Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện dài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện dài. Hiển thị tất cả bài đăng

Truyện hay - Đứa Con Hai Dòng Máu Full

Đứa Con Hai Dòng Máu - Chương 15

Đứa Con Hai Dòng Máu
Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Chương 15
Tại nhà ga xe lửa San Francisco, Hoà Lang đang đứng đợi. Chàng ăn mặc cẩn thận, tự cười mình khi ăn mặc như thế. Tuy nhiên chàng cũng cảm thấy thú vị khi ăn mặc chững chạc, và bất cứ cuộc đời nào là định mệnh của chàng, chàng cũng có thể chấp nhận được. Có quá nhiều ở ngoài tầm kiểm soát của chàng đến nỗi chàng cảm thấy sự thỏa mãn khi làm hoàn hảo những vấn đề nhỏ mà chàng có thể kiểm soát được. Chàng đã chọn mặc một bộ đồ may riêng cho chàng bằng lụa Sơn Đông màu kem, đúng cho một ngày nóng bất thường. Một làn sương mờ lảng vảng trên những ngọn núi xa, và có thể bò xuống bờ nước, nhưng lúc này mặt trời vẫn sáng rõ.
Xe lửa đúng giờ và chàng trông thấy Dục Thủy trước khi nàng trông thấy chàng. Nàng lại đẹp và mảnh khảnh như trước, và mặc dù trái tim chàng sôi nổi muốn gặp nàng ngay, chàng biết nên bày tỏ sự nóng ruột. Chàng hy vọng nàng đã bình phục khỏi cái kinh nghiệm yêu thương, nhưng sự mới bình phục không được quá nổi bật, và chàng phải để nàng mọi cơ hội từ chối chàng. Chàng lo lắng vì thiên lương của chàng, bởi vì chàng không thể hưởng được hạnh phúc này, trừ phi chàng cho nàng biết cái tin mà báo chí đã đăng tải kể từ khi hai người gặp nhau lần trước. Sau vài do dự, chàng quyết định không viết cho nàng về cái tin ấy, mà nên nói cho nàng biết, trong lúc hai người mặt nhìn mặt để có thể quan sát đôi mắt rạng rỡ ấy và bắt được ánh sáng hy vọng nhỏ nhất.
Chàng ngả nón ra và lặng lẽ lại gần nàng; chàng đưa tay ra như người tây phương. Hành động này ít gây chú ý hơn là cái cúi đầu chào kiểu Nhật Bản tại sân ga xe lửa.
Chàng gọi, "Dục Thủy."
Nàng chưa nhìn thấy chàng, nhưng nghe thấy tên nàng; nàng quay lại về phía chàng.
"Hoà Lang, anh thực là tử tế đến gặp tôi!"
Nàng khẽ cầm tay chàng rồi vội buông ra ngay.
Chàng trả lời, "Tôi tưởng chúng ta hiểu rằng tôi sẽ ra đón cộ"
Hai người bước đi sát nhau dọc theo sân ga, và đi qua nhà ga, người phu đi theo, mang hành lý cho nàng. Chàng không thể rời mắt khỏi khuôn mặt nàng. Nàng không xanh sao như chàng lo lắng. Nàng có vẻ bình tĩnh, trông có vẻ mạnh khoẻ, trên má nàng có một màu đẹp đẽ và dôi mắt đen của nàng hạnh phúc nhưng xa vắng. Nàng già hơn, im lặng hơn, nhưng đối với chàng, những đức tính này càng làm nàng đẹp hơn.
Chàng gọi một xe tắc xi và giúp nàng bước vào xe, và ngồi bên cạnh nàng. "Tôi đã dành chỗ cho chúng ta ăn trưa cùng với nhau." Chàng ngập ngừng nói, sợ rằng đã tự ý quyết định nhiều quá.
Nàng trả lời, "Như vậy vui thích lắm."
Chàng nói tên tiệm ăn cho tài xế, và ngồi ngả người về phía sau. Nàng ngồi hơi xa cách chàng, hai bàn tay đeo găng chắp lại trên chiếc xách tay bằng da nâu. Nàng mặc một bộ đồ nâu nhạt, rất đơn sơ, một áo viền đăng ten bên dưới, và một chiếc nón rơm nhỏ màu nâu. Nàng trông có vẻ Mỹ hơn là chàng nhớ lại, và chàng cảm thấy hơi khó chịu, cho đến khi chàng nhớ rằng chàng chưa bao giờ thấy nàng mặc âu phục cho đến bây giờ. Rồi chàng ngạc nhiên thấy rằng âu phục không làm giảm vẻ đẹp của nàng như đối với nhiều phụ nữ Nhật Bản khác. Nét mặt này chứng tỏ rằng nàng vượt được cái kinh nghiệm khó khăn ấy, và dáng người nàng trông rõ ràng dưới chiếc nón nhỏ.
Nhưng chàng không thấy có gì để nói. Tại sao chàng phải nói? Chàng không muốn hỏi một điều gì về đứa con. Chàng cũng không muốn biết đứa bé còn sống không, hoặc nàng đã giải quyết nó như thế nào. Đứa con ấy không có liên hệ gì với chàng hoặc với nàng bây giờ, trừ phi cái tin chàng sẽ kể cho nàng làm nàng đổi ý; chàng không biết tâm trí nàng thế nào.
Sau vài phút Dục Thủy quay nhìn chàng với một nụ cười nhẹ.
Nàng lễ phép dò hỏi, "Anh có khoẻ không?"
Chàng trả lời, "Khoẻ lắm."
"Ba má anh sao?"
"Họ cũng khoẻ lắm."
"Đó là một tin mừng."
Chàng nói, "Bây giờ cô trông rất mạnh khoẻ."
Nàng cười, "Vậy thì chúng ta đều khoẻ cả!"
May là nhà hàng ăn gần đó, và xe tắc xi tới nơi ngaỵ Chàng trả tiền, cho tiền thưởng rất hậu và hai người bước xuống xe. Chàng rất muốn khoác tay nàng như chàng trông thấy đàn ông Mỹ thường làm, nhưng chàng quá nhút nhát nên không dám. Chàng dẫn nàng vào nhà hàng, một nhà hàng ăn nhỏ nhưng mắc tiền, tại đó chàng dành sẵn một bàn và ra gọi món ăn. Đây là một nhà hàng ăn Nam Mỹ, đồ ăn đặc biệt vùng New Orleans. Chàng thích ăn tại một tiệm Nhật Bản với đồ ăn Nhật Bản hơn, nhưng chàng cảm thấy tốt hơn là đừng để ai để ý, cho tới lúc Dục Thủy cho biết ý định của nàng.
Bàn ăn ngay cạnh cửa sổ mở ra một quang cảnh rõ ràng của vịnh và khăn bàn trắng, muỗng nĩa bóng láng và chén đĩa rất sạch sẽ. Tất cả đều đúng cách, và trên bàn ăn là một bình hoa chàng mua, hoa cúc tây tím nhạt và hoa lantana màu trái tranh.
Chàng ngồi xuống chiếc ghế quá nhỏ đối với chàng, và lần đầu tiên chàng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Chàng nói, "Bây giờ cô phải ăn những gì tôi đã gọi. Đấy là những món ăn Nam Mỹ ngon nhất. Nó khác hẳn với đồ ăn tại các nước Á Châu, tuy cay hơn đồ ăn của chúng tạ"
Nàng nói, "Tôi đói lắm rồi. Bây giờ tôi thèm ăn và không còn buồn nữa."
Nàng không còn buồn nữa là một tin vui, và chàng mỉm cười sung sướng. Rồi chàng nhớ lại cái tin của chàng mà vì lòng ngay thẳng, chàng phải cho nàng biết. Nhưng chàng chờ cho tới khi món xúp mang ra. Người hầu bàn bưng ra một chiếc thố bạc, không to lắm, hai cái chén và một cái môi. Khi xúp được múc vào chén, hai người nhìn nhau, chàng mời nàng bắt đầu và hai người cùng dùng món xúp mà không nói gì cả. Cả hai đã được dậy rằng người ta không đánh lạc hướng trí óc của chủ nhà hoặc khách vì đồ ăn ngon.
Tuy nhiên phải chờ một lúc món thứ hai mới bưng ra. Chàng giải thích, "Những con tôm này là món chính, không được nấu trước khi chúng ta tới nơi."
Nàng trả lời, "Chúng ta không vội gì, phải không?"
"Không." Chàng dùng khăn ăn màu trắng lau miệng. Chàng đằng hắng, "Chúng ta không vội gì cả. Thực ra tôi chào mừng chờ đợi lần này. Tôi có một tin mới cho cô biết. Tôi không biết cô có coi đó là tin tốt hay không."
"Tin mới," nàng nhắc lại. Trí óc nàng bay tới James trước hết. Nhưng tin gì của chàng? Hoặc đó là tin của cha mẹ chàng.
Chàng nói thận trọng để cho nàng hiểu. "Trong hai tuần nay, tôi được biết trong tiểu bang California này, các quan toà đã quyết định bây giờ người da trắng có thể kết hôn với người Nhật Bản."
Chàng nhìn nàng với một sự chăm chú dò xét. Nàng hiểu sự chú ý dò hỏi này, và nàng quay lại nhìn chàng.
Nàng hỏi, "Tin này đối với tôi có nghĩa gì?"
"Tôi nghĩ cô cần phải biết. Tôi nghĩ tin này có thể làm sự việc khác đi. Nghĩa là nếu cô muốn, cô có thể viết tin này gửi cho cái người Mỹ mà tôi sẽ không nhắc đến tên. Bây giờ cô và anh ta có thể sống ở đây với nhau."
Nàng trả lời, "Chúng tôi không thể nào sống chung ở bất cứ đâu. Chuyện ấy không thể nào có được."
Trái tim chàng là một khối nặng trong ngực, nó đập chậm lại, và chàng có thể cảm thấy sự có thật mạnh mẽ của bắp thịt. "Ý cô nói cô không muốn như thế nữa?"
Nàng trả lời bằng giọng đều đặn. "Đây không phải là vấn đề ước muốn, mà là một vấn đề không thể được." Rồi nàng bật kêu lên. "Hòa Lang, anh không thấy là tôi không thể làm vậy được hay sao? Luật pháp không còn quan hệ gì nữa. Bây giờ tôi hiểu anh ta rồi. Qúa đủ cho một đời người."
Trái tim nặng nề của chàng thực sự rung chuyển lòng chàng.
"Cô muốn nói cô không còn bất cứ - "
Nàng nói cái chữ ấy cho chàng. "Tình yêu? Có lẽ không - có lẽ, phải tôi đã từng yêu. Nhưng chuyện ấy không quan hệ gì nữa. Tình yêu cũng không đủ nữa. Không đủ cho tôi. Có lẽ nó đủ cho người Mỹ, nhưng không phải với tôi. Bây giờ tôi hiểu điều ấy."
Chàng thở thật dài. "Như vậy có nghĩa là cô sẽ trở về Nhật Bản?"
"Đúng vậy, Hòa Lang, như ba tôi đã từng làm."
Người hầu bàn tới rất không đúng lúc, mang đến một cái khay trên đó có một cái nồi đựng món tôm. Người hầu bàn hãnh diện đặt xuống trước mặt Hòa Lang và đưa muỗng và nĩa vào tay chàng.
Hắn nói, "Thưa ông, ông phải tự lấy thức ăn cho bà."
Hòa Lang ngạc nhiên, và với hai bàn tay vụng về, chàng cầm muỗng nĩa lên. Rồi chàng ngơ ngác nhìn Dục Thủy. "Tôi chưa bao giờ làm việc này."
"Để tôi làm chọ" Dục Thủy chìa hai bàn tay mảnh mai ra và với vẻ rất khéo léo, nàng cầm lấy chiếc nĩa bạc và một cái thìa bằng phẳng. Nàng rất khéo léo. "Hòa Lang, giữ đĩa của anh. Tôi lấy đồ ăn cho anh."
Rất duyên dáng, chàng đưa đĩa của chàng ra. Chàng lẩm bẩm, "Cám ơn cộ" Nhìn nàng, chàng nghĩ thực là may mắn khi chàng vẫn giữ những viên hồng ngọc mua từ Ấn Độ, những viên ngọc thực, và chàng dịu dàng nói, "Tuy tôi là chủ mời, nhưng cô làm mọi việc đều khéo léo hơn tôi."
Nàng mỉm cười không trả lời. Tự nhiên là nàng phải hầu hạ người đàn ông vụng về này. Nàng cảm thấy nàng sẽ làm như thế hết cuộc đời còn lại của nàng.
° ° °
Ngay hôm đó cũng rất nóng bức tại cái thành phố nhỏ của tiểu bang Virginia, một ngày lặng lẽ của giữa mùa hạ, tất cả đều ngái ngủ, tuy cây cối và hoa vẫn xanh tốt dọc theo những bức tường.
Bà Peterson vừa ngủ trưa dậy, và bước xuống cái cầu thang bóng loáng. Bà đứng lại để nhìn ra hồ bơi. Bà bị đánh thức dậy bởi tiếng nói và tiếng nước đập tung toé; trong một lúc bà rất bực mình bị đánh thức. Rồi bà nhận ra cái giọng nói của James và Monica, và cơn giận biến mất. Hai người đang lại gần nhau. Bà rất thận trọng không nói về Monica kể từ khi James trở về nhà mùa đông vừa qua, bị một trận cảm nặng, và mệt mỏi không giải thích được, một sự mệt mỏi gần như nhăn nhó. Hai người đã đi Lake Tahoe và sống tại đó một tháng. Bà không hỏi gì về Dục Thủy cho đến khi James nói chuyện với ông bố. Ngay lúc đó bà cũng không hỏi gì. Chồng bà chỉ bảo cho bà biết người con gái Nhật Bản đã cuốn gói bỏ đi rồi, không để lại một lời gì. James đã từ chức, trả lại căn apartment và trở về nhà.
Bà chỉ nói, "Mình ơi, đây thực là một điều may mắn."
Chồng bà không trả lời, nhưng bà đã quen với sự im lặng không trả lời của ông rồi. Bây giờ người ta hiểu rằng không còn gì để nói nữa. Đây không phải là lỗi của ai cả, và có lẽ người con gái Nhật kia, dù là người ngoại quốc, đã nhận ra rằng một người đàn bà không thể bỏ được đứa con trai duy nhất của mình. Bà tỏ ra kiên nhẫn với James; trước kia bà chưa bao giờ kiên nhẫn như thế, bởi vì tình yêu con của bà bao giờ cũng bồn chồn, và đòi hỏi sự tôn trọng của chàng. Ôi, bà biết khi bà bị xúc phạm bởi vì khi bà nóng giận bà có thể nặng lời. Nhưng bây giờ bà để con trai cãi lại bà, và tàn nhẫn đối xử với bà.
"Xin để con quyết định." Chàng nói câu này nhiều lần về những chuyện nhỏ nhặt, chẳng hạn như khi bà khuyến khích chàng thử món ăn mới. Chàng không thích món ăn này nhưng bà cố dùng một công thức mới và ăn rất ngon, sữa và trứng rất tốt cho chàng trong tình trạng suy nhược của chàng. Chàng rất trái ý mẹ và gây bực mình, giống như khi chàng còn là một đứa trẻ, nhưng bây giờ bà nhường nhịn chàng mọi thứ bởi vì chàng đã trở về nhà.
Bà đứng bên cửa sổ trìu mến nhìn hai người đang nằm dài dưới gốc cây ngoài vườn. Hai người ướt nhẹp và ngày hôm đó rất nóng. Hai người đều đẹp đẽ, cả hai cùng cao, nhưng bà phải cảnh cáo Monica đừng để lên cân nữa khi lớn tuổi. Đàn bà có chồng nhất là khi có con, thường mập ra, tuy bà không bao giờ lên dược một cân.
Bà buông tấm màn cửa xuống, bước ngang qua căn phòng dài mát lạnh, và bấm chuông. Tên bồi da đen chạy đến ngay, sạch sẽ trong bộ đồ màu trắng.
Bà ra lệnh, "Pha nước và đem ra cho cậu chủ và Monicạ"
"Thưa bà vâng ạ."
"Nhớ phải cho nhiều đá lạnh, và bưng ra bằng cái khay bạc, nghe chưa? Tôi không thích cái khay bằng thiếc anh thường dùng. Lấy ra bốn cái lỵ Ông chủ và tôi có thể ra uống với họ."
"Thưa bà vâng ạ."
Hắn đi ra và bà ngồi xuống, tự hỏi bà và chồng có nên ra không. Có thể ông bà sẽ cản trở cho một cái gì có vẻ như một sự cầu hôn. Trong tháng vừa qua, bà lúc nào cũng nghĩ bất cứ một ngày nào đó hoặc một đêm nào đó, James đến và bảo bà, "Mẹ Ơi, hôm nay Monica đã hứa - "
Bà ngả người ra, thận trọng không làm hư tóc, và nhắm mắt, mỉm cười chờ đợi.
° ° °
Monica đang lau khô tóc bằng chiếc khăn tắm màu xanh lá cây. James nằm trên bãi cỏ dưới chân nàng hỏi một câu thờ ợ "Em chọn khăn tắm màu lá cây bởi vì em thích màu lá cây, bởi vì em biết em đẹp nhất trong màu lá cây, bởi vì bộ đồ tắm của em màu lá cây - "
Monica nói, "Em lấy đại một chiếc khăn tắm khi em vào phòng tắm. Nhưng có lẽ em lấy nó là vì nó là màu lá cây. Dẫu sao, em không chọn màu xanh. Có lẽ đó là cố ý."
James gợi ý, vẫn còn vẻ trêu chọc, "Hoàn toàn cố ý như thường lệ."
"Có lẽ."
Chàng chống khuỷu tay nhỏm lên. "Chúng ta nói chuyện thật ngớ ngẩn!"
Monica đồng ý. "Chúng ta bao giờ cũng vậy. Em nhớ lại khi anh lên mười, em thường nghĩ anh là một đứa con trai ngu dốt nhất mà em biết."
"Nhưng em thích anh?"
Nàng ngập ngừng, luôn luôn thận trọng. "Đôi khi có lẽ em thích."
Cách trả lời có vẻ chán nản của nàng làm chàng khó chịu và chàng bất thần nắm lấy nó, quyết định nắm lấy, đập tan nó như người ta phải đập một cái gì gai góc nếu người ta bắt buộc phải làm vậy.
"Coi đây, Monica, đã tới lúc chúng ta phải quyết định."
Nàng tiếp tục lau khô mớ tóc vàng ngắn mà không trả lời.
"Monica, hãy bỏ khăn tắm xuống." Chàng ra lệnh và nghiêng người về phía nàng và nắm lấy một đầu khăn và giật khỏi tay nàng. Nàng nắm lại và giữ chặt lấy và hai người giằng co.
Nàng kêu lên. "Lại ngớ ngẩn nữa rồi!"
Chàng bỗng buông đầu khăn ra. "Được rồi, nhưng anh chán cách em đối xử với anh. Em biết rất rõ điều anh muốn nói với em mà không để cho anh nói. Em làm như anh không biết - anh biết rõ em lắm mà."
Nàng liệng khăn tắm xuống. "Được rồi - nói đi. Hãy giải quyết xong chuyện này đị"
"Monica!"
Đôi mắt xanh của nàng tóe lửa, môi nàng mím chặt lại, và chàng mơ hồ cảm thấy sợ hãi. Chàng có nắm chắc được tình yêu của nàng không.
Nàng ra lệnh. "Nói đỊ"
Chàng bỗng nhiên tức giận và nói, "Anh sẽ nói. Anh muốn em lấy anh. Em biết thế. Em biết thế từ lâu rồi."
"Được rồi, em không muốn lấy anh. Đến lúc anh phải biết."
Nàng ném những lời nói vào chàng và chàng không thể nhận được. Chàng nghe thấy nhưng không thể tin được. Chàng đã tin tưởng nàng, chàng đã suy nghĩ hàng tuần rằng nàng sẽ lấy chàng. Bởi vì chàng, nàng đã từ chối nhiều người yêu khác.
"Anh không thể nghĩ em có ý định như em nói." Bỗng nhiên chàng trở nên trang nghiêm, ngồi dậy và phủi những lá cỏ khỏi hai bàn chân.
Monica buông chiếc khăn tắm màu lá cây xuống, và nhìn xuống chàng một cách buồn bã. Nàng tự hỏi tại sao tình yêu của nàng cho chàng đã mất. Nàng không tìm hiểu động lực của nàng; nàng vừa yêu vừa tránh né chàng, và trong nhiều tháng qua, nàng không còn thấy chàng hấp dẫn nữa. Cái tình bạn cũ theo thói quen vẫn còn, nhưng sự thích nhau đã mất. Không còn sự khích động trước sự hiện diện của chàng nữa.
Nàng nói một cách buồn rười rượi. "Em sợ em có ý như thế. Em ước ao em đừng như thế."
Lúc ấy chàng hiểu nàng không yêu chàng nữa, một điều tưởng như không thể xảy ra được, khi mà hai người được sinh ra cho nhau, như mẹ chàng vẫn thường nói, và chàng bao giờ cũng tin mẹ chàng đúng.
Chàng can đảm nói, "Anh không thể chấp nhận được điều em nói. Bây giờ anh nhận thức rằng hôn nhân của chúng ta là cái mà anh sống trong bao nhiêu năm naỵ Nếu em nghĩ tới Dục Thủy - "
Monica nói, "Em đang nghĩ tới Dục Thủy."
Chàng bảo nàng. "Em không cần phải nghĩ đến Dục Thủy. Chuyện ấy qua rồi. Coi như chuyện ấy chưa bao giờ xảy ra. Anh tự hỏi có bao giờ anh bị mắc kẹt vào những chuyện tình ái lăng nhăng không?. Anh xa nhà quá lâu và chuyện này có thể không có ý nghĩa gì với em, Monica, tuy thế anh hy vọng nó sẽ - anh không bao giờ dính dấp với các phụ nữ Nhật Bản khác, như phần đông lính Mỹ làm."
Chàng không chắc nàng có nghe chàng nói không. Tóc nàng khô thành từng cuộn trên mặt nàng đem lại cho nàng một vẻ tươi mát, giống như vẻ duyên dáng của tuổi thợ Nàng đứng im lặng như một pho tượng, chiếc khăn tắm màu lá cây buông xuống từ tay nàng.
Nhìn bãi cỏ, nàng nói, "Em nghĩ em biết tại sao Dục Thủy bỏ anh. Em nghĩ cô ta sắp sửa sinh con."
Chàng kêu lên, "Không. Không. ít nhất chuyện ấy không đúng. Nếu có chửa thì nàng đã báo cho anh biết rồi."
Monica nói, gần như trong mơ, "Em không nghĩ cô ấy sẽ kể cho anh biết. Em nghĩ cô ta chỉ muốn bỏ đi sống một mình ở một nơi nào đó, bởi vì cô ta chắc biết rằng mẹ anh không muốn cô ta, mẹ anh cũng không muốn con của cô tạ"
Chàng nồng nhiệt kêu lên, "Đừng trách mẹ anh nữa! Đó không phải là lỗi của mẹ anh, và em biết thế mà. Em biết ở đây có một đạo luật - "
Monica liệng khăn tắm xuống, đứng tựa vào gốc cây, hai tay khoanh lại. "Thôi im đi. Làm như Virginia là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ vậy."
Chàng nói, "Quê hương anh là ở đây."
"Thôi im đi!" Nàng lại kêu lên, nhưng lệ đã tràn lên mắt.
Chàng đứng dậy và khi trông thấy nước mắt của nàng, chàng bước lại gần, hai cánh tay đưa ra. "Monica, darling - "
Nàng lùi lại, và kêu lên, chống lại chàng. "Đừng đụng vào người em - em không chịu đựng được đâu!” Nàng cúi lượm chiếc khăn tắm và bỏ chạy băng qua bãi cỏ tới cổng, giữa bức tường đá thấp mở thông sang vườn nhà thân phụ nàng.
Chàng đứng nhìn nàng chạy như bay qua bãi cỏ, với một nỗi phiền muộn chàng chưa bao giờ tưởng tới. Bây giờ thế giới của chàng đã chấm dứt rồi. Khi chàng rời bỏ căn apartment ngày hôm ấy cách đây mấy tháng, chàng cũng bị đau đớn phải lê bước về nhà chờ hồi phục. Monica là người chàng nghĩ đến. Monica ở nhà chờ đợi chàng. Nếu có một giai đoạn phục hồi ở giữa, một thời gian để chinh phục, hàng tuần lễ để quên và tự khuyến dụ rằng chàng không thực lòng yêu Dục Thủy, chàng sẽ làm lại cuộc đời và bình thường như cũ. Bây giờ chàng sẽ không bao giờ bình thường nữa. Hai người làm thế nào có thể tiếp tục sống, nàng ở bên kia bức tường đá, và chàng ở bên này?
Chàng chậm chạp bước qua bãi cỏ vào nhà, và xuýt nữa đụng phải tên bồi đang bưng chiếc khay bạc và bốn cái lỵ Chàng nghi ngờ có bàn tay của mẹ chàng, và ra lệnh cho tên đầy tớ, "Mang những cái đó vào nhà. Cô Monica đã về rồi."
Chàng tiếp tục bước vào nhà, và thấy mẹ đứng ngay tại cửa. Chàng nghĩ nên nói hết cho mẹ biết ngay.
"Mẹ Ơi, con muốn mẹ biết một lần cho xong, và xin đừng bao giờ nhắc đến chuyện này nữa. Con vừa cầu hôn Monica, và cô ta đã từ chối."
Bà mẹ thì thầm kêu lên. "James! Tại sao?"
Chàng khẽ mỉm cười. "Cô ấy không cho biết lý dọ Có lẽ con không còn hấp dẫn cô ta nữa."
Chàng đứng nhìn xuống mẹ, cao đẹp trai đủ để làm tan vỡ trái tim bà mẹ, bà mẹ nghĩ thế, và đằng sau niềm kiêu hãnh của chàng, bà trông thấy nỗi đau đớn của chàng. Chàng thờ ơ nói, "Mẹ Ơi, con nghĩ con sẽ trở lại quân đội."
"Ôi, con ơi." Bà nức nở chìa tay ra.
"Thôi, xin mẹ," chàng nói và từ chối mẹ; chàng quay đi và bước lên cầu thang về phòng chàng.
° ° °
Bác sĩ Wagner ngồi, chiếc khăn tắm lớn trải ra trên đầu gối. Bà ra lệnh, "Bây giờ nhắc nó lên, bà Maceỵ Đặt nó lên đùi tôi. Tôi sẽ lau khô và thoa phấn cho nó."
Bà Macey, một người đàn bà già gầy gò, nhấc Lạc Nhi lên khỏi chậu tắm và đặt nó vào lòng bác sĩ Wagner. Nó ngồi thẳng và mỉm cười với bác sĩ Wagner. Nó thường cười với hai bộ mặt quen thuộc này, trừ phi họ chưa kịp đưa chai sữa cho nó. Đôi mắt Á châu của nó to và dịu dàng màu đen, một nét xếch làm cho mắt to hơn, kèm theo hàng lông mi đặc biệt dài và cong lên, nhưng mập mạp, đôi vai vuông, hai bàn tay đẹp như những cánh hoa, khuôn mặt nhỏ vui tươi và đáng yêu, chiếc miệng luôn luôn động đậy và cái mũi hơi hếch lên, tạo cho bác sĩ Wagner một cái gì ngây ngất. Bà dừng lại công việc lau người cho đứa bé đáng yêu.
Bà nói bằng một giọng giảng dậy. "Bà Macey, hãy quan sát bàn tay Lạc Nhị Hãy xem những ngón tay ở vào những vị trí ấy. Ngón tay thứ nhất và thứ tư vươn ra hơn ngón cái, trong khi ngón thứ hai và ba gập lại; đó là cử động của một vũ điệu Miến Điện, cũng như ở Thái Lan, và từ đó chuyển sang các nước khác, có thể cả Nhật Bản nữa. Có nghĩa là những nhà sáng tạo vũ điệu Á châu đã theo những cử động đầu tiên của một đứa trẻ như là sự diễn tả đầu tiên của bàn tay con người."
Bà Macey là người vô học, nhưng bà kính trọng nhìn bàn tay Lạc Nhị Hai bàn tay ấy bay tự do như những con chim, tất cả người nó là một sự nhảy múa từ thế ngồi vững vàng của nó, dường như cố vươn lên không gian. Nó trông thông minh với má lúm đồng tiền và nụ cười, sống động như nước chảy và ánh nắng mặt trời, khác hẳn hai bàn tay của bà. Hàng xóm khi nghe bà khen Lạc Nhi đã nói với bà, "Làm sao bà có thể say mê về một đứa trẻ Nhật Bản như thế?"
Bà cãi lại, "Lạc Nhi không phải là Nhật bản. Nó khác hẳn với bất cứ đứa trẻ nào tôi từng trông thấy."
Họ nói một cách tàn ác, "Nhất là khi con trai bà đã bị quân Nhật giết chết."
Bà vẫn còn đau lòng về cái chết của con trai trong chiến tranh, nhưng bà nói, "Lạc Nhi không giết con trai tôi."
Nhưng làm thế nào những người hàng xóm ngu dốt hiểu được cảm nghĩ của bà?
Bất ngờ nét mặt Lạc Nhi thay đổi. Một phút trước nó rực rỡ như buổi sáng và ngay lập tức một cái nhìn sửng sốt hiện lên bộ mặt thông minh của nó. Nó nhìn bác sĩ Wagher một cách trách móc, một người đối với nó là hình ảnh chính yếu trong thế giới của nó. Cái miệng đỏ như hoa hồng của nó run run, những giọt lệ đọng trên lông mi - những giọt nước mắt này là một tặng phẩm mới.
Bác sĩ Wagner vội la tọ "Mau lên. Nó đói. Chúng ta đã mất nhiều thời giờ quá. Bà Macey, chai sữa của nó đâu?"
Bà Macey chạy đi lấy chai sữa. Bác sĩ Wagner thận trọng thử trong taỵ Bình sữa không được nóng cũng không được lạnh. Bà bỏ chai sữa xuống, khoác cho Lạc Nhi một chiếc áo ngắn tay, và quấn một chiếc tã vào hai đùi chặt chẽ của nó. Nó không thể chịu được sự kéo dài này, hai tay hai chân rối rít múa may.
Bác sĩ Wagner nói vội sự xin lỗi. "Nào, nào, mẹ quá chậm, mẹ biết rồi. Đây sữa đây."
Nó vươn hai tay ra, quá sớm cho tuổi của nó, nó nắm lấy chai sữa và đưa vào miệng. Nó nằm ngửa trên cánh tay của bác sĩ Wagner, cơ thể im lặng trong sự thoa? mãn, và nhìn khuôn mặt tử tế đang cúi xuống với nó. Như thường lệ khi mọi sự yên lặng rồi, bác sĩ Wagner lại nói về Lạc Nhi.
"Bà Macey, hôm qua tôi đã làm xong thử nghiệm cho Lạc Nhi rồi."
Bà Macey phản đối làm thử nghiệm cho Lạc Nhị Bà coi đây là một hành động tàn ác khi phải thử nghiệm một sinh vật nhỏ bé và hoàn hảo như Lạc Nhị Lạc Nhi không cần phải thử nghiệm gì cả. Ai mà không tin rằng nó là một đứa trẻ tốt đẹp nhất trên đời.
Bác sĩ Wagner nói bằng cái giọng to và quyết định. "Tôi làm xong mọi thí nghiệm, kể cả thí nghiệm về óc. Thương số thông minh của nó cao nhất từng thấy ở một con người ở tuổi này, quả thực cao tuyệt vời."
Mà Macey nói, "Tôi ước gì bà đừng gọi Lạc Nhi là một con người."
Bác sĩ Wagner trợn mắt nhìn và hỏi, "Tại sao không?"
Bà Macey nói, "Như thế nó có vẻ chỉ là một người thường. Nó không phải chỉ là một con người. Lạc Nhi là đứa trẻ xinh xắn nhất, đáng yêu nhất."
Lạc Nhi nghe thấy tên nó, liếc mắt nhìn bà, và bà Macey trở nên mềm lòng vì tình thương yêu.
Bác sĩ Wagner cười ồn ào. "Macey, bà không thích nó."
Bà Macey lấy tay che miệng để che giấu những chiếc răng gẫy khi bà phải cười. "Tôi không biết tại sao như thế - tôi không biết, cùng với tất cả những đứa con của tôi, và cả đứa đã ra đi vĩnh viễn, thế mà mỗi khi Lạc Nhi nhìn tôi, tôi cảm thấy lòng mềm rạ"
Lạc Nhi đẩy chai sữa ra, sữa chảy xuống cằm nó. Nó mỉm một nụ cười thiên thần và chú ý quay nhìn người đàn bà to lớn.
Bác sĩ Wagner nhìn xuống bộ mặt tươi cười. Bỗng nhiên bà nghĩ tới những đứa trẻ đã chết, chết đói, bị giết, bị đâm bằng lưỡi lê, liệng thành từng đống, những đứa trẻ chết vì cha mẹ chúng: Do Thái, Công giáo, phiến loạn, những kẻ bị thù ghét, những kẻ bị sợ hãi, những kẻ bị khinh bỉ. Bà không thể chịu đựng được cái ý tưởng Lạc Nhi biết đến những chuyện này trong mắt bà. Nó rất nhạy cảm, rất thông minh, rất mạnh mẽ, rất bình thản, trong óc nó là tất cả những quà tặng của đời. Bà nâng người nó lên vai và cảm thấy mớ tóc nâu đỏ mềm mại cọ vào má bà. Đây là một đứa trẻ đặc biệt. Sự ngu dốt không nhận thức được nó, sự ngu dốt của trí óc hẹp hòi, của trái tim nhỏ bé, nhưng bà, bà có thể biết. Bà bỗng cảm thấy hèn mọn vì là người được chọn để hoàn thành sứ mạng cao cả này. Giữa những đứa trẻ đã chết đi, bà đã cứu được đứa trẻ này.
Bà lẩm bẩm, "Đây là một sự nở hoa, sự nở hoa từ một đứa con hai dòng máu."
Và bà ngồi đó, chiến thắng, đung đưa, và khẽ vỗ lưng Lạc Nhi.
Hết

Đứa Con Hai Dòng Máu -Chương 14

Đứa Con Hai Dòng Máu
Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Chương 14
Dục Thủy lặng lẽ bước dọc theo con đường. Bây giờ hàng ngày trong lúc chờ đợi Lạc Nhi sinh ra, nàng làm những chuyến đi bộ dài và lặng lẽ, không nói chuyện với ai, và cũng không ai nói chuyện với nàng. Nàng nhớ lại đường phố này. Nàng ngạc nhiên nàng có thể nhớ lại được Los Angeles nhiều đến thế, tất cả trở lại với nàng. Quang cảnh rất quen thuộc nhưng không phải là quê hương, bởi vì nàng khám phá ra, nổi bật nhất là việc bị cưỡng bách phải rời bỏ Hoa Kỳ, cơn giận dữ của cha nàng khi ông biết gia đình ông phải lìa bỏ thành phố. Một lần nàng đi bộ lại nhìn căn nhà cũ, căn nhà nàng nhớ rất rõ, bây giờ do một gia đình người da đen sạch sẽ đến làm chủ. Nàng không bước vào nhà, nhưng trông thấy những đứa trẻ chơi đùa trên chiếc sân nhỏ nơi nàng thường chơi đùa với Kiến Sơn. Ngay cả chiếc ghế đu của gia đình nàng vẫn còn đó; cha nàng dùng giây thừng kim loại nên cái ghế đu sẽ bền bỉ mãi mãi. Những đứa trẻ nhỏ da đen đang sung sướng la hét, quây quần bên chiếc ghế đu.
Tuy nhiên hôm nay nàng tiến tới giai đoạn của bổn phận. Nàng dậy sớm, tắm rửa cẩn thận và mặc một bộ đồ xanh đậm mới mua, chiếc áo thẳng nếp trên người nàng. Số tiền cha nàng để tại ngân hàng San Francisco đủ cho những chi tiêu này, và cho một phòng trong một nhà trọ rẻ tiền do một người đàn bà Mễ Tây Cơ trông nom, và cũng đủ cho lương thực của nàng nữa. Còn những thứ khác nàng đành phải trông cậy ở cơ quan từ thiện. Hãy để cho lòng từ thiện làm cái mà tình yêu không làm được, và cũng để cho cơ quan từ thiện cho phép những gì mà luật pháp cấm đoán.
Nàng đã cẩn thận hỏi một người lạ về cơ quan nuôi trẻ mồ côi, và bây giờ nàng đang đi đến nơi ấy. Vì cửa mở, nàng bước vào và ngồi xuống trong phòng đợi. Hai người đàn bà khác cũng đang ngồi chờ, đúng ra không phải là đàn bà mà là những cô gái còn trẻ. Một cô khoảng 14 tuổi, một đứa trẻ không màu sắc với đôi mắt mệt mỏi. Cô ta có chửa, thân thể sưng to lên, đôi môi tái ngắt. Cô ta không có vẻ duyên dáng, không đẹp, chẳng có gì cả, ngoại trừ cái tính chất đàn bà đơn giản mà cô ta trao đổi với một gã con trai để cùng vui thú, có lẽ là một cuộc hò hẹn đi coi chiếu bóng, hoặc một chuyến đi ăn kem. Ai biết được? Quần áo tội nghiệp của cô ta chỉ là những mảnh giẻ. Một miếng vải thêu đăng ten rách và bẩn thỉu đeo lủng lẳng bên dưới cái váy của cô ta.
Người con gái kia đang khóc, một cô gái tóc vàng, nhưng nhuộm thành màu bạc, son môi của cô ta bị nước mắt làm nhòa nhoẹt. Cô ta gầy ốm, vừa ho vừa khóc. Đôi chân cô ta trong đôi vớ ny lông rẻ tiền, gầy như que củi, hai bàn tay đeo đầy đồ trang sức, nhưng không có nhẫn cưới.
Dục Thủy ngồi xuống, khoanh tay gọn gàng và chờ đợi. Người con gái trẻ được gọi vào văn phòng, và một lúc sau cô ta bước ra, trông có vẻ hớn hở. Người con gái tóc vàng bước vào và Dục Thủy nghe thấy cô ta khóc nức nở. Sau một lúc lâu cô ta bước ra, kéo cái khăn xuống bộ mặt sưng lên và bỏ đi. Người thư ký ngơ ngác nhìn Dục Thủy.
"Xin cho biết tên."
"Cô Sơn Điền."
Người thư ký nói, "Mời cô vào."
Thế là nàng bước vào văn phòng bên trong và trông thấy một người đàn bà lớn tuổi ngồi sau một chiếc bàn giấy tồi tàn.
"Cô Sơn Điền?"
"Dạ, tôi đây."
"Chúng tôi có thể giúp gì cho cổ"
Dục Thủy dò hỏi, "Tôi nghe nói ở đây trông nom trẻ con."
"Cô sắp sinh?" Người đàn bà đứng tuổi trông có vẻ chuyên nghiệp và tử tế.
"Phải - chưa đến lúc đâu, nhưng tôi muốn sửa soạn trước."
"Cô không có gia đình hay sao?"
Dục Thủy trả lời, "Không."
Người đàn bà viết những gì nàng nói.
"Cô muốn giữ lại đứa bé?"
"Không. Tôi chỉ có một mình. Tôi không thể giữ con được."
Nàng đã tập nói như thế, và bây giờ những lời nói tuôn ra dễ dàng.
Ôi, Lạc Nhi, Lạc Nhi, nàng đang ấp ủ nó bên trong nàng, nó nằm thật im lặng như thể nó biết nàng đang nói gì!
Người đàn bà tử tế nói, "Tên tôi là Bradleỵ Cô có thể nói thêm về cô được không?"
Dục Thủy trả lời, "Tôi chỉ có một mình. Tôi không còn gì để nói nữa."
Bà Bradley hỏi, "Xin cô cho biết cha đứa bé là ai. Tôi chỉ muốn giúp cô thôi."
Dục Thủy nói, "Bố nó là người Mỹ, da trắng. Tôi là người Mỹ gốc Nhật."
Bà Bradley miễn cưỡng nói, "À ra thế." Bà ta nhìn Dục Thủy kỹ hơn. Một thiếu phụ trẻ xinh đẹp, hầu như dè dặt đến lạnh lùng, và thực là bất hạnh, bởi vì có ai muốn một đứa trẻ nửa da trắng nửa Nhật Bản không? Nhưng nó sẽ trở thành một chuyện bình thường khi có chiến tranh. Mới hai ngày hôm trước bà đã phải nhận một đứa trẻ Đại Hàn hai tháng. Ai muốn một đứa trẻ Đại Hàn? Ngay cả những nhà nuôi trẻ cũng không muốn nhận chúng. Bà Smith là một trong những bà mẹ nuôi trẻ tốt nhất, nhưng bà ta nói một đứa trẻ Đại Hàn làm cho bà rùng mình với những con mắt xếch ấy. Bà Bradley đã phải gửi đứa bé vào một viện mồ côi cho trẻ da đen, và kể từ đó nó không thoải mái, bởi vì Đại Hàn không phải là da đen.
Bà Bradley hỏi, "Người đàn ông này không chịu một trách nhiệm nào hay sao?"
Dục Thủy nói, "Tôi ước muốn người ấy không biết chuyện này."
Bà Bradley than phiền. "Này, cô ơi, cô biết chuyện ấy không đúng! Đàn ông phải biết. Họ không được bỏ đi dễ dàng như thế. Xin cô để tôi nói chuyện với ông ta hộ cộ"
"Không, cám ơn bà." Dục Thủy nói một cách chấm dứt.
Bà Bradley mất kiên nhẫn. Suốt đời bà chưa hề có người yêu, và không thể hiểu những người con gái không muốn đàn ông biết những gì họ đã làm. Bà ta bỏ cây bút chì xuống, và điều chỉnh lại kiếng trên sống mũi bà. "Bây giờ, cô - "
Dục Thủy nói, "Sơn Điền."
"À, phải rồi - tên ngoại quốc khó nhớ quá! Cô Sơn Điền, tôi muốn nói rất khó gửi con cô tới bất cứ một nhà nào. Cô biết không, việc nhận con nuôi thì không thể nào được. Không ai muốn nhận một đứa trẻ hai dòng máu. Trước đây tôi đã thử rồi, và không thể thực hiện được. Phía nào cũng không muốn nhận đứa trẻ như thế."
Dục Thủy trả lời bằng cái giọng lặng lẽ. "Tôi biết."
Bà Bradley khuyến khích, "Cô phải có gia đình chứ?"
"Không có," Dục Thủy trả lời nhẹ nhàng.
"Cô muốn nói họ không muốn nuôi đứa bé?"
Nàng không thể trả lời, bởi vì nàng quyết tâm không khóc nữa và tất cả ý chí lớn lao của nàng đang kẹt lại trong cuống họng nàng.
Bà Bradley thở dài. "Hừ, để tôi xem những gì có thể làm được. Có lẽ đứa trẻ sẽ không quá kỳ lạ, bởi vì nó có một phần da trắng. Tôi sẽ tìm một bà mẹ nuôi."
"Bà mẹ nuôi?" Dục Thủy lặp lại.
Bà Bradley giải thích. "Một người mẹ nuôi nó để lấy tiền công. Cô có thể nào đóng tiền để nuôi nó không?"
"Tôi nghĩ có thể được."
Nàng cảm thấy hoang mang. Nàng không thực sự nghĩ những gì sẽ xảy ra cho Lạc Nhi, ngoại trừ nó sẽ sống ở một nơi nào đó, chẳng hạn như viện mồ côi, trong đó trẻ con chơi đùa trên bãi cỏ dưới bóng cây. Nàng nhớ lại lâu lắm rồi nàng trông thấy cảnh ấy một lần, một nơi nào đó gần Los Angeles. Lũ trẻ trông hạnh phúc, nhưng nàng chưa từng nhìn gần chúng.
Bà Bradley nói, "Nếu cô có thể trả được thì tốt lắm."
Bà ta lại cầm bút chì lên và lại bắt đầu viết. Bà ta hỏi, "Cô muốn đẻ ở đâu?"
Dục Thủy trả lời, "Tôi không biết chuyện ấy." Nàng chiến thắng chống lại nước mắt, và cổ họng nàng nhẹ đi. "Bất cứ đâu cũng được."
"Cô nên vào bệnh viện - tôi sẽ cho cô địa chỉ đây. Hỏi bác sĩ Wagner - đây là một nữ bác sĩ, một người tỵ nạn nhưng tử tế và tốt lành. Chúng tôi sẽ bắt đứa trẻ đi tại bệnh viện. Tôi nghĩ rằng cô không muốn nhìn mặt nó."
Dục Thủy nói, "Tôi rất muốn nhìn mặt nó."
Bà Bradley ngẩng lên. "Nếu cô biết chắc cô không muốn giữ nó, tôi khuyên cô đừng nhìn nó."
Dục Thủy nói, "Tôi cần phải nhìn mặt nó."
Bà Bradley nhún vai. Bà ta viết xong. "Cho biết khoảng nào sinh?"
"Tôi nghĩ vào tháng Sỵu."
"Địa chỉ của cổ"
Nàng cho biết địa chỉ của nàng.
Bà Bradley khuyên. "Thỉnh thoảng phải đến gặp bác sĩ Wagner. Cô cần phải được khám thường xuyên. Nếu cô đổi ý về bất cứ chuyện gì, hãy cho tôi biết."
Cuộc phỏng vấn sợ hãi đã xong. Lạc Nhi có thể được sinh ra và sẽ được người ta chăm xóc một cách nào đó. Dục Thủy đứng dậy và duyên dáng cúi chào. Nàng nói, "Cám ơn bà, bà Bradleỵ"
"Không có chị" Bà Bradley lịch sự nói, mải nghĩ chuyện khác.
Bên ngoài phòng đợi có thêm ba người đàn bà khác đang ngồi đợi, những người còn trẻ, lo lắng và không nhìn nhau. Dục Thủy bước vội đi ngang qua họ, bước vào một buổi sáng mát mẻ. Bây giờ chỉ còn phải gặp bác sĩ Wagner, nhưng không phải là hôm naỵ Nàng cảm thấy mệt mỏi, và chợt hoảng hốt thấy Lạc Nhi nằm im lặng. Nó có biết rằng hai mẹ con sẽ phải xa nhau không?
Nàng tới một công viên nhỏ và ngồi xuống nghỉ. Hai hoặc ba bà mẹ Ở đó cùng với con cái, và nàng ngắm nhìn họ. Họ đều là các bà mẹ da trắng, và các con của họ cũng da trắng, và điều này thực là thú vị, bởi vì những bà mẹ và con như thế có thể chơi chung với nhau. Nàng không cho phép nghĩ tới James. Bất cứ khi nào hình ảnh chàng đến tâm trí, nàng xua đuổi nó, xóa bỏ nó đi. Bây giờ thì chàng đã biết hai người sẽ chẳng bao giờ gặp nhau nữa. Nàng không để lại một lời gì, không một cái gì cả. Nàng chỉ ra đi, đem theo quần áo, dồ nữ trang rẻ tiền, bất cứ cái gì nàng mua, một chút nhỏ mọn ấy thôi. Bây giờ chắc chàng đã trả lại apartment và trở về với cha mẹ rồi. Chỉ mình Hòa Lang biết nàng ở đây, và nàng cấm chàng không được tới thăm nàng cho tới lúc mọi việc xong suôi hết, cho tới lúc nàng biết nàng sẽ làm gì.
"Tôi muốn ở một mình cho tới lúc tôi nhìn thấy mặt con trai tôi." Nàng viết cho chàng như thế, nhưng cho chàng đia. chỉ, yêu cầu chàng đừng tới.
Nàng suy nghĩ lại cái nỗi tuyệt vọng muốn giữ lại Lạc Nhị Nhưng làm thế nào? Có thể nào nàng sống không gia đình, chỉ với một đứa con? Nàng hiểu rất rõ James cảm thấy thế nào. Nàng không trách chàng. Cái mà chàng ao ước là điều tự nhiên, và đối với nàng là điều tốt. Giản dị là điều ấy không bao gồm Lạc Nhi, ngay cả căn nhà của cha nàng cũng không bao gồm nó nữa. Không ai đáng trách cả, ngoại trừ cái đạo luật còn đó, chính là luật pháp đã ngăn cấm nhưng không ngăn chặn được sự sinh ra đời của Lạc Nhi, bởi vì luật lệ ấy không ngăn cản được tình yêu đã đưa đến sự hoài thai nó. Luật pháp không bao giờ nghĩ đến tình yêu. Nàng vẫn còn yêu James. Nàng bao giờ cũng vẫn yêu chàng, như người ta yêu một kẻ đã chết mà người sống không thể thay thế được.
Bác sĩ Wagner rất tò mò nhìn người con gái Nhật xinh đẹp. Khuôn mặt trẻ trung và tái xanh không có một cảm xúc gì, một cái mặt nạ của kịch nghệ NO (một loại kịch của Nhật Bản), người ta có thể tưởng tượng hai con mắt là những cái lỗ đen trên mặt nạ. Đây là một bộ mặt mạnh mẽ, tuy có những nét rất thanh tú và cái nước da mịn màng mà người Á đông thường có. Sức mạnh có lẽ là ở trong sự bình tĩnh quyết tâm của người con gái trẻ này, một người đã tự sửa soạn mình cho bi kịch. Bà Bradley đã báo cho bà biết Dục Thủy sẽ tới khám bệnh, và bà đã tiên đoán được kinh nghiệm. Chưa bao giờ bà biết một người Nhật, ngay cả tổ quốc cũ của bà là Đức quốc đã từng coi Nhật Bản là đồng minh và hy vọng về phía Đông.
Bà nhắc lại lần thứ năm. "Và cô không muốn cho tôi biết ử"
"Thưa bà không." Dục Thủy trả lời một cách bình thường, không tỏ ra nhượng bộ.
Bác sĩ Wagner người thấp, mập và biết rõ bộ mặt vuông vắn không đẹp của mình. Bà không có một dấu hiệu bất mãn với bất cứ ai về bề ngoài của mình. Ngay từ hồi còn trẻ, bà đã chấp nhận cuộc đời của mình. Người ta không mong đợi bất cứ người đàn ông nào chịu lấy một cô gái trông giống một người tiền sử từ xa xăm. Vì thế bà rất biết ơn cái trí óc thông minh tuyệt đỉnh của bà, và bỏ hết mọi ý tưởng về tình yêu, và trở thành một nhà khoa học với một tâm hồn nồng nàn. Nhưng mỗi khi bà nhìn một con người đẹp đẽ, đàn ông, đàn bà hoặc trẻ con, bà rất tự ti và thán phục. Bây giờ bà đang nhìn Dục Thủy như thế.
Tuy nhiên sau nhiều tuần lễ, Dục Thủy đã không còn gì để khâm phục và thương hại nữa. Nàng cảm thấy lạnh lẽo, cả về thể xác và tâm hồn, và sự lạnh lùng này thấm nhập sâu xa vào con người nàng đến nỗi giá lạnh ngay trong máu nàng. Đúng ra bác sĩ Wagner nhận thấy bàn chân và bàn tay nàng quá lạnh trong lúc bà nặng nề đi về cái bàn trên đó Dục Thủy nằm dưới một tấm vải giường.
Bà kêu lên, "Sao cô lạnh thế? ít nhất đối với tôi ngày hôm nay khá nóng."
Dục Thủy trả lời, "Tôi thường lạnh như vậy."
Bác sĩ Wagner yêu cầu, "Hãy thư thái đi. Tôi không thể khám bệnh cho những bắp thịt cứng như thế này."
Nhưng Dục Thủy không thể nào thư dãn được. Nàng tiếp tục nằm cứng ngắc trông giống một tượng đá. Nàng đang ở trong sự căng thẳng chờ đợi. Nàng không suy nghĩ, không cảm thấy, và không nhớ gì. Mỗi tuần nàng nhận được một lá thư từ Hoà Lang, viết rất tử tế, đầy những chi tiết vui vẻ và tốt lành. Chàng không áp lực nàng phải có quyết định, nhưng nàng biết sự mong đợi của chàng. Trước hết nàng phải trải qua cái công việc sinh đẻ lớn lao. Cho tới khi nàng tách rời khỏi Lạc Nhi, nàng không thể quyết định nàng sẽ đi đâu và sẽ làm gì với cuộc đời. Nàng muốn chờ đợi càng lâu càng tốt mà không suy nghĩ và cảm xúc. Tuy thế đôi khi về ban đêm khi nàng không ngủ được, khi nàng nằm trên chiếc giường hẹp, nệm quá mỏng và cứng bên dưới, và nàng không dám dùng thuốc ngủ sợ ảnh hưởng tới Lạc Nhi, rồi đôi khi bất thình lình nằng bắt đầu cảm thấy, không suy nghĩ mà chỉ cảm thấy, như thể máu bể ra từ một vết thương băng bó. Rồi tất cả con người nàng là đau đớn, không phải vì những gì xảy ra trong quá khứ, mà bởi vì nàng sẽ không bao giờ trông thấy Lạc Nhi, sẽ không bao giờ sống với nó, không bao giờ được nhìn nó lớn lên, không bao giờ được nghe nó nói, được nhìn nó cười, không bao giờ tắm rửa cơ thể hoạt động của nó, không bao giờ biết nó như thế nào.
Sau cái cảm giác tìm kiếm lâu dài, nàng bắt đầu tin bà Bradley là đúng. Nàng không nên nhìn thấy Lạc Nhi, nếu không nàng sẽ không thể bỏ nó được. Nàng biết hoặc sợ rằng một khi đã nhìn thấy mặt nó, thì sẽ như thế. Rồi nàng nuối tiếc với nỗi sầu buồn mà đàn bà biết, một trái tim tan vỡ, nhưng tan vỡ bởi vì chính mình làm như vậy, và hoà lẫn với nỗi sầu buồn là cái lỗi đối với Lạc Nhị Nó còn nhỏ như thế, không biết gì và ngây thơ như thế, chưa chuẩn bị như thế mà nàng để mặc nó phải tìm lấy lối đi cho nó. Và hơn nữa nếu nàng nuôi nó cũng không phải đối với nó. Nó không làm điều gì lỗi lầm cả, nó chỉ bước vào đời với tất cả định luật của thiên nhiên, tình yêu đã hoàn thành nhiệm vụ, tiếng gọi đã gọi nó từ một bóng tối trước kia, và nó đã tới, rất vui vẻ. Bởi vì nó là một đứa trẻ vui vẻ, nàng biết rõ như thế. Những cử động của nó bên trong nàng bảo đảm cho nàng niềm hạnh phúc rõ ràng của nó. Nó bơi lội như một con cá nhỏ lúc bình minh, khi những ngọn núi lần đầu rung động với ánh sáng của một ngày. Nó đánh thức nàng dậy khỏi một đêm khóc lóc để bảo đảm cho nàng tiếng cười của nó, chờ đợi được tách rời khỏi mẹ. Cực điểm của nỗi đau của nàng, là nàng sẽ không bao giờ nghe thấy nó cười.
Bác sĩ Wagner bây giờ bảo nàng, "Cô tiến triển tốt đẹp lắm. Mọi thứ đều bình thường. Cô mạnh khỏe. Cơ thể cô làm việc tốt đẹp, mặc dù những gì cô phải trải quạ"
Dục Thủy nói, "Cám ơn bác sĩ." Nàng bước xuống khỏi chiếc bàn và bắt đầu mặc quần áo. Là người nhã nhặn, nàng quay lưng lại và bác sĩ Wanger ngắm cái thân thể cân đối, làn da trắng như ngà, và mái tóc đen mềm mại.
Bà bất thình lình nói, bằng giọng mang nặng tiếng Đức, "Xin cô lại gặp tôi mỗi tháng một lần. Vào lúc sinh, tôi sẽ ở bên cộ Tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì."
"Cám ơn," Dục Thủy trả lời bàng giọng dịu dàng. Nàng vội mặc chiếc áo cuối cùng, quấn lại tóc và bước đi.
Khi nàng đã đi rồi, bác sĩ Wagner gọi điện thoại cho bà Bradleỵ Bà nói to như khi bà cảm thấy cần phải nói thế trên điện thoại. "Tôi đã khám cho cô gái Nhật Bản ấy rồi. Cô ta là một người thực đặc biệt - rất đẹp và khoẻ mạnh. Tôi tin chắc có người chịu nhận nuôi đứa con của cô tạ Hiển nhiên là cô gái này thuộc giai cấp thượng lưu. Một người con gái như vậy không bao giờ chọn một người bạn đường ngu xuẩn, do đó đứa con sẽ thông minh, cũng như đẹp trai và mạnh khỏe. Không có ai trong danh sách chờ đợi của bà hiểu được cái kho tàng này hay sao?"
Giọng của bà Bradley vọng lại, khó khăn và bi quan như thường lệ. "Bà sẽ ngạc nhiên. Chúng tôi có một danh sách hơn 300 cặp vợ chồng chờ đợi con nuôi, tất cả đòi hỏi phải có những đứa trẻ không có trên đời này, tất cả trách tôi không kiếm được trẻ con cho họ, nhưng tôi có thể đánh cuộc với bà một đô la là không cặp nào muốn nhận đứa con của cô gái Nhật ấy."
Bác si Wagner la to, "Hà! Một sự dân chủ thế này làm tôi nhớ đến tên Hít Le khốn kiếp! Chính tôi chỉ có một phần tám máu Do Thái, nhưng đối với Hít Le tôi là người Do Thái hoàn toàn."
Bà Bradley không trả lời. Bà thận trọng và từ lâu bà dã biết tin vào điểm xấu nhất của con người. Bà thích cái bà bác sĩ này, người thành thực nói ra ý nghĩ của mình, và bà biết bác si Wagner cũng thích bà. Hai người thỉnh thoảng làm việc với nhau; bác sĩ Wagner luôn luôn cãi nhau với bà khi những đứa trẻ Mễ và da đen bị tàn nhẫn gửi tới những viện mồ côi đông và chật chội.
Bà Bradley kiên nhẫn nói, "Không ai muốn chúng cả. Người da trắng không nghĩ đến việc nhận nuôi chúng, trong khi người Mễ và da đen thì đã có quá nhiều rồi, bác sĩ không thấy thế ử"
Bác sĩ Wagner cãi lại, "Tôi không thấy. Một đứa trẻ là một đứa trẻ, phải không?" Bà nhăn mặt thay vì mỉm cười.
Bác sĩ Wagner chợt hỏi, "Bà Bradley, bà chưa bao giờ có con phải không?"
Bà Bradley dỏ mặt và rồi tái xanh. "Dù sao tôi đã thấy tôi không thể đem một đứa con vào đời này, ngay cả nếu tôi có thể. Tôi muốn ngừng tất cả công việc cho một trăm năm."
Bác sĩ Wagner chú ý hỏi, "Rồi bắt đầu lại?"
"Chỉ bắt đầu với bảo đảm của luật pháp là đứa trẻ được nuôi dưỡng."
Bác si Wanger cười khúc khích. "Có lẽ sẽ không còn một cha mẹ nào sau một trăm năm."
"Sẽ có người nào đó lén ăn trộm để có một đứa con." Bà Bradley tuyên bố với thói quen chống đối việc sinh sản.
Bác sĩ Wagner bây giờ hỏi trên điện thoại, "Này, bà không nói gì hết vậy?"
Bà Bradley trả lời hơi yếu đuối. "Tôi đang suy nghĩ. Tôi không thể nào nghĩ được việc gì. Tôi đoán đứa nhỏ ấy sẽ đi vào viện mồ côi phía tây."
Bác sĩ Wagner quát lên, "Nơi ấy không còn đủ ba tấc để nhét thêm một đưa bé nữa."
"Nếu vậy thì tôi phải làm gì?"
Bác sĩ Wagner vẫn nói to như cũ, "Đây là việc của bà. Tôi sẽ đỡ đẻ cho đứa trẻ này sống và mạnh khỏe. Đây là công việc của tôi."
Bà bỏ mạnh ống nghe xuống, dùng tay áo lau ngang trán. Bà bao giờ cũng đổ mồ hôi khi tức giận và bà thì hay tức giận lắm. Bà không cho phép bà giận dữ, bởi vì bà quá mập. Hoa kỳ có quá nhiều đồ ăn ngon và bà đã ăn nhiều, sau giai đoạn nhịn đói trong trại tập trung tại Đức quốc. Hình dáng bà rất đáng chú ý cho mọi người. Tuy nhiên xin đừng quan tâm, vì bà không có ý định sống lâu, dù sống tại Hoa Kỳ.
Bà la to với người y tá nhút nhát. "Bệnh nhân kế tiếp - lẹ lên!"
° ° °
Những tháng kỳ lạ lướt trôi quạ Ngày và đêm đều trống rỗng. Dục Thủy mỗi ngày khóc một ít đi khi cái giây phút chia ly với con lại gần. Trí óc rút lui và trái tim ngủ, trong khi cơ thể nàng ngày một sẵn sàng cho nỗi đau đớn ấy. Sinh nở là trận chiến đấu giữa người mẹ và đứa con. Đứa con chống lại mẹ để được tự do, và người mẹ gìn giữ đời sống của chính mình. Người mẹ tự bảo vệ để có thể sinh nở nữa, hoặc chỉ để sống thôi. Nhiệm vụ của người mẹ chấm dứt, bổn phận của cơ thể người mẹ đối với thế hệ mình đã xong, rút lui và nằm ngửa mệt nhoài.
"Ha ha!" Bác sĩ Wagner cười hả hê.
Bà kéo ra một hài nhi đang trông đợi, một đứa con trai nhỏ bé bụ bẫm, hình dáng hoàn hảo, trễ vài ngày, mọi bộ phận đầy đủ. Bà vẫn chờ đợi với một sự chú ý lạ lùng, và ngay cả hồi hộp chờ đợi hài nhị Trong suốt mùa xuân, bà nhận thấy bà có một sự vui thích rồi khích động về sự chú ý của mình với hài nhi này. Nó sẽ là một đứa trẻ đặc biệt, một đứa trẻ của đời mà bà bắt đầu gọi, một kẻ phiêu lưu, sinh ra bất chấp mọi luật lệ và lòng thù ghét, một đứa trẻ bạo dạn, kẻ sáng tạo của thế giới mới.
Bà kêu lên nhẹ nhàng, nhìn xuống hài nhị Bà biết rằng mắt nó chưa nhìn được nhưng dường như nó nhìn bà. Nó có đôi mắt to và đen, và khuôn mặt nhỏ bé vui vẻ.
Bà gọi Dục Thủy, "Một đứa con trai."
Dục Thủy ngủ dưới ảnh hưởng của thuốc mê, không trả lời.
Bác sĩ Wagner ra lệnh cho người y tá, "Đừng đem hài nhi đi. Tôi muốn tự mình chăm sóc nó."
Người y tá quấn hài nhi vào một tắm khăn cũ nhưng sạch sẽ, và đặt vào một cái giường trống. Bác sĩ Wagner bước lại giường và cúi nhìn Lạc Nhị Nó quá dễ thương đúng theo lời người mẹ trẻ nói, nhưng sáng nay ngay trước khi chích thuốc mê, nàng khéo léo giữ cái ống chụp thuốc mê vài phút và rồi nói rất rõ ràng với bác sĩ đang chờ đợi.
"Xin bác sĩ nhớ cho hai điều. Tôi không muốn nhìn mặt thai nhị Tên nó sẽ là Lạc Nhị"
Bác sĩ Wagner hỏi, "Không có tên họ hả?"
"Không," Dục Thủy trả lời. Rồi bị ám ảnh bởi cơn đau, nàng quả quyết dặt cái ống chụp lên mặt.
"Lạc Nhi," bác sĩ Wagner nhắc lại. Cái tên ấy hợp với nó. Nó có một khuôn mặt mịn màng, hơi tái, không có một vết đỏ, và cái cơ thể nhỏ bé của nó thì hoàn toàn. Nó là một hài nhi nhỏ, chỉ nặng hơn năm cân, và sinh rất dễ dàng. Thực vậy, khi nó xuất hiện ra khỏi cái nhà tù ấy, nó có vẻ hoạt động, bất cần, và chắc chắn là hớn hở.
Bây giờ nó nằm nhìn lên bà, nóng nẩy muốn cười, hoặc là do bà tưởng tượng. Bà rất đỗi kinh ngạc, bởi vì hài nhi sơ sinh thường là tiếp tục ngủ li bì. Lạc Nhi không thế. Nó đã chín mùi cho đời sống, và cái người đàn bà xấu xí lòng dạ dịu dàng này cảm thấy một cái gì động đậy trong ngực, một sự khích động, một niềm mơ ước. Bà chưa bao giờ sinh đẻ, bà không muốn có con, có lẽ bởi vì bà không bao giờ tự cho phép hy vọng có con. Cách bà đối xử với các hài nhi là một sự kính trọng cho một con người chưa biết rõ, một người mới tới, và cần phải sửa soạn thận trọng và cặn kẽ cho một cuộc đời lâu dài và mạnh khoẻ. Có thể đó là mối quan tâm của bà, đích thực bổn phận của bà, ngoài ra bà chưa bao giờ cho phép ý tưởng và sự tò mò tìm hiểu thêm. Nhưng Lạc Nhi là một hài nhi bà chưa bao giờ thấy. Bọc trong một tấm khăn trắng, hai bàn tay nhỏ xíu của nó nắm chặt lại dưới cái cằm, và hai mắt đen, to và đã rõ ràng, nhìn bà một cách biết ơn. Hài nhi có thể đang nghĩ, "Ô cả bà nữa, bà là một con người!"
Tội nghiệp là mắt hài nhi không nhìn người mẹ trẻ! Bà quay lại bệnh nhân và quan sát các nhiệm vụ mà y tá đang làm về cái giường. Đây là những việc bình thường. Dục Thủy ngủ y như thể nàng không muốn thức dậy nữa. Nàng nằm thoải mái và không biết gì, và xanh sao đến nỗi bác sĩ phải bước lại đo mạch cho nàng. Nàng chỉ không muốn trở dậy nữa và lòng ước muốn ấy khiến cho thuốc mê càng công hiệu hơn.
Bác sĩ nói, "Đem cô ta đi. Cô ta không muốn nhìn mặt con."
Hai người tạp dịch chờ bên ngoài cửa và khi y tá ra lệnh, họ bước vào và đẩy cái giường của nàng đi. Một y tá khác bước ra định mang hài nhi đi. Bác sĩ Wagner ra lệnh cho người y tá chờ.
"Tôi muốn khám cho hài nhi cẩn thận. Tôi sẽ tự tắm cho nó."
Người y tá không nói gì. Mọi người trong bệnh viện đều biết sự bướng bỉnh của bà bác sĩ này, một người Đức, khó hiểu, đòi hỏi một sự làm việc đúng cách, đã gây ra sự phản đối khắp nơi, nhưng bà ta rất giỏi đến nỗi bệnh viện không dám bắt bà ta phải vâng lời. Trong cái tình trạng này, người y tá Mỹ, nửa khinh thường nửa hiểu biết, bưng một chậu nước ấm với xà bông sạch sẽ, và một khăn mặt đã tẩy trùng. Không hấp tấp, quên hẳn những bệnh nhân khác đang chờ đợi, bác sĩ Wagner cẩn thận tắm cho hài nhi, để ý từng nét của thân thể hài nhi, hai vai vuông vức, hình thể cái đầu thông minh, sự điềm tĩnh của cái miệng nhỏ, và rồi nhìn đi nhìn lại đôi mắt đặc biệt.
Bà nhận xét với người y tá, "Một đứa trẻ đáng chú ý. Nó có một cái gì hơn người. Nó hơn là một cá nhân, có hiểu không? Có một sự phóng khoáng về nòi giống ở đây, mà người ta thường trông thấy khi hai giống hoà hợp với nhau. Đây là cái điều Hít Le không bao giờ hiểu.”
Người y tá hầu như không nghe. Cô ta là một thiếu nữ trẻ tóc đỏ hung với một khuôn mặt hồng hào xinh đẹp, và tâm trí cô ta còn mải nghĩ đến chuyện riêng. Cô ta còn phải làm một giờ nữa mới hết phiên làm tám giờ cho ngày hôm naỵ Rồi cô ta có một chương trình riêng cho tới nửa đêm, rất hấp dẫn sống bên người tình trẻ mà cô có thể lấy làm chồng hoặc không. Người tình của cô chắc chắn không phải là Nhật Bản, hoặc Do Thái hoặc Đức, hoặc bất cứ cái giống xa lạ nào. Chàng phải là một người Mỹ tốt.
Tuy nhiên cô ta không tàn ác, và khi bác sĩ Wagner đặt hài nhi vào tay cô ta, cô nhận lấy một cách có đôi chút dịu dàng mà sự huấn luyện đã đậy cho cô ta thái độ đúng đắn với hài nhi sơ sinh. Bây giờ người ta công nhận rằng hài nhi sẽ khá hơn nếu ít nhất có sự dịu dàng trong lúc mới sinh ra đời. Hàng ngày mỗi hài nhi trong phòng hộ sinh được y tá bồng mười lăm phút, và như thế hài nhi nhận được cái cảm giác ấm áp của tình mẫu tử.
Bác sĩ Wagner ra lệnh, "Đặt hài nhi xuống. Mỗi ngày tôi sẽ đến chăm xóc cho nó."
"Thưa bác sĩ, vâng ạ," người y tá vâng lời. Cô ta bồng Lạc Nhi ra, chuyển một hài nhi gái từ một cái nôi trong góc, là đứa con thứ bẩy của một người cảnh sát Ái nhĩ lan, và đặt Lạc Nhi lên cái nôi ấy. Đáng lẽ cô ta phải thay khăn giường, nhưng hài nhi là một đứa trẻ lai Nhật, nó không dễ chết, và hài nhi Ái Nhĩ Lan cũng mạnh khoẻ. Cô ta mặc cho Lạc Nhi một vài quần áo cần thiết, đặt nó lên một tấm mền ấm áp vừa dùng để đắp cho hài nhi Ái Nhĩ Lan, và để Lạc Nhi ngủ. Khi người y tá ca sau vào, cô ta sẽ báo cáo sự thay đổi chỗ của hai hài nhi, và bác sĩ Wagner sẽ tự tới chăm sóc Lạc Nhi.
Trước khi bác sĩ Wagner về nhà đêm ấy, bà bước vào phòng hài nhi và đi ngay tới cái giường trong góc. Nó nằm đấy, đứa trẻ tuyệt vời, và bây giờ nó ngủ bình yên. Nó nằm giang tay ra, chứ không cuộn lại như phần đông trẻ sơ sinh khác. Bà cầm lấy một bàn tay của nó, quá bé nhỏ, quá hoàn toàn. Phải, nó rất thoải mái. Bà đã từng biết trẻ sơ sinh Á châu không nắm tay lại như trẻ con tây phương. Những ngón tay chúng, thanh tú, nhọn hoắt, thì rời nhau ra như những cánh hoa. Có lẽ những trẻ con như thế sinh ra đời và chấp nhận số phận chúng, không kháng cự, khôn ngoan với sự khôn ngoan cổ xưa của dân tộc chúng trong máu huyết. Và vẫn nhìn Lạc Nhi, bà dường như cảm thấy sự cô đơn của nó, tại sao không có ai trên đời này quan tâm đến nó sống hay chết, bây giờ nó đã sinh ra đời rồi, nhưng không có ai chờ đợi nó. Nó sẽ đi đâu sau một thời gian ngắn ở trong bệnh viện?
Bà vội bỏ cái nôi, và về nhà bằng cách đi hai lần xe buýt nhỏ. Nhà của bà là một căn nhà sàn tồi tàn bên ngoài thành phố. Bà đã cố sống trong một khu cư xá, nhưng không thể chịu đựng được. Bà phải có nhà riêng, nhưng bà là một người săn sóc nhà cửa rất tồi. Mỗi khi đi, bà khóa cửa lại, và bây giờ bà mở cửa ra. Bà bao giờ cũng dậy sớm để sắp xếp lại nhà cửa cho tương đối sạch sẽ. Bây giờ bà trở về, căn nhà y như lúc sáng, không ngăn nắp lắm nhưng vừa mắt bà. Bà đi lại trong căn nhà nhỏ sửa soạn bữa ăn tối. Bà tự hỏi bà có điên không, và bà sẽ làm gì với hài nhi này, làm thế nào bà có thể thuê một người hiểu rằng hài nhi này là một phép lạ, một sinh vật quá quý giá không thể liệng bỏ được. Bà ngồi xuống bàn và cẩn thận tháo răng giả ra và sau đó nhai bằng lợi, vì bánh mì đã mềm đi trong chén súp rồi.
Sau khi ăn xong, bà đánh răng cẩn thận và bỏ răng giả vào một ly nước sát trùng trong bếp. Bà rửa chén, rồi ngồi xuống một chiếc ghế rộng, bên cạnh là một cái bàn vuông, trên có điện thoại, sách báo, hộp xì gà, và một gạt tàn thuốc. Bà mở hộp lấy ra một điếu xì gà, và ngồi hút trong một bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong là những ý tưởng tức giận.
Rồi khoảng mười phút sau, bà với tay cầm điện thoại, và quay số, khoé miệng vẫn ngậm điếu xì gà, bà làm một cuộc đối thoại.
"Bà Bradley phải không?"
Đầu giây bên kia là giọng nói mệt mỏi của bà Bradleỵ "Phải, bác sĩ Wagner."
"Đứa nhỏ sinh hôm naỵ"
"Đứa nhỏ nào?"
"Đừng ngớ ngẩn nữa! Đứa nhỏ bà gửi đến tôi để sinh ra từ người mẹ Nhật Bản xinh đẹp. Sao bà có thể quên được?"
"A, phải rồi."
"Bà có nghe rõ tôi không?"
"Tôi có thể nghe rõ hơn nếu bà không nói to quá."
Bác sĩ Wagner có thể đoán bà Bradley mệt mỏi và có vẻ giận dỗi.
Bà hỏi, "Tại sao bà không nghe được khi tôi nói tỏ Thực là vô lý." Rồi bà lên cao giọng, "Bà Bradley, tôi đã quyết định. Tôi sẽ nuôi đứa nhỏ này."
Bà dừng lại để xem cái hậu quả của một lời tuyên bố lớn lao này. Bà Bradley vẫn im lặng.
"Bà nghe thấy tôi chứ, bà Bradleỷ"
Giọng bà Bradley xa xôi. "Có. Tôi nghe rõ. Nhưng chúng tôi không được phép cho hài nhi cho những đàn bà chưa chồng."
Bác sĩ Wagner cãi lại. "Trong viện mồ côi có bao nhiêu chồng? Bà bảo tôi bà sẽ đưa đứa nhỏ này vào viện mồ côi. Nó sẽ bị ỉa chảy và chết. Năm nay mười đứa trẻ đã chết như vậy rồi. Tôi sẽ không làm đứa nhỏ này thành nạn nhân thứ mười một. Tôi sẽ giữ nó; nếu bà gặp rắc rối thì bảo họ tới tôi."
Ngày hôm đó dài và nóng bức, và có một số bất thường về những đàn bà trẻ có chửa. Bà Bradley chán cả tình dục và hậu quả của tình dục, và lúc này bà không quan tâm nếu bà mất việc làm. Trong một thời gian bà nghĩ nên xin việc tại toà án, tại đó đàn ông đàn bà đều già, mà họ đôi khi vẫn yêu nhau, và không bị chửa.
Bà cáu kỉnh nói, "ồ, được rồi. Tôi nghĩ họ không biết, nếu thêm hay bớt một đứa nhỏ. Tôi biết tôi không thể tìm ai nhận nó làm con nuôi được."
Bác sĩ Wagner la lên. "Tôi nhận nó làm con nuôi."
Bà Bradley trả lời với giọng khô khan. "Được rồi. Tôi hy vọng bà không hối tiếc. Tôi sẽ lấy bản từ con của người mẹ và đưa cho bà."
"Tốt lắm," bác sĩ Wagner la tọ Bà buông mạnh điện thoại xuống, rơi người xuống chiếc ghế, và hút điếu xì gà đã gần hết.
° ° °
Khi Dục Thủy trông thấy tờ giấy từ con, nàng ngập ngừng. Đây là việc nàng đã quyết định như thế và phải ký giấy. Tuy nhiên nàng cảm thấy không thể ký được vì một cảm giác không hoàn thành bổn phận. Trên tờ giấy từ con không có tên người mẹ, chỉ có tên cơ quan đứng ra lo liệu, và nàng không biết con nàng sẽ đi đâu. Tuy thế dường như là ngoài khả năng sức mạnh của nàng khi viết tên nàng lên tờ giấy đồng ý cho Lạc Nhi bất cứ người nào, ngoại trừ một cơ quan.
Nàng hỏi bà Bradley, "Không có ai nhận đứa nhỏ hả?"
Bà Bradley khó khăn nói, "Tốt hơn cho cô là đừng biết chuyện này."
Dục Thủy nghe mà không trả lời. Rồi một cơn đau bất thình lình, nàng cúi đầu xuống và viết tên nàng lên cái hàng có chữ "Người Mẹ". Mắt nàng nhìn xuống chữ ấy. Phải, nàng là người Mẹ, chỉ mình nàng mới có thể cho đứa nhỏ đi và nàng vừa làm thế xong. Nước mắt dâng lên và đọng trên hàng lông mi dài. Bà Bradley không ngẩng lên nhìn. Bà cầm lấy tờ giấy.
Bà nói, "Tôi nghĩ chỉ có thế thôi. Nếu có bao giờ cô muốn biết đứa nhỏ mạnh khỏe không, cô có thể viết cho chúng tôi, hoặc nếu có chuyện gì xảy ra cho nó, chúng tôi sẽ cho cô biết, nhưng không có tin gì là tốt nhất, và tôi khuyên cô nên quên nó đị"
Dục Thủy nói khẽ, "Cám ơn." Nàng đứng dậy, chùi mắt, và cầm túi xách lên. "Chào bà," nàng nói còn yếu hơn nữa.
Bà Bradley trả lời, "Chào cộ"
Dục Thủy bước ra ngoài với ánh nắng mặt trời, cảm thấy bị tước đoạt, mặc dù nàng muốn như thế. Nàng đã hứa trở lại một lần nữa gặp bác sĩ để khám lần cuối cùng; tuy vậy nàng sẽ không trở lại, nếu đây không phải là một bác sĩ khác thường, một người mạnh mẽ và tử tế mặc dù tính tình nóng nẩy; nhưng trên tất cả là một nữ bác sĩ. Một hai lần nàng nghĩ nên nói với bác sĩ về nàng, nhưng nàng chưa thực hiện ý định ấy. Có lẽ nên giữ nguyên như thế để không ai biết tung tích nàng. Ngay khi khám bệnh xong, nàng sẽ viết cho Hoà Lang, chàng sẽ gặp nàng, và khi hai người gặp nhau, nàng sẽ quyết định điều nàng sẽ làm. ít nhất nàng biết nàng sẽ không bao giờ viết cho James, không bao giờ gặp lại, bởi vì dù nàng còn yêu chàng, nhưng chàng là một người đã chết rồi, hoặc một người chưa bao giờ sống. Đời sống đúng nhất phải là thân mật. Nàng không tin có thể sống được cuộc đời chối bỏ nhau ở đây, tại California. Bây giờ California rất xa xăm đối với nàng, tuy nàng đang bước trên đường phố và bầu trời của California.
Nàng bước vào văn phòng bác sĩ, trông có vẻ bình tĩnh và xanh xao. Bác sĩ Wagner đang kiên nhẫn chờ nàng. Bà Bradley đã cho bà biết người mẹ trẻ này không biết gì về đứa hài nhi, và nàng không được cho biết gì hết. Bác sĩ Wagner bực mình, nhưng bà khôn ngoan không tỏ ra đồng ý hoặc bất đồng ý. Bà quyết định sẽ làm gì, và bắt đầu ngay khi Dục Thủy ngồi trước mặt bà, giữ chặt cái túi xách bằng hai bàn tay không đeo nhẫn.
Nhìn Dục Thủy, bác sĩ Wagner nói mau lẹ. "Bây giờ tôi cho cô biết. Tôi muốn cô biết, nhưng xin đừng cho bà Bradley biết. Tôi không muốn cãi nhau với cái linh hồn tốt lành, nhưng lúc nào cũng ngu đần ấy." Bà nghiêng người về phía trước, và hạ thấp giọng xuống. "Bây giờ tôi cho cô biết, tôi sẽ giữ đứa nhỏ ấy! Tôi muốn cô biết con cô sẽ về ở với tôi, và cho cô biết con cô rất đặc biệt hơn người. Một đứa nhỏ như thế không thể phí phạm cho người khác không biết nó là đứa trẻ đặc biệt, cô hiểu không? Tôi nuôi nó, tôi sẽ dậy dỗ nó thành người hữu dụng, dậy nó đem cả cả cái thế giới này vào trong con người nhỏ bé của nó!" Bác sĩ Wagner vòng cánh tay ngắn và mập của bà thành một vòng tròn. "Tôi sẽ làm nó thành một vĩ nhân. Bằng cách nào? Bởi vì trong nó đã có mầm mống vĩ đại rồi!"
Dục Thủy vô cùng kinh ngạc và xúc động. Nàng cũng nghiêng người về phía trước, cái bụng còn băng của nàng đau nhói vì cái gánh nặng của sữa không được dùng đến, một nguồn sữa bất thường, đủ để nuôi ba đứa trẻ sinh bạ Nàng thở ra. "Như vậy là tôi biết nó ở đâu rồi!"
Bác sĩ Wagner cương quyết nói, "Cô có thể biết. Cô nên biết. Và tôi cho cô biết con cô thật là tuyệt vời. Và tôi ước mong cô hãy nuôi con một thời gian nếu cô muốn làm thế. Cô cứ tới căn nhà nhỏ của tôi, và ở lại theo ý cộ"
Dục Thủy kêu lên, "Ôi, cám ơn bác sĩ." Tất cả lòng cương quyết cứng cỏi của nàng mất hết trong sự ham muốn hoang dại. "Tôi không nên ở lại lâu, chỉ một đêm thôi."
Bác sĩ Wagner lập lại, "Xin mời cô tới. Đây là chìa khoá. Bây giờ cô đến đó một mình và tôi sẽ mang nó tới. Cô sẽ ngủ trong phòng ngủ tại đó, đã có cái nôi tôi mua cho nó, và tôi ngủ trên ghế dài trong phòng khách. Cứ ở hai ngày, và giữ lấy con trong hai ngày. Tôi rất bận ở đây. Hãy ở lâu hơn nữa nếu cô muốn."
"Nhưng làm thế nào bà - " Dục Thủy nhìn cái văn phòng đông bệnh nhân.
Bác sĩ Wagner trả lời, "Tôi đã thu xếp. Tôi có một bà hàng xóm rất tốt, tử tế, đã là một bà nội, nhưng không quá già, con cái lớn đi hết rồi. Bà ta sẽ coi chừng nó khi tôi đi làm. Như vậy được lắm. Những bà già là những người yêu trẻ nhất - chúng tôi biết trẻ con là ý nghĩa đích thực của đời sống, mối liên lạc giữa hôm qua và ngày mai cho chúng tạ Thôi bây giờ đi đi, và sẵn sàng ở với con cộ Tôi sẽ đem nó đến vào giờ ăn trưa."
Dục Thủy cầm cái chìa khoá từ bàn tay mập mạp. Nàng cúi đầu xuống trong một lúc, và áp má nàng vào bàn tay ấy, rồi bước ra ngoài, không thể nói nên lời. Nàng bước đi chầm chậm, cố gắng nghĩ những gì nàng sẽ làm. Nàng sẽ ôm đứa con, dẫu sao cũng là con của nàng và James. Nàng có thể ôm con, tắm rửa và cho nó ăn, và lúc nó ngủ nàng sẽ làm gì? Nàng có thể may cho nó một cái gì để mặc, những món quà nhỏ, mà có lẽ người đàn bà tử tế cứng cỏi này sẽ cất đi cho tới khi nó lớn, để nó biết mẹ nó yêu nó thế nào. Thế là nàng quay vào một cửa tiệm và mua những mẩu vải, kim và chỉ đủ màu đẹp đẽ, và với cái gói cắp nách, nàng bước lên xe buýt nhỏ và cuối cùng tới trước cửa căn nhà mà nàng nhận ra ngay, bởi vì căn nhà ấy trông giống bà bác sĩ. Nàng lấy chìa khóa, mở cửa và bước vào. Đây là nhà Lạc Nhị Nàng đứng nhìn quanh, không bao giờ quên cái ấn tượng của một căn phòng lớn, một nỗi cô đơn tại cái bàn, những bức tường đầy những tủ sách, và cái ghế bành cũ kỹ bên cạnh lò sưởi đầy trọ Một cánh cửa mở vào phòng ngủ. Nàng trông thấy một cái giường sắt cũ, rất sạch sẽ và một cái nôi mới, sơn màu xanh nhạt. Có những tấm vải và mền nhỏ chất đống trong cái nôi, và cái giường vẫn còn bừa bộn. Trái tim nàng lớn lên làm nàng nghẹt thở, nhưng nàng không khóc. Nàng cởi áo ngoài và nón, và bắt đầu làm giường, trải khăn và mền, và làm cái nơi nghỉ ngơi đầu tiên của Lạc Nhi.
Một tuần lễ thiêng liêng bắt đầu như thế.
Hai người đàn bà ở với nhau một tuần mới chia taỵ Lạc Nhi về nhà trong cánh tay bác sĩ Wagner, và đặt nó xuống cái giường mà Dục Thủy đã làm sẵn. Lúc đó là giữa trưa và trời nóng, nhưng trong nhà không khí mát mẻ. Dục Thủy đã mở chiếc quạt máy và đặt một chậu đá lạnh bên dưới. Nàng đặt thêm một chỗ thứ hai tại bàn ăn; nàng mở tủ lạnh và tìm thấy đồ ăn và làm một bữa ăn trưa, một bữa rau xà lách lạnh và một vài lát bánh mì nướng. Nàng cũng tìm thấy những hộp sữa và một bình sữa. Đây là đồ ăn của Lạc Nhi, nhưng nàng không biết làm đồ ăn cho nó thế nào. Rồi nàng lại cảm thấy vú đau tức. Nàng có thể cho nó bú sữa của nàng không?
Khi con nàng tới, nàng năn nỉ bà bác sĩ bằng mắt, với cử chỉ bàn tay đặt ở ngực, và cởi thắt lưng của chiếc áo choàng ngoài.
Bác sĩ Wagner nồng nhiệt nói, "Tội nghiệp quá, cho nó bú đi. Tôi sẽ làm khô nguồn sữa khi tới lúc. Bồng nó đị"
Thế là Dục Thủy, trong một niềm hạnh phúc hoang mang, ôm lấy Lạc Nhi, bước vào phòng ngủ và khép cửa lại, một mình nàng ngồi với con và cho nó bú sữa của nàng. Nó dường như thấy lạ nàng; nó ngậm đầu vú nàng, cái đầu vú mềm hơn là những đầu vú bằng cao su mà nó từng biết. Rồi bỗng nhiên nó hiểu và bắt đầu uống những giọt sữa thiêng liêng, đôi mắt to của nó nhìn mặt nàng. Nàng nhìn xuống đôi mắt ấy, cảm thấy một nỗi buồn đứt ruột. Nàng quá đau buồn đến nỗi bật khóc và nước mắt rơi xuống mặt con. Nàng dùng lòng bàn tay lau nước mắt, và tiếp tục nhìn nó, run rẩy với lòng yêu thương.
Sau khi bú no, nó ngủ luôn; nàng đặt nó lên giường. Nàng cúi xuống chiếc nôi, chăm chú nhìn khuôn mặt, bàn tay, hình dáng và đôi chân trần của nó. Nàng nhận thấy cái miệng giống James, cái vòng môi cong ngọt ngào, tuy thế cái cằm cứng cỏi từ chối sự ngọt ngào, cái cằm này giống cằm thân phụ nàng. Nhưng hai bàn tay giống tay nàng, và hai vai vuông vức giống một người nào đó chưa biết, vì vai nàng xuôi và vai James cũng không giống thế này. Rồi nàng trông thấy lông mi, dài và cong lên từ khuôn mặt Á Châu. Mắt của nó giống mắt Á Châu, bao bọc bởi hàng lông mi tây phương. Nhưng lông mi của ai? Không phải của James, nhưng chắc từ một tổ tiên nào đó của chàng, mà nàng sẽ không bao giờ biết tên, hàng lông mi tuyệt mỹ của một phụ nữ Mỹ đẹp đẽ, còn sống hay đã chết, mà nàng không bao giờ biết.
Cửa mở và bác sĩ Wagner bước vào; hai người đàn bà lặng lẽ đứng chiêm ngưỡng đứa nhỏ.
Cái tuần lẽ thánh bắt đầu như thế đó. Bởi vì một đêm và hai ngày chỉ là phần khởi đầu của sự cảm thông giữa ba người này. Cuối cùng Dục Thủy vắn tắt kể lịch sử cuộc đời của Lạc Nhị Khi nàng nói, nàng nhớ lại những điều nàng đã quên, hoặc có lẽ không để ý khi sự việc xảy ra.
Nàng kể, "Khi chúng tôi đứng với nhau dưới cây tử đằng hoa, có nghĩa là, bà biết khi lần đầu chúng tôi hôn nhau - "
Bác sĩ Wagner vội nói, "Tôi không biết. Tôi chưa bao giờ hôn một người đàn ông. Chuyện gì xảy ra cho cổ"
Dục Thủy vừa nói vừa nhớ lại. "Chúng tôi cảm thấy không khí chuyển động, một làn gió nhẹ cuốn lên, mặc dù hôm ấy yên tĩnh và không có gió. Chúng tôi cảm thấy một sự hiện diện khác cùng với chúng tôi. Bà có tin rằng đó có thể là cái linh hồn chưa sinh ra của Lạc Nhi không?"
"Tôi không thể không tin."
Không phải chỉ mình Dục Thủy kể cho bác sĩ Wagner. Bà đã sống im lặng tại Hoa Kỳ trong sự hiện diện của những kẻ không thể hiểu đau buồn là gì, bởi vì họ không có đau buồn, những kẻ không bao giờ biết đến sự chết chóc bởi vì họ chưa bao giờ trông thấy cái chết của hàng triệu người vô tội, trẻ cũng như già, và bây giờ bà nói với Dục Thủy cái mà bà nhớ, và phải nhớ cho tới lúc trí óc của bà trở thành cát bụi.
"Cô nên biết thoạt đầu chúng tôi không thể tưởng tượng họ giết những trẻ con hai dòng máu. Không phải máu của cô, nhưng là máu của tôi hoà lẫn với máu người Đức. Họ nói chúng ta chỉ được có máu trong sạch thôi - như thể máu của con người không trong sạch ở bất cứ đâu! Cô ơi, máu cô không khác máu tôi. Chúng ta đổ ra cùng một loại máu đỏ, mặc dù tôi là một người đàn bà Do Thái xấu xí, và cô là một người con gái Á Đông trẻ và xinh đẹp."
Bà bồng Lạc Nhi trên lòng, váy bà căng ra giữa hai đầu gối, bà cố gắng bảo Dục Thủy tại sao Lạc Nhi là một sự chiến thắng của lòng tin của bà. "Đứa nhỏ này quá đẹp đẽ. Nó chứng tỏ những gì chúng ta đã biết, nhân loại lai giống có thể là superb. Cô có hiều superb là gì không? Có nghĩa là tuyệt đỉnh cao."
Lạc Nhi không có thời giờ ngủ trong cái nôi, trừ ban đêm khi cuối cùng mọi người bắt buộc phải ngưng nói chuyện để ngủ, bà bác sĩ thì sợ tay sẽ run vì mệt mỏi khi phải cầm dao giải phẫu ngày hôm sau, và Dục Thủy thì bởi vì nàng đang đau đớn vì tình yêu và mất mát. Lạc Nhi ngủ trong hai cánh tay ôm lấy nó, hai cánh tay dịu mềm, và hai cánh tay ngắn ngủi và mạnh mẽ. Nó ngủ khi được bồng đi lại trong phòng, khi nằm trên cái đùi rộng và êm ái, hoặc trên bộ ngực căng tròn vì sữa mà nó đang bú. Nó được bao bọc bằng tình thương. Nó được hai người tôn thờ, tất cả những ký ức đầu tiên giấu kín của nó, đủ để kéo dài suốt cuộc đời, của tình yêu và tình yêu và tình yêu. Nó là một đứa trẻ được chào đón nồng nhiệt nhất trên đời.
Và rồi tới ngày cuối cùng của tuần lễ, Dục Thủy sẵn sàng ra đi. Vào những ngày đầu tiên, nàng rất lo sợ cái ngày cuối cùng này, nhưng bây giờ chính tại đây nàng thấy mình sẵn sàng cho ngày cuối. Nàng sẽ không đem Lạc Nhi đi khỏi căn nhà này. Nó an toàn trong căn nhà này. Bên ngoài sẽ không có chờ đợi và chào mừng. Nhưng ở đây nó không có kẻ thù. Trái tim vĩ đại của người đàn bà này, một người đã trải qua những sự sống chết, không yêu ai cả, ngoại trừ tất cả nhân loại và Lạc Nhị Nó rất an toàn.
Bác sĩ Wagner khuyến khích, "Cô cứ ở lại đây đi. Chúng ta sẽ sống chung với nhau, cả ba chúng tạ Lương tôi đủ cho cả ba người."
Nhưng Dục Thủy không thể ở lại. Nàng nhấn mạnh, "Nó không còn thuộc về tôi nữa. Nếu tôi ở lại, một ngày nào đó nó sẽ hỏi về cha nó. Tôi không thể chịu đựng được nghe nó hỏi câu ấy. Tôi không thể trả lời. Xin để tôi đị"
Nàng cương quyết ra đi, cương quyết từ bỏ James ngay cả trong đứa con này; nàng đã trông thấy ở đứa con một vài nét làm nàng nhớ lại một vài nét trên mặt James, một hạnh phúc tươi cười nó làm tim nàng tan vỡ bởi vì hạnh phúc ấy chấm dứt quá mau lẹ.
Vì thế nàng lấy thuốc làm cạn sữa và bưộc chặt vú lại, nàng sẵn sàng ra khỏi nhà. Nàng sẽ đi San Francisco; Hoà Lang đang chờ nàng tại đó, và khi gặp chàng, nàng sẽ biết nàng phải làm gì. Nàng mang trong lòng một niềm bằng an, sự bằng an của tình yêu đã chấm dứt. Khi tới lúc phải ra đi, nàng ôm Lạc Nhi vào lòng. Hai bàn chân của nó mang đôi giầy nhỏ màu xanh và hồng nàng đã làm cho con, thêu những con bướm. Rồi nàng đặt con vào lòng bác sĩ Wagner và bước lùi lại, nàng chào bằng cách cúi đầu thật thấp theo kiểu Nhật Bản. Nàng nói, "Cám ơn bác sĩ. Cám ơn bác sĩ bây giờ và suốt đời tôi và suốt đời nó."
Ôm Lạc Nhi vào người, bác sĩ Wagner nói, "Có dịp xin trở lại."
Dục Thủy cúi đầu một lần nữa và lập lại, "Cám ơn bác sĩ." Nhưng nàng không nói điều nàng biết, rằng nàng sẽ không bao giờ trở lại. Món quà tặng của nàng là tận cùng rồi. Sẽ không có sự liên lạc giữa quá khứ và tương lai.

Đứa Con Hai Dòng Máu -Chương 12

Đứa Con Hai Dòng Máu
Tác giả: Nguyễn Vạn Lý
Chương 12
Trong căn phòng bên cạnh Dục Thủy chờ đợi. Danh dự không cho nàng nhìn hoặc nghe khi hai cha con nói chuyện với nhau. Tuy nhiên nàng biết một điều gì đã nói ra, một điều gì được kể ra và được nghe, rất nguy hiểm cho nàng. Nàng đứng im lặng giữa căn phòng khách sạn. Nàng mệt mỏi, không những vì cuộc hành trình dài, mà đã nhiều năm đã qua kể từ khi nàng ngồi ghế và ngủ trên giường cao hơn sàn nhà. Bắp thịt chân nàng đau vì bị căng thẳng, và lưng nàng đau vì những tấm nệm mềm. Nàng cũng mệt mỏi nữa từ quyết định không cảm thấy ngỡ ngàng và nhất định không tỏ ra như vậy. Nàng và James biết nhau quá ít! Một gánh nặng đè lên tình yêu khi tình yêu cần phải có hiểu biết lẫn nhau. Tình yêu của nàng đủ mạnh mẽ, nhưng còn tình yêu của chàng thì sao? Nàng đã nghĩ đến điều này, và vẫn nghĩ như vậy.
Nàng nghe thấy cửa phòng ngoài đóng lại, và khi không thấy chàng gọi, nàng khẽ mở cửa giữa hai phòng và nhìn vào. Chàng ngồi đó, hai tay ôm đầu. Chàng rơi vào sự lo buồn khủng khiếp nào đây?
"James!"
Chàng nhảy lên khi nghe tiếng nàng gọi, như thể chàng quên nàng có mặt tại đó. Hai tay chàng buông rơi khỏi mặt.
Nàng kêu lên, "James, chuyện gì thế?" Nàng lặng lẽ bước vào và quỳ xuống bên cạnh chàng. "James, hãy cho em biết! Chuyện thế nào?"
Chàng xấu hổ phải kể cho nàng nghe. Làm thế nào chàng giải thích được cái nhu cầu mà chàng cho là có thực của cái luật ngăn cấm hôn nhân giữa hai màu da, làm sao có thể giải thích cái điều không giải thích được, rằng một cái lưới nhằm để bắt người khác thì nay bắt đưọc nàng, cái người mà luật này không hề nhắm vào? Làm sao giải thích một cái lưới nhằm ngăn chặn những con ong, thì cũng ngăn chặn cả một con bướm?
Chàng vụng về nói, "Mẹ anh không được khoẻ. Ba anh nói chúng ta phải đợi cho tới khi mẹ anh khá hơn. Trong lúc này, chúng ta phải tìm một chỗ ở riêng."
Chàng trông thấy vẻ mặt nàng thay đổi nên vội nói, "Em biết đấy, ở Hoa Kỳ chúng ta không sống với cha mẹ. Anh bảo đảm với em chuyện ấy không xảy ra. Phần lớn giới trẻ ở đây ghét ở chung với cha mẹ lắm, và anh không nghĩ giới già cũng muốn thế. Có lẽ khoảng Giáng Sinh chúng ta có thể về nhà ít lâu. Trong lúc này - "
Chàng đứng dậy, thọc tay vào túi quần, vừa đi trong phòng vừa nói trong lúc nàng vẫn quỳ nhìn chàng, khuôn mặt trắng bạch của nàng bình thản và đôi mắt to đen của nàng không có cảm xúc gì trong lúc nhìn theo chàng.
"New York là nơi cho chúng ta, một thành phố lớn tại đó có đủ mọi loại người sống, và sống với nhau. Em thấy đây quê nhà anh là một thành phố nhỏ, và mọi người sống ở đây nhiều thế hệ rồi - khoảng vài chục gia đình và gia nhân đầy tớ. Anh không nghĩ họ có bao giờ trông thấy một người Nhật."
Dục Thủy nói, "Vậy thì vấn đề là vì em."
Chàng đã để nhiều điều trốn tránh chàng. Chàng dừng lại đứng trước mặt nàng, cố mỉm cười khi chàng nhìn xuống khuôn mặt ngẩng lên của nàng.
"Hừ, em hãy nhớ ba em cảm nghĩ thế nào về anh."
"Nhưng tại Hoa Kỳ?"
"À phải, tại Hoa Kỳ, em yêu của anh! Đặc biệt là tại Hoa Kỳ! Em đã quên rồi ư? Em từng ở Los Angeles cho tới lúc em trở thành một cô gái. Em không nhớ ử" Giọng của chàng chua chát.
Nàng nhớ lại. Nàng để đầu gục xuống và nước mắt tràn lên hai hàng lông mi thẳng. Nàng thì thầm, "Em tưởng đã thay đổi rồi."
Chàng chấp nhận, "Có lẽ đang thay đổi. Anh là một phần tử của sự thay đổi, và cả em nữa."
Nàng ngẩng lên trước câu nói này, và lo sợ nhìn mặt chàng. Nàng khẽ nói, "Điều này làm em cảm thấy cô đơn."
Chàng đồng ý. "Hai ngôi sao lạc lõng đi tìm một vũ trụ của riêng mình. Em ơi, chúng ta có thể làm được."
Chàng cầm bàn tay nàng và kéo nàng đứng lên. Chàng nói, "Bà Peterson, không được quỳ nữa. Có lẽ tuần trăng mật của chúng ta đã qua rồi, em ơi. Đời sống phải bắt đầu."
Chàng can đảm vì tức giận, liều lĩnh với sự chống đối. Chàng nghĩ cái cổ hủ và cái quá khứ phải chấm dứt. Chàng sẽ ra khỏi quân đội, đi New York và kiếm việc làm. Chàng sẽ trở thành một người chồng tốt, một người chu toàn đời sống vợ con đầy đủ. Một người chả Chàng chùn lại với ý nghĩ ấy. Nếu vậy thì cần một nơi không ai biết ai, không láng giềng, một cái tổ ong, một căn apartment nhỏ bé tại đó không ai thắc mắc gì.
Chàng nói, "Thôi đi em." Chàng ôm nàng quả quyết, một cái ôm bùng cháy không phải vì đam mê, mà vì căm giận. "Hãy thu dọn đồ đạc. Chúng ta sẽ đi lên miền bắc."
° ° °
Bề ngoài sự thay đổi có vẻ dễ dàng. Chàng kiếm được việc làm cho một tờ tuần báo không khó khăn gì. Những giấy tờ giới thiệu của chàng quá tốt, và chàng có cái bề ngoài nhiều kinh nghiệm. Chàng chứng minh có bản giải ngũ danh dự từ quân đội. Lương chàng đủ cho một apartment nhỏ. Dục Thủy còn tìm được bạn bè nữa, một người con gái Trung Hoa lấy một sinh viên Columbia, và một cặp người Nhật đang học về giáo dục và tâm lý nhi đồng.
Nhưng có sự thay đổi giữa hai người. Nàng và James, mỗi người bắt đầu có cuộc đời bí mật và cô đơn, trong lúc họ bám vào nhau trong một tình yêu cương quyết ở vào giai đoạn khi mà tình dục nồng nàn hơn bao giờ hết. Họ không phải là những đứa trẻ của khu nghèo cùng cực để làm cho căn apartment nhỏ bé gọn gàng này là một thứ thiên đường được. Họ cũng không phải là những đứa trẻ thường ở apartment, đi thang máy, những chiếc sân nhỏ bé, và ở trên nóc những nhà cao đen thui. Họ là những đứa con của khoảng trống và giầu sang. Nàng thu dọn căn bếp nhỏ và nhớ tới cái quang cảnh của nhà nàng tại Kyoto, những bình phong mở ra giữa những căn phòng mênh mông. Chàng treo quần áo trong một phòng quần áo nhỏ bé và nghĩ tới căn nhà có những cây cột trụ cao lừng lững, căn nhà thừa kế của chàng, một tài sản không thể tước đoạt được của chàng, vì chàng là người thừa kế hợp pháp. Hai người bí mật nghĩ tới những khu vườn và những hồ ao, và Dục Thủy ngủ, mơ thấy tiếng nước đổ của cái thác nhân tạo cách xa hàng ngàn dậm. Và cái thác ấy, những hồ ao, và căn nhà có cửa sổ mắt cáo, những quý vật trên bàn thờ, cũng là của nàng. Hai người không người nào sao nhãng tình yêu dù là một giây phút, nhưng mỗi người mơ ước cái họ không có, và có lẽ cái mà họ không bao giờ có được.
Và mỗi người bí mật thù ghét cái thành phố này. Đây là một đời sống tạm bợ. Ai có thể sống trong trong cái hệ thống tế bào của tổ ong và gọi đó là đời sống? Có lẽ một bào thai, nhưng không phải là một con người cử động và có cảm xúc. Dục Thủy nghĩ cái đời sống bí mật ấy và nàng hết sức che giấu cảm nghĩ không cho James biết. Chàng không thể chịu thua hy vọng, ngay cả quyết tâm của chàng tìm cách lấy lại được căn nhà của chàng.
Chàng trở nên mỗi lúc một tức giận hơn với tình yêu bị gia đình ngăn cản, với cả tuổi thơ và cha mẹ. Chàng không ngừng nhớ tới cha mẹ, sống trong căn nhà chàng yêu thích, và chàng tức giận cha hơn là mẹ. Cha chàng phải quyết tâm và đòi hỏi cho chàng, phải áp đặt ý chí của mình lên trên người đàn bà. Không làm như thế là sự yếu đuối của người đàn ông. Chàng không biết rằng chính chàng là một người khác hẳn cha chàng. Tuy chàng không thể yêu thích một gái điếm, một người của chung mọi người đàn ông, nhưng sự chinh phục một nước khác đã thay đổi chàng. Có những người cảm thấy người đàn bà bị chinh phục phải thán phục họ; đó là giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, sự hoàn tất của một chiến thắng cá nhân. Chàng tưởng chàng không phải là một người như thế, nhưng thực ra chàng chính như vậy. Chàng ngạo mạn trong khi cha chàng không như thế. Chàng là một người của một thế hệ đã bị đàn áp thể xác, người đã chinh phục bằng sức mạnh thể chất, và chính vì thế chàng khác hẳn cha chàng, một người không ao ước đàn áp người khác, hoặc kiểm soát bất cứ cái gì.
Nghĩ như vậy hết ngày này sang ngày khác, James đã trở nên đòi hỏi nhiều hơn, áp đảo mạnh hơn, ngay cả với Dục Thủy mà không biết. Nàng rất đỗi ngạc nhiên không hiểu tại sao những gì nàng làm lại thường hay sai trái đối với James. Nàng là người làm gì cũng toàn thiện, một sinh vật chỉ lo lắng làm cái gì cũng đúng, và cũng chính vì sự đúng ấy nàng đã dùng hàng giờ ngồi sắp xếp một chậu hoa trên bàn trong góc phòng khách bé nhỏ, và cũng là phòng ăn nữa. Tuy nhiên sự chú ý vào một chi tiết không ngăn được quyết tâm của nàng phải hoàn tất mọi việc trước khi James về nhà. Nàng không có đầy tớ, và cũng không muốn có; nàng nhớ rằng rất ít phụ nữ tại Hoa Kỳ có đầy tớ. Nhưng nàng làm gì cho hết giờ? Nàng dự định khi mùa đông tới, khi nàng không còn có thể ra công viên được nữa, nàng sẽ đi học. Trong thành phố này có rất nhiều trường học. Nàng đi tìm danh mục và học hỏi trong lúc chờ James trở về vào những đêm chàng phải làm việc khuya. Nỗi tuần đều có những tối như thế, và bao giờ cũng là đêm điên đầu cuối cùng khi tờ tuần báo ra. Đôi khi mãi đến sáng chàng mới trở về nhà.
Nếu nàng đi học, nàng có thể học hành vào những giờ chờ đợi ấy. Nàng đọc sách mượn từ thư viện gần nhà. Đôi khi là sách tốt, đôi khi không. Nàng không có sự hướng dẫn ngoại trừ sự yêu cầu lễ phép của nàng với người thủ thư già về những sách nói về đời sống Mỹ. Nàng đọc những sách này với sự ngạc nhiên bỡ ngỡ mỗi lúc một gia tăng. Nàng thuộc về đâu giữa những người đàn bà này và những vấn đề của họ? Đời sống của nàng chỉ có căn apartment nhỏ này và người nàng yêu.
Liệu có thể tồn tại mãi như thế này không? Có những giờ khi căn phòng chỉ là một cái hộp quá nhỏ, khi tâm trí tốt lành của nàng bồn chồn. Có phải cuộc đời chỉ có thế thôi?
Một hôm nàng hỏi chàng, "James, anh có bạn bè không?" Nàng vừa làm xong bữa ăn tối với một món ăn Nhật Bản mà chàng thích.
Chàng nhắc lại, "Bạn bè?"
Nàng tiếp tục. "Để chúng ta nói chuyện. Em có thể làm những bữa ăn tối ngon lành thế này, có thể là hai người bạn, và chúng ta có thể nói chuyện."
Chàng trả lời, "Anh không có thời giờ với bất cứ ai ngoài văn phòng của anh. Sau này có thể."
Nàng mời một cặp mà nàng gặp ngoài công viên, một cặp người Mỹ gốc Nhật, bây giờ là sinh viên đại học Columbia. Họ rất vui vẻ nhưng dè dặt. Họ cảm thấy chồng của Dục Thủy vẫn là một sĩ quan trẻ. Họ khó quên hẳn được đã từng sống trong trại tập trung tại Arizona, đằng sau hàng rào kẽm gai. Tuy thế buổi tối rất vui vẻ. Người thanh niên Nhật trẻ này, trong lúc phải sống trong trại tập trung, đã có một cái thú khắc những rễ cây, những cái rễ quấn quýt của những bụi cây sa mạc. Dục Thủy khuyến khích họ mang tới một vài tác phẩm đẹp nhất.
Người vợ nhỏ bé nhưng mập mạp trả lời, "Chúng tôi giữ những vật này để nhớ lại."
Trong bữa ăn họ trầm trồ khen ngợi tài nấu nướng của Dục Thủy, nhưng họ ra về sớm. Dục Thủy không mời họ nữa. Nàng dò hỏi khi hai người khách đã ra về, "James, anh không nghĩ họ là những người cùng loại với anh?"
Chàng trả lời tử tế, "Chuyện ấy không quan hệ. Họ tử tế lắm. Anh muốn em có bạn."
Rồi bỗng nhiên tất cả những bồn chồn biến mất. Một hôm khi nàng đi chợ về, nàng cảm thấy mệt mỏi và nằm xuống gường. Có những dấu hiệu làm nàng sợ, kinh nguyệt tới trễ và những thay đổi nhỏ trong người mà nàng nghĩ chỉ là tưởng tượng. Nàng không bao giờ có kinh nguyệt đều đặn. Một lần một bác sĩ tại Nhật bảo nàng rằng sự xúc động khi phải rời bỏ Hoa Kỳ vào cái giai đoạn nàng đang chuyển đổi từ một đứa trẻ thành một thiếu nữ, phải cắt đứt những xúc cảm, không những với bạn bè, mà còn với những khung cảnh quen thuộc, sự cần thiết phải tuân theo truyền thống Nhật Bản vừa xa lạ vừa quen thuộc, đã đặt ra những giới hạn cho tinh thần nàng, và ảnh hưởng tới cơ thể nàng. Cách đó vài tuần nàng đã tự hỏi không biết nàng có thai hay không, đã sợ hãi và nghi ngờ, đã cố gắng ngừa thai. Đây có phải là một gia đình tốt cho một đứa con sinh ra không? Không những chỉ là nơi ở như cái hộp này, không có vườn cho trẻ con chơi đùa, mà còn cả những gì nàng chứng kiến tại công viên nữa, tại đó nàng đã trông thấy những phụ nữ da trắng canh chừng không cho con cái họ gần gũi những đứa trẻ da mầu. Nàng không thể dẫn con nàng ra công viên ấy được. Một đứa con!
Nàng lẩm bẩm, "Không, không."
Bỗng nhiên hôm nay, khi nằm nghỉ, nàng cảm thấy một sự động đậy bên trong nàng, những cử động rất nhẹ, nhưng không phải của nàng. Những dấu hiệu mà nàng từ chối công nhận lại đúng là dấu hiệu của việc có thai. Nàng cảm thấy trong cơ thể nàng, sự động đậy của một đời sống khác. Nó bắt đầu tại chính đây, đã quá trễ rồi. Đứa con đang sống.
Nàng nằm im lặng trong kinh hoàng, rồi nàng nằm úp mặt xuống và khóc vào cái gối.
° ° °
May mắn là đứa con chưa sinh ra không biết lúc nào mẹ nó khóc. Nó bắt đầu một cách vui sướng, dù được mong đợi hay không cũng thế, và sự đau đớn của người mẹ không làm nó quan tâm. Nó khôn ngoan sống một mình, tách biệt với người mẹ, sửa soạn cho một thế giới do chính nó tạo nên, tham lam lớn lên, ngủ cái ngủ say sưa của một đứa trẻ chưa sinh, mà chỉ có cái chết, giấc ngủ cuối cùng mới có thể tương đương trong sự quên và bình an. Nhưng mỗi ngày nó thức giấc nhiều hơn một chút, nó ngủ ít hơn, đạp chân vươn tay, sửa soạn cho nó cái lúc chào đời căng thẳng, sự phân cách đầu tiên giữa nó và cõi vĩnh hằng. Đối với nó thời gian đã bắt đầu.
Đây là Lạc Nhị Nó không biết mẹ nó thường khóc lóc. Nó mải mê trong cái tiến trình của nó, không suy nghĩ và vẫn lớn lên. Nó không biết và không bận tâm sẽ sinh ra với bà mẹ nào, nó không biết đến sự nhập một mãnh liệt trong cái chỗ ở khởi đầu của nó. Nó ngủ và hấp thụ lương thực qua cái rốn, thỉnh thoảng nó nhúc nhích với một sự bồn chồn mỗi lúc một gia tăng. Nó không biết đời sống của nó là một bí mật sâu xa giữa nó và mẹ nó.
Dục Thủy không cho James biết về những gì nàng mới biết. Nàng khám phá rằng người chồng Mỹ không có hạnh phúc, người chồng mà nàng kết hôn một cách điên cuồng, và vẫn còn yêu nồng nàn. Chàng làm việc cực kỳ vất vả; nàng tin rằng chàng tử tế và vẫn yêu nàng, bởi vì có những giờ phút tốt cùng âu yếm giữa hai người, những giờ nàng nằm trong vòng tay của chàng và dâng hiến cho chàng, khi hai người trở thành một trong ân ái, mọi tư tưởng im lặng, mọi cảm giác mất đi trong sự nhập một của thân thể họ. Và bây giờ nàng còn biết đến một người thứ ba bí mật. Có phải người thứ ba cũng tham dự vào sự nhập một này không? Nó có tự hỏi, có cảm thấy vùng biển riêng của nó bị quấy rối bởi giông bão bên ngoài không?
James hỏi, "Em có chuyện gì thế? Em suy nghĩ gì thế? Tâm hồn em ở tận đâu. Hãy trở lại với anh."
Nàng giơ tay ra. "Em ở đây. Thấy không, em đang ở đây với anh mà."
Không, không, nàng sẽ không nói cho chàng biết. Bởi vì nàng không phải là tất cả đối với chàng. Nàng từ lâu đã biết chàng có những bí mật không cho nàng biết. Chàng sống tách biệt, chàng có những ý tưởng không thể chia xẻ với nàng. Đây không phải chỉ là những ý tưởng của chàng về căn nhà chàng, gia đình chàng mà nàng đã khiến chàng phải xa cách chàng, tuổi thơ ấu của chàng mà nàng không thể chia xẻ. Có nhiều thứ nàng không hiểu về cái thế giới của chàng. Chàng quan tâm tới chính trị, và nàng không thể hiểu được sự quan tâm này. Chàng đọc những sách mà nàng không đọc được, đôi khi chàng rất nổi giận khi nghe tin qua chiếc radio nhỏ, và chàng nhăn mặt trên tờ báo hàng ngày. Đối với nàng những thứ này chẳng quan hệ gì, nhưng nếu quan hệ với chàng như thế thì nàng có phải quan tâm không? Khi nàng cố hiểu những vấn đề ấy, hỏi chàng nhiều câu hỏi, muốn chàng giảng dậy, thì chàng trả lời với cố gắng che giấu sự nóng nẩy. Không gì làm tan nát lòng nàng bằng cuối cùng chàng mất đi sự kiên nhẫn tự kiềm chế, và mỗi lúc một sắc bén hơn.
Một hôm nàng phải nói. "Qúa khó cho anh có thể dậy được em."
Chàng cãi lại. "Không, không khó khăn gị Anh mệt mỏi mỗi khi về nhà."
Nhưng chính là chuyện ấy. Nếu nàng có thế đi học như dự định, nàng có thể học hỏi về Hoa Kỳ. Nhưng không còn vấn đề đi học nữa. Chuyện ấy vô dụng thôi vì đứa con sắp tới. Nàng không thể ngăn cản đứa con, mặc dù nàng cố gắng. Nàng nói chuyện với người bạn Nhật, và hai người cùng đi bác sĩ. Bác sĩ cho biết đứa bé đó phải để sinh ra. Bây giờ quá trễ rồi. Hơn nữa bác sĩ này không hành nghề phá thai. Dẫu sao nàng cũng rất vui mừng. Thật là bất công cho đứa con nếu bị hủy diệt trước khi nó sinh ra. Nó không có lỗi gì khi trở thành một hài nhị Đây là định mệnh của nó.
Mùa thu qua đi và đầu mùa đông tới. Nàng trở nên gầy ốm và lo lắng trước sự bí mật, và nhiều lần suýt nữa thú nhận với James, nhưng nàng cố gắng không nói ra. Khi những lời nói vừa ra tới môi nàng, nàng không thể nói ra được, không phải vì nàng sợ chàng, vì quả thực nàng không sợ, nhưng nàng cảm thấy sự bấp bênh của đời sống nàng. Ngay việc thuê căn apratment này cũng là thuê từng tháng một. Làm thế nào người ta có thể sống từng tháng một?
Chàng nói, "Một ngày chúng ta sẽ trở về nhà. Thời gian ấy sẽ tới. Ngay cả mẹ anh từ chối trong lúc bà ta còn sống, một ngày nào đó bà ta sẽ chết. Lúc ấy bà sẽ không từ chối dược nữa."
Dục Thủy kêu lên, "James! Đừng nói về cha mẹ như thế. Anh sẽ bị trừng phạt."
Chàng chai đá một cách lạ lùng. "Cái chết là điều tự nhiên. Người già chết đi là một điều tốt. Sẽ không có tiến bộ cho đến khi họ chết đị"
"James, bà ấy là mẹ anh đấy!" Dục Thủy đưa lòng bàn tay mềm mại che miệng chàng lại.
Chàng cãi lại, đẩy tay nàng ra. "Bà ta là một người đàn bà rất giới hạn. Bà ta sinh ra và lớn lên trong cái thành phố nhỏ ấy. Bà ta không thể hoặc sẽ không hiểu rằng mọi thứ đều thay đổi."
Dục Thủy nói, "Em yêu thành phố nhỏ."
Chàng trả lời, "Anh cũng biết thế, và anh thấy khó tha thứ việc mẹ anh không cho anh sống ở đó."
Dục Thủy cương quyết nói, "Em không bao giờ mong mẹ anh chết. Em không thể mong cho bất cứ ai chết. Em sợ phải làm như vậy."
Chàng nói, vẫn còn lạ lùng. "Đó là bởi vì em chưa bao giờ giết người. Tại sao, Dục Thủy hãy nhìn đây - anh đã được huấn luyện để giết người. Không khó đâu. Đôi khi anh ngồi nghe tên chủ bút của anh, anh không thể không tiếp tục suy nghĩ làm thế nào anh có thể giết hắn, giả dụ hắn là kẻ thù của anh. Anh có thể trông thấy chỗ sơ hở trong cái thân hình to lớn của hắn. Anh sẽ biết cách tự bảo vệ chống lại hắn, cái điểm yếu là đây, tại cổ hoặc bên cạnh sườn. Lưỡi lê sẽ lụi đúng yếu điểm của hắn."
Nàng đứng nhìn chàng, thất thần với nỗi kinh hoàng gia tăng. Nàng đã lau chén, một chiếc khăn choàng màu hồng quấn ngang thắt lưng, và tay nàng trong chậu rửa bỗng nhiên nắm lại.
Chàng cười tọ "Đừng sợ, Dục Thủy, anh sẽ không bao giờ làm thế. Đó chỉ là một phần của việc huấn luyện thôi. Anh kể cho em để giải thích tại sao cái chết không còn đáng ghê sợ với anh nữa."
Nàng không trả lời. Nàng quay vào bồn rửa và bắt đầu rửa chén trong làn nước nóng đầy xà bông.
Dĩ nhiên chàng yêu mẹ. Chàng sẽ không tức giận mẹ như thế nếu chàng không yêu bà ta.
Nàng tủi nhục suy nghĩ. "Ta nên ra đi. Ta đã cản giữ chàng khỏi những gì chàng yêu thích nhất."
Làm thế nào nàng ra đi được? Nàng có số tiền nhỏ ấy tại ngân hàng San Francisco, nhưng nàng không có nơi nào để đi. Nếu nàng viết thư cho cha, có lẽ ông ta sẽ gửi tiền thêm cho nàng, nhưng hồi ấy ông đã bảo nàng đừng bao giờ trở lại. Một đời sống thế nào nếu trở về căn nhà của cha nàng, và đứa con nữa, ai muốn đứa con ấy ngoại trừ nàng? Con nàng và cha nàng không thể sống trong cùng một căn nhà được. Nàng sẽ luôn luôn là trái đệm giữa hai người. Nàng trông thấy đứa con nhỏ, đương nhiên giống James, vì nàng nghe nói máu da trăng mạnh hơn các giống khác, và màu da trắng không bao giờ che giấu được. Một đứa trẻ như thế có thể sống hạnh phúc trong một quốc gia mà mọi người đều mắt đen và da vàng không? Nó phải ở lại đây, giữa những người giống như nó. Như vậy làm thế nào nàng bỏ đi được?
Nàng cũng thấy khó gặp những người bạn Nhật, và dần dần nàng tránh né họ. Nàng không thể nói cho người đàn bà Nhật ấy biết điều nàng suy nghĩ ngày đêm, vì thế nàng lấy cớ không được khoẻ, và phải nghỉ ngơi nhiều. Hai vợ chồng người ấy bận học, và dần dần nàng không gặp ai cả.
Rồi một hôm James gọi điện thoại cho biết chàng đưa một người bạn về nhà chơi; người ấy là Monica, mà chàng đã cho nàng biết là người bạn thiếu thời của chàng. Monica tới thăm tại văn phòng chàng, và yêu cầu được gặp Dục Thủy. Thế là chàng đưa nàng về nhà tối hôm ấy, và Dục Thủy sửa soạn một bữa ăn Nhật Bản đặc biệt. Giọng nói của chàng rất vui vẻ trên điện thoại, và Dục Thủy rất sung sướng nghe thấy cái giọng ấy, cái giọng mà nhiều tháng nàng chưa hề được nghe.
Dục Thủy lau dọn lại căn apartment nhỏ, mua một bó hoa cúc nhỏ, và rồi mua luôn ba bông lớn màu vàng, giống như những bông cúc cha nàng trồng hàng trăm bông trong vườn về mùa thụ Nàng dùng hai tiếng đồng hồ để cắm hoa, cố gắng tạo ra cái hậu quả của không gian trong những căn phòng không có khoảng trống này, và cuối cùng dùng cái cửa sổ và không gian của bầu trời và một vài nóc nhà làm bối cảnh.
Đồ ăn phải được nấu nướng cẩn thận, gạo phải vo đi vo lại cho tới lúc nước thật trong; nàng sẽ làm cơm hấp, những miếng củ cải tỉa thành những bông hoa, dùng làm trang trí cho món cháo gà và cá, hai món phải có đủ cả đầu đuôi, bởi vì nàng không thể chịu đựng được khi trông thấy những con cá bị chặt đầu như người Mỹ thường làm. Một con cá trông rất đẹp nếu còn nguyên con, nhưng trông dễ gớm nếu không có đầu. Nàng lau bóng chén đĩa, lau chùi nhà bếp cho tới lúc đứa con phản đối, và nàng phải ngồi xuống để làm nó im lặng.
Nàng đã đặt tên cho nó. Người ta phải gọi tên con là gì trước khi nó sinh ra. Nàng đã suy nghĩ rất nhiều về tên con. Đứa con phải có tên gì? Một cái tên của riêng nó, không phải tên cha mà cũng không phải tên mẹ. Có một tên Mỹ là Joseph, nhưng nàng không thích. Nàng đã nghĩ dùng tên Kiến Sơn, tên người anh đã chết. Nhưng đứa con này có quyền lấy tên anh nàng không? Nàng không muốn dùng tên ấy mà không được phép, và bây giờ không ai có quyền cho phép ấy nữa. Nàng tưởng tượng khuôn mặt nhỏ bé của đứa con, không giống bất cứ người nào nàng đã biết, và thế mà giống mọi người, một đứa con của đời. Nàng không gọi tên con là James, khi người mẹ của James từ chối sự hiện diện của nó. Thế thì tại sao không gọi nó là Lạc Nhi, đứa con lạc loài của nàng? Cái giây phút nàng gọi cái tên ấy lên, thì cái tên ấy đã là tên con nàng. Nàng trông thấy một bộ mặt nhỏ bé linh động, mắt to mà màu không phân biệt được, nhưng là một khuôn mặt sống động; một đứa trẻ như thế rất thích hợp với cái tên Lạc Nhị Bây giờ nàng nói chuyện với con, gọi nó là Lạc nhị Khi nó nóng nẩy, vì nàng đi lại quanh căn apartment, rửa ráy, lau nhà, hoặc nàng đứng lâu thái rau để làm món ăn, nàng ngọt ngào mắng con.
"Lạc Nhi, mẹ không thể ngồi xuống được. Thực ra mẹ ngồi xuống được, nhưng mẹ chưa bao giờ trông thấy một người đàn bà nào ngồi xuống khi thái rau. Người ta phải đứng. Vì thế mẹ xin con ngoan ngoãn."
Nhưng hài nhi không ngoan ngoãn, và nàng phải nằm xuống nghỉ.
Người đàn bà này, Monica, có nhận biết được cái mà James không nhìn ra không? Cô ta là địch hay là bạn?
Cái giây phút nàng trông thấy Monica, nàng biết đây là một người bạn. Một người con gái cao xinh đẹp, tóc vàng và duyên dáng, bước vào phòng cùng với James. Dục Thủy nhìn nàng với sự thán phục ngay lập tức. Dĩ nhiên đây phải là người con gái James nên lấy, và ngay lập tức nàng thông cảm với mẹ James. Dĩ nhiên Monica là người của chàng, và nếu nàng biết có một người đàn bà như thế chờ đợi James, nàng chắc chắn đã từ chối James rồi, bởi vì nàng yêu chàng lắm.
Nàng chìa tay ra, không nói nên lời. Monica hai tay nắm lấy tay nàng.
Monica nói bằng một giọng to và ấm áp. "Tôi rất muốn gặp cộ Tôi biết James cả đời. Chúng tôi coi nhau như anh em. Tôi hy vọng anh ta đã nói cho cô biết thế rồi."
Dục Thủy nói, "Anh ấy đã bảo cho tôi biết rồi."
Nàng ngập ngừng, không thể rời mắt khỏi người con gái tóc vàng tuyệt vời, mắt xanh nhạt, da trắng mịn và cái miệng ngọt ngào.
James nói, "Monica, bỏ nón ra đị" Chàng không chú ý đến nàng, nhưng rất mừng khi gặp nàng. "Hãy tự nhiên như ở nhà, Monica, một nơi bần cùng nhưng là nhà của chúng tôi. Dục Thủy, em cư xử thế à?"
Dục Thủy lẩm bẩm, "Em ngạc nhiên quá."
James hỏi, "Ngạc nhiên cái gì?"
Dục Thủy trả lời, vẫn chưa hoàn hồn. "Monica quá đẹp! Em không ngờ thế. Anh không cho em biết trước."
Hai người kia bật cười, nhìn nhau bằng một sự thích thú hiểu biết. Monica hăng hái nói, "Ôi, cô xinh quá. James, anh không cho em biết cô ấy xinh thế này. Em không ngạc nhiên khi anh điên cuồng vì cô ta nữa. Tại sao, em có thể gắn cô ấy lên ve áo em, như một bông hoạ"
Dục Thủy cũng cười và thấy yêu mến Monicạ Ôi, nàng rất vui mừng thấy cô ta như vậy, một người con gái cao lớn tử tế, và vô cùng đẹp đẽ.
Nàng lấy lại bình tĩnh và nói, "Xin mời cô ngồi xuống. Để tôi lấy trà. James dặn tôi tối nay chỉ ăn đồ Nhật thôi. Xin lỗi cộ"
Nàng cúi người chào và bước ra khỏi phòng, vào một phòng bếp nhỏ bé và đóng cửa lại. Nàng ngồi xuống ghế một phút để thở. Nàng mắng thầm đứa con trong bụng, "Lạc Nhi, xin đừng đạp nữa. Chiếc khăn choàng nhà bếp có thể che giấu một vài thứ thôi, chứ không che giấu được tất cả. Con không được mời ăn. Xin hãy giúp mẹ đi con!"
Cái thai im lặng ngay trong lúc tim nàng cũng im lặng; rồi nàng đứng dậy pha trà và rót trà ra.
Căn phòng bên ngoài chiếc cửa đóng cũng im lặng nữa. Nàng có thể nghe thấy giọng nói của họ, nhưng không nghe rõ lời nói. Có lẽ họ đang nói chuyện về nhà của chàng, về mẹ chàng, về những thứ họ không thể nói trước mặt nàng. Điều này tự nhiên phải thế, nhưng dẫu sao nàng cũng cảm thấy đôi chút cô đơn; nàng ở lại trong bếp để pha trà, và cho họ nhiều thời giờ hơn.
Monica nói, "James, cô ta đáng yêu quá. Em tin nếu mẹ anh chỉ cần trông thấy cô ấy một lần thì sẽ khác hẳn."
James chặn lại. "Tôi nghĩ có lẽ đến Giáng Sinh - "
Monica nói với đầy cảm tình. "Em cũng nghĩ vậy." Nàng rất nhiều cảm tình. Cảm tình của nàng rực sáng trên mặt và trong nụ cười mỉm, trong sự hăng hái khi nàng nghiêng trên ghế về phía chàng. Nàng không bận tâm về nàng, và chàng nhận thấy điều này và hơi hối hận, lo đãng nhưng buồn bã. Nếu chàng không gặp Dục Thủy thì liệu Monica có yêu chàng không, và chàng có yêu nàng không. Nếu mẹ chàng tin rằng hai người không thể yêu nhau, thì mẹ chàng sẽ bớt tự tin.
Chàng bảo Monica, "Tôi cảm thấy tôi có thể nói bất cứ chuyện gì với cộ"
Nàng trả lời, "James, anh có thể."
"Cô biết cái điều mẹ tôi luôn luôn hy vọng, về tôi và cộ"
"À, có chứ." Monica trả lời ngay lập tức. Nàng không đỏ mặt và đôi mắt sáng rỡ của nàng vẫn trong lành như bao giờ.
Chàng hỏi, "Ngay cả nếu tôi không bao giờ gặp Dục Thủy."
Nàng nói. "ồ, em không bao giờ nghĩ về anh như thế. Em rất thích anh.
James, anh biết thế. Anh ạ, em không bao giờ tưởng tượng cuộc đời không có anh, lúc đó và bây giờ cũng vậy. Nhưng em không tin rằng cái lòng quý mến nhau như thế có thể đưa tới tình yêu lấy nhau. Còn anh thì sao, hãy nói một cách thành thực đị"
Chàng nói hầu như không sẵn sàng. "Tôi cũng không nghĩ như vậy."
Nàng dò hỏi, "Thế thì tại sao anh nói về chuyện này?"
Chàng đề nghị, "Nếu cô có thể khuyến dụ mẹ tôi. Có thể giúp được không?"
Nàng trở nên suy nghĩ, hai bàn tay thanh tú trắng ngần đan vào nhau trên đầu gối. "Em biết ý anh muốn gì. Tại sao không? Em sẽ cố gắng. Em sẽ dụ dỗ mẹ anh trái với ý của bà. Em sẽ bảo bà Dục Thủy là người đáng yêu đến như thế nào - em gọi tên cô ta có đúng không? Và chúng ta chờ xem - hãy chờ coi."
"Monica, nếu có thể - "
Nàng nói với cả tấm lòng. "James, em sẽ, nhưng đôi mắt ấy! Qúa to quá đen, và lông mi thẳng. Có phải mọi con gái Nhật đều như thế - mọi người?"
"Dục Thủy là người con gái đẹp nhất tôi trông thấy tại Nhật Bản." Chàng nói với vẻ khiêm tốn đúng cách cho một người chồng.
Monica nói rộng rãi hơn. "Đẹp hơn mọi cô gái em đã từng trông thấy tại Hoa Kỳ. Em không trách anh khi yêu cô ta đâu. Em đứng về phía anh. Em tuyên chiến với ai chống đối lại hôn nhân này của anh."
"Monica, cô thực là tuyệt vời!" Chàng cảm thấy hứng khởi. Nàng đã làm chính đáng những gì chàng đã làm, và có lẽ nàng có thể làm cái mà cha chàng không thể làm được.
Monica nói, "Nếu mẹ anh không nhượng bộ, em sẽ mời Dục Thủy đến thăm em, và em sẽ tổ chức một party và mời mọi người tới, và chúng ta hãy chờ xem."
Chàng bắt đầu hoảng, "ồ, tôi không biết - "
"James, đừng hèn nhát! Chúng ta phải bắt buộc mẹ anh. Anh sẽ có mặt tại đấy vào lúc Giáng Sinh?"
Nàng đã tràn ngập chàng với quyết tâm, lạc quan và năng lực ấm áp.
Dục Thủy mang trà ra vào đúng lúc ấy. Monica bắt đầu hỏi nàng về trà đạo mà nàng nghe hoặc đọc ở đâu đó nhưng nàng không hiểu. Dục Thủy e lệ giải thích trà đạo cho nàng. Chưa ai từng hỏi nàng bất cứ cái gì về Nhật Bản, và nàng rất thích nói về căn nhà của nàng, cha nàng, mẹ nàng, những bông hoa và bàn thờ. Monica rất duyên dáng trong sự tò mò, một sự chú ý thực lòng, James ngạc nhiên thấy thế. Chàng hiểu điều Dục Thủy nói khi nàng cho biết không ai hỏi nàng về Nhật Bản. Người Mỹ không hỏi, đúng như thế. Họ kể ra nhưng họ không hỏi. Chàng lắng nghe giọng nói ngọt ngào, hơi ngập ngừng của Dục Thủy. Nàng dường như quên hẳn chàng. Nàng chỉ nói chuyện với Monica thôi, và thích thú lắm. Có phải nàng đã quá cô đơn không? Chàng ngồi ngắm nàng, dịu dàng đối với nàng, hối hận chàng đã thường hay càu nhàu. Nàng có hiểu nỗi đau đớn về lòng hoài nghi của chàng không? Có lẽ Monica có thể giúp được cả hai. Chuyện này phải chấm dứt với kết quả tốt đẹp.
° ° °
Cái hương thơm của sự hiện diện của Monica đã có hậu quả vĩnh viễn, sau khi nàng ra về. Sự thành thực của nàng tạo ra một ánh sáng dịu dàng trong James, và lần đầu tiên trong nhiều tuần lễ, chàng nhìn Dục Thủy với một cái gì gần như khiêm tốn mà chàng cảm thấy.
Chàng bảo nàng, "Em thực là ngọt ngào, món ăn em làm ngon hơn bất cứ cái gì anh đã từng ăn. Monica nghĩ em cắm hoa thực là đẹp và anh bảo cô ta không ai có thể cắm hoa như em. Em quá đẹp, Dục Thủy của anh ơi, Monica bảo thế."
Chàng lại nhìn thấy nàng đích thực như trước; sự hoài nghi đã làm mờ mắt chàng, nhưng bây giờ chàng nhìn nàng qua mắt Monicạ Dục Thủy xinh đẹp; nàng có cái duyên của một con mèo con, cái thân hình nhỏ nhắn của nàng, hai bàn tay thanh tú, quá gọn gàng trong những cử chỉ chính xác, sự tận tụy với những gì nàng làm, tất cả lại một lần nữa duyên dáng hấp dẫn. Chàng có thể trông cậy Monicạ Chỉ là vấn đề thời gian. Mẹ chàng sẽ tin những gì Monica nói.
Hai người hầu như hạnh phúc lại như trước. James tử tế đến nỗi Dục Thủy suýt nữa báo cho chàng biết về Lạc Nhị Đáng lẽ nàng đã cho chàng biết, nhưng tại vì nàng cảm thấy hạnh phúc của chàng vẫn còn buộc chặt với căn nhà chàng, gia đình chàng, thành phố của chàng, cái thế giới chàng trú ngụ trong tuổi thơ ấu của chàng. Nàng không thể tin chắc có hạnh phúc cho tới khi chàng có thể tạo ra một thế giới riêng biệt cho hai người. Khi nào chàng như thế, khi nào nàng tin chắc chàng đã biến đổi từ quá khứ vào hiện tại, khi họ có thể từ bỏ cái hộp nhỏ này nơi họ đang sống với nhau, và tìm một căn nhà nhỏ giữa một khu vườn nào đó mà chàng coi là nhà chàng, thì nàng sẽ kể cho chàng biết. Nhưng tất cả những việc này có thể kịp xảy ra được không?
° ° °
Nàng nói, cố gắng cười, "Em ăn nhiều quá. Em đang mập ra. Không khí tại Hoa Kỳ rất tốt cho em."
Nàng giả bộ và ẩn nấp sau những giả bộ ấy, chờ đợi. Nhưng chờ đến bao giờ? Monica viết cho James một lá thự Lá thư nằm trên bàn bên cạnh cửa, và Dục Thủy không dám mở ra coi. Có một cái gì giữa James và Monica, ký ức lâu dài của tuổi thơ, và nàng không có quyền xen vào giữa. Nàng thực lòng tin tưởng Monica, nhưng còn những kỷ niệm lâu dài giữa Monica và James. Khi James về nhà, nàng giơ lá thư lên.
"Ngày hôm nay, của anh, James."
Chàng vội xé thư ra ngay tại chỗ, và nàng nhìn mặt chàng lướt qua những trang giấy to màu trắng ngà. Đây là một lá thư quan trọng - nàng có thể biết thế khi nhìn mặt chàng. Chàng bỗng vò nhàu lá thư, ném vào xọt rác, và bước vội vào phòng ngủ.
"Em không xem được, phải không?" nàng gọi với theo chồng.
"Em muốn đọc thì đọc," chàng trả lời, không quay lại. Chàng chua chát nghĩ có một lúc nào đó nàng phải biết.
Vì thế nàng nhặt thư lên từ sọt rác và cẩn thận vuốt thẳng ra. Giấy này thực là đẹp, quá mịn, như làm bằng taỵ Nàng tin ở Hoa Kỳ không có gì làm bằng tay cả.
"James thân mến,
Em tới thăm mẹ anh như em nói với anh. Em cho mẹ anh biết về Dục Thủy thân yêu nhỏ bé của chúng ta, mô tả nàng, nói ra những gì em cảm thấy. Em không để cho mẹ anh nói xen một lời - anh biết mẹ anh là người thế nào, giọng của bà sẽ tiếp tục như dòng nước bạc, và nói át giọng mọi người khác khi bà muốn thế. Em là người nói và mẹ anh phải ngồi nghe. Em nghĩ em đã có kết quả tốt to lớn và em đang nghĩ tổ chức party Sinh Nhật. Mẹ anh để em nói hết, không trả lời một câu. Nhưng đáng lẽ em phải biết mẹ anh giữ một quân bài thắng trong suốt lúc ấy. Anh biết cái nhìn của mẹ anh, cái vẻ quyết liệt rực rỡ như kim cương, khi bà rất đúng.
James, tại sao anh không cho em biết về cái luật ấy? Có một luật. Đó là quân bài thắng của mẹ anh. Mẹ anh nói, "Cháu ơi, ngay cả bác làm cái cháu muốn bác làm, nhưng vẫn bất hợp pháp."
Em không tin thế cho đến lúc em nói chuyện với ba anh. Thực là lạ lùng, anh có thể lớn lên tại một nơi nào đó mà không cần đến luật pháp? James, có một đạo luật. Anh không thể kết hôn với Dục Thủy trong tiểu bang của chúng tạ Ba anh nói không thể thay đổi được cái đạo luật ấy - bác trai nói người ta phải sẵn sàng cho một sự thay đổi. Cảm xúc làm ra luật và cảm xúc có thể thay đổi. Nhưng không ai thay đổi trong thành phố của chúng ta, kể từ khi thành phố bắt đầu hai trăn năm trước đây.
Em cứ nghĩ về Dục Thủy. Anh là một người đàn ông và anh đứng trên quan điểm của anh. James, em nghĩ anh nên tạo lập một gia đình ở nơi khác. Thế giới này rắc rối quá!
Monica”
Dục Thủy đọc từng chữ cẩn thận và sự hiểu biết dâng lên trong tâm trí nàng và tràn qua người nàng như một độc tố. Cái cổng vào Hoa Kỳ đóng lại đối với nàng. Nàng chưa hề kết hôn với James. Luật pháp cấm đoán việc ấy. Nàng không bao giờ có thể kết hôn với chàng. Lạc Nhi, Lạc Nhi!
Nàng bỏ lá thư vào ngăn kéo của chiếc bàn giấy nhỏ. Nàng vào trong bếp và hâm lại món thịt quay nàng mua buổi sáng và mở nắp hai cái nồi đang hấp rau. Tại sao James không nói cho nàng biết? Nhưng nàng biết chàng không thể chịu đựng được phải kể cho nàng. Như vậy chàng cũng có một bí mật, một bí mặt đáng sợ. Bây giờ nàng hiểu tất cả mọi chuyện, tại sao chàng buồn thế, tại sao chàng hay nóng nẩy hoặc bồn chồn. Chàng rất bồn chồn, và nàng tự hỏi có phải mọi người Mỹ đều như thế không. Buổi tối chàng không thể ngồi im lặng, ngay cả khi ngồi với nàng. Sự bồn chồn của chàng là một áp lực gia tăng, cuối cùng nó bùng nổ thành những cơn dục vọng bão tố khiến nhiều khi chàng trở thành hung dữ. Rồi chàng ngủ, mệt nhoài. Nhưng cái chu kỳ lại bắt đầu trở lại. Nhiều lần nàng tự hỏi tại sao không có bình an trong tình yêu của chàng. Bây giờ nàng hiểu. Những giọt nước mắt đốt mặt nàng và nhỏ xuống sàn nhà. Tình yêu của nàng đã chuyển thành một nỗi lo lắng. Họ sẽ phải làm gì?
Khi chàng ở phòng ngủ ra, thay mặc quần áo cũ và đôi dép da đi trong nhà, nàng giơ hai cánh tay ra và chạy lại với chàng.
Nàng nức nở, "Tội nghiệp James. Em rất tiếc. Đó là lỗi của em khi kết hôn với anh. Em đã làm anh đau khổ trong khi em chỉ muốn anh có hạnh phúc hạnh phúc. Em sẽ làm thế nào?"
Chàng ôm nàng trong cánh tay và can đảm nói. "Chúng mình sẽ sống ở một nơi khác. Chúng ta sẽ xây dựng một căn nhà khác. Chúng ta sẽ quên ngôi nhà cổ tại Virginiạ"
"Nhưng tổ tiên của anh xây căn nhà đó cho anh." Nàng thì thầm. Tổ tiên giống như những vị thần. Người ta có thể quên được thần thánh không?
Chàng vỗ về lưng nàng; chàng vuốt ve vai nàng với những cử động mau lẹ và lo lắng. "Anh nghĩ tổ tiên anh làm căn nhà ấy cho chính họ. Anh nghĩ chúng ta có thể làm một căn nhà khác cho chúng tạ Anh sẽ giầu. Anh sẽ xây một căn nhà lớn hơn. Anh xấu hổ vì họ."
Nàng cảm thấy tim chàng đập mạnh bên dưới má nàng. Chàng tức giận, chàng đau đớn. Chàng muốn con đường riêng của chàng. Nàng đúng, cảm thấy trái tim nóng giận đập mạnh không phải cho nàng mà cho chính chàng; nàng trở nên im lặng và nước mắt khô đi. Dẫu sao nàng phải giữ bí mật của nàng. Một thế giới bình yên và an toàn không thể xây trên tức giận. Không, nàng phải suy nghĩ, nàng phải chờ đợi, và tìm cách làm thế nào. Đứa con sẽ sinh ra trái luật. Tình yêu đã biến đứa con thành một kẻ phạm tội ác bé nhỏ, dù nó rất ngây thợ Hai người cũng ngây thơ nữa, nhưng sự trừng phạt phải rơi xuống đứa con nàng. Hai người có thể chia tay, ngay cả có thể quên được nhau, nhưng Lạc Nhi sẽ không có nơi nào để nằm xuống. Ôi, nàng sẽ phải suy nghĩ thế nào để giải quyết vấn đề này!
"Vào đây," nàng bảo chồng. Nàng lùi ra khỏi cái trái tim tức giận và đập mạnh của chàng. Nàng lau mắt trên chiếc khăn choàng mà nàng không bao giờ cởi ra. "Em làm món thịt bò quay, James. Chúng ta ăn và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Vào đây - vào đây."
Nàng đan ngón tay vào những ngón tay của chàng và hai người ngồi xuống; nàng đặt món ăn nóng hổi lên bàn. Nàng thích nấu nướng, và mỗi món ăn được sửa soạn với cái phong vị tự nhiên của nàng, một chút trái cây hoặc rau, một ít màu sắc và sắp xếp để cám dỗ mắt trước. Bây giờ chàng nhận thấy điều đó tuy trước đây chàng không nhận thấy, và ôm nàng vào taỵ "Dục Thủy, anh thề rằng anh coi như không có đạo luật ấy."
Nàng bày tỏ sự phản đối dịu dàng thường xuyên của nàng. Nàng đặt lòng bàn tay ấm áp lên miệng chàng. "Xin đừng thế. Chúng ta cứ sống theo ý mình, thế thôi."
Chàng ngạc nhiên thấy nàng vẫn như thường, và chàng không thể tin rằng nàng hiểu hết sức nặng trong lá thư của Monicạ Chàng không biết nàng hiểu được bao nhiêu, chàng chưa bao giờ đào sâu sự hiểu biết của nàng theo cách Mỹ. Nàng dường như biết tất cả, chấp nhận tất cả, và rồi bỗng nhiên chàng tìm thấy một điểm cốt lõi nào đó nàng không nắm vững, hoặc không hiểu, đã bác bỏ cho là không quan trọng. Với ý chí mạnh mẽ của nàng về đời sống, có lẽ cái luật ấy không quan hệ gì đối với nàng. Bỗng nhiên tinh thần chàng thoải mái. Chàng vui mừng nàng đã biết cái đạo luật ấy. Bây giờ chàng chờ đợi, sống như nàng nói, làm việc, và giải pháp sẽ tìm ra giản dị bằng cách tiếp tục sống.
Chàng thì thầm, "Em ơi, cơm ngon quá." Chàng lao xuống chiếc ghế dài và ngủ luôn.