Gửi chị Hạnh Dung,
Tôi 25 tuổi, chưa từng trải qua một tình yêu thật sự, dù có nhiều người theo đuổi.
Tôi cao ráo, gương mặt ưa nhìn, tốt nghiệp đại học, có công việc thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ sống.
<!-- more -->
Trong việc chọn người yêu, tôi không quan trọng chuyện quê ở đâu, giàu hay nghèo. Hình mẫu của tôi là phải “cân xứng” với tôi, nghĩa là không phải một “anh chàng tí hon”, phải có gương mặt ưa nhìn, nam tính một chút. Anh phải là người biết quan tâm đến gia đình (cả gia đình anh và gia đình tôi) và có công việc thu nhập tương đối. Dường như tất cả những người tôi đã biết đều không có đủ những điều đó. Đã vậy, trong thâm tâm tôi lúc nào cũng mang nỗi sợ từ những câu chuyện về bạo hành gia đình mà tôi từng được nghe. Tôi sợ nếu chọn lầm người, sẽ phải khổ cả đời… Có phải vì thế mà tôi không dám mở lòng tiếp nhận những người đến với mình. Càng sợ, càng tỉnh táo càng… ế?
Một ngày qua mạng internet, tôi gặp một người gần như hình mẫu của mình. Anh ở một tỉnh khá xa thành phố, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, đang làm cho một công ty lớn. Tôi thật sự hài lòng. Thế nhưng, khi tiếp xúc thực tế, những thất vọng trong tôi dần lộ diện. Anh cao lớn nhưng giọng nói lại khá “ẻo lả”. Ngay lần gặp đầu tiên, anh đã hỏi tôi thẳng thừng: “Thế công việc giờ có kiếm được nhiều tiền không?”. Đó là câu hỏi khiến tôi bị ám ảnh mãi. Nhớ lúc mới quen, tôi thắc mắc về cái tên nửa tây nửa ta của anh, anh trả lời gọn hơ: “Cứ lấy tên vậy, nhỡ sau này lấy vợ nước ngoài, được vợ bảo lãnh xuất ngoại”. Cách nghĩ đó liệu có ổn? Anh làm việc văn phòng nhưng chẳng hiểu thế nào lại thường xuyên than mệt. Tất cả những biểu hiện của anh khiến tôi có cảm giác, anh đang tìm một người vợ để… dựa dẫm. Tôi hoang mang với anh nhưng lại lo, nếu bỏ qua anh chàng này thì biết bao giờ nửa thực sự của tôi mới xuất hiện. Tôi cũng đang luẩn quẩn trong đầu chữ “ế”. Chị Hạnh Dung có chia sẻ với nỗi lo đó của tôi?
<!-- more -->
Trong việc chọn người yêu, tôi không quan trọng chuyện quê ở đâu, giàu hay nghèo. Hình mẫu của tôi là phải “cân xứng” với tôi, nghĩa là không phải một “anh chàng tí hon”, phải có gương mặt ưa nhìn, nam tính một chút. Anh phải là người biết quan tâm đến gia đình (cả gia đình anh và gia đình tôi) và có công việc thu nhập tương đối. Dường như tất cả những người tôi đã biết đều không có đủ những điều đó. Đã vậy, trong thâm tâm tôi lúc nào cũng mang nỗi sợ từ những câu chuyện về bạo hành gia đình mà tôi từng được nghe. Tôi sợ nếu chọn lầm người, sẽ phải khổ cả đời… Có phải vì thế mà tôi không dám mở lòng tiếp nhận những người đến với mình. Càng sợ, càng tỉnh táo càng… ế?
Một ngày qua mạng internet, tôi gặp một người gần như hình mẫu của mình. Anh ở một tỉnh khá xa thành phố, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, đang làm cho một công ty lớn. Tôi thật sự hài lòng. Thế nhưng, khi tiếp xúc thực tế, những thất vọng trong tôi dần lộ diện. Anh cao lớn nhưng giọng nói lại khá “ẻo lả”. Ngay lần gặp đầu tiên, anh đã hỏi tôi thẳng thừng: “Thế công việc giờ có kiếm được nhiều tiền không?”. Đó là câu hỏi khiến tôi bị ám ảnh mãi. Nhớ lúc mới quen, tôi thắc mắc về cái tên nửa tây nửa ta của anh, anh trả lời gọn hơ: “Cứ lấy tên vậy, nhỡ sau này lấy vợ nước ngoài, được vợ bảo lãnh xuất ngoại”. Cách nghĩ đó liệu có ổn? Anh làm việc văn phòng nhưng chẳng hiểu thế nào lại thường xuyên than mệt. Tất cả những biểu hiện của anh khiến tôi có cảm giác, anh đang tìm một người vợ để… dựa dẫm. Tôi hoang mang với anh nhưng lại lo, nếu bỏ qua anh chàng này thì biết bao giờ nửa thực sự của tôi mới xuất hiện. Tôi cũng đang luẩn quẩn trong đầu chữ “ế”. Chị Hạnh Dung có chia sẻ với nỗi lo đó của tôi?
Thủy (TP.HCM)
**********
Trả lời tư vấn của Chuyên Viên Hạnh Dung :
Em Thủy mến,
Hạnh Dung nghĩ, ở tuổi của mình, em đâu đã ế mà lo ế! Tuy nhiên, em đang đặt ra một vấn đề có lẽ nhiều bạn trẻ cũng băn khoăn: có phải khi càng tỉnh táo kén chọn, người con gái càng có nguy cơ ế? Vậy thì “mắt nhắm mắt mở” một chút, buông lỏng mình một chút có hay hơn không? Thực tế cũng cho thấy là với những bạn gái ít kén chọn, dễ dãi trong các mối quan hệ và nếu dễ coi một chút thì càng lắm mối, lúc nào cũng “tất bật” với sự săn đuổi của các vệ tinh. Tuy nhiên, đó chỉ là cái vui bề nổi. Thiếu tỉnh táo đương nhiên sẽ dễ vướng bẫy, dễ lầm người, và khi đó hậu quả thế nào em cũng hiểu.
Tỉnh táo nhìn người, nhưng có lẽ em cũng cần phải tỉnh táo nhìn mình. Không chỉ đặt yêu cầu cao, em lại còn ôm sẵn một mối lo từ những kinh nghiệm mà mình… chưa hề có, làm sao tránh được sự e dè, thủ thế; làm sao dám mở lòng mình ra đón nhận những gì người khác đưa đến? Có lẽ cũng như em, cô gái nào cũng vẽ sẵn cho mình hình mẫu của một nửa kia. Mà đã mơ mộng, mong ước thì không cần phải… tiết kiệm, vì đâu tốn kém! Cứ ước mơ cho thật đẹp, thật thỏa lòng, nhưng đừng quên là những gì trong mong ước không thể áp đặt vào thực tế trọn vẹn được. Phải biết cân đối, gia giảm lại cho phù hợp. Hạnh Dung vẫn nghĩ, quan trọng nhất trong việc chọn lựa người bạn đời là cần có tình yêu thật sự với nhau. Tình yêu đó phải được xây dựng trên sự hiểu biết, tin cậy, cảm thông và chia sẻ cùng nhau. Những điều đó đòi hỏi cả hai phải có thời gian tìm hiểu, phải được chứng minh dần trong một quá trình dài. Điều quan tâm đầu tiên buộc phải xét đoán khi có một anh chàng đến với mình không phải là anh ta có đẹp trai, cao ráo, giàu có không mà phải là việc anh ta có biểu hiện chân thành không, có đáng để tin cậy bước đầu không, có học vấn không, có cách sống, cách ứng xử văn hóa không, có những biểu hiện cho thấy là người tử tế không, có nghề nghiệp ổn định không… Sau đó là cần có thời gian để thể hiện, để tìm hiểu trong sự tỉnh táo.
Hãy vận dụng một chút những lập luận trên vào anh chàng đang đến với em. Ấn tượng ban đầu về anh ta mà em nhận ra, như đã kể trong thư, là thiếu tin cậy, thực dụng, không chân thật, tử tế và cũng hơi bị thiếu văn hóa. Em tự cho mình là tỉnh táo nhưng lại kéo dài không buông, dù trong sự ngờ vực, với anh chàng ấy chỉ vì sợ ế, là tỉnh táo hay không tỉnh táo? Có vẻ như với em, chỉ cần cái mã bề ngoài và cái vỏ bằng cấp, công việc hào nhoáng là đã đủ để “vào vòng chung kết”. Đó là một sự “tỉnh táo” đáng lo mà em cần sớm tỉnh táo điều chỉnh. Nếu cứ giữ cách nhìn đó, việc em chọn lầm người là khó tránh.
Phụ Nữ Online
Em Thủy mến,
Hạnh Dung nghĩ, ở tuổi của mình, em đâu đã ế mà lo ế! Tuy nhiên, em đang đặt ra một vấn đề có lẽ nhiều bạn trẻ cũng băn khoăn: có phải khi càng tỉnh táo kén chọn, người con gái càng có nguy cơ ế? Vậy thì “mắt nhắm mắt mở” một chút, buông lỏng mình một chút có hay hơn không? Thực tế cũng cho thấy là với những bạn gái ít kén chọn, dễ dãi trong các mối quan hệ và nếu dễ coi một chút thì càng lắm mối, lúc nào cũng “tất bật” với sự săn đuổi của các vệ tinh. Tuy nhiên, đó chỉ là cái vui bề nổi. Thiếu tỉnh táo đương nhiên sẽ dễ vướng bẫy, dễ lầm người, và khi đó hậu quả thế nào em cũng hiểu.
Tỉnh táo nhìn người, nhưng có lẽ em cũng cần phải tỉnh táo nhìn mình. Không chỉ đặt yêu cầu cao, em lại còn ôm sẵn một mối lo từ những kinh nghiệm mà mình… chưa hề có, làm sao tránh được sự e dè, thủ thế; làm sao dám mở lòng mình ra đón nhận những gì người khác đưa đến? Có lẽ cũng như em, cô gái nào cũng vẽ sẵn cho mình hình mẫu của một nửa kia. Mà đã mơ mộng, mong ước thì không cần phải… tiết kiệm, vì đâu tốn kém! Cứ ước mơ cho thật đẹp, thật thỏa lòng, nhưng đừng quên là những gì trong mong ước không thể áp đặt vào thực tế trọn vẹn được. Phải biết cân đối, gia giảm lại cho phù hợp. Hạnh Dung vẫn nghĩ, quan trọng nhất trong việc chọn lựa người bạn đời là cần có tình yêu thật sự với nhau. Tình yêu đó phải được xây dựng trên sự hiểu biết, tin cậy, cảm thông và chia sẻ cùng nhau. Những điều đó đòi hỏi cả hai phải có thời gian tìm hiểu, phải được chứng minh dần trong một quá trình dài. Điều quan tâm đầu tiên buộc phải xét đoán khi có một anh chàng đến với mình không phải là anh ta có đẹp trai, cao ráo, giàu có không mà phải là việc anh ta có biểu hiện chân thành không, có đáng để tin cậy bước đầu không, có học vấn không, có cách sống, cách ứng xử văn hóa không, có những biểu hiện cho thấy là người tử tế không, có nghề nghiệp ổn định không… Sau đó là cần có thời gian để thể hiện, để tìm hiểu trong sự tỉnh táo.
Hãy vận dụng một chút những lập luận trên vào anh chàng đang đến với em. Ấn tượng ban đầu về anh ta mà em nhận ra, như đã kể trong thư, là thiếu tin cậy, thực dụng, không chân thật, tử tế và cũng hơi bị thiếu văn hóa. Em tự cho mình là tỉnh táo nhưng lại kéo dài không buông, dù trong sự ngờ vực, với anh chàng ấy chỉ vì sợ ế, là tỉnh táo hay không tỉnh táo? Có vẻ như với em, chỉ cần cái mã bề ngoài và cái vỏ bằng cấp, công việc hào nhoáng là đã đủ để “vào vòng chung kết”. Đó là một sự “tỉnh táo” đáng lo mà em cần sớm tỉnh táo điều chỉnh. Nếu cứ giữ cách nhìn đó, việc em chọn lầm người là khó tránh.
Phụ Nữ Online