Giờ đây, chỉ với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể tham khảo hàng trăm ngàn nguồn tư liệu, sách, băng hình… miễn phí để bổ trợ kiến thức. Một số địa chỉ học trực tuyến sau đây được nhiều người tham khảo hơn cả.
Học trực tuyến miễn phí, linh hoạt về thời gian, nâng cao tính chủ động, tự giác của người tham gia
Khoá học và bài giảng băng hình
Bạn sẽ phải làm quen với “không khí” xem video để học bài. Nghe giảng trước màn hình máy tính khiến bạn tự do, chủ động hơn về giờ giấc. Tuy nhiên, khi cần được giải đáp, bạn sẽ không thể giơ tay xin giáo viên trả lời. Do đó, bạn phải dần làm quen với phương pháp mới, dựa chủ yếu vào năng lực tự học.
1. OpenCourseware Consortium - tài nguyên giáo dục trực tuyến nổi tiếng nhất
MIT bắt đầu xây dựng và công bố OpenCourseWare từ năm 2002. Năm 2005, MIT tiếp tục cho ra mắt OpenCourseWare Consortium (OPWC): http://www.ocwconsortium.org/, lấy nền tảng từ sự hợp tác với các trường đại học khác để cung cấp cho người học các khoá học miễn phí qua mạng.
Hầu hết các bài giảng trên OpenCourseWare đều có sẵn tập tin audio hoặc băng video và hoàn toàn miễn phí, phát hành theo giấy phép mở. Cách dễ dàng nhất để tìm một khoá học bạn có nhu cầu là tìm kiếm trên trang OpenCourseWare Consortium. Nơi đây tập hợp các bài giảng từ 22 trường đại học đến từ Mỹ, gồm cả MIT, Johns Hopkins, Tufts, và University of Michigan…
Dễ dàng tìm kiếm khóa học theo chủ đề và lĩnh vực
Khoá học mở OPWC gồm hàng loạt môn học, từ thương mại, kinh tế tới kiến trúc và vật lý học. Phần lớn các trường đại học đều có những thế mạnh riêng, và bạn có thể tuỳ chọn theo ý thích. Tất nhiên, không phải trường đại học nào có các khoá học trực tuyến miễn phí cũng tham gia vào OPWC. Nhưng đây là địa chỉ bạn không thể bỏ qua nếu đang đi tìm các bài giảng chất lượng cao đến từ các chuyên gia hàng đầu.
2. Học viện Khan
Đây là địa chỉ bạn cũng nên ghé qua. Khan Academy là công sức của một nhà giáo duy nhất với bảng phấn điện tử và… Youtube. Khan Academy chủ yếu tập trung vào lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà Khan Academy giành được sự chú ý đáng kể của cộng đồng mạng nhờ những bài giảng dễ hiểu, chuyên sâu. Khan Academy hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tham khảo các bài giảng tại : http://www.khanacademy.org/ .
2. Học viện Khan
Đây là địa chỉ bạn cũng nên ghé qua. Khan Academy là công sức của một nhà giáo duy nhất với bảng phấn điện tử và… Youtube. Khan Academy chủ yếu tập trung vào lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà Khan Academy giành được sự chú ý đáng kể của cộng đồng mạng nhờ những bài giảng dễ hiểu, chuyên sâu. Khan Academy hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tham khảo các bài giảng tại : http://www.khanacademy.org/ .
3. Academic Earth
http://www.academicearth.org/ tập hợp bài giảng của 19 trường đại học theo nhiều môn học khác nhau. Ý tưởng của Academic Earth khá giống với OpenCourseWare Consortium, mặc dù về mặt quy mô nhỏ hơn chút ít và được tổ chức theo một cách khác. Academic Earth lưu trữ các tài liệu trên trang web thay vì chỉ đưa ra các liên kết tới trang chứa bài giảng của các trường đại học. Bộ máy tìm kiếm của Academic Earth cũng cho phép bạn tìm thấy những bài giảng và lớp học chuyên đề.
Người học cũng có thể duyệt theo môn học, từ Khoa học máy tính, Nghiên cứu môi trường, Văn chương hoặc Triết học và Tôn giáo… cũng như tìm hiểu chi tiết nội dung bài giảng và giáo trình. Mỗi bài giảng có thêm phần xếp loại của người đã từng học, do đó bạn có thể tham khảo để tự đưa ra quyết định. Academic Earth cũng gồm bài giảng từ một số trường đại học không tham gia vào liên minh đại học mở OpenCourseWare. Do đó, đây vẫn là một địa chỉ hữu hiệu để bạn tham khảo, nhất là khi các bài giảng được lưu trữ trực tiếp trên trang.
4. iTunes U
Đây cũng là nguồn video phong phú giúp bạn tìm các khoá học trực tuyến. Nếu bạn là người dùng iPod, iPhone, hay iPad, iTunes U sẽ là nguồn tài liệu thực sự tuyệt vời vì Apple cho phép người dùng tải về thiết bị và sử dụng lâu dài hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, giống như Academic Earth, iTunes U cho phép bạn tìm kiếm theo chủ đề hoặc bài giảng chi tiết.
Tuy nhiên, iTunes U : http://www.apple.com/education/itunes-u/ hỗ trợ chưa thật tốt để tìm và duyệt nội dung các khoá học. Do đó, một mẹo hiệu quả là bạn có thể tìm các khoá học trên OCWC hoặc Academic Earth sau đó lấy link trên iTunes để tải về thiết bị cầm tay.
Đây cũng là nguồn video phong phú giúp bạn tìm các khoá học trực tuyến. Nếu bạn là người dùng iPod, iPhone, hay iPad, iTunes U sẽ là nguồn tài liệu thực sự tuyệt vời vì Apple cho phép người dùng tải về thiết bị và sử dụng lâu dài hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, giống như Academic Earth, iTunes U cho phép bạn tìm kiếm theo chủ đề hoặc bài giảng chi tiết.
Tuy nhiên, iTunes U : http://www.apple.com/education/itunes-u/ hỗ trợ chưa thật tốt để tìm và duyệt nội dung các khoá học. Do đó, một mẹo hiệu quả là bạn có thể tìm các khoá học trên OCWC hoặc Academic Earth sau đó lấy link trên iTunes để tải về thiết bị cầm tay.
Nguồn tài liệu học
Nếu bạn thích học bằng sách, tài liệu hơn là video, truy cập một số trang web sau đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài giảng, giáo trình quý báu. Đây cũng là nguồn thông tin bổ sung cho các bài giảng video, audio ở trên.
5. Wikiversity
Wikiversity : http://en.wikiversity.org/wiki/Wikiversity:Main_Page (và cả Wikibooks : http://en.wikibooks.org/wiki/Main_Page) đều là những nguồn dữ liệu tuyệt vời, dù bạn tìm loại thông tin gì. Người dùng còn góp sức đóng góp vào các dự án này. Với hàng ngàn cuốn sách được phân loại, bạn có thể tìm kiếm theo danh mục như sách Nhân văn, sách Khoa học đời sống, Toán học hay Khoa học máy tính.
Trong từng danh mục lại có tiểu danh mục, giới thiệu sách ở các lĩnh vực khoa học chuyên biệt. Các khoá học trên Wikiversity sẽ cung cấp cho người dùng địa chỉ sách trên Wikibook, theo chủ đề tương ứng.
5. Wikiversity
Wikiversity : http://en.wikiversity.org/wiki/Wikiversity:Main_Page (và cả Wikibooks : http://en.wikibooks.org/wiki/Main_Page) đều là những nguồn dữ liệu tuyệt vời, dù bạn tìm loại thông tin gì. Người dùng còn góp sức đóng góp vào các dự án này. Với hàng ngàn cuốn sách được phân loại, bạn có thể tìm kiếm theo danh mục như sách Nhân văn, sách Khoa học đời sống, Toán học hay Khoa học máy tính.
Trong từng danh mục lại có tiểu danh mục, giới thiệu sách ở các lĩnh vực khoa học chuyên biệt. Các khoá học trên Wikiversity sẽ cung cấp cho người dùng địa chỉ sách trên Wikibook, theo chủ đề tương ứng.
Thư viện mở với nguồn dữ liệu dồi dào
6. Textbook Revolution
Mục tiêu của Textbook Revolution là nỗ lực mang đến cho người dùng sách miễn phí nhiều nhất có thể. Textbook Revolution có cơ sở dữ liệu khá lớn, hỗ trợ tìm kiếm và duyệt theo chủ đề, như sách Sinh học, Kinh tế, Khoa học sức khoẻ.....Tham khảo thêm tại : http://www.textbookrevolution.org/index.php/Main_Page.
Mục tiêu của Textbook Revolution là nỗ lực mang đến cho người dùng sách miễn phí nhiều nhất có thể. Textbook Revolution có cơ sở dữ liệu khá lớn, hỗ trợ tìm kiếm và duyệt theo chủ đề, như sách Sinh học, Kinh tế, Khoa học sức khoẻ.....Tham khảo thêm tại : http://www.textbookrevolution.org/index.php/Main_Page.
7. Sách từ các trường đại học khác và...Google
Còn khá nhiều trường đại học cung cấp sách miễn phí, như dự án Open Learning Initiative của trường Carnegie Mellon hay ở phần tài nguyên của trường MIT thuộc dự án OpenCourseWare, vốn tập trung chủ yếu vào các bài giảng video nhưng cũng có thêm khá nhiều sách, bài giảng, bài tập miễn phí.
Ngoài ra, Google Search và Google Books (http://books.google.com/) chính là kho sách điện tử khổng lồ nhất hiện nay. Bạn có thể đọc tham khảo một số phần hoặc dùng các thủ thuật tải về miễn phí.
NHẬT VƯƠNG tổng hợp (Tuổi Trẻ Online)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét