Hiển thị các bài đăng có nhãn lam-dep. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lam-dep. Hiển thị tất cả bài đăng

Chăm sóc vùng kín

Bộ phận sinh dục nữ có cấu trúc nằm sâu bên trong, âm đạo nằm rất gần hậu môn, lỗ tiểu và lại thường tiết dịch tạo độ ẩm vùng âm hộ, âm đạo do đó nhiễm trùng rất dễ xảy ra và rất khó phát hiện sớm.
Theo số liệu từ Trung tâm Giải phẫu Tế bào học, Bệnh viện Bạch Mai, gần 90% trong số 70.000 phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín. Đây là con số thực dựa trên việc khám chữa bệnh ở hơn 300 cộng đồng dân cư sinh sống tại cả ba miền đất nước. Nhóm phụ nữ có thu nhập cao, trí thức như giáo viên, nữ cán bộ công chức, nhân viên văn phòng vẫn có tỷ lệ viêm nhiễm lên đến 70%. Còn theo một khảo sát nhỏ trên Internet thì có tới 70% phụ nữ thỉnh thoảng mới quan tâm đến các bài đọc có kiến thức liên quan tới vùng kín, 16% người hoàn toàn hài lòng với kiến thức mình đang có và chỉ 4% coi thông tin này là hữu ích cần quan tâm thêm.
Những con số trên phần nào cho thấy việc chăm sóc sức khỏe vùng kín đang bị phụ nữ lơ là, trong khi những bệnh viêm nhiễm phụ khoa luôn "rình rập" đời sống của các chị em. Việc hiểu hết chưa đúng và đầy đủ về sức khỏe vùng kín có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, vô sinh...
Chị em chăm sóc "vùng kín" không đúng cách có thể gây viêm nhiễm. Ảnh minh họa
Tắm "cô bé" bằng sữa tắm, xà bông hay chất tẩy rửa mạnh 
Đây là một sai lầm thường gặp, nhiều phụ nữ tranh thủ khi tắm liền vệ sinh ngay vùng kín bằng chính sữa tắm, xà bông đang dùng. Những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi độ PH và gây mất cân bằng môi trường âm đạo, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm.
"Kết thân" với băng vệ sinh hàng ngày
Miếng lót được ưa chuộng vì tiện lợi, tuy nhiên, các bạn nữ cần lưu ý cách sử dụng để đảm bảo an toàn. Trong thực tế, các bác sĩ phụ khoa, chuyên gia tư vấn đều khuyên bạn gái nên sử dụng miếng lót vệ sinh hằng ngày và thay mới sau 4-6 tiếng để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Miếng lót hằng ngày không những không làm bí mà còn giúp “cô bé” của bạn khô thoáng.
Thay băng vệ sinh sau 4 tiếng là cách để chị em bảo vệ "vùng nhạy cảm" của chính mình. Ảnh minh họa
Vô tình tiếp tay cho "địch" bằng thụt rửa âm đạo
Rất nhiều phụ nữ băn khoăn, thắc mắc tại sao mình vệ sinh vùng kín rất kỹ, dùng đúng loại dung dịch vệ sinh phù hợp mà vẫn bị viêm. Lý giải điều này, các bác sỹ đã tìm hiểu cụ thể cách thức vệ sinh vùng kín của họ thì được biết nhiều phụ nữ đã vệ sinh vùng kín bằng cách thụt rửa sâu âm đạo. Thực chất, dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi xịt nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại. Vì vi khuẩn sẽ bị đẩy ngược lên trên vào tử cung gây viêm nhiễm, nặng hơn có thể gây vô sinh. Nước đẩy mạnh có thể gây đau rát cho da vùng kín.
Bác sĩ Chuyên khoa II -  Phạm Thị Ánh Tuyết, Nguyên bác sĩ Trưởng khoa Sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định tư vấn: "Các loại vi khuẩn và nấm lưu trú trong vùng kín có thể sinh sôi lên 4.096 lần sau mỗi 4 tiếng. Đây là nguy cơ gây ra nhiều bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu. Do đó, việc tự ý thụt rửa vùng kín sẽ gây ra sự mất cân bằng PH, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh hơn"
Cứ nghĩ rằng giấy ướt có mùi hương giúp “vùng kín” sạch sẽ, thơm tho
Không ít bạn gái cho rằng dùng khăn giấy ướt có hương thơm sẽ giúp vùng này thoáng, sạch sẽ và thơm tho. Tuy nhiên, khăn giấy ướt thường chứa chất khử trùng, hương liệu… có thể gây tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bạn gái nên vệ sinh bằng nước sạch, dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng vùng âm đạo là cách tốt nhất để “thổi bay” mùi khó chịu ở “vùng ấy”. Bạn gái cũng cần lưu ý giặt khăn thường xuyên, phơi nắng ráo, không để trong nhà vệ sinh gây ẩm ướt và là môi trường cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Khi đi học, đi làm, bạn gái có thể sử dụng giấy vệ sinh mềm, không có bụi giấy để lau khô “cô bé” sau khi vệ sinh.
Ngâm “vùng kín” trong nước: "Kẻ thù" thầm lặng nên biết
Đây là một sai lầm thường gặp của nhiều bạn gái, nhất là trong mùa hè nắng nóng. Thói quen tắm bồn để xả stress hay vì thời tiết khiến nhiều bạn thích ngâm bồn hoặc khi vệ sinh “vùng V” thường ngâm trong nước mà không biết rằng vi khuẩn ở “cửa sau” có thể theo dòng nước và tấn công “cô bé”. Ở những nơi có mùa lạnh, nhiều bạn có thói quen rửa “vùng kín” bằng cách ngâm vào chậu nước nóng. Tuy nhiên, vì đây là khu vực nhạy cảm, nếu nhiệt độ quá nóng có thể gây kích ứng, làm da âm đạo khô và lâu dần sẽ khiến “vùng V” bị “vô cảm”. Bạn gái chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông là “cô bé” được bảo vệ một phần rồi.
Quần lót nếu không dính khí hư không ảnh hưởng nhiều
Quần lót bẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm “vùng V”. Dịch tiết âm đạo chứa nhiều vi khuẩn có hại, khi thấm ướt quần lót, sự ẩm ướt kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, vi khuẩn xâm nhập ngược lại khiến vùng nhạy cảm này nhiễm bệnh. Tuy nhiên, những vi khuẩn sinh sôi trong âm đạo và bám ở đáy quần lót mắt thường không thể thấy được. Do đó, ngay cả khi quần lót không dính khí hư, bạn cũng nên thay mới mỗi 4-6 tiếng, nên dùng quần lót bằng vải cotton mềm mại, thoáng khí để “vùng kín” sạch sẽ và khô thoáng. Nếu không có điều kiện, thời gian để làm việc này thường xuyên, bạn nên dùng miếng lót vệ sinh hằng ngày, chọn loại kháng khuẩn để giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và thay mới trong khoảng thời gian tương tự.
Chỉ dung dịch vệ sinh phụ nữ mới có thể làm sạch “cô bé”
Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì thực chất dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng là một loại hóa chất có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhiều lần hàng ngày, không pha loãng trước khi rửa… sẽ khiến vùng kín dễ bị khô, ngứa rát.
Lưu ý khi chăm sóc “tam giác mật”
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ,  làm mẹ trong tương lai, là điều bạn gái nên biết. Để chăm sóc tốt vùng kín, phòng ngừa bệnh tật, bạn gái cần chú ý:
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới PH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
- Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Làm sáng trang sức

Trang sức không thể thiếu với chị em, nhất là đồ bằng bạc vì chúng vừa đẹp vừa có thể đánh gió. Nhưng dùng lâu ngày, bạc thường bị xỉn màu, mất lớp bóng. Dưới đây là vài cách đơn giản giúp bạn khắc phục. 

- Cách đơn giản nhất là dùng thuốc đánh răng quét lên bề mặt đồ trang sức bằng bạc một lúc rồi lau sạch.
- Có thể dùng xà phòng rửa sạch bề mặt đồ trang sức, sau đó dùng một loại dung dịch được pha trộn theo tỷ lệ như sau: 100 ml nước trộn với 20 gr lưu huỳnh rồi rửa. Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại là được.
Ảnh minh họa: Jewelryschool.
- Dùng nước rửa đồ trang sức, lấy khăn lau khô, cũng có thể dùng nước xà phòng nóng để rửa. Tiếp đó, ta dùng hỗn hợp amoniac và bột đá vôi trắng hòa thành dạng hồ bôi lên đồ trang sức, để đến khi khô, dùng khăn mềm lau sạch cho đến khi sáng bóng.
- Dùng một gói bột hiện hình (dùng trong rửa ảnh) hoà đều vào 1 lít nước, cho đồ trang sức vào trong dung dịch vừa pha ngâm 3-5 phút rồi lấy ra. Dùng nước rửa sạch, dùng khăn lau nhẹ là vết bẩn sẽ đi hết. Nếu đồ trang sức có nhiều họa tiết rườm rà, vết bẩn bám trong kẽ, bạn có thể dùng bàn chải thấm nước xà phòng để rửa từng chi tiết nhỏ. Nếu sau khi rửa, đồ trang sức chưa được sáng bóng cho lắm, ta có thể dùng vải mịn chấm thuốc đánh bóng và dầu máy để xoa.
- Lấy quả chanh sau khi đã vắt nước, cùng với một chút muối, thêm chút nước rồi thả đồ trang sức vào đun sôi cho đến khi sạch bẩn. Để trang sức được bóng hơn, bạn kiếm một miếng vải nhung sạch và mịn, rồi đánh dây bạc qua lại nhiều lần cho đến khi sáng bóng.
- Bạn cũng có thể chuẩn bị một ít nước vo gạo đậm đặc, sau đó cho trang sức bằng bạc vào đun nóng khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng xà phòng, cách này giúp đồ bạc sáng lâu hơn.

Ngọc Lan (Tổng hợp

Tắm đúng cách

Tắm thế nào mới tốt cho sức khỏe thì lại là điều rất ít người biết. Vì vậy, bạn nên tham khảo những việc cần tuyệt đối tránh trước và sau khi tắm.

Tắm không những giúp bạn giữ gìn cơ thể sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái mà còn giúp loại thải độc tố khỏi cơ thể, tăng cường sức khỏe. Nhưng để tắm đúng cách thì bạn cần biết những việc cần tuyệt đối tránh trước và sau khi tắm như sau:
Những việc cần tránh trước khi tắm
1. Vận động mạnh ra nhiều mồ hôi
Thông thường, sau khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, mồ hôi thoát ra nhiều hơn. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, lỗ chân cũng mở rộng hơn. Do vậy, nếu bạn tắm luôn lúc này, nước hoặc hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông vào da và trong cơ thể làm cho bạn dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến ho, sốt hoặc có nguy cơ viêm phổi.
Nhiệt độ cơ thể tăng lên, nếu bạn tắm ngay lập tức sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột. Với những người có sức khỏe yếu, cơ thể không thích nghi kịp thời với sự thay đổi này sẽ gây ra nguy cơ choáng, ngất, thiếu máu lên não (do máu dồn về da), thậm chí dẫn đến đột quỵ...


2. Ăn quá no hoặc để bụng đói
Sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng đồng hồ mới đi tắm. Nếu tắm ngay sau khi ăn sẽ khiến cho dạ dày co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa không tiết ra kịp để tiêu hóa thức ăn, các mạch máu cũng to lên khiến cho việc lưu thông máu có thể bị cản trở. Lúc này, lưu lượng máu chảy tới hệ tiêu hóa không đủ khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để tăng cường máu tới bộ phận này. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
Nếu bạn đang đói thì cũng không nên tắm. Khi đói, lượng đường huyết trong cơ thể giảm, nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu bạn tắm ngay có thể dẫn tới tình trạng choáng, ngất.
3. Uống rượu
Sau khi uống rượu, cơ thể bạn thường rất mệt mỏi, nếu tắm ngay sẽ khiến cho lượng đường tích trữ trong cơ thể tiêu hao nhanh chóng, thân nhiệt cũng giảm một cách đột ngột.
Nếu bạn có sức khỏe kém mà thường xuyên có thói quen tắm sau khi uống rượu thì bạn cần đề phòng nguy cơ hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, đột quỵ. Ngoài ra, chất cồn còn ngăn chặn sự phục hồi tích trữ của đường đối với gan, làm cho chúng ta bị choáng.
Những việc cần tránh sau khi tắm
1. Ngồi quạt mạnh hay điều hòa ở nhiệt độ thấp
Sau khi tắm, thân nhiệt giảm. Lúc này, bạn cần giữ ấm cho cơ thể chứ không phải ngồi quạt mạnh hay điều hòa ở nhiệt độ thấp. Nếu ngồi quạt hay điều hòa ngay có thể khiến cho cơ thể tiếp xúc với gió từ quạt hay điều hòa làm cho nhiệt độ cơ thể càng giảm, từ đó có thể gây nên co mạch đột ngột làm tăng huyết áp và thậm chí dẫn đến đột quỵ tử vong.
2. Uống đồ uống lạnh
Khi tắm, huyết quản đường ruột và dạ dày nở rộng hơn. Vì vậy, sau khi tắm, khi hệ thống các bộ phận này chưa trở lại bình thường mà uống nước lạnh ngay sẽ làm cho niêm mạc dạ dày, đường ruột bị tổn thương do gặp lạnh đột ngột. Sự tổn thương này có thể dẫn đến các bệnh lý ở dạ dày, đường ruột, ví dụ như đau hoặc loét dạ dày... Ngoài ra, cũng giống như ngồi quạt hay điều hòa, uống nước lạnh sau khi tắm có thể làm cho thân nhiệt càng giảm, các mao mạch co lại, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, dễ dẫn đến choáng, ngất.

(Theo Tri Thức Trẻ)