Hiển thị các bài đăng có nhãn ☀ Đặc sản Phan Thiết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ☀ Đặc sản Phan Thiết. Hiển thị tất cả bài đăng

* Bánh quai vạc tôm thịt Phan Thiết



Đặc sản Phan Thiết
Món ăn này đã có từ rất lâu tại Bình Thuận, khách phương xa tới Bình Thuận thường tìm thưởng thức cho bằng được món bánh này bởi hương vị thơm nồng khó quên của nó. Bạn cũng có thể tự làm cho gia đình thưởng thức vào ngày cuối tuần.



Bánh quai vạc đã có từ ngàn xưa. Một món ăn bình dân mà người dân Phan Thiết dù ở nơi đâu cũng không quên được hương vị hấp dẫn của nó.

Chất dai dai của bánh quai vạc - đã thành quen thuộc với bất cứ người nào một lần thưởng thức - phải được làm từ bột mì tinh (lọc). Trước tiên là chế nước sôi lấy trùng, sao cho bột vừa chín tới. Nhồi bột đến khi mềm dẻo, cắt từng phân nhỏ cỡ viên bi. Dùng chai thuỷ tinh cán mỏng tạo nên miếng vỏ bột trong đều. Tôm biển tươi rói, rửa sạch cắt bỏ đầu. Loại lớn con, cắt làm ba, làm tư; còn tôm nhỏ thì để nguyên. Thịt ba rọi cũng cắt bằng cỡ miếng tôm ấy. Tất cả trộn chung, cho ít nước mắm, muối tiêu, đường, đem xào chín, vị vừa miệng. Xong gắp nhân bỏ vào giữa miếng bột đã cán mỏng, xếp đôi lại từng chiếc bánh. Cho vào nồi nước sôi đun sắn, khi thấy bột trong là bánh đã chín, vớt ra rổ để ráo nước. Láng qua một ít dầu ăn, bánh sẽ không bị dính vào nhau, rồi rải hành lá cắt nhỏ lên bánh, tăng thêm màu vị.

Pha nước chấm hơi đặc với nguyên liệu chủ yếu là nước mắm, đường cát, ớt xiêm cắt lát mỏng, nêm nếm cho hợp khẩu vị. Gắp bánh bày lên đĩa, kèm vài lát chanh bên cạnh chén hành củ, tóp mỡ phi vàng. Khi ăn cho bánh vào chén, rắc hành phi mỡ với nước chấm, tí chanh và nâng chén. Nhai từ từ sẽ tận hưởng cái vị ngòn ngọt, dai dai, béo béo, cay cay, mà ngon đáo để.

Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức món bánh quai vạc, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn dân dã xứ biển.

Đặc sản Phan Thiết
(Theo Binh Thuan Tourism)

* Về Bình Thuận ăn cá đục

Hehe, mình dân Phan Thiết chính cống đây mà còn muốn "chảy nước m..." khi xem hình ảnh này, huống chi những bạn ko phải dân gần biển. Các bạn đọc đi nhé, thế nào cũng phải đi Phan Thiết một chuyến để ăn thử cho mà xem, hjhj...

đặc sản phan thiết

Cá đục tươi, thịt vốn ngọt và cứng nên làm món gỏi cũng ngon mà món nướng cũng không kémTrên đường đi từ Bình Thuận về TP HCM, thấy biển hiệu "Gỏi cá đục" khá là hấp dẫn nên tấp vào. Lý do chính là chưa ăn gỏi cá sống và không biết cá đục làm gỏi như thế nào.Cá đục là loài cá đục hình dáng nhỏ nhắn, thân thon, dài chỉ non gang tay người lớn, vảy óng ánh, mắt trong, sắc nhạt ánh vàng. Cá đục có quanh năm ở các vùng ven biển ở nước ta, biển Bình Thuận cũng không ngoại lệ.

đặc sản phan thiết

Để làm gỏi cá Đục, người ta chọn những con cá nhỏ khoảng 1 ngón tay, róc 2 bên thịt, trộn chung với hành tây xắt mỏng, ngâm chua, ớt hiểm, đậu phụng, dừa nạo, rau thơm.Nhón lấy miếng bánh tránh mỏng, xếp vào một lá xà-lách, một ít rau thơm. Món này đặc biệt là phải xếp thêm một cọng ngổ mới thơm, mới không có vị tanh của cá. Tiếp theo là dưa leo, khế, chuối chát, bún, rồi gắp vừa cá, vừa hành tây đặt lên miếng bánh tráng, cuốn lại, chấm nước mắm vừa cay vừa chua dọn kèm. Vị ngọt của cá sống đưa đẩy cùng vị thơm của rau, vị chua, hăng của hành tây, ớt hiểm, vị béo giòn của đậu phộng, cơm dừa, vị đậm đà của nước mắm tạo nên một bản giao hòa tuyệt vời. Cái ngon của món này là càng ăn, càng thấy cay, càng cay lại càng ngon, càng muốn ăn thêm.

đặc sản phan thiết

Cũng là những con cá đục còn tươi nguyên ấy, đem ướp với một ít muối hột giã với ớt hiểm, xếp lên vỉ, nướng trên bếp than lại khác hẳn. Gỡ miếng thịt cá đục vừa chín tới, thơm ngào ngạt, chấm muối ớt chanh. Vị ngọt, thơm của cá đục hòa quyện cùng vị chua nhẹ của chanh, vị đậm đà của hạt muối đang tan dần trong miệng, mùi thơm của ớt hiểm trong vùng khiến cho món cá nướng thanh đậm hơn. Cũng miếng cá ấy, khi cuộn tròn trong miếng bánh tráng lẫn rau thơm, chấm nước mắm sến sệt chua, cay lại cho một cảm giác khác.

Để không bỏ phí phần nào của nguyên liệu này. Phần xương sau khi lóc hết thịt để làm gỏi, được chủ quán nhúng sơ qua bột, mè trắng, cho vào chảo là được món xương cá đục chiên giòn lạ mắt. Khi ăn, mùi thơm, vị giòn của xương như tan cùng mùi thơm của mè. Món này vừa lạ miệng, vừa ít béo, đối với những người không thích ăn dầu mỡ hay ăn kiêng, vẫn là món hấp dẫn, lại nhiều canxi.

Quán Hai Nương ở Tân Nghĩa, Hàm Tân, Bình Thuận.


Theo Bưu Điện Việt Nam


* Gỏi Ốc Giác Phan Thiết

đặc sản phan thiết
Hôm nay tiếp tục làm mọi người phải xôn xao, nôn nao cái bụng tiếp đây...[GỎI ỐC GIÁC PHAN THIẾT]... Chỉ nghe cái tên thui mà đã đậm mùi miền biển rùi phải ko nào? Nhớ ghé Phan Thiết ăn thử nha mí bạn, hg ăn là uổng lắm đó. Mình học tại TPHCM 2 năm rùi mà chưa thấy chỗ nào làm gỏi ngon như ở quê mình hết á ( hg phải khoe đâu nha, mà đây là sự thật...). Giờ thì xem thử nó như thế nào nha!

đặc sản phan thiết
Ốc giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển miền Trung. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác luộc. Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sắn rất ngon.Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần cổ) cũng luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt.

đặc sản phan thiết
đặc sản phan thiết
Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn với nhau rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng nước, có nhà ăn với bánh phồng tôm.

Ốc giác mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt đã lâu ngày, thịt có mùi hôi.

Nếu bạn là khách phương xa, có dịp về Phan Thiết thăm quan, du lịch, mời bạn ghé vào các quán ăn đặc sản nơi đây để thưởng thức món gỏi ốc giác hấp dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của những món ăn miền biển khác nữa. Tuy đơn sơ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, món ăn trở lên phong phú và hài lòng mọi du khách gần xa.


~libra~

* Bánh căn Phan Thiết giòn tan

đặc sản phan thiếtNhững ai từng một lần nếm qua món bánh bình dị này khó lòng quên được cảm giác nóng giòn trong miệng, vị thơm nồng của nước mắm, chua chua của khế bằm, là lạ với món mắm nêm. Đây là đặc sản quê mình, bạn nào muốn thử nhớ ghé thăm Phan Thiết nha!





Nhắc đến vùng Nam Trung Bộ, ngoài những bãi biển đẹp và thắng cảnh nổi tiếng, khách du lịch còn nhớ đến hương vị đậm đà của món ăn đặc sản: bánh căn. Ban đầu, bánh có tên là “bánh căng”, do khi chín bánh căng phồng, giòn đều ở mặt dưới, căng phồng, xốp mịn ở mặt trên. Về sau, ngữ điệu địa phương khiến tên bánh có chút thay đổi và được dùng “chết” với tên “bánh căn”.

đặc sản phan thiết
Bánh căn có thể được xem là một trong những món bánh đặc trưng của cư dân vùng biển. Những nguyên liệu chính tạo nên món bánh điều bắt nguồn và tận thu từ biển như nước mắm, mắm nêm, cá kho, …là những nguyên liệu sẵn có và không thể thiếu được trong bữa ăn của người dân nơi đây.

Bánh căn và bánh khọt Nam Bộ có giống nhau?

Nhiều người lầm tưởng bánh căn Phan Thiết là bánh khọt - món đặc sản ở các tỉnh miền Nam vì trông bề ngoài chúng na ná nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có cách chế biến và thưởng thức khác nhau, tạo nên những hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Bánh căn cũng làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn như bánh khọt, nhưng dùng khuôn đất và không tráng mỡ vào khuôn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn hoài không ngán. Bánh chín được nạy ra, úp hai chiếc vào nhau, ở giữa có hành lá thái nhỏ để bánh dậy mùi thơm. Bánh căn không tính bằng “cái” mà tính “cặp”, do “hình thể” bé nhỏ của nó. Một người có thể ăn từ 6 - 10 cặp mà vẫn thèm.

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung tròn to. Bên trên là khuôn bánh được khoét lỗ tròn đều, trên đó đặt 8 - 16 chén đất (dùng làm khuôn đổ bột) tùy vào lượng người ăn; phần thân lò để chứa than hồng. Phần thân và khuôn được ngăn cách bằng những mẩu gạch nhỏ để thông gió. Sau khi than đã hừng, đợi lò thật nóng mới cho khuôn lên lò. Thoa vào mỗi khuôn một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Mẻ đầu được dùng để thử lò và tráng khuôn. Người ta dùng chiếc cạy bằng kim loại để đưa bánh ra khỏi khuôn. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô lại, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín và có thể ăn được. Ăn ngay khi bánh còn nóng hổi, như thế mới ngon.

Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước khoảng từ 6 - 8 tiếng rồi đem xay thành bột loãng. Muốn bánh có độ xốp và tơi thì bí quyết là trước khi đem xay cho thêm vào chút ít cơm nguội. Khi pha bột cũng cần chú ý lượng nước vừa đủ để bánh đạt được độ giòn như ý.

đặc sản phan thiết

“ Linh hồn” của món bánh

Tuy nhiên, ăn bánh căn ngon nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nước dùng. Nước dùng cho bánh căn rất đa dạng phục vụ cho mọi loại đối tượng. Tùy vào sở thích và khẩu vị cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình loại nước mắm thích hợp. Có 3 loại nước mắm thường dùng đó là: nước mắm cá kho, mắm nêm và nước mắm chanh tỏi ớt. Cá kho được dùng thường là cá nục, cá cơm…kho thật nhiều nước, nếm vừa ăn đủ làm nước dùng. Mắm nêm là món mắm khoái khẩu đặc trưng của người miền Trung. Mắm chanh tỏi ớt được chế biến từ nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt, ,chanh... thêm cà chua để màu trông đẹp tự nhiên, nấu với đường để có một món nước chấm đậm đà.

Món ăn lôi cuốn người ăn không chỉ bởi vào nước chấm mà còn chiếm ưu thế bởi những món ăn kèm nho nhỏ, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm hương vị của món ăn và cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn. Những món ăn kèm thường là: trứng vịt, gà, cút luộc, da heo trần qua nước sôi ăn sần sật, xíu mại, cá kho…

Nếu như bánh khọt ăn đúng điệu phải cuốn với xà lách hoặc rau cải, ăn kèm với các loại rau sống như húng, quế, tía tô thì bánh căn lại lấy cái vị chua chua của xoài, khế, me làm điểm nhấn. Đừng xem thường những sợi xoài bé tẹo ấy nhé. Thiếu chúng thì hương vị của món ăn sẽ trở nên nhạt đi rất nhiều đấy. Một điểm khác nữa là chế biến bánh căn không dùng nhiều đến dầu mỡ. Tóp mỡ được làm bằng bánh mì thái hạt lựu chiên giòn, vừa cắn đã tan ngay trong miệng, tránh được cái béo ngậy của mỡ động vật.

Vài chiếc bàn nhỏ cùng đôi mươi chiếc ghế con đặt bên hè cũng đủ làm nên ẩm quán. Cái thú của người ăn hàng rong là ở đấy, đến là giành ngay ghế ngồi đợi. Cái thú vị của món bánh này nằm ngay trong sự chờ đợi và giá trị sẽ được nâng lên chính từ sự nhẫn nại. Đặc biệt vào trời mưa mà được nhâm nhi vài cặp bánh căn nóng hổi cùng với nước mắm,với chút xoài xắt sợi thì quả là ngon tuyệt.