Hiển thị các bài đăng có nhãn May-anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn May-anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Canon rút lui khỏi thị trường máy ảnh KTS?

Có vẻ như sắp tới đây, sẽ không còn những máy ảnh KTS mang thương hiệu Canon xuất hiện trên thị trường khi đã có thông tin cho thấy điều này.

Theo một nguồn tin thân cận tiết lộ với trang Nikkan Kogyo, Canon sẽ từ bỏ những dòng máy ảnh KTS compact giá rẻ và thay vào đó, hãng sẽ tập trung nguồn lực cho các dòng máy cao cấp và đắt tiền hơn, cho ống kính máy ảnh và dòng DSLR.
máy ảnh canon
Máy ảnh Canon
Hiện tại, các dòng máy ảnh KTS của Canon đang đối mặt với thị trường smartphone cao cấp ngày càng được trang bị camera không thua kém các sản phẩm của hãng. Canon đang "định nghĩa" máy ảnh KTS giá rẻ của mình ngang tầm 195 USD trở xuống. Với mức giá đó, người dùng chỉ cần bỏ thêm một số tiền nữa là có thể sở hữu một chiếc smartphone có máy ảnh không hề thua kém máy ảnh KTS mà còn có nhiều chức năng hơn.

Tất nhiên, nhiều người dùng hiện nay vẫn ưa thích sử dụng 1 thiết bị chuyên dụng hơn là các sản phẩm đa chức năng như smartphone. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của điện thoại thông minh có camera khủng như hiện nay, ranh giới giữa 2 thiết bị này đang dần xóa nhòa. Do đó, động thái của Canon (nếu có) cũng không có gì là quá khó hiểu.

Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh

Đặt ISO quá thấp, chỉnh sửa quá nhiều hay luôn quan tấm đến việc người xem nghĩ gì có thể khiến người chụp bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.

Dưới đây là 5 thống kê của trang web nhiếp ảnh Digital-Photography-School:

Sự do dự
Một trong thói quen đáng kể nhất trong giới nhiếp ảnh không chuyên là sự do dự của người cầm máy. Sự lưỡng lự trong một số hoàn cảnh là cản trở lớn cho việc ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời thoáng qua. Có thể nói, đa phần các tay máy nghiệp dư thường quan tâm đến việc người xem ảnh nghĩ gì về bức hình của mình. Và phần đông đều yêu thích chụp ảnh với một cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại một cảm xúc buồn như hình ảnh một đứa trẻ đang khóc bên dưới.
kỹ thuật chụp ảnh
Sự do dự khi bấm máy có thể khiến người dùng bỏ lỡ một khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống.
Bên cạnh cảm giác lưỡng lự, một yếu tố khác không nhỏ cản trở việc ghi lại một bức ảnh đẹp là thiết bị chưa sẵn sàng. Nói một cách đơn giản hơn là chiếc máy ảnh của người đó không được thiết lập để có thể dễ dàng “chộp” được những khoảnh khắc xảy đến tức thời xung quanh họ. Với trường hợp này, các "tay máy" tốt nhất nên thiết lập tính năng chụp ảnh tự động hoàn toàn hay bán tự động. Tuy nhiên, chế độ tự động hoàn toàn vẫn là một lựa chọn ưu tiên, giúp người cầm máy luôn tự tin và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bên cạnh đó, nếu thiết bị hỗ trợ, người dùng có chút kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn chế độ chụp ảnh RAW để xử lý hậu kỳ sau đó.  

ISO quá thấp
Theo Digital-photography-school, khá nhiều người dùng luôn cố gắng thiết lập giá trị ISO thật thấp nhằm giảm tình trạng nhiễu hạt. Song, nỗi sợ nhiễu hạt đôi khi lại mang đến cho họ một bức ảnh nhòe vì tốc độ chụp ảnh xuống quá thấp. Ngày nay, một vài nhiếp ảnh gia còn cố tình tăng thêm độ nhiễu hạt cho bức ảnh của mình nhằm tạo một hiệu ứng đặc biệt.
kỹ thuật chụp ảnh
Ảnh chụp với ISO 4000 trông vẫn đẹp khi chuyển thành ảnh đen - trắng ở khổ vừa phải.
Ngoại trừ trường hợp nguồn sáng môi trường quá cao, việc cài đặt giá trị ISO cao là vô nghĩa, các tay máy nên mạnh dạn tăng giá trị ISO để lợi hơn về tốc độ chụp. Nếu lo sợ hình ảnh bị nhiễu hạt, sau khi chụp người dùng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để giảm tối đa mức độ nhiễu ảnh. Dĩ nhiên, mỗi máy đều có một giới hạn nhất định trong việc khử nhiễu ảnh ở ISO cao. Người dùng tốt nhất nên tìm cho mình một giá trị ISO cao tốt nhất nhằm tránh tình trạng sai sắc và giảm độ chi tiết ảnh. Một mẹo nhỏ khác để xử lý các ảnh nhiễu hạt nặng là chuyển từ ảnh màu thông thường sang ảnh đen - trắng với sự trợ giúp của các phần mềm xử lý.

Soi rõ từng điểm ảnh
Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá ISO cao. Thao tác phóng lớn 100% kích thước ảnh khi xem lại nhằm “săm soi” từng điểm ảnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có ý định in ảnh của mình bên hông xe buýt.
kỹ thuật chụp ảnh
Hành động săm soi từng điểm ảnh chi có ý nghĩa khi người dùng cần in ảnh khổ rất lớn.
Ngoại trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhu cầu in ảnh kích thước lớn, hầu hết người chơi máy đều in ảnh khổ nhỏ hay đăng tải trên web để chia sẻ với bạn bè, người thân. Vì thế, những hình ảnh tưởng chừng như “tệ hại” khi săm soi từng điểm ảnh, có thể sẽ vẫn rất lung linh khi in ở khổ 16 x 24 cm hay được thu nhỏ kích thước để chia sẻ trực tuyến.

Chụp hú họa
Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó. Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng thực hiện lại sau đó.  

Để tránh tình trạng này, các "tay máy" nên tập trung quan sát đến ánh sáng, địa điểm, không gian và thời gian chụp ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về bố cục ảnh chụp, thử sử dụng một số tính năng trên máy như Bracketing, White Balance và đối xử với chiếc máy ảnh của mình như một người họa sỹ đang cầm cọ để tạo nên một bức họa với nhiều cảm xúc.

Chỉnh sửa gần như mọi tấm ảnh
Việc “dặm vá” hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý. Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ.

Nếu sử dụng phần mềm Lightroom, khi cần loại một bức ảnh, bạn chỉ cần nhấn phím tắt “X” khi đang xem ảnh đó rồi tiếp tục duyệt qua những hình ảnh khác. Sau khi đã duyệt hết bộ sưu tập, bạn hãy sắp xếp theo dạng chỉ hiển thị những hình ảnh cần loại bỏ (the rejects only). Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn hết và nhấn Delelte để xóa các hình ảnh đã chọn. Hành động này không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ mà còn giúp loại chúng khỏi tâm trí người chụp, giúp tập trung hơn vào việc tinh chỉnh ảnh sau đó. Có thể nói, đây là một thói khó bỏ nhất vì đa phần người dùng luôn cảm thấy khó khăn khi quyết định xóa một tấm ảnh mà họ đã chụp. Song, cần phải hiểu rằng, càng chọn lọc ban đầu, bạn càng có được những bức ảnh đẹp sau đó và tiết kiệm đáng kể bộ nhớ máy.

Máy ảnh DSLR nổi bật năm 2013

Không tung ra các sản phẩm cao cấp, năm nay các hãng máy ảnh DSLR hoàn thiện hơn với những bản nâng cấp giúp nâng cao khả năng hoạt động hoặc đi theo phong cách hoài cổ.

uộc đua trong làng sản xuất máy ảnh DSLR 2013 có phần kém sôi động. Các nhà sản xuất không mang đến những thiết bị vượt trội mà tập trung cải tiến phiên bản tiền nhiệm. Những bổ sung đáng kể như loại bỏ bộ lọc chống răng cưa trên model của Nikon hay giải pháp bật/tắt tính năng này trên Pentax K-3.

Ngoài ra Nikon cũng trình làng máy ảnh Df với kiểu dáng cổ điển, hướng tới người dùng yêu thích sự kiểm soát các thông số qua việc điều chỉnh cơ học. Công nghệ gương mờ độc quyền tiếp tục được Sony phát triển và ứng dụng vào mẫu máy ảnh A58 hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công. 

Dưới đây là 5 máy ảnh DSLR nổi bật năm 2013:

Nikon D7100
nikon D7100
Nikon D7100
So với phiên bản tiền nhiệm, D7100 là bản nâng cấp đáng giá khi loại bỏ bộ lọc chống răng cưa.

Với cải tiến này, D7100 hứa hẹn mang lại hình ảnh chân thực hơn, sắc nét hơn bên cạnh cảm biến APS-C độ phân giải 24 megapixel. Máy còn trang bị hệ thống lấy nét 51 điểm, hệ thống nhận diện khung cảnh Scene Recognition System. D7100 hỗ trợ ISO mở rộng 25.600, 12 chế độ cân bằng trắng, chụp hình liên tiếp lên đến 7 khung hình/giây.

Màn hình phía sau của D7100 có kích thước 3,2 inch độ phân giải 1.228.800 pixel. Thiết bị hỗ trợ quay phim chuẩn Full HD tốt hơn nhờ việc sử dụng hệ thống hai thẻ nhớ SD tốc độ cao nhất chuẩn UHS-1 và SHXC.

Thiết bị có giá tại Việt Nam khoảng 26 triệu đồng.

Sony Alpha A58
Sony Alpha A58
Sony Alpha A58
Không phải là thiết bị cao cấp nhưng A58 lại được Sony trang bị cảm biến mới và hệ thống lấy nét thông minh giúp nắm bắt chủ thể tốt hơn.

A58 gây được chú ý nhờ cảm biến ảnh CMOS Exmor APS HD 20,1 megapixel với bộ xử lý ảnh Bionz mới. Máy có hệ thống lấy nét 15 điểm nhưng được nâng cao nhờ bổ sung chế độ Lock-on AF giúp khóa bắt nét theo chuyển động. Màn hình LCD 2,7 inch độ phân giải 0,46 triệu điểm ảnh là mức độ phổ thông nhưng kính ngắm OLED 2 triệu điểm ảnh là trang bị đáng giá.

Thiết bị có khả năng chụp hình tốc độ cao nhất 8 khung hình/giây, quay phim chuẩn Full HD.

Mức giá bán của A58 tại Việt Nam là 12,8 triệu đồng đi kèm ống kit 18-55 mm f/3.5-5.6 II.

Pentax K-3
Pentax K3
Pentax K-3
Điểm nổi bật nhất của K-3 là khả năng chọn dùng hay không dùng bộ lọc chống răng cưa trên một thiết bị.

Thay vì tung hai phiên bản sử dụng hay loại bỏ bộ lọc chống răng cưa như hầu hết các nhà sản xuất khác, Pentax đã phát triển cơ chế thông minh giúp bật/tắt tùy chọn này. K-3 sở hữu cảm biến ảnh CMOS APS-C độ phân giải 24 megapixel với khả năng chống rung trên cảm biến. Bộ xử lý hình Prime 3 với dải ISO lên đến 51.200 và hệ thống lấy nét tự động 27 điểm.

K-3 được trang bị một số tính năng nâng cao như cổng kết nối USB 3.0, hai khe cắm thẻ nhớ SD hỗ trợ Eye-fi. Sản phẩm cao cấp với vỏ ma-giê và khả năng chịu thời thiết khắc nghiệt.

Thiết bị về Việt Nam với giá 27,5 triệu đồng.

Canon EOS 70D
Canon EOS 70D
Canon EOS 70D
Sau 3 năm, Canon đã cho ra bản nâng cấp trong phân khúc bán chuyên từ mẫu 60D với nhiều cải tiến nhấn mạnh vào khả năng lấy nét.

Máy sở hữu bộ cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 20,2 megapixel với bộ xử lý hình ảnh Digic 5+ với dải ISO hỗ trợ lên đén 25.600. Các hệ thống, phím bấm được cải thiện nhỏ so với 60D. Màn hình 3 inch lật xoay đa chiều đã bổ sung tính năng cảm ứng. Nâng cấp đáng kể trên 70D phải kể đến hệ thống lấy nét Dual pixel 19 điểm ngay trong cảm biến giúp phát hiện nhanh vật thể và hoàn toàn tương thích với hệ thống ống kính EF của Canon.

EOS 70D hỗ trợ chụp ảnh HDR, chuyển đổi ảnh RAW sang JPEG trực tiếp trên máy và quay phim độ phân giải Full HD. Ngoài ra thiết bị cũng bổ sung kết nối Wi-Fi để truyền tải hình ảnh hay điều khiển từ xa thông qua thiết bị di động. 70D có giá 24,5 triệu đồng tại Việt Nam.

Nikon Df
Nikon Df
Nikon Df
Mẫu máy ảnh full-frame mới nhất của Nikon kế thừa những công nghệ mới của hãng trong một thiết kế cổ điển đặc biệt là hệ thống điều khiển cơ học hướng đến những người thích chỉnh tay.

Df sở hữu cảm biến ảnh full-frame độ phân giải 16,2 megapixel cùng bộ xử lý hình ảnh Expeed 3 với dải ISO tối đa lên đến 204.800. Máy sử dụng viewfinder độ phủ 100% bên cạnh màn hình 3,2 inch độ phân giải 0,92 triệu điểm ảnh và một màn hình phụ nhỏ. Trang bị hệ thống lấy nét 39 điểm, Df cho tốc độ chụp liên tiếp 5,5 khung hình/giây.

Mặt trước của Df có hai vòng điều khiển chức năng tương tự các máy phim, trong khi đó mặt sau với các phím thiết lập giống với mẫu D610. Mặc dù máy có chế độ Live View khi chụp ảnh nhưng Df lại không hỗ trợ quay phim. Pin trên Nikon Df có khả năng chụp 1.400 tấm hình cho một lần sạc.

Mức giá của sản phẩm tại Việt Nam khoảng 58 triệu đồng.

Pentax K-3 về VN với giá 27,5 triệu đồng

Về ngoại hình, Pentax K-3 cũng có thiết kế gọn nhẹ tựa như model K-5 và K-5IIs với phần tay cầm (grip) sâu, flash cóc tích hợp và hot shoe cho đèn flash rời.

Pentax K-3 là mẫu máy ảnh số ống kính rời dòng K-Series mới nhất vừa được hãng giới thiệu gần đây.
pentax k-3
Pentax K-3
Tuy không mấy khác biệt so với phiên bản K-5IIs về ngoại hình, nhưng Pentax K-3 lại được hãng ưu ái nâng cấp nhiều chi tiết phần cứng giá trị ẩn sâu bên trong thân máy. Đơn cử, Pentax K-3 sở hữu cảm biến APS-C độ phân giải cao hơn, đến 24,4 megapixel, lăng kính 5 mặt độ phủ 100 % với khả năng phóng đại 0,95 lần và sáng hơn nhiều. Cảm biến 24,4 megapixel này cũng hỗ trợ tính năng thay đổi bộ lọc khử răng cưa AA và tính năng ổn định hình ảnh SR. Đặc biệt, Pentax K-3 còn được trang bị hệ thống lấy nét tự động mới tên gọi SAFOX 11 hỗ trợ đến 27 điểm trong đó có 25 điểm hỗ trợ crosstype. Không chỉ dừng lại ở đó, Pentax K-3 còn được tích hợp LCD 3,2" độ phân giải 1.037.000 điểm ảnh được thiết kế đặc biệt tối ưu góc quan sát và chất lượng hiển thị.

So với K-5IIs, Pentax K-3 còn "tốc độ" hơn nhờ khả năng chụp liên tục đến 8,3 khung hình/giây. Người dùng yêu thích quay phim bằng DSLR hẳn sẽ rất thích thú với thiết kế nút ghi hình độc lập mới trên Pentax K-3. Bên cạnh đó, người dùng còn có thêm lựa chọn sử dụng micro rời. Song song với khả năng chụp ảnh tốc độ lên đến 1/8000 giây, Pentax K-3 còn hỗ trợ quay phim 4K (độ phân giải 3.840 x 2.160 pixel) với 2 khe cắm thẻ nhớ SD nhằm tối ưu không gian lưu trữ cho người dùng.

Tất cả các thành phần phần cứng quan trọng trên Pentax K-3 đều được gói gọn trong một phần khung kim loại cứng cáp. Phần thân máy này cũng hỗ trợ tính năng weather-sealed giúp người dùng yên tâm sử dụng cả trong những môi trường khắc nghiệt nhất.

Máy ảnh full-frame Nikon Df về Việt Nam giá gần 58 triệu đồng

Mẫu máy ảnh full-frame mới nhất của Nikon xuất hiện sớm tại Việt Nam với giá 57,8 triệu đồng sau 3 ngày được bán ra trên thế giới.

Nikon Df có thiết kế và kích thước tương đương với sản phẩm D600/D610 của hãng. Máy sở hữu cảm biến ảnh CMOS full-frame kích thước 35,9 x 24 mm độ phân giải 16,2 megapixel tương tự như chiếc D4 cao cấp, sử dụng chip xử lý hình ảnh Expeed 3. Sản phẩm mang phong cách hoài cổ với hệ thống điều khiển bằng tay giống với dòng máy phim FM3, trong khi mặt sau lại có thiết kế hiện đại như dòng máy ảnh D300s. Thiết kế và phối màu của Df khá phù hợp với dòng ống kính Ai, Non-Ai, Ais
Nikon DF
Nikon Df là máy ảnh DSLR full-frame thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian qua
Với màn hình 3,2 inch độ phân giải 920,000 điểm ảnh, Nikon Df sở hữu hệ thống lấy nét 39 điểm (trong đó có 9 điểm cross-type), tốc độ màn trập 1/4000 giây, bù trừ sáng 3 bước. Đặc biệt Nikon Df rất ấn tượng với dải ISO 100-12.800, mở rộng ISO 50 (chế độ LO) hoặc tối đa 204.800 (chế độ Hi-2), dải ISO này rộng hơn cả mẫu D610 và tương đương với D4.

Dù mang phong cách hoài cổ, Nikon Df vẫn hỗ trợ tính năng ngắm chụp (Live View) trên màn hình LCD với khả năng lấy nét nhận diện khuôn mặt. Mặc dù vậy tính năng quay phim không được tích hợp trên dòng sản phẩm đặc biệt này. Kính ngắm quang học của máy có độ phủ 100% khung hình và độ phóng đại 0,7x, khả năng đồng bộ flash 1/200 giây. Máy chỉ có một khe cắm thẻ nhớ SDXC/SDHC.

Nikon Df có kích thước 143,5 x 110 x 66,5 mm và cân nặng 710 gram. Pin Lithium-Ion EN-EL14a đi kèm theo máy có thể chụp được tới 1.400 kiểu sau mỗi lần sạc. Sản phẩm cũng có tùy chọn kết nối Wi-Fi với phụ kiện đi kèm cho phép điều khiển máy từ xa qua các phần mềm trên máy chạy Android hoặc iOS. Dự kiến hàng chính hãng sẽ chính thức bán tại Việt Nam vào tháng 1/2014.

Samsung nhắm đến cảm biến máy ảnh 20 MP

Theo nguồn tin của trang ET News (Hàn Quốc), Samsung đang phát triển một thế hệ cảm biến di động mới lên tới 20 MP.

PhoneArena hôm 2.12 dẫn lại nguồn tin của ET News cho biết, Samsung đang hoàn thiện cảm biến ISOCELL 16 MP với khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, dự kiến áp dụng cho thế hệ Galaxy S5 và Galaxy Note 4 công bố vào đầu năm 2014.
cảm biến máy ảnh
Cảm biến máy ảnh Samsung nhắm đến 20MP
Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu và phát triển của Samsung cũng đã bắt đầu nghiên cứu cảm biến di động cao cấp mới, với chất lượng phân giải lên đến 20 MP. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin Samsung có tích hợp công nghệ ISOCELL và công nghệ chống rung quang học cho cảm biến này hay không.

Nguồn tin ban đầu cho biết, cảm biến 20 MP mà Samsung bắt đầu nghiên cứu chỉ có thể xuất hiện trong các dòng máy của hãng vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.