo hồng.

Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông - tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan. Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuông.

Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

Móng tay 
(Trich luoc Tu Chi Tay)

Giải đoán móng tay có hiệu quả cao nhất là về mặt sinh lý và sức khoẻ, kế đến là tính tình của người đó nhiều hơn là vận mệnh cuộc đời. Muốn giải đoán móng tay nên chú ý 3 điểm đó là kích thước, hình dáng và màu sắc tự nhiên của nó (chứ không phải là màu nước sơn móng tay). Điều chú ý trước tiên là chiều dài móng tay tính từ phao trở ra tới mức móng tay còn dính vào da thịt như vậy phần móng tay vượt ra ngoài da thịt không được tính kể cả móng tay giả.

- Móng dài và hẹp là người thích phô trương nhưng rất mê tín

- Trái lại móng dài và rộng là người giàu mộng tưởng, thích chuyện phiêu lưu tình cạm

- Móng rộng mà ngắn lại là người nói nhiều ngoài sự thật

- Móng hình chử nhật là người năng động thích làm việc, hơi tham lam nhưng ít sáng kiến

- Móng vuông rộng đầu người đầy tự tin nhiều ý chí do vậy sức chịu đựng bền bỉ, vì thế thường đưa đến kiêu căng tự phụ

- Móng dẹp và tròn ưa lời nói ngọt thiếu tự tin nên ít khi tự mình quyết đóan công việc

Nói về màu sắc móng tay, màu đỏ là người nóng nảy bốc đồng, móng hồng tính cứng rắn cương quyết, móng màu tai tái là người ích kỷ, nhu nhược, móng xám sức khoẻ kém, móng màu tím về máu huyết không điều hòa.

Hình dáng các bàn tay của Nam giới 

Bàn tay ngắn quá :  nghĩa là bàn tay không cân đối với cánh tay, hay với một thân hình to lớn quá. Cánh tay dài, hay thân hình to lớn thì phải có bàn tay dài hay to thì mới tương xứng. Người có bàn tay ngắn quá, thì đó là dấu hiệu cho thấy một con người có nhiều tánh tình lạ lùng, kỳ khôi, thường thì việc làm và lời nói không đi đôi với nhau, nói một đường làm một nẻo, hoặc muốn làm khác người.

Bàn tay dài quá, và ngón tay thì gút mắt, kẽ giữa các ngón tay thưa thớt, tướng cao lêu khêu, miệng rộng, răng to, râu thưa : Bàn tay như thế, mà cộng thêm với dáng người như vậy, thì đây là hạng người hay nói nhiều, nói dai, nhưng không có cái gì ăn khớp với cái gì, và hay thù vặt.

Bàn tay dài quá, mà ngón tay lại ngắn, thô kịch, có gút mắt, và ngón tay út cũng quá ngắn : Ðây là hạng người nhẹ dạ, tính tình lại hay thay đổi và quá thiên về vật chất, coi tiền bạc nặng hơn tình nghĩa, hay nói càng nói xiên chẳng vị nể ai cả.

Bàn tay đầy đặn và các đường chỉ tay rõ ràng không có những lằn cắt ngang dọc cộng thêm với tướng người cao vừa vặn cân đối, khoẻ mạnh, mắt không bị lộ, đây là tướng người có những đức tính tốt, trường thọ, phúc hậu, lời nói bao giờ cũng được suy nghĩ trước khi nói, và phải có lý thì mới phát biểu, chứ không bạ đâu nói đó, nói càng nói bậy.

Bàn tay dài, lòng bàn tay hẹp, ngón tay không đều (ngón to ngón nhỏ, ngón mập ngón ốm) cong quẹo, đầu ngón tay cái nhọn vót, móng tay cứng, những đường chỉ trong lòng bàn tay không rõ ràng : ta đoán được những người như vậy có tính thái quá, thiếu chừng mực trong mọi việc, bạ đâu vui đó, không thuỷ chung, có khi còn càn bướng và láo khoét nữa.

Bàn tay hơi vuông, đầu ngón tay cái và các ngón khác cũng hơi vuông, lòng bàn tay cứng và có ba dường chỉ chính (Sanh đạo, Trí đạo, và Tâm) rõ ràng. Cộng thêm ngón út dài, chiều dài của ngón út (mở bàn tay ra và khép các ngón tay lại) dài hơn hai lóng của ngón áp út (ngón đeo nhẫn), đầu ngón út hơi tròn và có vành cao lện Ðây là bàn tay của người siêng năng cần mẫn, việc làm rất chu đáo, biết xắp xếp, điều hoà mọi việc, biết giữ lời hứa, ít nói, tánh tình ngay thẳng, cương trực, đứng đắn, họ chịu đựng được môi hoàn cảnh của cuộc đời, cần kiệm, sống lâu, ăn uống hay chưng diện không loè loẹt, đơn giản.

Bàn tay với lòng bàn tay cứng dẽ, các ngón tay hơi ngắn, móng cứng, có chỉ Tâm đạo xiả xuống giữa ngón trỏ và ngón giữa : đây là bàn tay của người có tánh lì lợm, kỳ khộo ít chịu phục tùng ai bao giờ, dầu cho lý lẽ của họ có sai bét đi chăng nữa, họ cũng không chịu thụa Vì sự cố chấp và cứng đầu của họ, nên cuộc đời họ gặp nhiều sóng gió, nhiều lần suy xụp, đảo điện

Bàn tay mà mỏng manh, ngón tay ngắn quá, lưng bàn tay xanh xao, da mặt cũng xanh xao, răng thưa và hô, tướng ốm, tóc sợi nhỏ, lỗ mũi nhỏ và lộ xương, xương cuống họng ló ra dài, người như vậy rất có thể mang chứng bệnh lao, và chết yểu.

Bàn tay vuông, các ngón tay cũng vuông, lòng bàn tay cứng de, có một đường chỉ (tâm đạo) nằm vắt ngang bàn tay như chữ nhất (-) đây là bàn tay của những người tánh tình nghêng ngang, hay gây sự, kiêu căng, phách lối, nhưng lại hay làm bộ hiền lành. Phần nhiều những người này lại hay sợ ... vợ.

Trái lại, bàn tay cũng có đường chỉ (tâm đạo) nằm ngang, nhưng lòng bàn tay thì mềm mại và các ngón tay cân đối, ngón tay cái dài, lóng thứ nhất của ngón cái vừa dài lại vừa vuông, đầu ngón trỏ hơi vuông, ngón tay út dài, và đầu ngón cũng hơi vuông - tướng người to béo, nước da trắng, pha đen, tiếng nói lớn và vang vạng Người như vậy thường là những người có chí sưu tầm những gì tỉ mỉ, trầm tĩnh, ít nói, nếu họ là bậc trí thức, thì họ có những đặc tài riêng, nhưng nhẹ dạ và nhát gan.

Nữ giới mà người nào có đường chỉ nằm ngang lòng bàn tay như vậy là người hay hờn lẫy, và ghen tuông. Tóm lại, tất cả người nào có chỉ Tâm đạo nằm trọn ngang bàn tay thì họ là những người quá hà tiện đến độ bần, và cũng thường có những chứng bệnh về bộ phận tiêu hoá như ruột, dạ dày, hoặc yếu tim, phổi v.v.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét