Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng

Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going? (Tập 55)


Tên phim: Bố ơi mình đi đâu thế?
Tên gốc: Dad where are you going?
Tập:12/50
Thể loại: Hài hước, Gia đình
Diễn viên: Sung Dong Il, Kim Sung Joo, Kim Jin Pyo, Yoon Min Soo, Ryu Jin
Năm: 2014
Thời lượng: 90
Quốc gia: Hàn Quốc

Giới thiệu: Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going? là một chương trình truyền hình thực tế, trong đó những người cha nổi tiếng cùng con mình thực hiện các chuyến đi đến khắp các địa điểm ở Hàn Quốc. Thông qua các chuyến đi này, những người cha nổi tiếng và các con mình sẽ có cơ hội hiểu và thân thiết với nhau hơn Với sự dễ thương, chân thực, sâu sắc và cảm động, chương trình được yêu thích rộng rãi không chỉ ở Hàn Quốc mà còn rất nổi tiếng trong cộng đồng fan quốc tế.


Xem phim Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going?

Từ khóa tìm kiếm: xem phim bo oi minh di dau the long tieng vietsub, xem Dad where are you going 2013 online full hd, Xem phim Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going? 2013 (Tập 55) Full HD Online Vietsub Xem Miễn Phí Trên Server Youtube, Picasaweb, Google Docs, Dailymotion, ZingVn, ClipVN... Xem phim Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going? 2013 (Tập 55) Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, Tập 20, Bố ơi mình đi đâu thế? - Dad where are you going? 2013 (Tập 55) Tập cuối, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, Tập 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, ... Full Trọn bộ Lồng Tiếng Vietsub
[id] Theme Song;http://tv.zing.vn/video/Bo-Oi-Minh-Di-Dau-The-China-Ver-Theme-Song-Bo-Oi-Minh-Di-Dau-The/IWZA0DFC.html| 1;http://tv.zing.vn/video/Bo-Oi-Minh-Di-Dau-The-China-Ver-Tap-1-Thon-Linh-Thuy-Phan-1/IWZA0DZZ.html| 8;https://picasaweb.google.com/111541335749880204872/BoOiMinhDiDauThe2Tap8?authkey=Gv1sRgCPbCxuWxnM6sqQE| 9;https://picasaweb.google.com/107470362289439051458/B9f?authkey=Gv1sRgCPi3rvO9ttWJ1gE#5956866601981509586| 10;https://picasaweb.google.com/112530205953469855016/B10?authkey=Gv1sRgCI6z3PuIk43dOA#5960105652652219410| 11;https://picasaweb.google.com/112530205953469855016/B11?authkey=Gv1sRgCMHlpeTEtYGeTw#5962301155994406082| 12;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B121?authkey=Gv1sRgCO_xj_e_27bEcw#5964638692533389234;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B122?authkey=Gv1sRgCLKm5O7xo_TyIA#5964643117949775202;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B123?authkey=Gv1sRgCPGmpdLnmJbYCQ#5964643195653480354;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B124?authkey=Gv1sRgCMijzraRmta1Ag#5964653117666249586;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B125?authkey=Gv1sRgCO-KrKfb4MXw6wE#5964653163661035282;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B126?authkey=Gv1sRgCILItcz376_GVA#5964663586156553666;https://picasaweb.google.com/113230052408966275503/B127?authkey=Gv1sRgCMqivYiG-aq9igE#5964663645768382354| 1;https://docs.google.com/file/d/0BykKZ7eE2aegelFVazdtdzJpR0U/preview|2;https://docs.google.com/file/d/0B9Ztn3OQ0xgGRzNfSWtvcG5UaXc/preview|3;https://docs.google.com/file/d/0B9Ztn3OQ0xgGMjhpM29XVjFRWm8/preview|4;https://docs.google.com/file/d/0B6VFxBUMCkm3N3Z5UGNMdGg3dkU/preview|5;https://docs.google.com/file/d/0B6VFxBUMCkm3LU11c2c3clpjaFU/preview|6;https://docs.google.com/file/d/0B6VFxBUMCkm3QjRpXzljZTdEVTg/preview|7;https://docs.google.com/file/d/0B6VFxBUMCkm3eTRTa0ZDb2J1b1U/preview|8;https://docs.google.com/file/d/0B6PI6jcPWw6yWkg0UHcwc1NET1k/preview|9;https://docs.google.com/file/d/0B4vnx1UC_QYmNk5RT2dCeUYwbUE/preview|Ep8;https://picasaweb.google.com/lh/photo/a2sDN5YSdZ3cZC648C--gtMTjNZETYmyPJy0liipFm0|9HD;https://docs.google.com/file/d/0B-hC6wh2H853ZTdCVUdESkQ4bFk/preview|10;https://docs.google.com/file/d/0B2MC5aH17AUJLWJJQmlVSldvdlU/preview|10;https://picasaweb.google.com/lh/photo/2_7XVLQB6Gs3RJnu4-_e39MTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|11;https://docs.google.com/file/d/0B_6iKVB1hLb6b2R5TU5IMWNZRGM/preview|11;https://picasaweb.google.com/lh/photo/_5BOkppT9kTdPQOou7X7_dMTjNZETYmyPJy0liipFm0|12;https://docs.google.com/file/d/0BzLMVgEGkdclQUdrel90TkY1b1U/preview|Ep12;https://picasaweb.google.com/lh/photo/ZsYvLvfGlBrRcuvJQkpMzNMTjNZETYmyPJy0liipFm0|Ep13;https://docs.google.com/file/d/0B4Bod9bPWktOWUFqUUpTcldHY3c/preview|13;https://picasaweb.google.com/lh/photo/NQiEaum3pulNvG3gOY9rXdMTjNZETYmyPJy0liipFm0;https://picasaweb.google.com/lh/photo/QyZsvoRZEqhyoOtd9F6ZgtMTjNZETYmyPJy0liipFm0|14;https://docs.google.com/file/d/0BxRMnEDBOI71MjktLWZkQ1k3ZG8/preview|14;https://picasaweb.google.com/lh/photo/P-rAE18a5VlMwLNibvChrZLdeZ5Vq2um8Dcp9F0ywiQ|15;https://docs.google.com/file/d/0BxRMnEDBOI71SlY4MFI3bVNrMGM/preview|15;http://picasaweb.google.com/lh/photo/3nFgePH_lVAXiUbFbdw4eZLdeZ5Vq2um8Dcp9F0ywiQ|16;http://picasaweb.google.com/lh/photo/Y6jPTUSfNFVoR4ZeKQH8pH6J1H_naVApfjEtzJrPHxU|17;https://docs.google.com/file/d/0B491s7C-FFa7aXdJNEM2NmJUVVk/preview|17;http://picasaweb.google.com/lh/photo/xrgbvcf6ozgdl-i4zTv9RH6J1H_naVApfjEtzJrPHxU|18;https://docs.google.com/file/d/0B9nVGEb4ZchUOVRwNzRvNDkyUDQ/preview|18;http://picasaweb.google.com/lh/photo/mWvoKadxz1pWDMeE5GOeiYOs_HFzFNrcAPE9LivHCD8|19;https://docs.google.com/file/d/0BzLMVgEGkdclNkdMYVI4MnpxdUE/preview|19;http://www.dailymotion.com/video/x10u6ix_vietsub-dad-we-are-we-going-ep-19-p1-4_shortfilms;http://www.dailymotion.com/video/x10u83r_vietsub-dad-we-are-we-going-ep-19-p2-4_shortfilms;http://www.dailymotion.com/video/x10ua2f_vietsub-dad-we-are-we-going-ep-19-p3-4_shortfilms|20;https://docs.google.com/file/d/0B585eOy3bPQtWWREZG5TSGlWWTg/preview|20 HD;https://docs.google.com/file/d/0B_CL51u4m9dvWVZWcWV3UER1TlE/preview|Ep21;https://docs.google.com/file/d/0B_CL51u4m9dvaFJjNlFFWWpXMTg/preview|21;http://www.dailymotion.com/video/x10p3w1_vietsub-dad-where-are-we-going-ep21-360kpop-p1-2_shortfilms#.UbLmrZx-5Xkc;http://www.dailymotion.com/video/x10p3w8_vietsub-dad-where-are-we-going-ep21-360kpop-p2-2_shortfilms#.UbLmx5x-5Xk|Ep21 HD;https://docs.google.com/file/d/0B79e4Io1YxlnUEMwUzRTN1hJZjQ/preview|22;https://docs.google.com/file/d/0B_CL51u4m9dvRTlza0lBdWpvRjA/preview|22;http://www.dailymotion.com/video/x111ham_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-22-hd-360kpop-p1-3_videogames#.UcHQVJyWr6M;http://www.dailymotion.com/video/x111hbd_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-22-hd-360kpop-p2-3_videogames#.UcHQv5yWr6M;http://www.dailymotion.com/video/x111i7l_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-22-hd-360kpop-p3-3_videogames#.UcHQjpyWr6M|22HD;https://docs.google.com/file/d/0B_CL51u4m9dvRTlza0lBdWpvRjA/preview|23;http://www.dailymotion.com/video/x11byk3_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-23-p1-2-m-hd-360kpop_videogames#.Uc1GF5yWr6M;https://www.dailymotion.com/video/x11byl8_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-23-p2-2-m-hd-360kpop-mkv-p2-2_videogames#.Uc1GKpyWr6M|23;https://docs.google.com/file/d/0B_CL51u4m9dvdFp1MnpFYzBzSWM/preview|24;https://picasaweb.google.com/lh/photo/lI4BbcqkcKJ8RurjdD0DxNMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|24;https://docs.google.com/file/d/0B7xoAaXueCllWG1HV2JjM3NmalU/preview|25;https://picasaweb.google.com/lh/photo/oKrHsNpmoE5uICwjMzIBVdMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|25;http://www.dailymotion.com/video/x11v9ks_vietsub-130623-dad-where-are-we-going-360kpop-p1-2_videogames#.UeJNh5ycFGk;https://www.dailymotion.com/video/x11vf8w_vietsub-130623-dad-where-are-we-going-360kpop-p1-2_videogames#.UeJTTJycFGk|25;https://docs.google.com/file/d/0B07bHKPrUjrbRDFjcDlqaGpUQU0/preview|26;https://picasaweb.google.com/lh/photo/v6op53c-9WysvddU6m5vP9MTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|27;https://picasaweb.google.com/lh/photo/xL_QE0weIjp8b924Qgi4MdMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|26;https://docs.google.com/file/d/0Bybm9NiEwx7xckRNeFcwWGh5Z2s/preview|28;https://picasaweb.google.com/lh/photo/0wTwS0nfKJJ449QUBxYYttMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|29;https://docs.google.com/file/d/0B2fZR690oVRUY1JTNDN3Y1hhSnM/preview|29;https://picasaweb.google.com/lh/photo/vpMS9fmmpBSIbMPktbvIzNMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|30;https://docs.google.com/file/d/0Bzh9_IP5CXyVNFpmeWI0OXRUakk/preview|30;https://picasaweb.google.com/lh/photo/E9nFhfdHNpTrkY_JEoK-6dMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|31;https://docs.google.com/file/d/0B_6iKVB1hLb6YmI1LUl0d2VMUUU/preview|31;https://picasaweb.google.com/lh/photo/HvB3ZjGpU9-q8g6ZxP4SEdMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|32;https://docs.google.com/file/d/0BxRMnEDBOI71bmI4U29USVBzZDQ/preview|32;https://picasaweb.google.com/lh/photo/JFuPgSNBzr3V-6syZ0VFbtMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|33;https://docs.google.com/file/d/0Byhff5CfKY-wRDVLVjVnemFHOG8/preview|33;https://picasaweb.google.com/lh/photo/EEu0gCwxPCjhx2H_7gbhy9MTjNZETYmyPJy0liipFm0|34;https://picasaweb.google.com/lh/photo/pkR74UOzNdqq_w6VkU_gSdMTjNZETYmyPJy0liipFm0|34-a;http://www.dailymotion.com/video/x13qu1x_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-34-sd-360kpop-1-001_shortfilms|34-b;http://www.dailymotion.com/video/x13qu2c_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-34-sd-360kpop-1-002_shortfilms|34-c;http://www.dailymotion.com/video/x13qu2q_vietsub-dad-where-are-we-going-ep-34-sd-360kpop-1-003_shortfilms|35;https://picasaweb.google.com/lh/photo/y52eejb9gXDg8nBS-aPYIdMTjNZETYmyPJy0liipFm0|36;https://picasaweb.google.com/lh/photo/c4dX0H0rJZqxDTO8O8fNBNMTjNZETYmyPJy0liipFm0|37;https://picasaweb.google.com/lh/photo/ix4BX5htUoAeuf2sYdoXx9MTjNZETYmyPJy0liipFm0|38;https://picasaweb.google.com/lh/photo/f7dx5anT0Ts4TGS__sLMStMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|38a;http://www.dailymotion.com/video/x153czl_m-zone-dad-where-are-you-going-e38-sd-kites-vn-1-001_shortfilms|38b;http://www.dailymotion.com/video/x153d06_m-zone-dad-where-are-you-going-e38-sd-kites-vn-1-002_shortfilms|38c;http://www.dailymotion.com/video/x153d0y_m-zone-dad-where-are-you-going-e38-sd-kites-vn-1-003_shortfilms|38;https://docs.google.com/file/d/0BzLMVgEGkdclQkhwTVNJS1lkbnM/preview|39;https://picasaweb.google.com/lh/photo/LOu2S0ezpR6WagX0cw4zftMTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|40a;http://www.dailymotion.com/video/x15r9ln_m-zone-dad-where-are-you-going-e40-sd-kites-vn-1-001_shortfilms|40b;http://www.dailymotion.com/video/x15r9ls_m-zone-dad-where-are-you-going-e40-sd-kites-vn-1-002_shortfilms|40c;http://www.dailymotion.com/video/x15r9m0_m-zone-dad-where-are-you-going-e40-sd-kites-vn-1-003_shortfilms|40;https://picasaweb.google.com/lh/photo/pg_Hm-C9Wt2UPT3OtzCRN9MTjNZETYmyPJy0liipFm0?feat=directlink|41;https://picasaweb.google.com/lh/photo/x75-FRjEJ2a52dIs3K5UotMTjNZETYmyPJy0liipFm0|42;https://picasaweb.google.com/108068899348958703974/20131021?noredirect=1#5937433791370069026|42;https://docs.google.com/file/d/0BwOmi-pHODrDcDlYaG50Wmdhd3c/edit?usp=sharing|43;https://picasaweb.google.com/lh/photo/I5Ux5osrrQpkYy-wAroyTl8gqpdlB7mCpRUEAjMYTYc|43;http://www.dailymotion.com/swf/x16jn5n;http://www.dailymotion.com/swf/x16jn5p;http://www.dailymotion.com/swf/x16jn5w|44;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad44?authkey=Gv1sRgCKiv4ZnR1tql6AE#5942715137306534434|45;http://www.dailymotion.com/video/x173yny_m-zone-dad-where-are-you-going-e45-sd-kites-vn-2-001_shortfilms;http://www.dailymotion.com/video/x173yo7_m-zone-dad-where-are-you-going-e45-sd-kites-vn-2-002_shortfilms;http://www.dailymotion.com/video/x173yoj_m-zone-dad-where-are-you-going-e45-sd-kites-vn-2-003_shortfilms|45;https://picasaweb.google.com/111014715361247405227/Dad45?authkey=Gv1sRgCLDKiO3UlJyNEQ#5945431718234765970|46;https://picasaweb.google.com/111014715361247405227/Dad46?authkey=Gv1sRgCNCmgKuq4qmfNA#5947883557385640786|46a;http://www.dailymotion.com/video/x17d4r4_m-zone-dad-where-are-you-going-e46-sd-kites-vn-1-001_shortfilms|46b;http://www.dailymotion.com/video/x17d4rd_m-zone-dad-where-are-you-going-e46-sd-kites-vn-1-002_shortfilms|46c;http://www.dailymotion.com/video/x17d4rm_m-zone-dad-where-are-you-going-e46-sd-kites-vn-1-003_shortfilms|47;https://picasaweb.google.com/118218694406844248234/Dad47?authkey=Gv1sRgCK-T4YmA4oirAw#5951073026174478642|47a;http://www.dailymotion.com/video/x17pr4q_m-zone-dad-where-are-you-going-e47-sd-kites-vn-2-001_shortfilms|47b;http://www.dailymotion.com/video/x17pr4x_m-zone-dad-where-are-you-going-e47-sd-kites-vn-2-002_shortfilms|47c;http://www.dailymotion.com/video/x17pr59_m-zone-dad-where-are-you-going-e47-sd-kites-vn-2-003_shortfilms|48;https://picasaweb.google.com/118218694406844248234/Dad48?authkey=Gv1sRgCJWrif20ltmo9QE#5953314345883078738|48a;http://www.dailymotion.com/video/x17yqmc_m-zone-dad-where-are-you-going-e48-sd-kites-vn-2-001_shortfilms|48b;http://www.dailymotion.com/video/x17yqmk_m-zone-dad-where-are-you-going-e48-sd-kites-vn-2-002_shortfilms|48c;http://www.dailymotion.com/video/x17yqmp_m-zone-dad-where-are-you-going-e48-sd-kites-vn-2-003_shortfilms|49;https://picasaweb.google.com/102460462958943995106/20131210?noredirect=1#5955963475246042370|49a;http://www.dailymotion.com/video/x189h8x_vietsub-dadwherearewegoingep49-360kpop-1-001_shortfilms|49b;http://www.dailymotion.com/video/x189h93_vietsub-dadwherearewegoingep49-360kpop-1-002_shortfilms|49c;http://www.dailymotion.com/video/x189h9f_vietsub-dadwherearewegoingep49-360kpop-1-003_shortfilms|50a;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad501?authkey=Gv1sRgCJm5nrGJifng8gE#5958415478789462882|50b;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad502?authkey=Gv1sRgCLHx-tSh7LumSw#5958415897070263890|50c;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad503?authkey=Gv1sRgCJDP0oTIoN2D2AE#5958416353825590018|50d;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad504?authkey=Gv1sRgCIazv4-M8NWxjQE#5958416744366253042|50e;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad505?authkey=Gv1sRgCK6-tryN6vnmHg#5958416754365839090|50f;https://picasaweb.google.com/105294346197028028233/Dad506?authkey=Gv1sRgCOqh7fi4xo_IbA#5958416763433290354|50a;http://www.dailymotion.com/video/x18ipwj_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-001_shortfilms|50b;http://www.dailymotion.com/video/x18ipwt_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-002_shortfilms|50c;http://www.dailymotion.com/video/x18ipx1_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-003_shortfilms|51;https://picasaweb.google.com/102460462958943995106/20131225?noredirect=1#5961530960468661522|51a;http://www.dailymotion.com/video/x18ipwj_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-001_shortfilms|51b;http://www.dailymotion.com/video/x18ipwt_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-002_shortfilms|51c;http://www.dailymotion.com/video/x18ipx1_m-zone-dad-where-are-you-going-e50-sd-kites-vn-2-003_shortfilms|52;https://picasaweb.google.com/102460462958943995106/20140103?noredirect=1#5964903201928377762|53;https://picasaweb.google.com/102460462958943995106/20140108?noredirect=1#5966754141601614914|54;https://picasaweb.google.com/102460462958943995106/20140117?noredirect=1#5969781509711544834|55;https://docs.google.com/file/d/0ByXaCe7EIowNWTJkR1BvZXR0YVU/edit| [/id]

Tại sao hôn nhân của 12 cung hoàng đạo tan vỡ?

12 chòm sao - Tại sao hôn nhân của 12 cung hoàng đạo tan vỡ?
Tại sao hôn nhân của 12 cung hoàng đạo nhà ta bị tan vỡ nhỉ? Chắc chắn có nhiều lý do được nêu ra đúng không? Có thể bất đồng quan điểm, cãi vã, gây lộn, vấn đề tài chính, tiền bạc...hay kiểu dạng như bị đối phương cắm sừng chẳng hạn. Rất nhiều kiểu, nhưng chỉ có một phong cách, đó là phong cách riêng của 12 cung hoàng đạo. Cùng 12 Cung Sao khám phá nha!
Read more »

Truyện ngắn: THÁNG LƯƠNG ĐẦU CỦA BỐ

Blog truyện - BlogTM hân hạnh giới thiệu đến quí độc giả truyện ngắn rất hay và cảm động với tựa đề: "THÁNG LƯƠNG ĐẦU CỦA BỐ". Hãy đọc và cảm nhận.
Mái tóc bố điểm bạc phun sương, nếp nhăn dày đặc trên khuôn mặt. Nhất là khi bố giận chúng con, nếp nhăn như chằng chịt hơn. Nhìn bố, con đau rất nhiều!

Từ một chàng thanh niên da trắng bóc, yếu đuối không làm được việc gì, bố theo gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới. Chẳng hiểu vì lý do gì, ông ngoại cứ bắt mẹ lấy bố khi sức khỏe bố vừa yếu lại nhà nghèo. Cái Tết năm bố với mẹ vừa chạm ngõ, bố đột nhiên lăn đùng, miệng sùi bọt vì căn bệnh khớp làm mẹ lo lắng nhường nào.

May nhờ ông trời thương xót, bố thoát khỏi căn bệnh khớp và khỏe mạnh từ bấy tới giờ. Cái cơ thể chỉ chừng hơn 50 kg của bố dẻo dai gấp bao người nặng đến cả tạ. Bố, mẹ lao vào làm nương, làm rẫy, bò trâu đầy nhà. Bố còn làm kế toán của xã. Đời sống nhà mình có thể xem khá giả nhất vùng.
THÁNG LƯƠNG ĐẦU CỦA BỐ

Trong 10 năm, 5 chị em con lần lượt ra đời. Lúc này bố thấy, dù kinh tế khá giả nhưng trẻ con nơi này không ai học đến cấp 2. Bố nghĩ về tương lai, không đành lòng để chúng con quanh năm đầu tắt mặt tối với cây ngô, cây lạc, vừa “nứt mắt” đã bồng bế, địu con lên rẫy. Để rồi, bố bỏ lại cơ nghiệp đã gây dựng, đi đến quyết định quan trọng nhất đời mình, và cả đời mẹ, đời chúng con: Chuyển xuống nơi có điều kiện học hành.

Nơi “đất khách quê người”, gia đình mình phải rất khó khăn bươn trải kiếm sống. Mỗi sáng, bố cạo nồi cơm rượu viên thành 5 nắm xém cho 5 chị em con. Hôm nào khá hơn, bố nấu một nồi cơm và một quả trứng gà cho một vốc muối để chúng con ăn đi học.

Không phụ công của bố mẹ, giờ đây 5 chị em con đã vào giảng đường đại học. Chúng con quy tụ bên nhau thành một gia đình nhỏ ngoài thủ đô phồn hoa đô thị. Con lại nhớ về cha mẹ – hai thân già lẻ bóng, thui thủi một mình.

Mẹ dù đã ngoài 50 tuổi vẫn đạp cái xe khung cọc cạch chở rau cỏ lên vùng xa bán. Lúc về đèo thêm vài quả chuối, quả na, thậm chí chỉ vài bó rau ngót… Nhưng nhờ nó mà chúng con mới có tiền ăn học.

Còn bố, bố lo việc nhà cửa, lợn gà. Mình bố “chiến đấu” với hơn mẫu ruộng. Bố bảo phải làm thế lấy lúa ngô nuôi lợn gà, lấy gạo cho chúng con ăn. Xong việc nhà, bố lại cày thuê, cuốc mướn cho bà con làng xóm.

Mỗi khi gọi điện về nhà, tim con thắt lại khi nghe bố chảy máu cam, bị nhiệt miệng không ăn được gì, hay đang đi cày bị tụt huyết áp. Con khóc khi nghe tin mẹ đau răng, xương cột sống bị thoái hóa do trèo cây hái quả bán. Những lúc ấy, mẹ bị phát mụn nhọt đau đến không ăn, không ngủ.

Bố, mẹ cứ lao như con thiêu thân, dành dụm từng đồng tiền mồ hôi nước mắt gửi cho chúng con. Nói đâu xa chỉ năm ngoái thôi, mỗi tháng bố mẹ phải cố làm ra hơn 2 triệu gửi cho con và em, còn anh học quân đội nên thỉnh thoảng mới phải cho vài trăm. Lúc xoay chưa đủ, mẹ lại vào vay cậu mợ. Một tháng, hai tháng như thế, bố ngại bảo mẹ ra quán cầm đồ vay nóng.

Hôm nay vinh dự dắt tay em út vào giảng đường đại học, con lại nhớ về bố. Con gọi điện, nghe giọng bố vô cùng hân hoan. Bố nói rằng vừa nhận tháng lương đầu tiên trong cuộc đời. Bố dự định sẽ dành một khoản cho ông nội, bà ngoại, dành để liên hoan chi bộ và một chút gì nho nhỏ mua quà cho mẹ.

Hóa ra, lúc biết em út đậu đại học cũng là lúc bố chấp nhận làm bí thư của thôn, mà theo như chính sách mới mỗi tháng bố sẽ được hỗ trợ khoảng 700 ngàn đồng.

Con còn nhớ cách đây 3 năm, 7 năm, hơn 10 năm trước, chính quyền địa phương luôn yêu cầu bố giữ một chức gì đó nhưng bố nhất quyết khước từ vì nếu làm nó sẽ không có thời gian chăm sóc gia đình. Có lần, bố còn bị tự kiểm điểm trước đảng bộ, khi đó bố chỉ nói “Các con tôi còn đi học, tôi còn phải làm để lấy tiền nuôi chúng”.

Giờ đây 53 tuổi, bố làm một cán bộ thôn nho nhỏ nhưng con biết hiện giờ bố đang rất hãnh diện vì “việc nhà đã yên, cũng rất vui vì từ giờ bố sẽ bớt vất vả hơn. việc nước đã trọn”.

Chúng con đều biết sẽ chẳng bao giờ có thể khuyên bố bỏ bớt việc, mẹ thôi đừng ham kiếm vài đồng mua quà vặt nhưng hi vọng từ giờ bố mẹ có thể nhẹ gánh hơn, lo cho sức khỏe hơn vì chúng con, bố mẹ nhé!

Đứa con bất hiếu chưa bao giờ nói yêu, nói nhớ bố mẹ!
Truyện ngắn sưu tầm

[Event] Em bé nghèo và cổ tích đêm Noel

Blog truyện ngắn - BlogTM giới thiệu đến các bạn một câu chuyện có thật, đầy cảm động " Em bé nghèo và cổ tích đêm Noel"

Thành phố Hồ Chí Minh, đêm Noel thật lộng lẫy. Những đường phố rực rỡ ánh đèn trở nên chật chội với dòng người xuôi ngược. Thế mà góc nhỏ trong xóm lao động nghèo ấy lại im ắng. Mọi người đều đi ngủ sớm để chuẩn bị sức lực cho một ngày mai lăn lóc, bươn chải với cuộc mưu sinh…

Trong một căn nhà rách nát ở cuối xóm nghèo ấy vẫn còn le lói ánh đèn. Bé Thảo không tài nào ngủ được. Nó ngồi thu lu một mình trong góc nhà để mường tượng lại những cảnh phồn hoa, lộng lẫy mà nó thấy trên các đường phố ngày ngày đi bán vé số. Rồi nó lôi dưới gầm giường ra một cây thông Noel gãy nát, nó đã nhặt được trong một thùng rác sau Noel năm ngoái. Lâu lắm rồi, nó có dịp ngắm nghía thứ đồ chơi quý giá này. Nó ước gì có một ông già Noel để treo lên ngọn cây, để rồi gửi vào đó bao điều ước.


 Quê Thảo ở tận ngoài Trung. Bố mất sớm, mẹ phải gửi đứa em chưa đầy tuổi cho bà ngoại, dắt nó vào Sài Gòn từ khi mới 4 tuổi. Lên 5 tuổi, nó đã phải một mình đi bán vé số. Mẹ nó cũng bán vé số. Từ bấy đến nay thấm thoắt đã 5 năm trôi qua. So với hồi mới nào, nó vẫn thế, nhỏ bé, đen đủi, duy chỉ có mái tóc là mưa nắng đã nhuộm vàng hoe. Tuy còn nhỏ, nhưng nó sống cô độc quen rồi. Cả ngày đi bộ hơn chục cây bán vé số, tối về gặp mẹ, trò chuyện được một lát thì hai mẹ con tắt đèn đi ngủ.

Cuộc sống đã tập cho nó thói quen ít nói, dễ mặc cảm. Tâm hồn tuổi thơ sớm chai sạn bụi đời đã khiến cho nó trở nên khó gần và lì lợm. Ngay cả những giấc mơ của nó cũng mặn chát như muối, khi thì thấy bị người này đá đít, khi lại bị người khác bạt tai. Nhưng những giấc mơ ám ảnh nó nhất là cảnh bị giật mất xấp vé số, để rồi cả hai mẹ con phải nhịn đói mấy ngày…

Vậy mà lúc này, nghe tiếng chuông nhà thờ xa xa vọng tới, nó lại cảm thấy bay bổng đến lạ kỳ. Dường như mọi gánh nặng cuộc đời bỗng tan biến, chỉ còn lại niềm vui mơ hồ nhưng trong vắt như pha lê. Nó ôm lấy cây thông cũ nát, mơ màng…


...Nhưng rồi, một cơn gió lạnh lùa qua manh áo mỏng khiến nó sực tỉnh. Nó thấy đói cồn cào. Bây giờ, nó mới nhớ là hôm nay, hai mẹ con đã đi rã cả chân mà chỉ kiếm được chưa đầy chục ngàn. Đầu hôm, mẹ nó định chạy đi mua ít gạo về nấu cơm, nhưng bà chủ nhà đến đòi tiền trọ, còn bao nhiêu mẹ nó móc ra trả hết. Rồi hai mẹ con nhịn đói đi ngủ.

Lạnh và đói, không biết làm gì, nó lấy giấy ra trước cửa đốt để sưởi ấm. Nó chăm chú nhìn ngọn lửa nhảy múa, hình dung ra đủ thứ: nào là ông già Noel đội mũ đỏ, nào là cái đầu con gà trống… Chợt nó nhớ đến em, đứa em trai bé bỏng hễ thấy bóng nó về là nhảy cẫng mừng rỡ. Không biết giờ này nó đang làm gì?

Đang miên man suy nghĩ, chợt nó giật mình vì một bàn tay đặt lên vai. Bản năng tự vệ khiến nó quay ngoắt lại, giơ hai tay thế thủ. Nhưng lập tức, nó lạnh người, run rẩy và suýt hét lên vì vui sướng: Trước mặt nó là một ông già Noel bằng xương bằng thịt. Trong ánh sáng lờ mờ, nó vẫn thấy rõ chòm râu trắng như tuyết, cái mũ đỏ như lửa. Nó lấy tay véo vào mạng sườn để xem mình đang mê hay tỉnh. Ông già Noel cất tiếng, dịu dàng đến lạ lùng - cái âm thanh mà đã lâu lắm rồi nó không được nghe:

 "Sao bé lại ngồi một mình ở đây?".

 Chưa biết trả lời thế nào, ông lại nói tiếp:

"Nhà bé ở đâu? Bé có quà Noel chưa?". 

Nó chỉ tay vào nhà. Căn nhà tồi tàn, rách nát mà hai mẹ con nó đang thuê. Bên trong vẫn le lói ánh đèn, thấp thoáng bóng cây thông cũ nát chơ vơ trên nền đất.

"Bé ơi, ông già Noel tặng quà cho bé nè…". 

Cầm trong tay gói quà, nó chưa kịp cảm ơn thì ông đã vội vã đạp xe đi.

Trong nó trào dâng một cảm giác khó tả. Nó run rẩy bước vào nhà để mở gói quà. Trời ơi, toàn những bánh, kẹo mà cả đời nó chưa một lần được sờ tới. Nó lôi hết cả ra, tìm cách treo lên cây thông. Cây thông của nó giờ đây sáng rực, lộng lẫy. Với nó, đây là cây thông đẹp nhất mùa giáng sinh này. Lấy hết bánh kẹo trong túi quà, nó thấy còn có một mảnh giấy mỏng. Nó cầm, rồi reo lên:

"Mẹ ơi…". Tiếng nó nghẹn đi.

Trên tay nó là một phong bì, bên trong có một tờ giấy bạc màu xanh! Mẹ nó tỉnh dậy, ngơ ngác. Nó níu tay mẹ:

"Ông già Noel mới cho con quà này. Có cả tiền nữa". 

Mẹ nó không tin, gắt:

"Để người ta ngủ". 

Nó dúi tờ tiền vào tay mẹ, bà ngỡ ngàng:

"Trời đất, ông già Noel nào mà tốt thế!". 

Nó níu tay mẹ, lôi ra xe hủ tiếu gõ ở đầu hẻm. Chợt nó khựng lại: ông già Noel khi nãy cũng đang ngồi… ăn hủ tiếu - thứ hủ tiếu hai ngàn một tô mà chỉ có dân lao động nghèo mới ăn. Thấy nó, ông cười rất tươi:

"Bé lại đây ngồi ăn với anh". 

"Ông" bỏ mũ, tháo râu, nó nhận ra ngay đó là anh sinh viên ở trọ cùng xóm. Anh nói với mẹ nó:

 "Tụi con làm ở Đội công tác xã hội, đi tặng quà Noel cho trẻ em nghèo". 

Nó vừa ăn, vừa nhìn anh sinh viên. Mặc dù giờ đây không còn râu, còn mũ, nhưng trong mắt nó, đó vẫn chính là ông già Noel đã mang đến cho nó điều kỳ diệu…

Trở về căn nhà trọ rách nát, nó lại ngồi một mình bên cây thông, lắng nghe tiếng chuông nhà thờ thánh thót từ xa xa vọng lại. Rồi nó ôm cây thông, thiếp đi trong giấc mơ.

Nó mơ thấy mình có đôi cánh, bay lên, bay lên giữa không trung đầy hoa và nắng ấm. Phía trước là cha nó trong bộ quần áo ông già Noel đang vẫy tay cười.

Bên ngoài, gió lạnh vẫn tràn về từng cơn. Chuông nhà thờ đổ dồn. Và từ đâu đó vọng lại lời ca "Jingle bells, Jingle bells…".

_Truyện được gửi đến từ một địa chỉ email xin được giấu tên_

18 NĂM CHỜ ĐỢI TÌNH YÊU

Blog truyện ngắn - BlogTM giới thiệu truyện ngắn: "18 NĂM CHỜ ĐỢI TÌNH YÊU"

- "Mày chẳng học ở đâu xa, học ngay anh mày đấy!”
Tiếng mẹ lại đay nghiến tôi mỗi khi tôi làm việc gì sai trái. Nhưng kể từ ngày anh tôi lấy vợ thì câu nói của mẹ đã trở thành “Diễm xưa”.

Thỉnh thoảng tôi cố ý nhắc tới ông anh quý hóa của mình thì nhận ngay được cái lườm cho qua chuyện, kèm thêm mấy cái bạt tai chữa cháy của mẹ.

Ông anh quý hóa là con của bác tôi. Nhìn bề ngoài nhiều cô phải thần tượng để lại ánh mắt sắc lẹm liếc theo: Cao to, đẹp trai, khỏe mạnh, thành đạt, giàu có lại nhà con một ở chốn kinh kì…

Nhưng bước sang cái tuổi “trạc ngoại tứ tuần”, bạn bè anh đã làm cha của mấy đứa con thì anh vẫn sớm khuya một mình. Không phải anh nhát gái hay vô cảm mà ngược lại, anh là một gã si tình.
18 NĂM CHỜ ĐỢI TÌNH YÊU

Năm 20 tuổi, khi đang học Đại học thì anh tôi đã đòi cưới vợ vì yêu say đắm cô bạn cùng trường. Bố anh trợn mắt, há hốc mồm tưởng đứa con độc đinh nói đùa. Nhưng trước sự quyết liệt của con, bác phải chặn ngay lại bằng sự quyết đoán của người cha:

- Không lôi thôi gì cả, đang đi học, làm trai phải lấy vợ cho đoàng hoàng, mới tí tuổi ranh, về nhà mà cãi nhau à?

- Thế ngày xưa bố chẳng lấy vợ sớm là gì?

- Ngày xưa khác bây giờ khác.

- Khác gì ạ, ngày xưa cũng là lấy vợ, giờ cũng là lấy vợ.

- Không lôi thôi nữa, mày cứ lấy vợ đi, từ mặt chúng tao ra.

- Thế thôi, bố cứ làm mọi việc nghiêm trọng, phải từ mặt bố mẹ thì thôi, con chẳng lấy vợ nữa.

Rồi ý định lấy vợ cũng trôi dần như cái tuổi 20 của anh vậy. Anh chỉ để tâm vào việc học tập. Ra trường với tấm bằng loại giỏi, anh dễ dàng xin được công việc đúng chuyên môn lại gần nhà.

Con đường công danh thẳng tiến, đến 38 tuổi, anh đã làm giám đốc của một chi nhánh…nhưng anh tôi vẫn chưa lấy vợ, thậm chí anh chưa từng đưa bạn gái nào về nhà chơi.

Bố mẹ anh lúc này bắt đầu lo lắng ra sức giục con chóng ổn định gia đình. Vẫn là câu trả lời như cái máy lặp đi lặp lại “chưa đoàng hoàng, con chưa lấy vợ”. Ông bà sốt ruột vì đến tuổi này rồi mà con mình chưa nghĩ gì đến chuyện lấy vợ, lại hay đi công tác nên không có thời gian yêu đương.

Những hôm ở nhà thì sáng ăn cơm của mẹ, trưa ăn cơm mẹ nấu, tối lại cơm mẹ làm. Hôm nào về nhà sớm, anh có đi chơi nhưng lại đi chơi cờ với mấy ông già khu phố. Mẹ tôi cũng sốt ruột thay cho các bác nên giới thiệu cho anh một chị ở cạnh nhà tôi.

Thế là mẹ tôi cùng các bác lên kế hoạch tác chiến, để anh ấy tiếp cận mục tiêu. Nhưng một tháng trời không có kết quả, mặc dù anh cũng đi chơi cho đẹp lòng mọi người. Hóa ra anh đến nhà anh bạn hàn huyên một lúc rồi về.

Không dừng lại, hai bác tôi vẫn nhờ người quen tìm giới thiệu toàn cô gái trẻ trung, xinh đẹp giỏi giang nhưng không có gì lay chuyển được cậu con trai theo chủ nghĩa độc thân. Chuyện lấy vợ xem ra bế tắc thì anh đột nhiên anh đặt vấn đề với hai bác tôi:

- Giờ đã lấy vợ đã đàng hoàng chưa bố?

- Ối trời, đàng hoàng quá đi chứ! - Bác trai tôi chưa nghe hết lời vội đáp.

- Vậy con cưới vợ bố mẹ nhé! Nhưng hãy cho con lấy người con gái mà 18 năm về trước con đã xin bố mẹ cho cưới.

Bác gái tôi kịch liệt phản đối với lí do, biết bao cô gái trẻ trung muốn được bước vào nhà bác làm dâu thì không cưới, giờ anh lại đi lao đầu vào người đàn bà gần 40 tuổi. Bà tuyệt thực hai ngày để phản đối anh cưới vợ.

Anh tôi đến bên giường mẹ cầm tay khẽ nói, “Mẹ thử xem có ai có can đảm để chờ đợi con 18 năm trời không? Nếu có con xin lấy người đấy!”. Bác tôi phần vì con trai cũng đến lúc lấy vợ, phần nghe cũng có lí nên nguôi ngoai cho tổ chức đám cưới.

Đám cưới diễn ra linh đình vui vẻ. Cô dâu đứng tuổi nhưng rạng ngời hạnh phúc. Trong đám cưới, người ta thấy hai 2 đứa trẻ, một trai, một gái đi theo sau cô dâu về nhà chú rể. Anh đưa cô dâu chào cha mẹ và giới thiệu đây chính là 2 đứa cháu đáng yêu của ông bà.

Hai bác tôi không tin nổi, bây giờ họ mới hiểu vì sao con họ quyết không lấy vợ Lúc ấy, anh đã thú thật với mọi người rằng

“Chúng con đã đăng kí kết hôn từ 18 năm về trước. Con đi công tác là lúc con về với gia đình nhỏ của mình ở ngoại thành”...

Hai bác ôm hai đứa cháu nhỏ vào lòng hạnh phúc viên mãn vô cùng…

Lúc này, họ mới thật sự hạnh phúc với ngày vui của anh.

Đám cưới trở lên lung linh với sắc màu huyền thoại, người lớn ngỡ ngàng, thanh niên ngưỡng mộ. Sự chung thủy sẽ biến những cái không thể thành có thể. 18 năm chờ đợi rồi hạnh phúc cũng kết trái đơm hoa.
Truyện ngắn sưu tầm

ANH NGỐC

Blog truyện ngắn - BlogTM giới thiệu đến các bạn một truyện ngắn rất hay và cảm động về tình cảm anh em trong gia đình. Hãy cùng đọc và cảm nhận "ANH NGỐC"

1. Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ có hai nhà có em bé. Một nhà nếu không trốn đi vùng khác thì bị phạt tiền, mỗi nó đường đường chính chính oe oe chào đời làm con cưng. Không phải vì nhà nó có quyền có thế mà là vì anh trai nó vốn mang bệnh não bẩm sinh, dân gian gọi là bệnh đần.
Mẹ nó cầm cây roi trên tay dọa anh nó: “Vĩnh viễn không được lại gần em nghe chưa”. Vì sợ anh làm hại nó nên mẹ cấm anh vào phòng của nó. Đến nỗi ăn cơm cũng bắt anh ấy ăn một mình trong căn phòng nhỏ. Anh hay lén lút ngồi xổm bên ngoài khung cửa sổ nhìn trộm nó, thấy em trai là anh sung sướng cười, nước bọt theo khóe miệng chảy xuống…
Thật tình lúc nhỏ anh trai cũng được cưng lắm, đến khi những đứa trẻ cùng tuổi tập nói tập đi thì anh nó vẫn ngốc dại, không mở miệng nói được từ nào. Khám bệnh xong mới biết anh nó bị bệnh não bẩm sinh. Ông bà nội trút hết thất vọng và uất ức lên đầu bố mẹ nó, mẹ nó đem hết oan ức đổ lên đầu anh nó, hễ gặp một chuyện nhỏ là anh nó phải chịu một trận mưa roi.
Có lúc mẹ ôm nó phơi nắng trong vườn, anh nó cẩn thận mon men đến gần, thích quá anh đưa tay sờ lên má nó. Mẹ nó như sợ một bệnh dịch gì vội bồng nó đi chỗ khác, mắng nhiếc anh nó: “Không được lại gần em, mày muốn truyền bệnh cho em à?”.
Một lần, mẹ không có nhà. Từ xa, anh ngắm mợ bồng nó trên tay, vẫn là cười ngốc thôi. Mợ xót lòng, vẫy tay gọi: “Đến đây cầm tay em một tí này”. Anh nó vội trốn đi, miệng lắp bắp nói liên tục không rõ: “Không… không cầm… truyền bệnh, truyền bệnh”.
Hôm đó mợ khóc òa, anh nó đưa tay lên lau nước mắt cho mợ, vẫn là cười ngốc thôi.

2. Nó lớn dần, đang thời tập nói. Mấy lần nó huơ tay lên, bò tới phía anh. Anh nó mừng quá nhảy cẫng lên. Mẹ nó tới kịp, vội vội vàng vàng bồng nó đi chỗ khác.
Nhìn những đứa trẻ khác mút kem que, anh nó liếm môi, cảm thấy nóng và khát lắm. Bọn nhóc nói nếu anh chịu làm chó tụi nó sẽ cho kem. Anh nó làm chó bò trên đất, nhưng bọn nhóc quỵt kem và cười ầm lên. Bằng một động tác nhanh gọn, anh nó nhổm người lên, như điên dại cướp lấy que kem. Bọn nhóc sợ quá khóc rống. Anh nó cầm chiến lợi phẩm chạy về nhà, không biết rằng trên đường que kem tan dần, tan dần. Về đến nhà kem chỉ còn một miếng nhỏ tội nghiệp mà thôi. Nó đang chơi ở vườn sau, nhân lúc mẹ không để ý, anh đem kem đến trước mặt nó và nói: “Ăn… ăn… em ăn đi”.
Mẹ nó thấy anh cầm cái que như đang ra hiệu gì đấy, vội chạy đến xô anh ngã nhoài ra đất, que kem lấm lem đầy đất, anh nó ngẩn người nhìn một lúc lâu rồi ngoác miệng khóc.
Nó biết nói nhưng chưa từng gọi một tiếng anh. Anh nó hi vọng mình có thể như bao người anh khác được em trai là nó gọi một tiếng anh. Vì vậy lúc nó đang đùa nghịch ở sân sau, anh đứng phía ngoài xa ba mét, lấy hết sức hét: “Anh, anh”. Anh muốn nó nghe thấy sẽ học được cách gọi anh. Một lần anh đang cố gắng hét thật to, mẹ mắng nhiếc anh và đuổi đi chỗ khác chơi. Lúc đó nó ngước mắt lên nhìn anh, đột nhiên gọi thật rõ một tiếng: “Anh”.
Anh nó chưa bao giờ vui như thế, hoa chân múa tay, bỗng nhiên chạy đến ôm nó thật chặt, nước mắt nước mũi tèm lem đầy vai áo nó.

3. Từ nhỏ nó đã bị người ta gọi là “em thằng ngốc”. Lớn lên, nó ghét cách gọi này. Bởi vậy nó luôn mặc cảm và hận ghét anh nó.
Một lần, cũng vì chính cách gọi này mà nó bị người ta đánh. Nó bị lũ bạn đè lên người. Bỗng nhiên lũ bạn bị ai đó nhấc lên – là anh trai nó.
Nó chưa bao giờ thấy anh nó mạnh mẽ như thế, nhấc bổng cả lũ bạn nó lên, quật ngã chúng ra đất. Lũ bạn vừa khóc vừa thét đau. Nó thấy sợ, rắc rối rồi, bố chắc chắn sẽ phạt nó. Phút ấy nó hận mẹ tận xương tủy vì sao lại sinh cho nó một ông anh trai đần độn như thế. Nó dùng hết sức đẩy anh trai ra, hét rằng: “Ai bảo anh quản chuyện người khác, anh là thằng ngốc”. Anh nó ngã ra đất, thẫn thờ nhìn theo bóng nó khuất xa dần.
Hôm đó, bố bắt hai anh em quỳ ra đất rồi dùng roi mây quất tới tấp. Anh bò lên người nó, run rẩy nói: “Đánh… đánh con, đừng đánh em”.
Mấy hôm sau mẹ mang kẹo từ thành phố về, chia cho nó tám viên, anh nó ba viên. Không chỉ là chia kẹo, những lần khác anh nó vẫn chịu vậy. Sáng sớm, anh đứng sau cửa gương đợi nó đi ra, xòe bàn tay có hai viên kẹo. Nó lờ đi, coi như không thấy gì. Anh nó lại chạy đến trước mặt, xòe bàn tay có ba viên kẹo và nói: “Ăn… ăn, em ăn đi”.
Không biết vì sao lần này nó đột nhiên không cần, anh nó chạy theo quấn quýt cả chân, không nói lời nào, nhét cả ba viên kẹo vào mồm nó.
Lúc kẹo trôi qua khỏi họng, nó thấy rõ mắt anh trai đẫm nước mắt.

4. Cầm giấy trúng tuyển vào đại học, bố mẹ rất mừng, anh trai nó cũng vui lây. Thật ra anh nó không hiểu đại học là gì, nhưng biết rằng em trai đỗ đại học mang vinh hạnh đến cho cả nhà và cũng không ai gọi mình là thằng ngốc nữa.
Trước đêm nó lên thành phố nhập học, anh vẫn không vào phòng nó, chỉ đứng ngoài cửa sổ và đưa cho nó một bọc vải, mở ra thấy vài bộ áo quần mới. Đều là của mợ cho hai anh em nó hoặc là bà cô ở thành phố gửi tặng. Thì ra mấy năm qua anh nó chưa hề mặc áo quần mới. Bởi mẹ không để ý đến nên anh giấu đi. Lúc đó, nó phát hiện áo trên người anh đã cũ mèm, rách vài chỗ, chiếc quần ngắn lên tận mắt cá chân, nom thật tội nghiệp. Mũi nó cay cay, bao nhiêu năm qua ngoài sự ghét bỏ, hận thù nó có cho anh cái gì đâu.
Anh nó vẫn cười ngốc thôi, có điều trong mắt đầy hi vọng, nó không biết đó là hi vọng gì. Mặc dù anh không biết nó đã cao lên rất nhiều, không biết áo quần ấy đã đến lúc lỗi thời không thể chưng diện đi ra phố được nữa nhưng nó vẫn khoác mặc vào, xoay tới xoay lui giả bộ vui mừng ríu rít hỏi anh: “Đẹp không? Có hợp không?”. Anh nó gật đầu, ngoác miệng cười.
Nó viết lên giấy hai chữ “huynh đệ” rồi chỉ cho anh chữ này là huynh, chữ này là đệ, huynh là anh, đệ là em. Huynh đệ có nghĩa là có anh rồi mới có em, không có anh thì không có em. Hôm đó, anh nó lại đọc ngược thành “đệ huynh”. Lúc lên đường nó khóc, anh nói rằng trong lòng anh nó là số 1, không có nó thì không có anh.

5. Nói đến đời sống đại học, nó thấy rất thú vị, nhiều điều mới mẻ, dường như nó quên mất người anh trai nơi quê nhà.
Lần nọ mẹ đi gọi điện thoại cho nó, anh đi theo đến bưu điện. Mẹ nói rất nhiều, cả tiếng đồng hồ rồi bảo với nó: “Nói chuyện với anh con mấy câu này”. Anh tiếp điện thoại, đợi thật lâu không nghe tiếng gì cả, mẹ nói rằng: “Thôi cúp máy đi, anh con khóc rồi, anh con chỉ lên ngực ý nói rằng nhớ con đó”.
Nó vốn muốn nói mẹ đưa điện thoại lại cho anh trai để nói với anh rằng: “Đợi em về sẽ dạy anh học chữ, sẽ mua cho anh những kẹo bánh mà chỉ ở thành phố mới có, đem về cho anh thật nhiều quà”. Nhưng nó không mở nổi miệng và cúp điện thoại. Chỉ vì nó không muốn bạn cùng phòng biết nó có một anh trai bị bệnh não bẩm sinh, một anh trai đần độn.
Hè đến, nó về nhà, trên xe ăn một viên kẹo, bỗng nhiên nhớ lại anh từng nhét kẹo vào miệng nó, kẹo ở trong miệng nhưng lòng nó đắng nghét.
Lần đầu tiên về đến nhà, nó hét thật to: “Anh, anh ơi. Em đã về, xem em mang gì về cho anh này”. Thế nhưng không có tiếng cười ngốc của anh nó nữa, không có bóng ông anh gần 30 tuổi đời còn mặc quần ngắn đến mắt cá chân nữa.
Bố mẹ nước mắt đầm đìa, nói với nó rằng: “Một tháng trước, anh con lao xuống sông cứu một đứa bé, anh không biết bơi. Đứa bé đó được cứu sống nhưng anh con không lên nữa”. Bố mẹ nó úp mặt khóc…
Một mình đứng bên dòng sông, ký ức về anh chợt ùa về tha thiết. Nó rút trong túi một tờ giấy có viết hai chữ “huynh đệ”. Đó là chữ của nó, phía dưới là chữ méo xẹo của anh nó. Nó có thể nhận ra anh nó viết “đệ huynh”.

[Truyện Ngắn] CUỘC HÔN NHÂN THÚ VỊ

Blog truyện - BlogTM giới thiệu đến bạn đọc truyện ngắn "Cuộc hôn nhân thú vị"

- CÁI GÌ !!!!!!!!

Hàng xóm cũng biết nhà này có đứa con gái đanh đá, mồm to hơn loa phường, nhưng vẫn có tí giật mình, thấy công lực con bé có vẻ hơn mọi ngày.

- Bố mẹ nói đùa cũng phải đúng lúc, đúng chỗ chứ, con gái bố mẹ bất tài đến nỗi mới mười mấy tuổi đầu đã bắt đi lấy chồng là sao??? Lại còn sắp đặt này nọ, thời đại nào rồi, có phải trước công nguyên đâu???

- Con gái xinh đẹp của bố uống cốc nước hạ hỏa nào. Đằng nào bố mẹ cũng hẹn rồi, con cứ đến gặp người ta, biết đâu..

- Người ta đường đường là giám đốc một công ty, gia cảnh lại tốt, từ trước tới nay mày chả chịu học hành đàng hoàng, thi tốt nghiệp xong thì lấy chồng luôn chứ còn gì - mẹ cô mắng

CUỘC HÔN NHÂN THÚ VỊ

Ừ đúng là từ bé cô đã không thích học, mà đã không thích thì có học cũng chả vào, cô thấy cô học được đến giờ là giỏi lắm rồi. Sau một hồi nói lên nói xuống, thì tóm lại sự vụ nólà như thế này. Ông của 2 bên là bạn thân vào sinh ra tử, nên 2 bên có hẹn ước, nhưng sinh ra toàn con trai nên đành đợi đến đời cháu. Bố mẹ cô lấy nhau muộn hơn nên, cháu trai nhà bên kia hơn cô 10 tuổi, học hành lại giỏi giang, sau khi tốt nghiệp đại học về làm ngay trong công ty của gia đình. Bố mẹ cô còn cười bảo là kiểu gìcô cũng thích. Cô tặc lưỡi, một ông giàđầu to mắt cận thích sao nổi, kiểu này là không ai thèm yêu mới phải tìm vợ bằng cách này. Thôi thì cũng chả mất mát gì, lại được ăn uống miễn phí, mình cứ đến rồi chọc cho hắn sợ luôn, cạch cái thói già mà khoái gặm cỏ non.

**

Tại nhà hàng.

- Xin hỏi cô có phải là cô Ái Vy không?

- Đúng rồi.

- Mời cô đi lối này, hôm nay tổng giám đốc đã có lệnh tiếp đãi cô chu đáo. Ngài ấy bận công việc sẽ đến muộn một chút. Mong cô thứ lỗi.

Hẹn bản cô nương mà dám đến muộn, không biết là thích nhích hay thích dừng đây. Đã thế thì "Bồi bàn mang menu ra đây. Hmm…-toàn tiếng Anh, cô nhìn mà toát mồ hôi- thôi mang hết tất cả những món gì ngon nhất, đắt nhất ra đây".

Một lát sau nhìn bàn thức ăn đầy ăm ắp, cô hả dạ lắm. Nhìn cô bé thế thôi chứ nổi tiếng có dạ dày không đáy, đúng là người gầy thầy cơm mà. Đang định gắp thì chuông điện thoại reo lên:

- Cô cháu gái tục tưng của ông đến chỗ hẹn chưa thế hay còn đang nướng khét khẹt trên giường?

- Ông yên tâm cháu đến rồi, nhưng cái tên chết tiệt ấy chưa đến, hắn bắt tục tưng của ông phải đợi nè huhu

- Ầy, cậu ấy bận công bận việc thôi mà, cháu ông chịu khó nha. Thôi ông đi câu cá đây, mấy em cá chép đợi ông mòn mỏi rồi, bái bai tục tưng của ông.

- Ơ ông ơi..

Cô tức mà không làm được gì, nghĩ nỗi buồn lúc này chỉ có thức ăn mới làm nguôi đi được. Cô cầm đũa lên lập tức chiến đấu ngon lành mà không thèm đợi tên già đầu phách lốikia. Định bụng ăn hết mà chưa đến cô sẽ lấy cớ hắn coi thường cô mà hủy luôn vụ này, lợi cả đôi đường. Nhưng kế hoạch không thành. Đang nhồm nhoàm miếng beefsteak thì có người đến vỗ vai cô:

- Xin lỗi anh đến muộn, em vẫn tham ăn như ngày nào nhỉ.

Vừa nhìn thấy hắn và nụ cười trắng gìmà sáng thế ấy trong đầu cô chỉ có đúng một suy nghĩ "Ây ya ya". Mặt hồ đang yên ả mà hắn đến bắn bùm mộtcái làm xáo động hết cả.

- Nhìn anh gì mà khiếp thế. Anh biết anh tươi ngon nhưng không làm beefsteak được đâu.

- Xì! Tươi tắn nỗi gì. Già khú đế.

Sao nói ra câu đấy mà cô muốn tát một cái vào mặt mình thế. Ừ thì hắn không tóc vàng tóc đỏ như mấy thằng bạn cô, hắn không quần áo kiểu hàn quốc hàn xẻng như bạn cô…hắn khác. Hắn hợp với bộ vest đến lạ.Hắn có hai cái má lúm giống cô, nhưng cô thấy ghen tị lắm vì hình như của hắn đẹp hơn mới chết. Đôi mắt thì tự tin một cách thái quá, sâu và lúc nào cũng như hấp háy cười. Ghét thế không biết!!!

- Sao em không nói gì?

- Nói gì? Chuyện sắp đặt vớ vẩn này…

- Anh không thấy nó vớ vẩn. Anh thậtlòng đã rất mong chờ nó.

- Anh bị điên ah? Tôi và anh không quen biết nhau, không yêu thương gìnhau sao lấy nhau được chứ. Mà anh thì là một doanh nhân thành đạt, còn tôi chỉ là một con bé chưa tốt nghiệp xong cấp 3. Chúng ta chả có gì tương đồng cả.

- Hahaha. Em nhầm rồi. Thứ nhất là chúng ta có biết nhau đấy chứ. Thậm chí anh còn thấy em chào đời, sau đấy còn dỗ em khóc, cho em ăn bao nhiêu lần ý chứ. Nhưng khi anh học lớp 12 bận ôn thi rồi ra nước ngoài du học nên không được gặp em từ ngày ấy đến giờ.

Trong trí nhớ cô hiện về một người như thế thật, người mà ngày bé cô yêu thương nhất chỉ sau ông nội và bố mẹ. Cô còn nhớ, mỗi lần bị bố mẹ đánh đòn, anh thường can ngăn bảo vệ cô, thế mà lần ấy cô bị đánh đến rát đỏ cả mông, gào khóc tên anh mà chả thấy anh đâu. Cô tức không thèm ăn cơm mấy ngày liền, chỉ đòi anh. Khi đi học, không thấy anh đến đón rồi cho cô đi ăn kem. Cô bé chạy về nhà lao vào lòng mẹ òa khóc "Con không chơi với anh Tú nữa, không thèm huhuhuhu". Hóa ra anh là … hắn.

- Anh là anh Tú?

- Ừ. Anh Tú của Vy đây, anh Tú của mình em thôi. Ngày bé em chả nói thế còn gì. Vả lại, em còn nói lớn lên nhất định em sẽ là cô dâu của anh.

Vy thoáng đỏ mặt.

- Lời trẻ con anh nhớ làm gì.

- Thế thì em phải chịu trách nhiêm rồi, anh giữ tấm thân trong trắng baonhiêu năm đợi em đấy.

- Anh ra vẻ ngượng ngùng gì đấy!!! Cứ làm như gái ngoan chờ chồng ấy. Chịu trách nhiệm thế nào đây, nói trước nhà tôi nghèo lắm đấy.

- Lấy anh thôi- hắn nói bằng giọng nhẹ không, tay thì ngoắc bồi bàn mang ra món tráng miệng. Nhìn hắn đáng ghét quáaaa!

- Tại sao anh không yêu một người rồi lấy người đó giống như bao người khác.

- Bố mẹ anh mất khi anh còn rất bé. Những người quan trọng nhất với anh chỉ còn ông và em. Ông luôn nhắcnhở anh phải làm cho em hạnh phúc cả đời. Còn tình yêu của chúng mình cứ từ từ vun đắp.

Cô nhìn chằm chằm vào đĩa bánh ngọt đủ màu sắc trước mặt. Cô không phải tuýp người trông chờ vào tình yêu, chả thế mà triết lý sống của cô là"Người yêu thì có thể không có nhưng chó nhất định phải có một con". Những lúc vui buồn có bạn bè ở bên là tốt nhất. Ừ thì cũng đôi lần timcật có biến, nhưng chỉ 3 7 21 ngày là cô chán. Vậy là nghiễm nhiên tình yêu thành một cái gì đấy thật nhàm chán với cô. Lại còn yêu một ai đó và lấy người ta thì lại càng xa vời. Thế mà bây giờ có một tên nhảy bổ vào cuộc đời cô muốn lấy cô làm vợ. Cái tên có vẻ đểu ấy lại là bạch mã hoàng tử màngày bé cô chết mê chết mệt mới khổchứ. Cô ngẩng lên nhìn hắn, hắn cũng đang nhìn cô. Cô chợt nghĩ… hắn làm chồng mình cũng… không tệ. Cô nói:

- Tôi không biết nấu ăn, lại thích ngủ nướng. Mọi người nói tính tình tôi quái đản còn nói tôi là thiên hạ đệ nhất lười biếng. Bố mẹ tôi bảo là "Chỉcó chó nó mới lấy mày"

- Ồ! Anh là người 100% không phải cẩu thành tinh đâu. Mà đấy là mọi người nhận xét, còn em tự thấy em thế nào?

- Đương nhiên tôi là một người tuyệt vời rồi, nên anh lấy được tôi là phúc 70 đời nhà anh đấy.

- Anh sẽ về nhà vái lạy tổ tiên đã cho anh cái phúc này mới được, vợ của anh ạ.

**

Thứ 7, cô với mấy đứa bạn thân hay tụ tập ăn cơm nói chuyện với nhau.

- Mai ơi mở của cho tao.

- Xe đâu? Đi gì sang?

- Chồng đèo sang. Tí lại đón về. khôngnỡ để vợ đi một mình hehe.

- Thế mà không dắt vào cho cả lũ xem mặt.

- Có việc ở công ty rồi.

- Đấy! Chúng mày cứ bảo tao lấy chồng sớm nhất hội_bạn cô Vân Anh nói.

Thảo nhìn Vy nói:

- không thể tin là cái người từng tuyên bố cả đời không thèm lấy chồng, bây giờ lại sắp theo chồng bỏ cuộc chơi.

- Này Vy Vân Anh giơ nắm tay lên Tên đó mà bắt nạt mày cứ nói với tao,bọn tao sẽ đòi lại công bằng cho mày.

- Thế thì tí lão đến chúng mày xử đẹplão luôn đi, suốt ngày giao một đống bài, bắt tao làm để ôn thi. Đầu óc sắp nổ tung rồi.
CUỘC HÔN NHÂN THÚ VỊ

Điện thoại cô báo có tin nhắn đến. "Đấy của Tào Tháo đấy": "Dung noi xau a vo nhe". Bốn đứa nhìn nhau cười, thương anh chàng ở công ty chắc đang hắt xì liên tục)

- Ngoài ba đứa mày, tao nói với những đứa khác chả đứa nào tin cả.

- Sau khi thi tốt nghiệp xong mày đưathiếp tận tay là chúng nó tin ngay. Bọn tao thật lòng mong cho mày hạnh phúc.

- Đúng! Ban đầu mày nói, bọn tao định cản nhưng biết mày đã quyết không ai thay đổi được. Với lại nghe mày kể thì anh ta có vẻ là người tốt, lo cho mày từ học hành, đi đứng, mong mày vui, sợ mày buồn. Thực sự là người mày có thể gửi gắm cả đời.

- Ừ, cảm ơn chúng mày nhiều lắm. Thôi tao đói rồi, ăn cơm thôi. Tao có mua nước ngọt sang đây, hôm nay phải uống mừng. không say không về.

**

Mùa hè năm cuối cấp 3 đến thật nhanh. Những lần cùng nhau trốn họcbị phạt, bao lần đuổi nhau tán loạn trong lớp như lũ giặc, rồi hì hụi thiết kế áo đồng phục và con đường về 3 năm đều có bạn bè, cùng nhau trò chuyện, cũng nhau hát nghêu ngao… rất nhiều những cái "cùng nhau" đó mọi người khắc ghi trong những trang lưu bút cuối cùng của thời học sinh. Ai cũng im lặng nhìn nhau vì ngày mai chia xa, mỗi đứa một con đường, nhưng tất cả sẽ là kỉ niệm đẹpkhắc cốt ghi tâm mà 10, 20 năm sau cũng không thể nào quên được. Vy ngậm ngùi nhìn bạn bè mình, cô gào lên:

- không được khóc, nước mắt hãy để cho ngày hội ngộ. Chia tay nhé rồi ngày vui ta gặp nhau.

- Con này mày nói chuối quá. Chúng mày, giết nó!!!

Buổi học cuối cùng. Cô đã không khóc. Thế mà ra cổng trường thấy anh đang đứng đợi, cô lại chạy ngay vào lòng anh khóc. Bọn bạn nhìn thấythế liền chạy đến trêu cô nhưng nhìn nhau thế nào rồi cả lũ lại ôm nhau khóc.

Kỳ thi tốt nghiệp gần sát nút, dù ai cũng nói trượt còn khó hơn đỗ, nhưng cũng không được chủ quan. Học 12 năm giời, chốt hạ nó phải đẹp mới bõ. Cũng may anh kèm cô rất chặt, ngày ngày kiểm tra, có bị cô cằn nhằn là ông già khó tính cũng mặc. công sức đã được trả bằng kết quả tốt nghiệp loại khá. Anh nhìn cô dịu dàng nói "Vợ anh thông minh mà mỗitội lười thôi".

**

Sau đấy 2 bên gia đình gặp mặt và định ngày tổ chức hôn lễ. Chuyện này để người lớn bàn là đủ, 2 người len lén rồi lẩn mất.

- Haizz

- Sao e thở dài.

- Thích thì thở dài.

- Sao em im lặng thế.

- Thích im lặng

- Sao cái môi kia cứ bĩu ra thế kia.

- Thích bĩu đấy.

- Thế mở mắt trừng trừng thế này chắc cũng vì thích hả?

- Ai bảo? Thích nhắm đấy.

Nói rồi cô nhắm nghiền mắt lại. Chỉ một lát sau, cô cứ thấy anh chọc chọc vào người cô:

- Sao cứ trêu em thế?

Gắt lên rồi cô mở mắt ra. Bãi cỏ nhân tạo trong biệt thự nhà anh tràn ngập những trái bóng bay đủ màu sắc. Cô còn chưa hết ngạc nhiên, lại có thêm chục đứa trẻ con chạy đến bên chân cô ríu rít:

- Cô Vy ơi, cô lấy chú Tú nhé.

- Chú Tú bảo cô chú sẽ cho bọn cháu ăn kẹo.

- Cô Vy ơi, cô đẻ em bé đi.

Cô cười như nắc nẻ vì những câu nói ngây thơ vô số tội của bọn trẻ. " Anh chỉ được cái dạy hư chúng nó". Anh cũng cười rồi quỳ xuống, đưa hộp nhẫn lên nói:

- Em có đồng ý cùng anh gia tăng dân số không?

Cô đỏ mặt "Anh nói cái gì thế???"

- Lấy anh nhé!

Cô gật đầu, trên môi nở 1 nụ cười rạng rỡ. Thực sự trên đời này, ở đâu đó có 1 người mà sự tồn tại của mình là tất cả đối với người đó. Bạn cứ tìm được mà xem, hạnh phúc không kém Vy đâu. Tú đeo chiếc nhẫn vào tay cô rồi ôm chầm lấy cô kệ bọn trẻ con hò reo nhảy múa. Lúc này cô ngĩ ai bảo cứ yêu mới cưới được nào. người ta bảo sau các cuộc hôn nhân, tình yêu chỉ kéo dài được 5 năm, không yêu thì không bh mất đi (làm gì có gì để mất đâu haha). Mọi người nói hình như cô yêu anh! Thế nào là yêu, kệ đi,đánh chết cũng không thừa nhận.

Ngày cưới diễn ra suôn sẻ. mọi người đều đến chung vui với cô, nhưng cũngcó người xầm xì nói cô dâu trẻ quá, rồi đoán này đoán nọ. Cô nói thầm vào tai anh, "Hôm nay em rộng lượnghải hà không thèm chấp". Tiếp đến bàn bạn bè cấp 3, cô nháy mắt cười với chúng nó, thằng Nam nhanh mồmnói:

- Thế là chị Vy theo anh nhà bỏ làm cách mạng thật rồi. Mà đường cách mạng còn lắm gian truân, chị ác quá.

- Các đồng chí yên tâm, tuy người ở xuôi nhưng lòng luôn hướng về chiếnkhu. Có trận đánh nào lớn, cứ a lô là chị có mặt liền.

Cả lũ cười hỉ hả. Đám cưới ồn ào tiếng hò dô và tiếng cười nói. Hôm nay chúng ta đều mừng cho đôi trẻ. Cuộc đời phía trước còn dài, và thành hay bại đều do quyết định của hai người mà thôi…

CUỘC HÔN NHÂN THÚ VỊ


Họ lấy nhau được một tuần có lẻ rồi, nhưng mà chuyện vợ chồng thì… không có. Quay lại đêm tân hôn. Người ta nói " Môt khắc đêm xuân đáng giá ngàn vàng". Thế mà xem hết film kênh A rồi kênh Z, hết chương trình thì cô rủ anh chơi bài. Trong lòng thì sợ sệt cái vô hình chung mà hầu như đứa con gái nào cũng sợ. Ngày xưa chém gió với bạn bè thì có ngại ngùng đâu, còn tỏ vẻ hiểu biết nữa chứ. Mấy con bạn dặn trước thì cô còn phẩy tay úi xùi. Khổ thế, bây giờ ai đào cho cô cái lỗ đi, cô lao xuống ngay ý chứ. Chơi bài cũng chán rồi, cô lại rủ anh chơi cờ caro. Được một lúc anh buông bút:

- Anh mệt và buồn ngủ lắm rồi. Đi ngủthôi em.

Cả người cô run như cầy sấy, Đầu óc quay quay. Đặt lưng xuống giường mà cứ như chuẩn bị bước vào phòng tra tấn. Cô nằm quay lưng lại với anh,không dám nhìn thẳng vào mắt anh. Rồi bất ngờ, anh vòng tay ôm lấy cô làm cô giật bắn. Anh kéo cô nằm sát anh rồi khẽ thì thầm:

- Rơi xuống đất bây giờ. Em chưa sẵn sàng thì anh không mạo phạm em đâu. Ngủ đi. Mệt cả ngày rồi. Ngủ ngon vợ yêu.

Đấy thế là cô nhẹ nhõm chìm vào giấc ngủ. trong lúc lim dim cô còn nghĩ, "Chồng ôm ấm thật"

**

- Sao hôm nay vợ anh dậy sớm thế?

- Thi thoảng cũng phải làm đồ ăn sáng cho chồng chứ. Em học lỏm bác quản gia đấy.

- Để anh chạy đi lấy lọ beberin sẵn nhé.

- Anh lại thích bạo lực gia đình ah? Xong rồi này. Thử tay nghề vợ anh đi

- ….em nhầm đường với muối ah?

- Chả có lẽ – cô gắp một miếng ăn thử- Anh lừa em!!!

- Haha. Vợ anh làm ngon nhất. Anh nói rồi mà, vợ thông minh chỉ mỗi tội lười.

- Khéo nịnh chưa kìa. Ăn nhanh đi cònđi làm

Ăn xong, anh lên phòng thay đồ

… "Choang!!!"

Cô chạy nhanh lên phòng, chỉnh cà vạt chồng rồi cười ngây thơ nói với anh:

- Chồng ơiiiii, tí chồng bảo bác quản gia đừng mắng vợ vì tội rửa bát làm vỡ đĩa nhé.

Anh nhìn cô cười như nắc nẻ.

- Vợ hậu đậu của chồng ơi, hiện giờ công ty đang có rất nhiều project quan trọng phải làm ngay nên tạm thời anh không thể đưa vợ đi nghỉ tuần trăng mật. Xin lỗi em nhé.

- không đi bây giờ thì đi lúc khác, em tính lãi mà, không sao đâu- cô nháy mắt.

- Ok, lãi cao thế nào anh cũng lo được. Chắc chỉ tầm 2 tháng nữa là anh trả em được.

**

Một hôm đi làm về anh thấy cô cứ đăm chiêu nghịch cái điều khiển tivi. Hỏi ra mới vỡ nhẽ, anh bảo vợ anh lớn rồi đấy. Nhìn bạn bè đồng trang lứa đều có ước mơ, đều đang dốc sức vì giấc mơ đó. Còn cô ở nhà làm cái chức vị phu nhân mãi đâu được. Chúng nó học đại học, cô cũng thèm. Anh lại nói cô rất thông minh mỗi tội lười quá. Bây giờ học cũng đâu có muộn, có ý chí rồi, chỉ còn cần nỗ lực thôi. Lúc kèm cô ôn thi tốt nghiệp, anh đã giúp cô nắm căn bản khá tốt. Hơn nữa, "Bây giờ có anh, một thiên tài gia sư cấp tốc cho em nó phải khác". Cô cười: "Thế trả công cho gia sư thế nào đây?"

- Nấu cơm cho anh ăn. Anh chỉ thích ăn cơm vợ nấu thôi.

- Đồng ý. Kèm cái này nữa.

Nói rồi, cô hôn lên môi anh.

- Cảm ơn chồng em, luôn chiều theo những quyết định bất thình * h của em, lại còn khích lệ em nữa.

Anh dụi dụi trán anh lên trán cô:

- Yêu thế không biết!

- Ai cho yêu mà yêu!!!

- Cứ yêu đấy.

**

Vì quyết định ôn thi đại học nên kế hoạch đi trăng mật lại bị hoãn lại. Haingười định kỉ niệm một năm ngày cưới thì sẽ đi luôn, với lại là cơ hội cho cô xả hơi trước khi bước vào kì thi lớn nhất cuộc đời.

Đợi mãi mới đến ngày đó. Vốn đã sắp xếp xong xuôi cả. Hôm đó bay chuyếnđêm, anh bảo cô đợi anh hoàn thành nốt vài chuyện ở côngty rồi về đón cô ra sân bay. Nhưng cô đợi ở nhà, đợi mãi. 6h 7h, vẫn chưa thấy anh về, gọi điện thì không ai trả lời. 9h 10h. Gọi điện đến công ty thì họ nói anh đã về từ lâu. Rồi 11h, ơn trời anh nghe máy.không phải. Là giọng phụ nữ:

- Chồng cô đang ngủ với tôi.

Cô thoáng giật mình rồi rất bình tĩnh hỏi người phụ nữ trơ trẽn kia:

- Hai người đang ở đâu?

Chưa đến 15’ sau, cô đã có mặt tại một căn hộ nhỏ, cách không xa công ty chồng. Nhìn anh ngủ say như chết, cô thở phào nhẹ nhõm. Người phụ nữ nhìn cô cười khẩy.

- Anh ấy nói là anh ấy rất thích tôi, khen tôi quyến rũ chứ không như cô vợ bé nhỏ ở nhà… cũng khổ cho cô quá, ai da, nhìn thấy chồng mình phản bội mình.

- Ồ. Bình thường mới xem trên film thôi chứ không ngờ có ngày mình lại thành nhân vật chính.-cô cười sảng khoái.

- Shock quá ah cô em? Đàn ông là thế.Thôi chị thấy em còn trẻ, bỏ đi lấy người khác tốt hơn.

- Còn đống này nhường cô hả? Mà tôi thấy chị quen quen, chị là đợt nhân viên công ty mới tuyển đúng không, mấy hôm trước tôi có cùng chồng tôi xem qua hồ sơ một lượt.

- Đúng. Cô nhận ra ah? Vinh dự cho tôiquá

- Có năng lực thì sẽ ngoi lên mà, có cần dùng cách này không?

- Tôi không cần biết. Tôi đã gửi những bức ảnh tình tứ của chúng tôi cho người bạn phóng viên rồi. Phải cógì trao đổi để nó không lên trang bìa các báo ngày mai chứ nhỉ.

Cô rút điện thoại gọi cho tài xế lên đưa anh về.

- Cô đang làm cái quái gì thế? Cô không màng đến danh dự của chồng cô ah?

- Cô lo tìm việc khác cho mình đi thì hơn. Chồng tôi miệng đầy mùi rượu. Mà được cái ông xã nhà này không uống được rượu, 3 ly nhỏ là bất tỉnh nhân sự, gọi đằng giời cũng không dậy được thì làm ăn gì được với cô. Nếu cô muốn tôi sẽ đưa cô đến bệnh viện kiểm tra xem chồng tôi làm gì côchưa.

Người đàn bà kia cứng họng không nói được lời nào. Là nhân viên mới quả thật cô ta không biết điểm này, lại quá vội vàng chủ quan.

- Tôi nghĩ cô có chuyện gì đó cần nhiều tiền, nên mới phải nghĩ đến cách này – cô rút trong ví ra 2 triệu quẳng vào người phụ nữ – đây, cầm lấy. Học một khóa làm người đi. Còn nếu cô còn thích kéo dài trò đùa này ấy mà, tôi không ngại đâu. Thích thì chiều mà liều thì chiến đấy.

Sáng hôm sau, tỉnh dậy, đầu anh đau như búa bổ, không rõ hôm qua đã xảy ra chuyện gì. Đáng nhẽ giờ này, hai vợ chồng đang đi du lịch cùng nhau mới phải. Thế mà, anh lại đang ở nhà. không thấy Vy đâu cả. Gọi điện cho cô, cô cũng không nghe máy. Tú hỏi anh Lâm tài xế riêng của mình chuyện gì đã xảy ra. Anh Lâm kể rõ mọi chuyện. Tú chỉ biết lắc đâu ngao ngán, "Phụ nữ thật đáng sợ". Đến tối, Vy mới về.

Hôm nay, Tú đã đích thân xuống bếp nấu ăn. Lại còn toàn là món vợ thích. Ây vậy mà vừa về, cô chẳng thèm ngó ngàng, đi một mạch lên phòng.

Anh nuốt nước bọt, trong lòng đầy những hoang mang, lo lắng. Rồi cuối cùng, Tú vẫn lên phòng. Anh từ từ ôm lấy Vy:

- Vợ ơi, anh xin lỗi.

Vy gạt tay anh ra:

- Anh làm gì có lỗi gì mà xin.

Trong lòng cô cũng rõ, anh không sai, nhưng khi thấy chồng mình ở bên người phụ nữ khác, không hiểu sao, cô thấy tim mình đau nhói, thực sự rất khó chịu. Như có một con dao rạchtoạc lòng mình ra vậy. Và cô thấy sợ, nếu giữa hai người có chuyện gì, nếu anh bị người khác cướp đi, thì cô sẽ đau khổ đến mức nào? Cô có chịu đựng được không? Phải chăng, cô đang ghen? Phải chăng, cô….

- Lỗi anh to lắm_ cô khóc

Tú ôm lấy Vy thật chặt:

- Ừ!. Anh biết. Em đừng khóc nữa. Anh đau lòng lắm. Anh yêu em.

- Em không yêu anh… Em không yêu anh! Em ghét anh.

- Ừ! Ghét anh thì đừng khóc nữa._anh dỗ dành cô

- Tôi yêu anh đấy đồ tồi ạ. Tại yêu anh, tôi mới khóc đấy.

Nghe thấy Vy nói vậy, Tú thực sự rất ngạc nhiên. Đây là lần đầu, Vy chịu nóivới anh điều đó. Điều anh đã mong ước từ rất lâu rồi.

- Anh hôn em nhé?_Tú dịu dàng vuốt nhẹ dòng nước mắt vương trên môi cô

Vy quay mặt tránh, nhưng bị anh kéo lại rồi đặt lên đó một nụ hôn mạnh bạo. Dần dần nụ hôn đó trở nên dịu dàng hơn, ngọt ngào hơn. Và cả hai say đắm trong nụ hôn dài ấy, dài ngỡ như là bất tận.

Sáng hôm sau, anh mang một tâm trạng rất hừng khởi đi làm. Thi thoảng miệng lại cười trộm rất vui tươi. Anh Lâm nhìn cậu chủ của mình mà cũng thấy vui lây, nhưng nhớ đếnchuyện gì, anh nói nhỏ vào tai Tú:

- Thưa cậu chủ, hôm qua bên khách sạn Palace gọi điện báo là mợ chủ đến đặt một phòng và đập vỡ hết moi thứ đồ đạc bên trong.

Anh ngẩn người một lát rồi bật cười thật to. Vợ anh ghen đó mà. Yêu thì phải ghen thôi.

**

không biết ai từng nói khoảng cách là một thứ rất đáng sợ, sự bội bạc củanó có thể giết chết yêu thương. Và đôi trẻ đang sắp sửa phải đối diện vớima vương đáng sợ đó.

- Em ơi, đang học ah?

- Vâng. Có chuyện gì thế?

- Ông nội bị đột quỵ.

- Trời ơi, bây giờ ông thế nào rồi anh?-cô ngĩ ngay, thảm nào mấy hôm nay anh cứ bồn chồn không yên. Chốc chốc lại ra hành lang gọi điện thoại, vẻ mặt rất trầm trọng. Cô hỏi thì anh chỉ bảo là chuyện công ty, để cô không lo lắng ảnh hưởng đến việc học.

- Đã qua cơn nguy hiểm, nhưng vẫn còn rất yếu. Bây giờ anh phải bay sang Mỹ để chăm ông và thay ông điều hành công ty bên ấy.

- Được! Em đi cùng anh.

- không được. Em còn phải học. Chỉ còn gần một tháng nữa là thi rồi.

- Nhưng…

- không nhưng gì cả. Nhiệm vụ của em là đỗ đại học nghe chưa? Công ty bên này sẽ do bác anh điều hành tạm thời. Khi bố mẹ anh mới mất, bác chèo chống công ty cho đến khi anh về làm nên không có gì phải lo cả.

- Lúc này em lại chả giúp gì được cho anh.

- Lại đây nào – anh dang tay đón cô ngồi vào lòng- mấy hôm nay anh rất lo cho ông, lại cả việc công ty mà tưởng sắp nổ tung. May mà về nhà nghe em cười nói chuyện trên trời dưới biển, được em nấu cho ăn, bị em bấu véo ái, ừ như thế đấy haha, giúp anh thấy thoải mái hơn rất nhiều. Cảm ơn em.
- Xì, nghe chả vào gì cả. Hay để em gọi cho ông em cùng đi với anh. Để 2 ông bầu bạn với nhau, tinh thần thoài mái thì ông nội sẽ mau khỏi hơn

- Ừ, được. Nhưng anh đi chưa biết lúc nào có thể về được, anh lo nhất là em.

- Lo em lười biếng hay lo em buồn. Yên chí đi, em sẽ học thật chăm chỉ. Buồn thì em đã có bạn bè gia đình. Anh chỉ lo linh tinh.

Anh siết nhẹ lấy cô:

- Nhỡ lúc bảo vệ đi vắng, trộm lẻn vàoăn trộm mất báu vật thì sao?

- Nhà mình có báu vật hả anh? Sao em không biết?

- Báu vật quốc gia ý chứ. Tên là Vy to mồm hiếm có, đanh đá hiếm có, lười hiếm có.

- Á àh, xem bạo lực gia đình đây – cô đẩy anh ra vừa cù vừa cấu

- Thôi anh chừa rồi, đừng đừng..

Cô hỉ hả với chiến thắng của mình, rồicô nằm áp xuống ngực anh:

- Cầu cho ông mau khỏi, cầu cho anh đi bình an, cầu cho anh sớm về với em.

**

Tháng tám, trời nắng oi bức. đâu đâu cũng thấy một màu vàng rực đến khóchịu. Cô nhận được điểm thi đại học của mình, suýt thì thủ khoa. Cô báo cho anh, anh khen vợ anh giỏi giang nhất thế giới. Định bụng còn 2 tháng nữa mới nhập học thì cô sang Mĩ 1 chuyến. Nhưng bác anh bảo cô đến công ty phụ giúp sẵn tiện học việc, mai sau có thể giúp chồng làm ăn. Cô không dám chối. nhưng công việc cũng khiến cô bớt nhớ anh. Mấy đứa bạn thân bảo cô yêu chồng say đắm quá. Cô bướng bỉnh chối. Nhưng chối được mãi đấy. Có hôm đang buôn điện thoại với con bạn thân. Nó bảo" Hỏi thật, trả lời thật. Yêu chưa?", cô trả lời "Yêu say đắm rồi mới chết"

Thế mà cũng nửa năm từ ngày anh đi, 2 người vẫn liên lạc qua skype. Vẫn trêu đùa nhau như không hề có có khoảng cách nào vậy. Mỗi tội nỗi nhớ cứ dày vò họ từng đêm. Thật mong cho họ sớm được về bên nhau.

CUỘC HÔN NHÂN THÚ VỊ


- Anh này, ngẫm lại, từ khi lấy anh, em toàn làm những chuyện mình không thích thôi. Nào là nấu ăn này, dọn dẹp nhà cửa này, lại còn học đại học nữa chứ.

- Và việc nào em cũng làm rất xuất sắc phải không? Anh rất tự hào về vợ anh đấy.

- À! Anh ơi, có bạn đại học muốn làm quen em. Em nói em có chồng rồi mà người ta vẫn không bỏ cuộc ý. Em có nên cho làm quen không?

- Chết thật đấy, định đánh chủ cướp hoa ah? Làm thế nào bây giờ?

- Haiz, cũng tại vợ anh xinh đẹp quá, khổ thế không biết.

- Hả? Em nói gì mà tự nhiên bên này nổi sấm chớp đì đùng, không nge thấy gì cả.

- EM NÓI EM GHÉT ANH!!!

- Hả? Hả

- Em nói em nhớ anh- cô nói lí nhí

- Sao tự nhiên nói nhỏ thế- anh cười gian- hết sấm chớp rồi, em nói lại lầnnữa đi.

- Em sắp nói thẳng vào tai anh rồi đây chồng yêu ạ, 12 tiếng nữa ra sân bay đón em, em sẽ nói cho nghe hehe.
Blog truyện ngắn sưu tầm - BlogTM

[Truyện ngắn] Cha và con trai

Bog truyện ngắn - BlogTM giới thiệu đến các bạn truyện ngắn đầy ý nghĩa nhân văn "Cha và con trai"

Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.

 Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.

 Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra...


Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.

 Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.

 Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.

 Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."

 Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."


 Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."

 Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"

 Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"

 Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"

 Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"

 Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"

 Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thă`ng bé đó. Tôi đã thấy thă`ng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"

 Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"

 Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"

 Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

_Truyện ngắn sưu tầm_

[Trò chuyện] Tâm phục hay khẩu phục

Một câu chuyện ý nghĩa về hạnh phúc gia đình "TÂM PHỤC HAY KHẨU PHỤC" - Blog truyện ngắn - Blog TM.

Đôi vợ chồng mới cưới, đêm tân hôn, vợ giấu đôi giày của mình đi, đợi chồng bỏ giày lên giường liền giẫm vào giày chồng. Chồng nhìn thấy cười “xuỳ, xuỳ” đuổi vợ. Cô dâu mới bảo, mẹ dặn đêm tân hôn giẫm vào giày chồng thì cả đời không bao giờ giận chồng. Chú rể mới thì bảo, mẹ dặn nếu vợ giẵm vào giày chồng thì cả đời sẽ đồng cam cộng khổ với chồng.

Vợ bắt đầu quản chồng, bắt đầu từ cái nhỏ. Bảo chồng đổ bô nước giải, chồng cũng làm.

Ruộng của nhà, vợ bảo trồng gì chồng trồng nấy. Các cô hàng xóm bảo tránh xa cô nào, đi gần cô nào chồng cũng làm theo.

Chồng đang tán phét với mọi người, chỉ cần vợ gọi một tiếng là cum cúp như trâu bị dắt mũi về nhà ngay.

Chồng uống rượu với bạn, vợ kéo tai là theo vợ về nhà.

Có người kích, đàn bà 3 ngày không đánh là vênh như miếng ngói lợp nhà. Anh cũng là đàn ông, sao lại để vợ quản không còn ra hồn thằng đàn ông thế. Nó mà là vợ tôi, tôi chẳng cho vài cái đế giày ấy chứ. Chồng cười bảo: Đưa vợ anh lại đây, tôi cũng quạt nó vài cái đế giày.

Người bạn nọ cáu, thật kiếp trước làm hoà thượng chưa bao giờ nhìn thấy đàn bà! Không ai giống anh, đồ sợ đàn bà!

Việc trong thôn cần mọi người bàn bạc, tất cả đàn ông đều đến, mọi người khích bác, việc này anh cũng quyết được cơ à, hay là phải gọi vợ đến? Chồng đưa vợ đến dự thật.

Vợ quản được chồng rất là đắc ý, đến một ngày, vợ thủ thỉ với chồng về những điều không phải của mẹ chồng.

Chồng khóc, thở dài bảo vợ: “Em biết vì sao anh không đánh em không? Vì mẹ anh đấy. Cả đời mẹ khổ sở vì tính bố thô bạo, chỉ có điều không hài lòng là câu trước câu sau ông đánh mẹ. Mẹ anh bị bố đánh đến nỗi gãy cái gậy to bằng cổ tay, gãy cả ghế. Mẹ anh vì các con mà chịu nhịn cả đời. Mỗi lần nhìn mẹ bị bố đánh, anh tự thề với lòng mình, lấy vợ sẽ không làm vợ đau một đầu ngón tay. Không phải anh sợ em, vì anh không quên được lời mẹ, là đàn bà sinh ra là để đàn ông yêu thương chứ không phải sinh ra để đàn ông đánh." Vợ ngây người, không tưởng tượng chồng lại rộng lượng đến thế. Chồng uống rượu con cà con kê với bạn, vợ không gọi cũng không nắm tai kéo đi, đôi lúc còn bưng nước cho chồng uống.

Có người hỏi chồng, dậy vợ cách gì thế? Chồng nghiêm túc trả lời: Đánh đàn bà sẽ dậy đàn bà khẩu phục, yêu thương đàn bà sẽ dậy đàn bà tâm phục.

[Truyện ngắn] NGƯỜI ĐỂ YÊU VÀ NGƯỜI ĐỂ LẤY LÀM VỢ..

Hạnh phúc gia đình là sự vun vén từ hai bên, chỉ một sai lầm nhỏ, một quyết định thiếu sáng suốt từ một phía thôi cũng có thể dẫn đến những đổ vỡ không đáng có. Hôm nay, Blog truyện - BlogTM giới thiệu đến các bạn: " NGƯỜI ĐỂ YÊU VÀ NGƯỜI ĐỂ LẤY LÀM VỢ.. ", hãy đọc và cùng suy ngẫm về người chống trong câu truyện này...
----------------------------------------
NGƯỜI ĐỂ YÊU VÀ NGƯỜI ĐỂ LẤY LÀM VỢ..

Tôi đang chăm chú xem ti vi thì anh lên tiếng: "Chúng ta ly hôn đi!".

Lúc anh nói câu đó, nét mặt anh rất nghiêm túc, giọng nói bình thản rành rọt đến từng chữ, chẳng hề giống một câu nói đùa. Ý nghĩ xuất hiện đầu tiên trong tôi lúc đó là: Có lẽ anh chơi cổ phiếu lỗ lớn, hoặc là phát hiện ra mình mắc một căn bệnh hiểm nghèo nào đó… hoặc bất kỳ một lý do gì giống như trong phim Hàn Quốc mà sợ liên lụy đến tôi. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh và lắc đầu, thể hiện quyết tâm sẽ cùng anh vượt qua tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống.

Câu nói thứ hai của anh thực sự khiến tôi như rơi vào địa ngục:

"Anh đã yêu người khác rồi, xin lỗi em!".

"Từ bao giờ vậy?" – Tôi cố gắng không để giọng nói của mình quá lớn.

"Nửa năm rồi. Quen trong một lần đi du lịch. Cô ấy là hướng dẫn viên, rất trong sáng và cũng nhiệt tình".

Có lẽ ý thức được mình đang tán dương qua nhiều về một người con gái khác trước mặt vợ, anh không nói gì nữa, nhìn tôi với ánh mắt dò xét. "Anh yêu cô ta bao nhiêu?"

"Rất yêu, mười phần yêu!"

"Vậy cô ta có yêu anh không?"

"Yêu!".

Tôi không hỏi thêm gì nữa. Bởi lẽ hỏi càng rõ ràng, thì nỗi đau trong tim càng lớn. Chi bằng giữ lại cho mình chút thể diện. Nhớ lại những ngày hai đứa yêu nhau, biết bao là niềm vui và hạnh phúc. Nhưng giờ đây, người ta đã đi theo tiếng gọi khác, không còn muốn bước chung đường với mình vậy tôi còn cố níu giữ để làm gì? Tôi thở một hơi thật dài: "Tất cả cứ làm theo ý anh đi? Có người thay tôi vác gánh nợ như anh, tôi thực sự cảm ơn còn không hết!".

Anh trợn tròn mắt nhìn tôi. Anh biết tôi hoàn toàn không phải người phụ nữ dễ dãi, thậm chí còn rất khắt khe với những chuyện nhỏ nhặt. "Thực ra tôi cũng đã chán anh rồi. Anh coi tôi không ra gì, vậy thì đừng hy vọng hình ảnh của anh trong tôi còn nguyên vẹn như xưa?"

Anh không nói gì, khuôn mặt hổ thẹn cúi gằm không dám nhìn tôi. Anh đã quyết định để lại tất cả mọi thứ trong căn nhà này cho tôi và con.

Trước ngày ra tòa làm thủ tục ly hôn, anh hẹn tôi ra ngoài ăn cơm. Chỉ vài chén rượu nhỏ đã khiến anh nói nhiều hơn lúc trước. Anh nói muốn nghe thấy lời chúc phúc của tôi. Trong cả bữa ăn anh đều chủ động nói về người con gái kia. Rằng cô ấy tràn đầy sức sống mãnh liệt của tuổi xuân phơi phới, ở bên cô ấy anh cảm giác như bị sức thanh xuân của cô ấy đốt cháy… Tôi nhớ lại ngày trước, mình cũng đã từng là cô gái trẻ trung xinh đẹp, tràn đầy sức sống, vẻ đẹp ấy, sức sống ấy cũng đã từng lôi cuốn anh mạnh mẽ như thế. Tôi và cô gái ấy chỉ cách nhau có mười năm, vậy mà đã bị gán "mác" tình cũ.

"Cô ây rất ngây thơ, chỉ một chút việc nhỏ đã khiến cô ấy có cảm giác thỏa mãn. Có lần vào hội chự chơi trò phi tiêu được thưởng một bánh xà phòng; có lần anh tặng cô chiếc đồng hồ điện tử học sinh, dẫn cô ấy đi ăn xủi cảo… chỉ những việc nhỏ như vậy thôi mà cô ấy đã cảm thấy vui sướng vô cùng. Ở bên cô ấy anh cảm thấy rất thoải mái. Anh có thể hút thuốc cho đến khi căn phòng dày đặc khói thuốc. Anh cũng có thể chơi bài, uống rượu cùng với đồng nghiệp cả đêm…" - Anh lim dim đôi mắt và đang tự thưởng thức hạnh phúc trong men rượu ngà ngà. Tôi nhìn nét mặt thoáng hạnh phúc của anh khi đó, không sao giận dữ nổi. Tôi bỗng thấy mình giống như một bà bảo mẫu già khó tính, xét nét từng chi tiết nhỏ. Tôi vặn vẹo anh từng khoản tiền chi tiêu trong nhà. Mua một đôi tất cũng phải đắn đo xem nơi nào rẻ nhất. Tôi không cho anh hút thuốc, cấm anh uống rượu càng phản đối anh tụ tập đánh bài với bạn bè.

"Ở bên cô ấy anh cảm thấy con tim mình đạp nhanh hơn. Làm việc gì cũng tràn đầy khí thế" - Anh vừa cười vừa nói trong hơi rượu.

Tôi ngắt lời anh:

"Cũng tốt thôi! Từ giờ về sau, em sẽ chú ý nhiều hơn đến bản thân mình. Em sẽ bớt thời gian là quần áo cho anh, thắt cà vạt cho anh để tranh thủ trang điểm cho mình; em sẽ bớt tiền mua quần áo cho anh để chọn cho mình một vài bộ thời trang em thích; em cũng không quá chú trọng vào bữa cơm cho anh. Thích thì em nấu cơm, không thích em và con sẽ đi ăn hàng, em cũng sẽ không lo sức khỏe anh thế nào khi hút thuốc, uống rượu nữa; em cũng mặc kệ không giặt chăn mỗi lần anh say rượu và nôn ra, cũng không khóc và đi tìm anh mỗi góc phố khi anh không về nhà nữa; em sẽ không lo xem bên nhà anh hôm nay có ai mừng thọ, ngày kia ai lấy vợ; em cũng sẽ không gửi tiền cho bố mẹ anh nữa. Mỗi năm cũng chẳng theo anh ngồi xe đến nửa ngày, xách túi to túi nhỏ về quê để lo bữa cơm mừng thọ cho ba mẹ anh… Đúng thế, ly hôn rồi em bớt đi bao nhiêu gánh nặng. Thật tốt!" - Tôi dứt lời cũng là lúc những giọt nước mắt thi nhau trào ra. Còn anh, dường như đã thoát khỏi men say, lặng người nhìn tôi đầy kinh ngạc.
NGƯỜI ĐỂ YÊU VÀ NGƯỜI ĐỂ LẤY LÀM VỢ..

Tôi đã cố gắng tỏ ra lạnh lùng. Nhưng một chút rượu đã khiến tôi không kìm được lòng nói ra tất cả. Tôi lại cười: "Ly hôn đi! Xem ly hôn rồi anh có thể đắc ý được bao lâu? Anh rất yêu cô ấy, yêu mười phần. Và cô ấy cũng mười phần yêu anh? Hai người ở bên nhau, chỉ cần sống với nhau vài năm, xem trái tim anh còn có thể loạn nhịp đập vì cô ấy nữa không. Tất cả những gì cô ấy mang lại cho anh bây giờ, là những gì tôi mang lại cho anh mười năm trước. Anh hãy cắt đứt mối liên hệ giữa hai chúng ta và bắt đầu cuộc sống mới. Đợi khi anh bắt đầu cuốc sống mới với cô ấy rồi, anh sẽ phát hiện ra rằng, anh chỉ đi lại con đường mà chúng ta đã từng đi qua trước kia mà thôi"

"Em say rồi!" - Anh nghiêm giọng nói với tôi.

"Trước đây em không ngây thơ trong sáng ư? Em không xinh đẹp trẻ trung sao? Em quý trọng từng thứ mà anh tặng cho em, chiếc nhẫn bằng đồng, một quyển sách, chiếc bút lông và em cũng không quản trời lạnh đan cho anh chiếc găng tay len. Em cũng từng rất yêu anh, yêu mười phần. Nhưng bước vào hôn nhân, vai trò của người phụ nữ càng trở nên phức tạp hơn. Ngoài tình yêu còn có cả trách nhiệm. Vì vậy, khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể chuyên tâm yêu anh mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng, rồi lại một phần để yêu bố mẹ của họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu sau khi bước qua hôn nhân, chỉ còn lại bẩy phần…" - Tôi chẳng còn nhớ mình đã nói những gì nữa. Bởi men rượu khi ấy đã làm tôi choáng váng…

Cuối cùng chúng tôi không ly hôn. Chồng tôi chấm dứt mối quan hệ với cô gái trẻ kia và trở về bên tôi. Lúc tỉnh táo tôi không lý trí bằng lúc say rượu và lúc say rượu lại càng thông minh hơn lúc tỉnh táo...
Truyện ngắn sưu tầm - BlogTM

[Truyện ngắn] LỜI NÓI DỐI CỦA CHA

Blog truyện - BlogTM giới thiệu đến các bạn truyện ngắn sâu lắng và cảm động về tình cảm gia đình: "Lời nói dối của cha"
Cha mẹ nó lớn tuổi mới cưới nhau. Hồi đó, gia đình nghèo khó. Mẹ mất sớm, cha tần tảo nuôi 3 anh em nó nên người. Nhà gần sông, nhưng cha đau yếu, ít khi có được con cá mà ăn, mà có được bữa cá đã là thịnh soạn lắm với anh em nó rồi. Nó còn nhớ, mỗi lúc ăn cá, cha thường bảo: “Để tao ăn đầu và xương

Nó nhanh nhẩu: “Tại sao hả cha?

Cha nó nói vẻ mặt nghiêm nghị, kiểu răn dạy: “Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau-cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn. Có vậy mà cũng không hiểu hả?
Tâm hồn trẻ con, nó và hai đứa em đinh ninh là cha nói thật. Mỗi lúc đến bữa ăn, nó còn nhanh nhẩu sẻ ra từng phần. Bỏ đầu và xương qua cho cha nó. Ba anh em tranh nhau phần thịt. Có những lúc nó cũng phân vân, những khi như thế, cha nó lại bảo: “Hồi nhỏ, ông bà nội cho tao ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi.”

Thấm thoắt thoi đưa, anh em nó lớn lên, và cha nó già đi. Sau này, khi nó đủ hiểu biết những lời cha nó nói trước đây là nói dối. Thì cũng là lúc đời sống của gia đình nó khấm khá hơn. Anh em nó có thể thay cha đi đò, đi sông, mò cua, thả cá. Vì thế mà cha nó cũng thỉnh thoảng ăn thịt, hay ăn thường xuyên nó cũng chẳng nhớ. Vì tuổi trẻ bồng bột, không dám- không ngẫm ngĩ nhiều về yêu thương, hay vì cha nó cố tìm cách cho “lời nói dối” được anh em nó chấp nhận hơn, nó cũng chẳng còn nhớ.

Để đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.

Hôm nay là ngày giỗ lần thứ 10 của cha nó. Nhìn di ảnh ba gầy còm, nhưng nở một nụ cười tươi sáng. Nhìn con cá chiên to đùng, lấp lánh mỡ mà vợ đặt lên bàn thờ, nó chợt bất giác rơi lệ. Một cơn đau từ đâu hiện về nhói lòng vô tận. Nó phải quay mặt đi để lau hàng lệ, để giấu vợ con. Nhưng nó không thể xóa đi được hình dáng cha già còm cõi, xiêu vẹo bước đi bên sông, “cha đi thả cá mùa nước nổi”. Rồi sau đó là những trận thương hàn triền miên hành hạ ông. Nó không thể xóa đi được cái ý nghĩ “nếu cha ăn nhiều thịt hơn, thì đã không già yếu như thế”. Vừa khấn vái, nó lại bất giác kêu lên những tiếng “cha” từ trong cổ họng.

Đến lúc ra bàn ăn. Nhìn vợ đang xẻ thịt con cá, để bỏ đi phần đầu và xương. Nó giữ tay vợ lại: “Em, để anh ăn đầu, đừng bỏ đi”.

Vợ hiểu. Vợ nó bỏ đầu cá qua cho chồng. Chỉ có cô con gái nhỏ là thắc mắc “Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy”.

Nó xoa đầu con gái, nuốt tiếng nấc đang chầu chực nơi cổ họng vào trong, bảo “Dạo này ba hay đau đầu, nên ăn đầu sẽ hết đau con gái à, cái này gọi là ăn đầu bổ đầu đấy con yêu”.

Nó vừa ăn vừa cố cho những giọt nước mắt không tràn xuống bát cơm.
Truyện ngắn sưu tầm - BlogTM

[Truyện ngắn] Câu chuyện về bát canh bí ngô

Blog truyện ngắn - BlogTM giới thiệu "Câu chuyện về bát canh bí ngô"

Trong bữa ăn, ở dưới mái nhà ánh đèn leo lắt, đứa em út cứ liên tục hỏi :

_Mẹ, canh bí con nấu có ngon không? 
_Chị, canh bí em nấu có ngon không? 

Đưa lên miệng cắn miếng bí mềm, thật ra là có vị hơi là lạ, như thể là mùi khen khét. Mẹ nó mặt vẫn còn lấm tấm mồ hôi, nhưng vẫn cười ấm áp :

_Bé con nấu ăn sắp tài như đầu bếp rồi.

 Còn chị nó không nói gì, chỉ cười mỉm một cái. Nó ngây ngô tin tưởng:

_Thật không hả mẹ, may quá con lại cứ sợ nhà mình hôm nay không còn gì để ăn.

Nói xong nó cười khoái chí.

Cả ngày làm việc quần quật, vất vả, có được bữa ăn, dù chẳng phải thứ gì cầu kì, đã là hạnh phúc lắm rồi. Mẹ và chị nó chỉ nhìn nhau ái ngại, thương nó quá vì chắc chắn nó cũng chỉ muốn làm chị nó, mẹ nó no bụng và không thất vọng mà thôi.



Nhà có hai chị em, nó học lớp năm, chị nó học xong cấp ba thì theo mẹ đi làm công cho người ta, chỉ làm những việc lặt vặt, phụ cho những thợ chính. Tiền công ba cọc ba đồng, tằn tiện lắm cũng chỉ đủ cho cuộc sống qua ngày, còn nuôi nó ăn học nữa. Vì thế mà chị nó buộc phải thôi học, và năm nào xã cũng duyệt cho hộ nó là hộ nghèo. Bố nó thì cũng vì cảnh nghèo mà bỏ mẹ con nó đi làm ăn xa, biệt tích, có khi trong tâm khảm nó còn quên mất khuôn mặt người cha như thế nào.

Ngày nào cũng vậy, buổi sáng đi học, buổi chiều ở nhà nấu cơm giúp mẹ. Dù mới chục tuổi đầu nhưng trông nó già dặn hơn các bạn khác rất nhiều. Nó chỉ có những ước mơ nhỏ nhoi là được có những trang vở trắng nõn, chứ không vàng một màu như vở của nó bây giờ, hay chỉ là một chiếc áo, chiếc váy thắt nơ hồng như mấy bạn hàng xóm. Quần áo của nó sờn và cũ quá. Những ước mơ ấy với một đứa trẻ còn ngây thơ như nó, sao mà khó thế. Nó thương mẹ, thương chị vẫn đi làm thuê cho người ta, cóp nhặt từng tờ tiền lẻ, mồ hôi thấm mốc trên lưng áo mẹ, nắng chát chúa rọi xác xơ gò má chị, chỉ để nó được học hành đầy đủ, nên người.

Có những đêm mùa đông, gió rít lạnh cóng, nó ngồi ở bàn học, thấy mẹ nó ngồi kế bên, lấy những nắm hành khô nướng lên, rồi chườm lên gót chân, bàn tay. Đôi bàn chân ấy, nứt nẻ và khô giáp, đôi bàn chân chạy ngược chạy xuôi, tất bật lo toan mọi bề. Còn bàn tay cũng vậy, những ngón tay nhăn nheo, xù xì, gân guốc, người khác nhìn chưa chắc đã muốn cầm nắm, đôi bàn tay nuôi nấng chị em nó, vun vén cuộc sống này...Chỉ nhìn thôi mà sao nó thấy cay cay nơi khóe mắt - cái đứa bé lòng còn thơm như giấy trắng này. Nó thương mẹ hơn ai hết, cả chị nó nữa, mẹ còn hơn cả phật, mẹ cũng có nghìn tay, cũng lam lũ với đời, để cho nó no ấm.

Quay lại với câu hỏi trong bữa ăn của nó lúc đầu. Rằng là hôm ấy, nó nấu canh bí, chẳng có thịt cũng chẳng có xương. Trong lúc xào bí, nó tranh thủ chạy ra vén mấy cây rau cải muối dưa vào cho gà đỡ ăn. Thì không may vào đến nơi nồi bí đã quá lửa, cháy xém chút đáy nồi. Nó cuống quýt bắt xuống, lo lắng giờ đổ đi thì không còn gì để cho mẹ và chị ăn lúc đi làm về. Vậy là nó quyết định giữ lại những chỗ còn ăn được, cho thêm tỏi và chút nước vào nấu thành canh. Như vậy chắc chắn là vẫn còn chút mùi hơi khét.

Thật ra, mẹ và chị nó cũng đoán ra được điều đó, nhưng chẳng ai nói gì đến chuyện này. Mẹ nó chỉ nghĩ thương nó, phải làm từ nhỏ, phải giúp mẹ nhiều việc khi còn ở tuổi ăn tuổi chơi. Dù biết mỗi nhà một hoàn cảnh, nhưng mẹ nó vẫn phải cố, cố để sau này cuộc sống của nó khá hơn bây giờ. Muốn nó không khổ nhưng hiện tại là bất lực, chỉ mong sau này, ông trời không tiệt đường sống của ai, để mong cho nó đủ đầy bằng chúng bằng bạn.

Cái bữa cơm hôm ấy, nó vẫn ngây thơ như thể mình vừa làm được một điều kì diệu. Chị và mẹ nó vẫn khen ngon. Có niềm vui nhen nhóm trong lòng nó. Còn mẹ và chị nó, thương yêu nó vô cùng, là đứa con, đứa em bé bỏng, ngây thơ.

Đôi khi lời nói dối đúng lúc, đúng chỗ lại làm cho người khác thêm động lực và sự an tâm. Cái bữa ăn đó, sao đạm bạc mà nhiều cái "thấm"...

"Bài viết được chia sẻ tại Blog truyện ngắn - BlogTM. Mọi sự chia sẻ vui lòng ghi rõ nguồn bài viết"