Tôi đã từng xem một bộ phim khá lâu rồi nên cũng chẳng nhớ tên là gì nữa, chỉ in lại trong đầu câu nói của cô gái bán nhẫn với anh chàng ấy, nội dung đại loại là: “Nếu anh và chị ấy thực sự có duyên thì chiếc nhẫn đeo vừa ngón tay út bàn tay trái của anh cũng sẽ đeo vừa ngón tay áp út bàn tay trái của chị ấy”.
Sinh nhật năm tôi mười tám tuổi, mẹ có mua tặng một chiếc nhẫn. Mẹ không ướm thử nhưng chiếc nhẫn ấy có thể đeo cả ba ngón bàn tay trái của tôi: trỏ, giữa và áp út. Ngón tay tôi vốn dĩ khá đều.\
Nhưng tôi chọn đeo ngón tay áp úp.
Bạn bè tôi thoạt đầu cũng ngạc nhiên, hỏi tôi tại sao lại đeo nhẫn ngón ấy? Tôi chỉ cười.
Tôi vẫn nhớ đến câu nói trong bộ phim tôi đã xem.
Một ngày nào đó, tôi sẽ đề nghị một người nào đó đeo thử chiếc nhẫn của tôi. Anh ấy có thể sẽ hiểu, hoặc không. Nhưng ý của tôi, đúng như những gì các bạn đang nghĩ.
Lần đó đi xe bus, tôi gặp một ông bố đang bế đứa con nhỏ chắc chỉ chừng hơn một tuổi lên xe. Đứa bé rất đáng yêu. Tôi nhường ghế nhưng anh nói chỉ cần tôi bế hộ cháu là được. Anh sẽ đứng.
Tôi không biết có phải tôi bế trẻ con khéo, gương mặt tôi quá già hay tại vì ngón tay tôi đeo nhẫn mà anh lại hỏi tôi rằng:
- Cô đã có cháu chưa.
Lúc đó tôi thực sự rất xấu hổ. Tôi lúng túng mỉm cười:
- Em vẫn còn đang đi học.
- Vậy à, xin lỗi cô nhé, anh tưởng cô kết hôn rồi.
Hai bố con xuống xe, anh cảm ơn tôi, còn giơ tay con vẫy vẫy khi chiếc xe bus chuyển bánh.
- Con chào cô nhé.
Hình ảnh ấy thật ngọt ngào.
Tôi chuyển nhẫn qua đeo ngón tay giữa.
Nhưng tôi vẫn muốn làm phép thử.
Tôi làm phép thử với người tôi yêu và với cả những người tôi chỉ thích, chưa yêu. Tất cả không vừa, trừ một người – nhưng sau đó chúng tôi cũng chỉ là bạn.
Phép thử ấy, tôi vẫn đơn giản coi là một chuyện đùa. Người ta yêu nhau hay chia tay nhau, đâu vì những thứ ấu trĩ như thế.
Cho đến mùa hè năm nay tôi bên cạnh anh. Chúng tôi biết nhau khoảng mười năm, chơi với nhau 2 năm và lúc đó yêu nhau được vài tháng. Tôi tháo chiếc nhẫn đưa cho anh thử. Trước khi làm vậy, tôi đã kể ý nghĩa việc đó với anh.
Anh ngần ngại, không dám đeo, vì sợ sẽ không vừa.
Tôi cũng không hề muốn nó không vừa. Nhưng nếu không vừa thì cũng chẳng sao cả. Nếu bạn đã yêu, hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi lúc đó.
Anh xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay út bàn tay trái.
Tôi cũng chẳng biết nói thêm điều gì nữa.
Anh không phải người duy nhất đeo vừa chiếc nhẫn đó của tôi. Cuộc sống ngoài kia cũng không thiếu gì người đeo vừa nó. Nhưng chúng tôi biết, chúng tôi là duy nhất với nhau. Duy nhất, không lặp lại. Và hình ảnh anh khi đưa ngón tay út đeo nhẫn lên trước mặt để nhìn ngắm, mãi mãi in đậm trong ký ức tôi.
Chuyện tình cảm của chúng tôi đến bây giờ đã từng trải qua nhiều phép thử, có lúc tưởng như không vượt qua và đổ vỡ. Nhưng sau bao thăng trầm, chúng tôi vẫn bên cạnh nhau.
Rồi cuộc đời sẽ đưa cho chúng tôi những phép thử tiếp theo. Những phép thử khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Nhưng tôi vẫn sẽ nhớ phép thử ấy, phép thử đầu tiên chúng tôi vượt qua với sự giúp đỡ của duyên phận.
Hi vọng anh là người cuối cùng tôi đưa nhẫn ra và hỏi:
Ngón tay út của anh có đeo vừa nhẫn em không?
Sinh nhật năm tôi mười tám tuổi, mẹ có mua tặng một chiếc nhẫn. Mẹ không ướm thử nhưng chiếc nhẫn ấy có thể đeo cả ba ngón bàn tay trái của tôi: trỏ, giữa và áp út. Ngón tay tôi vốn dĩ khá đều.\
Nhưng tôi chọn đeo ngón tay áp úp.
Bạn bè tôi thoạt đầu cũng ngạc nhiên, hỏi tôi tại sao lại đeo nhẫn ngón ấy? Tôi chỉ cười.
Tôi vẫn nhớ đến câu nói trong bộ phim tôi đã xem.
Một ngày nào đó, tôi sẽ đề nghị một người nào đó đeo thử chiếc nhẫn của tôi. Anh ấy có thể sẽ hiểu, hoặc không. Nhưng ý của tôi, đúng như những gì các bạn đang nghĩ.
Lần đó đi xe bus, tôi gặp một ông bố đang bế đứa con nhỏ chắc chỉ chừng hơn một tuổi lên xe. Đứa bé rất đáng yêu. Tôi nhường ghế nhưng anh nói chỉ cần tôi bế hộ cháu là được. Anh sẽ đứng.
Tôi không biết có phải tôi bế trẻ con khéo, gương mặt tôi quá già hay tại vì ngón tay tôi đeo nhẫn mà anh lại hỏi tôi rằng:
- Cô đã có cháu chưa.
Lúc đó tôi thực sự rất xấu hổ. Tôi lúng túng mỉm cười:
- Em vẫn còn đang đi học.
- Vậy à, xin lỗi cô nhé, anh tưởng cô kết hôn rồi.
Hai bố con xuống xe, anh cảm ơn tôi, còn giơ tay con vẫy vẫy khi chiếc xe bus chuyển bánh.
- Con chào cô nhé.
Hình ảnh ấy thật ngọt ngào.
Tôi chuyển nhẫn qua đeo ngón tay giữa.
Nhưng tôi vẫn muốn làm phép thử.
Tôi làm phép thử với người tôi yêu và với cả những người tôi chỉ thích, chưa yêu. Tất cả không vừa, trừ một người – nhưng sau đó chúng tôi cũng chỉ là bạn.
Phép thử ấy, tôi vẫn đơn giản coi là một chuyện đùa. Người ta yêu nhau hay chia tay nhau, đâu vì những thứ ấu trĩ như thế.
Cho đến mùa hè năm nay tôi bên cạnh anh. Chúng tôi biết nhau khoảng mười năm, chơi với nhau 2 năm và lúc đó yêu nhau được vài tháng. Tôi tháo chiếc nhẫn đưa cho anh thử. Trước khi làm vậy, tôi đã kể ý nghĩa việc đó với anh.
Anh ngần ngại, không dám đeo, vì sợ sẽ không vừa.
Tôi cũng không hề muốn nó không vừa. Nhưng nếu không vừa thì cũng chẳng sao cả. Nếu bạn đã yêu, hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác của tôi lúc đó.
Anh xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay út bàn tay trái.
Tôi cũng chẳng biết nói thêm điều gì nữa.
Anh không phải người duy nhất đeo vừa chiếc nhẫn đó của tôi. Cuộc sống ngoài kia cũng không thiếu gì người đeo vừa nó. Nhưng chúng tôi biết, chúng tôi là duy nhất với nhau. Duy nhất, không lặp lại. Và hình ảnh anh khi đưa ngón tay út đeo nhẫn lên trước mặt để nhìn ngắm, mãi mãi in đậm trong ký ức tôi.
Chuyện tình cảm của chúng tôi đến bây giờ đã từng trải qua nhiều phép thử, có lúc tưởng như không vượt qua và đổ vỡ. Nhưng sau bao thăng trầm, chúng tôi vẫn bên cạnh nhau.
Rồi cuộc đời sẽ đưa cho chúng tôi những phép thử tiếp theo. Những phép thử khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía. Nhưng tôi vẫn sẽ nhớ phép thử ấy, phép thử đầu tiên chúng tôi vượt qua với sự giúp đỡ của duyên phận.
Hi vọng anh là người cuối cùng tôi đưa nhẫn ra và hỏi:
Ngón tay út của anh có đeo vừa nhẫn em không?
Truyện ngắn sưu tầm