CHAP 29: LẦN ĐẦU RUNG ĐỘNG NỖI THƯƠNG YÊU
Không chỉ vắng mặt trong hai ngày thi cuối mà buổi cắm trại Phi Vũ cũng không xuất hiện. Lúc cả lớp lo lắng chuẩn bị đi thăm thì cô ấy lại "tái xuất” với tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh và lành lặn. Vẫn khó tính và xa lánh mọi người như từ trước tới giờ. Nhưng không hiểu sao Nam Vũ lại không còn thấy khó chịu vì cô gái này nữa. Anh bắt đầu cho rằng Phi Vũ thật tội nghiệp vì chẳng tìm ra ai có thể nói chuyện.
Nếu chị Vân chọn cách im lặng chấp nhận thì cô ấy lại quyết tâm xa lánh cuộc sống nhiều ngang trái này. Đội tuyển tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia đã cố định. Nam Vũ vẫn còn nhớ như in cảm giác tức giận của mình khi nhìn thấy con nhỏ từng đoạt giải ba quốc gia môn Văn hấp tấp lật cả đống sách phê bình và lí luận giấu trong hộc bàn lúc làm tập làm văn trên lớp. Nó không phải là đứa ngu dốt nhưng lại kém tự tin và lười suy nghĩ. Nếu không phải do hoàn cảnh bắt buộc, nhiều đứa trong lớp này sẵn sàng bỏ qua cái tài của mình để lựa chọn cách nào vừa đơn giản lại vừa khỏe cho tụi nó nhất. Chúng nó liệu có xứng đáng được người ta ngưỡng mộ và ngợi ca?
Thầy cô không biết lại cứ nhìn vào điểm số và những lời ngon ngọt của mấy đứa học trò mà đánh giá chúng thật đáng yêu, thật giỏi giang. Nam Vũ nghĩ tốt nhất là đừng để họ thức tỉnh vẫn hơn. Nếu không, e có nhiều người lên tăng song mà chết. Nhiều đứa hở ra là xuống nhà thầy cô nhờ tư vấn, mượn sách vở đọc thêm, ca ngợi và bày tỏ lòng biết ơn đủ thứ. Chúng chợt trở thành những con người chữ nghĩa đầy bụng, văn chương lai láng đến kinh ngạc.
Vậy mà Ngày Nhà giáo vừa đến, nhân tài trong lớp đã rụng rào rào như lá mùa thu. Cả lớp đùn đẩy không đứa nào chịu viết cho cô thầy một tấm thiệp. Cuối cùng vẫn là những người thường ngày ít nói nhận lãnh công việc ấy. Đã thế thì thôi, đợi người ta nắn nót viết ra những lời tâm sự chân thành xong lại chê bai này nọ khiến Vũ giận đến đỏ mặt. Riết rồi chẳng còn đứa nào dám rớ tới những thứ rất thiêng liêng đó nữa.
Vũ hiểu được cảm giác của cô bạn về cuộc đời phù du đầy giả dối này. Thậm chí anh đã từng tâm niệm với mình:"Chớ bảo cuộc sống còn nhiều bất công mà hãy nói công bằng từ lâu đã không còn tồn tại" Có phải anh đã quá bi quan? Vũ cũng không biết. Nhưng chí ít, anh vẫn chưa đến nỗi tự cô lập mình như Phi Vũ. Trừ những lúc thi cử hay lễ lạc, còn lại thì cái lớp này cũng có những giây phút vui vẻ. Đó là khi mọi người đều hạ cái tôi và lợi ích cá nhân của mình xuống. Đó là lúc chúng không còn bị áp lực của điểm số và thi cử.
Nhưng một đời học sinh, có mấy lần được sung sướng như thế?
Vũ còn nhớ cách đây không lâu, Nam Phong đã trở về sau buổi học thêm với đôi mắt đỏ hoe. Ông thầy dạy Toán mà cô bé vẫn yêu quý và ngưỡng mộ đã thảy tấm thiệp vào hộc bàn và xua tay đuổi nó về trong ngày 20/11. Con bé vẫn giữ thói quen tặng thiệp cho những thầy cô mà nó thật lòng biết ơn hay kính trọng cho dù họ chỉ dạy ở lớp học thêm. Vũ không biết người thầy ấy mong chờ điều gì sau ánh mắt ngây thơ của em? Nghe nó kể mà anh cứ tưởng đó là chuyện chỉ xảy ra trên màn ảnh. Giá như thầy biết được mình đã làm tổn thương tình cảm Nam Phong như thế nào.
Hành động của người giáo viên ấy đã hình thành trong lòng cô bé một nỗi sợ hết sức quái dị: "Em sợ thầy cô không chịu lấy" Đúng là câu nói làm Vũ cười ra nước mắt. Nhưng nó lạc quan hơn anh tưởng. Nam Phong không vì cú sốc đó mà từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo của mình. Cách lí giải của nó đơn giản mà lại rất dễ thương: "Em làm cô giáo để có thêm một người thích nhận thiệp" Mọi người vẫn nói Vũ là kẻ lạc quan vui vẻ. Nhưng ít ai hiểu rằng càng lạc quan người ta càng đang cố quên đi một nỗi buồn nào đó.
Với nỗi lòng như vậy, anh nghĩ Phi Vũ có lẽ là người duy nhất có thể đồng cảm với mình. Nhưng làm sao mới trò chuyện được với cô ấy khi mà mỗi lần nhìn thấy anh, Phi Vũ lại luôn tìm cách tránh xa?
Nếu chị Vân chọn cách im lặng chấp nhận thì cô ấy lại quyết tâm xa lánh cuộc sống nhiều ngang trái này. Đội tuyển tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia đã cố định. Nam Vũ vẫn còn nhớ như in cảm giác tức giận của mình khi nhìn thấy con nhỏ từng đoạt giải ba quốc gia môn Văn hấp tấp lật cả đống sách phê bình và lí luận giấu trong hộc bàn lúc làm tập làm văn trên lớp. Nó không phải là đứa ngu dốt nhưng lại kém tự tin và lười suy nghĩ. Nếu không phải do hoàn cảnh bắt buộc, nhiều đứa trong lớp này sẵn sàng bỏ qua cái tài của mình để lựa chọn cách nào vừa đơn giản lại vừa khỏe cho tụi nó nhất. Chúng nó liệu có xứng đáng được người ta ngưỡng mộ và ngợi ca?
Thầy cô không biết lại cứ nhìn vào điểm số và những lời ngon ngọt của mấy đứa học trò mà đánh giá chúng thật đáng yêu, thật giỏi giang. Nam Vũ nghĩ tốt nhất là đừng để họ thức tỉnh vẫn hơn. Nếu không, e có nhiều người lên tăng song mà chết. Nhiều đứa hở ra là xuống nhà thầy cô nhờ tư vấn, mượn sách vở đọc thêm, ca ngợi và bày tỏ lòng biết ơn đủ thứ. Chúng chợt trở thành những con người chữ nghĩa đầy bụng, văn chương lai láng đến kinh ngạc.
Vậy mà Ngày Nhà giáo vừa đến, nhân tài trong lớp đã rụng rào rào như lá mùa thu. Cả lớp đùn đẩy không đứa nào chịu viết cho cô thầy một tấm thiệp. Cuối cùng vẫn là những người thường ngày ít nói nhận lãnh công việc ấy. Đã thế thì thôi, đợi người ta nắn nót viết ra những lời tâm sự chân thành xong lại chê bai này nọ khiến Vũ giận đến đỏ mặt. Riết rồi chẳng còn đứa nào dám rớ tới những thứ rất thiêng liêng đó nữa.
Vũ hiểu được cảm giác của cô bạn về cuộc đời phù du đầy giả dối này. Thậm chí anh đã từng tâm niệm với mình:"Chớ bảo cuộc sống còn nhiều bất công mà hãy nói công bằng từ lâu đã không còn tồn tại" Có phải anh đã quá bi quan? Vũ cũng không biết. Nhưng chí ít, anh vẫn chưa đến nỗi tự cô lập mình như Phi Vũ. Trừ những lúc thi cử hay lễ lạc, còn lại thì cái lớp này cũng có những giây phút vui vẻ. Đó là khi mọi người đều hạ cái tôi và lợi ích cá nhân của mình xuống. Đó là lúc chúng không còn bị áp lực của điểm số và thi cử.
Nhưng một đời học sinh, có mấy lần được sung sướng như thế?
Vũ còn nhớ cách đây không lâu, Nam Phong đã trở về sau buổi học thêm với đôi mắt đỏ hoe. Ông thầy dạy Toán mà cô bé vẫn yêu quý và ngưỡng mộ đã thảy tấm thiệp vào hộc bàn và xua tay đuổi nó về trong ngày 20/11. Con bé vẫn giữ thói quen tặng thiệp cho những thầy cô mà nó thật lòng biết ơn hay kính trọng cho dù họ chỉ dạy ở lớp học thêm. Vũ không biết người thầy ấy mong chờ điều gì sau ánh mắt ngây thơ của em? Nghe nó kể mà anh cứ tưởng đó là chuyện chỉ xảy ra trên màn ảnh. Giá như thầy biết được mình đã làm tổn thương tình cảm Nam Phong như thế nào.
Hành động của người giáo viên ấy đã hình thành trong lòng cô bé một nỗi sợ hết sức quái dị: "Em sợ thầy cô không chịu lấy" Đúng là câu nói làm Vũ cười ra nước mắt. Nhưng nó lạc quan hơn anh tưởng. Nam Phong không vì cú sốc đó mà từ bỏ ước mơ trở thành cô giáo của mình. Cách lí giải của nó đơn giản mà lại rất dễ thương: "Em làm cô giáo để có thêm một người thích nhận thiệp" Mọi người vẫn nói Vũ là kẻ lạc quan vui vẻ. Nhưng ít ai hiểu rằng càng lạc quan người ta càng đang cố quên đi một nỗi buồn nào đó.
Với nỗi lòng như vậy, anh nghĩ Phi Vũ có lẽ là người duy nhất có thể đồng cảm với mình. Nhưng làm sao mới trò chuyện được với cô ấy khi mà mỗi lần nhìn thấy anh, Phi Vũ lại luôn tìm cách tránh xa?
Hai ngày nghỉ học liên tiếp của Nhật Hy và sự vắng mặt của Quang Minh là ngòi nổ đưa đến quyết định viếng thăm kí túc xá của Đông Vân.
Đứng tần ngần trước căn phòng F8 một lúc lâu, chị mới có can đảm giơ tay gõ cửa.
- Cứ tự nhiên - Giọng của Quang Minh từ trong vang lên.
Vân đẩy thử thì thấy cửa không khóa. Đây là lần đầu chị đến phòng của họ. Cảm giác tò mò về nơi anh ấy vẫn sinh hoạt và học tập thu hút Vân nhiều lắm. Và những gì chị trông thấy thật ngoài sức tưởng tượng. Trên bức tường hướng ra cửa là một tấm bản đồ tỉnh Đồng Nai với đủ các kiểu kí hiệu và màu sắc. Cứ như thể người trong phòng đang đánh dấu địa bàn hoạt động hay cách bày binh bố trận. Hai chồng báo chất cao ngất trong góc. Vài tờ còn để mở trên bàn, để lộ những dấu khoanh tròn, gạch đỏ to tướng. Ngoại trừ hai thứ đó, còn lại đều gọn gàng, sạch sẽ. Quang Minh đang ngồi trên chiếc giường tầng, mò mẫm băng một vết thương trên trán:
- Ủa, là Đông Vân à?
- Nhật Hy đâu rồi? - Chị vừa hỏi vừa trèo lên chỗ Minh - Trong giấy xin phép ghi bạn ấy bị bệnh mà.
- À. thật ra thì....Cậu ta về quê rồi.- Anh chàng nổ như pháo - Sợ thầy quản sinh làm khó dễ nên ghi hai chữ bị bệnh vào đó...
- Vậy mà mình còn lo lắng - Đông Vân thở phào nhẹ nhỏm - Mà bạn làm gì để bị thương nữa thế?
- Ha Ha ....Mình tập bóng rổ nên bị....TTTTTÉÉÉÉÉÉÉ....Đúng rồi, bị té đó...
- Bị té thôi mà bạn la làng như phát hiện chân lý gì ghê gớm lắm.
Cái giường khẽ cọt kẹt trước sức nặng của hai người. Một lần nữa, Đông Vân lại giúp Minh bôi thuốc.
- Chắc là té trúng cục đá hả? - Gương mặt chị hơi nhăn lại vì vết thương khá sâu - Mà phải là cục đá to và nhọn nữa.
- Ờ...Hì Hì - Anh gãi đầu nhìn Vân - Bạn biết không, mình thích bạn cứ nhìn mình thế này.
- Thế này là thế nào? - Vân dừng lại, nheo mắt hỏi.
- Biến đi cho tui nhờ? - Minh bỗng gắt lên, hai má đỏ bừng như đang xấu hổ.
- Cái gì? - Giọng Vân cất lên cao vút.
Lũ đom đóm lại gây rắc rối cho anh rồi. Mỗi lần Minh gặp Vân là tụi nó lại viết ra bao nhiêu là chữ kì cục. Toàn những điều anh chưa bao giờ nghĩ tới. Ai chẳng biết trước giờ trong lòng bạn ấy chỉ có mình Nhật Hy. Quang Minh không thể và không bao giờ có gì với Đông Vân được. Bạn bè ai lại làm những chuyện trời đất không thể tha thứ đó. Nhưng không hiểu sao cứ đứng trước mặt Vân là Minh lại thấy nói dối sao mà khó khăn đến thế. Suy cho cùng cũng vì anh không nỡ lừa dối chị, dù là chuyện nhỏ nhất.
- Thôi bỏ đi - Chị lắc đầu - Ngoài vết thương trên đầu, bạn còn đau chỗ nào khác không?
- Không không. Mình hoàn toàn khỏe rồi.
- Khỏe sao sáng nay nghỉ học?
- Ờ...Ờ...
Vân biết anh cố tình nói như thế để mình yên lòng. Chắc chắn nỗi đau mà Minh đang gánh chịu không thể nhìn thấy qua bề ngoài được. Cú đá của Hùng Anh có thể làm vỡ lồng ngực, giập phổi anh ấy cũng nên. Trên đời sao lại có người mạnh khỏe như thế? Trước nay, Đông Vân chưa từng thấy Quang Minh yếu ớt trong mắt mình như lúc này. Đối với mọi người, anh ấy luôn là chàng trai hoạt bát, năng động và được nhiều cô gái vây quanh. Vậy mà nay, Minh ốm nằm chòng queo một mình trong phòng, không ai chăm sóc thế này.
- Bạn đã ăn gì chưa?
- Mình muốn uống nước mà hết mất rồi - Minh giơ chai nhựa trống không trước mặt Vân
- Đưa đây. - Chị cầm lấy rồi leo xuống đất.
Mới hôm qua tới nay, đau nặng thế thì chơi bóng rổ gì được. Đến nói xạo cũng không biết cách mà sao quyến rũ được nhiều cô gái thế. Chị nghĩ vậy mà đang rót nước từ bình thủy vào chai cũng phì cười. Nếu không phải bị té thì ai hay cái gì đã làm anh ấy chảy máu? Đông Vân vừa nghĩ ngợi vừa cầm chai nước leo trở lên. Cây đinh nhô ra ở thành giường như chiếc chìa khóa mở toang cánh cửa.
- Không ai giúp bạn hết à? - Chị hỏi bằng giọng thương cảm
- Trước đây có Nhật Hy. Tối hôm qua thì thêm Tây Châu và vài người nữa nhưng bây giờ họ bận cả rồi. Không trách được.
- Vậy mấy người si mê bạn đâu?
- Thôi thôi - Minh lắc đầu, xua tay nói - Mình nhờ bác bảo vệ ngăn họ từ ngoài cửa rồi.
Câu nói cùng thái độ sợ hãi của anh tự nhiên lại khiến chị thấy vui đến lạ.
Vừa lúc đó thì Hùng Anh đến.
Vân giật nảy mình vì khiếp sợ. Nhưng Quang Minh đã đặt một tay lên vai chị, thì thầm: "Không sao đâu" Thì ra anh ấy đến để xin lỗi. Vẻ mặt Anh đã trở nên ôn hòa và mang chút hổ thẹn. Thật khó để tin chàng thư sinh lịch lãm này lại chính là kẻ dùng một đá khiến Quang Minh không ngồi dậy nổi. Hùng Anh cũng xin lỗi Đông Vân vì đã dùng những lời lẽ thô lỗ đối với chị nhưng lại chẳng buồn giải thích lí do.
Minh vừa nghe xong đã cười xòa, trong lòng không vướng chút giận hờn hay oán trách. Đừng nói là ghét chấp nhặt. Cả chuyện lớn như cái nhà, anh ấy cũng có thể dễ dàng bỏ qua hết. Vân biết Minh không giống như một số người, ngoài mặt thường nói cười vui vẻ nhưng bên trong lại rất hay để bụng. Một khi anh đã nói tha thứ thì đồng nghĩa với việc sẽ quên chuyện đó một cách triệt để, mãi mãi không bao giờ nhắc lại. Cuộc sống như vậy phải chăng rất dễ chịu?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét