Kính gửi chị Hạnh Dung,
Khi trước lấy nhau, chúng em tính toán mọi việc khá ổn. Anh làm việc ở một ngân hàng, em thôi việc cơ quan lương thấp, về buôn bán nhỏ cùng chị chồng. Em chịu khó, nhanh nhẹn nên chị rất hài lòng, làm ăn khấm khá.
Nhưng, cuộc sống cứ đi vào xu hướng xa nhau dần, dù không phải chuyện yêu đương ngoài luồng gì cả. Buổi sáng anh đi làm bỏ cả ăn sáng vì nói ăn ở nhà quanh quẩn chỉ cơm rang, mì gói, đến cơ quan có nhà hàng ngay cạnh muốn gì cũng có, lại còn được café tán gẫu với bạn bè.
Những cuộc đi nghỉ riêng của gia đình cứ như nghĩa vụ, anh nhắn tin, chat với bạn bè suốt. Em thấy anh ngày càng như một người… độc thân có vợ, nhà như khách sạn vậy, vì thời gian anh ở chỗ làm là chính. Em nói: “Mẹ thất vọng về ba quá. Chẳng giống ngày xưa, lúc nào cũng thích quanh quẩn bên nhau không bao giờ chán. Nay thì chán nhau rồi hả?”. Không ngờ anh bảo: “Ba cũng thất vọng về mẹ quá”. Anh chê em không biết chăm sóc anh. Bạn bè cùng lứa em thành đạt, người làm chứng khoán, người là tiến sĩ…
Gần đây cơ quan anh mới chuyển về một cô là nhân viên ngân hàng cao cấp, mối tình thời học trò xưa của anh. Giờ cô ấy cũng có gia đình, chẳng có gì trăng hoa với nhau. Cô ấy nghiêm khắc, nhưng anh thì có vẻ xao động. Em lo không phải vì cô ấy, mà vì sự thất vọng về nhau của hai vợ chồng.
Thưa chị, em không hiểu tại sao vợ chồng cứ nhạt dần đi như vậy. Đó có là nguy cơ khiến một ngày nào đó chuyện không hay sẽ đến? Chúng em có phải tổ chức lại cuộc sống không? Em có nên trở lại nghề cũ của mình (em làm việc ở sân bay, trong phòng nghiệp vụ, chuyên môn cũng khá). Mong thư chị.
Phạm Thu Thủy (Q.1 - TP. Hồ Chí Minh)
***************
Trả lời tư vấn của Chuyên Viên Hạnh Dung :
Thân gửi em Thu Thủy,
Tình vợ chồng luôn trải qua những thử thách. Lấy nhau rồi, lo đời sống cụ thể, nhiều việc lặp lại đơn điệu khiến nhiều người “vỡ mộng”. Vợ chồng hiện ra đầy đủ ưu khuyết, quen thuộc đến nỗi không cần lắng nghe nhau nữa. Chưa mở miệng đã biết cô ấy/anh ấy nói gì rồi. Công việc của vợ chồng em ít có điều kiện ở bên nhau, nhưng bây giờ gia đình nào cũng gặp thử thách đó cả, đi làm biền biệt, thời gian sống cùng đồng nghiệp nhiều hơn sống bên vợ/chồng. Đó là chưa kể, khi sống bên nhau mà tâm trí mỗi người còn lo lắng theo đuổi việc khác, không còn chú ý chăm sóc đến nhau. Anh ấy “chê” em không chăm sóc. Em thì “chê” anh như người khách trọ. Thời gian cho gia đình đã ít ỏi, nếu không có ý thức gắn bó thì coi như chỉ sống theo thói quen.
Hạnh Dung nghĩ, nếu có ý thức về gia đình, tranh thủ chăm sóc, trò chuyện chia sẻ sẽ tạo sự gần gũi chứ không hoàn toàn do lỗi ở thời gian và hoàn cảnh. Không phải sự nhạt đi, mà tình vợ chồng sâu sắc hơn, sang một giai đoạn khác, ít hình thức, không sôi nổi như lúc mới yêu đương. Em cần chú ý việc anh ấy so sánh sự tiến bộ của các bạn cùng lứa, quan tâm xem anh ấy muốn vợ mình phải như thế nào? Đâu cứ nhất thiết phải tiến sĩ hay chuyên gia cao cấp mới là chuẩn mực của hiểu biết. Chức vụ, danh hiệu này nọ không mang tính quyết định bằng kỹ năng sống và cư xử tình cảm, vì đây là đời sống gia đình, hòa hợp tính cách mới quan trọng. Đừng để cho sự tụt hậu biến mình thành người cũ kỹ, xa lạ với nhau. Em nên chú ý và cố gắng hiểu chính xác mong muốn của anh ấy. Vợ chồng có thể hỏi nhau về công việc, tổ chức gia đình. Khi hiểu được ý nhau, cởi mở bàn bạc được cùng nhau thì sẽ tìm ra giải pháp, không nên ôm một mình những hoài nghi.
Phụ Nữ Online
Thưa chị, em không hiểu tại sao vợ chồng cứ nhạt dần đi như vậy. Đó có là nguy cơ khiến một ngày nào đó chuyện không hay sẽ đến? Chúng em có phải tổ chức lại cuộc sống không? Em có nên trở lại nghề cũ của mình (em làm việc ở sân bay, trong phòng nghiệp vụ, chuyên môn cũng khá). Mong thư chị.
Phạm Thu Thủy (Q.1 - TP. Hồ Chí Minh)
***************
Trả lời tư vấn của Chuyên Viên Hạnh Dung :
Thân gửi em Thu Thủy,
Tình vợ chồng luôn trải qua những thử thách. Lấy nhau rồi, lo đời sống cụ thể, nhiều việc lặp lại đơn điệu khiến nhiều người “vỡ mộng”. Vợ chồng hiện ra đầy đủ ưu khuyết, quen thuộc đến nỗi không cần lắng nghe nhau nữa. Chưa mở miệng đã biết cô ấy/anh ấy nói gì rồi. Công việc của vợ chồng em ít có điều kiện ở bên nhau, nhưng bây giờ gia đình nào cũng gặp thử thách đó cả, đi làm biền biệt, thời gian sống cùng đồng nghiệp nhiều hơn sống bên vợ/chồng. Đó là chưa kể, khi sống bên nhau mà tâm trí mỗi người còn lo lắng theo đuổi việc khác, không còn chú ý chăm sóc đến nhau. Anh ấy “chê” em không chăm sóc. Em thì “chê” anh như người khách trọ. Thời gian cho gia đình đã ít ỏi, nếu không có ý thức gắn bó thì coi như chỉ sống theo thói quen.
Hạnh Dung nghĩ, nếu có ý thức về gia đình, tranh thủ chăm sóc, trò chuyện chia sẻ sẽ tạo sự gần gũi chứ không hoàn toàn do lỗi ở thời gian và hoàn cảnh. Không phải sự nhạt đi, mà tình vợ chồng sâu sắc hơn, sang một giai đoạn khác, ít hình thức, không sôi nổi như lúc mới yêu đương. Em cần chú ý việc anh ấy so sánh sự tiến bộ của các bạn cùng lứa, quan tâm xem anh ấy muốn vợ mình phải như thế nào? Đâu cứ nhất thiết phải tiến sĩ hay chuyên gia cao cấp mới là chuẩn mực của hiểu biết. Chức vụ, danh hiệu này nọ không mang tính quyết định bằng kỹ năng sống và cư xử tình cảm, vì đây là đời sống gia đình, hòa hợp tính cách mới quan trọng. Đừng để cho sự tụt hậu biến mình thành người cũ kỹ, xa lạ với nhau. Em nên chú ý và cố gắng hiểu chính xác mong muốn của anh ấy. Vợ chồng có thể hỏi nhau về công việc, tổ chức gia đình. Khi hiểu được ý nhau, cởi mở bàn bạc được cùng nhau thì sẽ tìm ra giải pháp, không nên ôm một mình những hoài nghi.
Phụ Nữ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét