Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bài học Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng

6 bài học xương máu của cuộc sống

Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.

Bài học 1:
Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: "Tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra".

Lời khuyên đầu tư của TS Alan Phan

TS Alan Phan
Câu trả lời của tôi vẫn là những giải pháp bền vững sau 42 năm quan sát kinh tế thế giới. Thực ra, đây là những nguyên tắc căn bản cho sự đầu tư dài hạn, dành cho một thành phần tương đối khá giả của xã hội và nó ứng dụng vào những thời điểm cực thịnh của kinh tế toàn cầu cũng như những lúc bong bong tài sản thi nhau vỡ. Nhiều người tham dự hội thảo đã thất vọng vì tôi không đưa ra một công thức nào kỳ diệu để giúp họ chụp giựt cơ hội trong suy thoái; hay để họ biết thêm một kênh “đầu cơ” hay hơn. Họ luôn có quan niệm là đầu tư thì phải biết “đi tắt đón đầu” hay “mượn đầu heo nấu cháo”.

5 cách sử dụng thời gian thông minh

Thời gian như ngắn lại, trong lúc danh sách những việc cần làm cứ dài ra, và bạn có cảm giác, có thể sẽ tới lúc phải đem cả bàn chải đánh răng và dép đi trong nhà vào phòng làm việc, nếu không sẽ chẳng thể hoàn thành công việc.

Khởi nghiệp không cần đến tài năng

Tài năng không phải là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bạn khi khởi nghiệp.

Có rất nhiều người tài năng, nhưng không phải tất cả những người tài năng đều thành công, thậm chí nhiều người trong số họ đã thất bại.

11 yếu tố tạo nên thành công

Thành công không phải là điều dễ dàng. Bạn cần nhiều yếu tố để đạt được nó. Rất may là bên cạnh các nhân tố bẩm sinh, bạn vẫn có thể tự bồi dưỡng và học hỏi một số kỷ năng khác.

6 cách để có được sự tín nhiệm

Nếu muốn trở thành một doanh nhân thành công, bạn phải nhận được sự tín nhiệm từ những người xung quanh.

Bí quyết thành công của người nổi tiếng

Thành công chỉ là cách bạn đi ra khỏi vùng an toàn của mình. 

Thành công là thứ mà tất cả chúng ta đều muốn có. Nhưng nó không đến dễ dàng và chỉ trong một sớm một chiều. Để đạt được thành công, mỗi người phải làm việc chăm chỉ, dành trọn thời gian và sự kiên nhẫn. Theo Elite Daily, để thành công, hãy xem xét những bí quyết chung của những người thành đạt và học hỏi từ đó.

Nghệ thuật phản hồi

Hãy học cách ngợi khen và phê bình để tạo ra động lực cho nhân viên.

Kỹ năng để không quên tên khách hàng

Trong kinh doanh, cho dù là một nhân viên bán hàng, tiếp thị hay là nhà quản lý, bạn sẽ phải tiếp xúc ghi nhớ hàng nghìn khách hàng khác nhau. Mặc dù có không ít các thiết bị công nghệ cho phép bạn lưu giữ các dữ liệu khác nhau, nhưng việc nhớ được tên trong đầu vẫn sẽ thuận lợi hơn cả.
<!-- more -->

Giả sử trong cuộc trò chuyện, bạn gặp một đối tác có trí nhớ rất tốt, họ nhớ cả tên vợ bạn, con gái bạn thậm chí các nhân viên của bạn, thì chắc bạn sẽ khâm phục và tin tưởng ở vào những người như vậy hơn.

Chắc chắn rằng việc nhớ tên khách hàng sẽ góp phần cải thiện đáng kể doanh số bán hàng. Tuy nhiên, không ít nhân viên bán hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ rõ tên các khách hàng đã đến giao dịch. Quả thật, đây không phải là một việc dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn chỉ mới gặp khách hàng đúng một lần duy nhất.

Cũng như bất cứ hoạt động trí não nào khác, khi càng cố gắng nhớ tên một ai đó bao nhiêu, thì bạn càng dễ quên tên của họ bấy nhiêu. Mặc dù vậy, vẫn có một vài thủ thuật giúp bạn vượt qua cuộc chiến này :

1. Một trong những thủ thuật quan trọng nhất đó là bạn hãy lặp lại vài lần tên của khách hàng khi họ giới thiệu
“Xin chào Chris, thật vui được gặp bạn”. Khi nghe ai đó giới thiệu về họ, bạn hãy nghĩ đến một hình ảnh hay một yếu tố nào đó có thể giúp bạn nhớ rõ khuôn mặt của họ.

Ví dụ, khi gặp một khách hàng có vẻ thô lỗ, bạn có thể tự nhủ “Chris thật khó chịu”. Việc này sẽ giúp bạn kết nối giữa tên của khách hàng đó với hình thức bên ngoài cũng như tính cách của họ. Hoặc bạn có thể cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nhờ vậy, việc nhớ tên họ trong những lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Thách thức đáng xuất hiện khi chúng ta gặp gỡ ai đó lần đầu tiên. Rất nhiều người trong chúng ta thường quên ngay tên của một người nào đó sau khi gặp gỡ lần đầu.

Lý do rất đơn giản : bởi vì khi một ai đó giới thiệu về bản thân họ, mọi người thường có khuynh hướng nghĩ về lời giới thiệu tiếp theo của mình và những gì mà họ sẽ nói với khách hàng để tạo ra một ấn tượng tốt. Và trong một vài trường hợp, thậm chí, sự chú ý của bạn còn đặt ở một nơi nào đó khác xa với câu chuyện đang diễn ra.

2. Bước tiếp theo là sử dụng tên của khách hàng một vài lần trong cuộc hội thoại
Hành động này sẽ giúp bạn nhớ tên một cá nhân nào đó trong suốt thời gian trò chuyện và trong một thời gian ngắn sau đó.

Cách thức dễ dàng để làm được điều này là bạn lồng tên của họ vào trong những câu hỏi của mình. Chẳng hạn: “Thưa anh Jim, loại hình kinh doanh của công ty anh là gì?”. Đây là một cách thoải mái và dễ chịu. Song bạn cần chú ý rằng đừng quá lạm dụng tên của khách hàng nếu không bạn tạo ra cảm giác là một người không chân thật và có phần thiếu lịch sự.

3. Khi bạn quay trở lại với công việc, hãy ghi lại những thông tin của người khách hàng vừa gặp mặt, bao gồm cả các thông tin cá nhân hay liên quan đến kinh doanh mà bạn vừa thu nhận được
Nếu người khách hàng đó nói hay làm một điều gì đó nổi bật, bạn cũng cần ghi lại ngay.

Những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳ ai, kể cả việc đã gặp người đối thoại trong trường hợp nào. Bạn cũng nên làm như thế và thỉnh thoảng nên xem lại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc là sẽ gặp lại khách hàng ở đó.

Trong khi làm việc này, bạn hãy hình dung về người đó và lặp lại tên của họ một vài lần. Nhờ vậy bạn sẽ ghi sâu tên người đó vào tâm trí và việc nhớ tên trong lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.

4. Để nhớ tên một ai đó vào bất cứ lúc nào trong tương lai sẽ đòi hỏi một vài công việc bổ sung. Bạn cần phác hoạ trong tâm trí của bạn khuôn mặt của người đó khi lặp lại tên của họ một vài lần
 Hành động này nên được thực hiện tối thiểu ba lần trong một tuần trong vài tháng đầu tiên. Có vẻ như vậy là quá nhiều, nhưng đây là cách thức kỳ hiệu quả và để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ được tên khách hàng trong lần gặp gỡ tiếp theo.

5. Khung cảnh sẽ giúp bạn nhớ tên một ai đó
Ví dụ, bạn có thể nhanh chóng nhớ tên một khách hàng đã ghé thăm và mua sắm tại cửa hàng của bạn, nhưng nếu tại một nơi khác như buổi hội thảo hay trung tâm thương mại lớn, chắc hẳn bạn sẽ khó để nhớ tên người đó hơn nhiều nếu gặp lại.

Sở dĩ như vậy là vì chúng ta luôn có khuynh hướng nhớ lại khung cảnh nơi mà chúng ta đã gặp gỡ ai đó. Một khi không nhớ được khung cảnh thì bản thân thông tin về người đó sẽ rất khó nhớ lại.

Điều này có nghĩa rằng bạn nên dành thời gian ghi nhớ khung cảnh nơi mà bạn gặp gỡ người khách hàng đó. Hãy hình dung nơi mà bạn đã gặp họ trong quá khứ và mường tượng họ trông như thế nào trong hoàn cảnh đó.

6. Thủ thuật cuối cùng là đặt trọng tâm vào việc nhớ người đó hơn là nhớ tên riêng của anh ta
Mọi người hầu như đều bỏ qua việc bạn quên mất tên họ nếu bạn vẫn nhớ khuôn mặt của họ.

Trong trường hợp có một khách hàng nào đó đã mua sắm tại cửa hàng của bạn, hay thậm chí đã gặp bạn ở một nơi nào đó, nhưng bạn vẫn không thể nhớ tên của họ. Hãy thừa nhận rằng: “Tôi vẫn nhớ anh, nhưng xin lỗi tôi không thể nhớ ra tên của anh. Chúng ta đã gặp nhau ở ... phải không”. Chắc hẳn nếu bạn nói như vậy, thì người khách hàng sẽ không cảm thấy thất vọng khi bạn quên mất tên của họ.

Không quá khó để nhớ tên một ai đó, nếu bạn gặp gỡ hàng chục lần mỗi tuần. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nhiều, nếu bạn nhớ được tên khách hàng chỉ sau duy nhất một lần gặp gỡ. Đây luôn là một việc khó khăn.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ nhiệm vụ nào khác, chúng ta đều có thể cải thiện đáng kể khả năng của mình. Việc này chỉ đỏi hỏi ở bạn đôi chút nỗ lực và sự tích cực thực hành thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả khả quan.

Sưu tầm

Vượt rào cản khi tìm việc

Làm mãi việc gì rồi cũng quen, và tìm việc cũng thế. Ban đầu bạn sẽ không tránh được ngại ngần, bỡ ngỡ. Tuy nhiên khi giao tiếp với người này người kia thường xuyên, đến một ngày bạn sẽ cảm thấy tìm việc dễ hơn trước rất nhiều. Điều cốt yếu là phải bắt đầu ra sao.


Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn vững lòng tiến bước trên con đường tìm việc :
<!-- more -->

Từ từ mà tiến
Lập một bảng danh sách bao gồm tất cả các mối liên hệ mà bạn còn nhớ được trong đầu, sau đó sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và gọi cho những người dễ tiếp xúc nhất.

Đừng ngại bị từ chối
Nhiều người tìm việc đã bỏ lỡ cơ hội do chưa tiếp xúc đã nghĩ người ta không sẵn lòng giúp hoặc không thể giúp mình. Có hỏi thì mới biết và bạn sẽ thấy nhiều người rất vui khi bạn liên hệ với họ.

Giấu đi việc mình đang không có công ăn việc làm là điều tệ hại nhất. Biết đâu bạn sẽ tìm được một việc làm nhờ thổ lộ tâm tư tìm việc với người láng giềng tốt bụng thì sao?

Tạo ấn tượng
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, hầu như ai cũng bù đầu bù cổ với công việc. Do đó, việc làm cho người khác chú ý đến mình càng nhanh càng tốt rất quan trọng. Bạn cần luyện tập để có thể tự giới thiệu cho người khác biết mình là ai và cần gì.

Ngoài lời lẽ ngắn gọn, súc tích, bạn cần thăm dò đôi chút về người bạn đang liên hệ. Điều này sẽ giúp ích đáng kể đấy. Trước khi gọi điện, hãy cố gắng tìm hiểu xem người ấy chuyên về lĩnh vực nào và đang thực hiện kế hoạch gì, người ấy đang đối mặt với những vấn đề nào? Nếu bạn có thể trình bày vắn tắt một kỹ năng hay một kinh nghiệm có thể giúp giải quyết ít nhiều những vấn đề đó, người ấy sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn.

Nhờ tư vấn thay vì hỏi thông tin về một vị trí tuyển dụng riêng biệt nào đó
Cách này vừa tránh làm người bạn đang liên hệ có cảm giác khó xử, vừa mở ra cơ hội giúp bạn hiểu rõ thêm việc gì đang diễn ra ở cơ quan họ đang công tác, đồng thời bạn sẽ biết thêm một số người mình nên tiếp xúc để mở rộng khả năng tìm việc.

"Có qua có lại"
Thất nghiệp không có nghĩa là bạn không có gì để đáp lại. Càng giao tiếp với nhiều người, bạn càng mở rộng cơ hội thu thập các tin tức đáng giá có thể chuyển đến người bạn đang cần liên hệ.

Khi tìm kiếm thông tin trên mạng, nếu chợt bắt gặp một bài viết có thể hữu ích cho một trong những người bạn đang tiếp xúc, hãy gởi đến người đó ngay.

Thông báo quá trình tìm việc
Hãy lập danh sách những người bạn có dịp trò chuyện, những người sẵn lòng giúp bạn tìm việc. Sau đó, gởi e-mail đến họ đều đặn (khoảng một tháng một lần) để cập nhật cho họ biết chuyện tìm việc của bạn đã tiến triển ra sao, bạn đã đến xin việc ở đâu và gặp những ai...

Nội dung e-mail chỉ nên ngắn gọn nhưng nhớ gởi kèm theo điều gì đó thú vị để họ có cảm giác mong chờ email bạn gởi đến. Làm như vậy, họ sẽ nhớ đến bạn và nhanh chóng thông báo khi biết tin tức gì có thể giúp được bạn.

Theo thống kê, một người làm việc ở một nơi trung bình là bốn năm. Do đó, dù đã tìm được công việc, bạn cũng đừng xóa bỏ mạng liên lạc này.

Thảo Vy  

Thoát khỏi sự nhàm chán trong công việc

Bạn có một công việc khá tốt so với nhiều bạn bè trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, bạn vẫn có cảm giác thiếu một cái gì đó.
<!-- more -->

Làm tới lui chỉ một công việc trong một thời gian dài khiến bạn mất đi sự hào hứng khi đối mặt với các thách thức và thiếu hẳn mục tiêu phấn đấu; nhịp độ đều đều làm bạn nhàm chán; công ty lại không có ý định cất nhắc ai vì vừa trải qua tình trạng thu hẹp hoạt động...

Ở vào hoàn cảnh trên, bạn có hai lựa chọn: nhận việc ở nơi khác để bắt đầu lại hoặc xem xét kỹ càng hơn tình hình hiện tại của công ty nhằm phát huy hết khả năng bản thân.

Để đạt được điều này, bạn cần quyết tâm mạnh mẽ, vận dụng trí óc cũng như để ý đến những điều sau:

Điều chỉnh nhịp độ
Một vận động viên chạy cự ly 500 m, vừa xong 250 m bỗng được thông báo phải chạy cự ly 1.500 m, anh ta sẽ làm gì trước tiên? Dĩ nhiên anh ta sẽ thay đổi tốc độ chạy.

Trong công việc cũng thế. Gặp lúc công ty thu hẹp hoạt động, nhân viên phải nhận ra rằng khoảng cách giữa hai lần thăng tiến có thể sẽ kéo dài hơn. Quy tắc làm việc vì thế cũng phải thay đổi giữa chừng. Hãy thích ứng và đừng mãi đánh lừa bản thân như chẳng có gì xảy ra, điều đó chỉ tệ hơn mà thôi.

Phân tích cuộc tranh đua
Hơn lúc nào hết, bạn cần biết mình sẽ phải tranh đua với những ai để chen chân vào một số ít vị trí hiếm hoi trong công ty. Những người đó đang làm công tác gì? Họ đang bỏ qua những điều gì? Có phải lần thăng tiến sắp tới sẽ dành cho ai đó ngoài công ty, những người có khả năng làm “thay da đổi thịt” và đưa công ty đến một tương lai tốt đẹp hơn?

Ngoài ra, hãy tự phân tích bản thân. Bạn có khả năng “tiếp thị” bản thân đến mức nào? Phải nhận định được giá trị con người mình, đồng thời biết mình có những lựa chọn nào.

Học thêm kỹ năng mới
Nếu không thể thăng tiến, tại sao bạn không tận dụng các chuyển biến “ăn theo” để học hỏi thêm một số kỹ năng mới nhằm tăng cường khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc? Nếu thấy không thể tiến xa hơn trong ngành lập trình, hãy chuyển sang ngành tiếp thị vì công ty nào mà chẳng cần bán được nhiều hàng.

Hãy mở ra cho bản thân nhiều lối lựa chọn, bạn sẽ dễ có cơ hội thăng tiến về lâu về dài hơn.

Nghiên cứu phong cách làm việc của công ty
Công ty có nghiêng về một lối làm việc nhất định nào đó không? Phải chăng công ty có một phong cách làm việc riêng?

Hãy nghiên cứu cách thức làm việc của những đồng nghiệp thành công, sau đó so sánh với những gì bạn làm, bạn có thể không hài lòng nhưng tốt hơn là nên can đảm đối mặt với sự thật.

Chấp nhận rủi ro và khó khăn
Chắc chắn có nhiều cách để tiến nhanh nhưng nguy cơ rủi ro cũng nhiều không kém. Bạn quyết định nắm lấy thời cơ? Bạn có những đề nghị nổi trội? Bạn muốn thực hiện kế hoạch bằng chính tài năng của mình?

Đôi lúc bạn sẽ vấp phải thất bại, có thể do bạn chưa cố gắng đúng mức. Cơ hội thăng tiến càng hiếm hoi, bạn càng cần phải tìm cách để nổi bật hơn tất cả. Muốn trở thành cánh chim đầu đàn, bạn phải dũng cảm và có đôi chút táo bạo.

Phác thảo kế hoạch
Hãy tổng hợp các yếu tố như tốc độ, sự tranh đua, cơ hội phát triển về lâu về dài, rủi ro và khó khăn trên bước đường thăng tiến, sau đó phác thảo kế hoạch ra giấy.

Đo lường kết quả
Nếu có thể, nên bàn thảo kế hoạch với sếp, sau đó đo lường mức tiến bộ của bạn theo một thời khóa biểu nhất định. Nếu kết quả chưa đạt, hẳn đã đến lúc bạn nên điều chỉnh lại bản sơ yếu lý lịch và tìm một công việc khác.

Tóm lại, vạn sự khởi đầu nan. Để leo lên được bậc thang cuối cùng, khó khăn nhất là làm sao vượt qua được đám đông đang tụ tập ở chân thang. Hãy cố gắng lên bạn nhé!

Thảo Vy (Career Builder)

Chiến thuật Đắc nhân tâm trong kinh doanh

Sản phẩm tốt đến mấy nếu không bán được vẫn là sản phẩm vô dụng. Được khách hàng ưa chuộng - sản phẩm sống; khách hàng tẩy chay - sản phẩm chết. Khách hàng quyết định số phận sản phẩm, nên không thể xem nhẹ ý kiến khách hàng.
<!-- more -->

Dùng tiền chào mời khách hàng, cái hại cái lợi đan xen nhau. Tiền nhiều, quảng bá dễ. Doanh nghiệp có thể nói điều mình muốn, tại thời điểm và nơi mình muốn. Nhưng nếu không nói điều khách hàng muốn nghe, vào lúc khách hàng muốn, tại nơi khách hàng muốn, bao nhiêu tiền cũng trôi sông bỏ biển.

Nhưng doanh nghiệp nhỏ làm thế nào đánh bại đối thủ tiền nhiều hơn để chiếm được tình cảm khách hàng?

Có 2 bí quyết: Lấy gần chọi xa và lấy chu đáo đấu với hấp tấp.

1. Lấy gần chọi xa

Càng hiểu khách hàng, doanh nghiệp càng gần họ. Tiền nhiều nhưng hiểu ít, tưởng gần hóa xa. Tiền ít nhưng hiểu nhiều, tưởng xa hóa ra gần.

Trong thị trường dược phẩm Ấn Độ, Dilip Shanghvi, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành hãng dược phẩm Sun Pharma là người hiểu rõ nhất người dân Ấn Độ đang và có khả năng mắc bệnh gì cao nhất trong tương lai.

Trong khi các hãng dược đối thủ chạy theo các loại thuốc kháng sinh, ông tập trung vào thuốc chữa những bệnh đang xảy ra nhiều trong tầng lớp trung lưu (các loại bệnh mãn tính như động kinh, bệnh do cách sống hiện đại gây ra như tiểu đường, cao huyết áp...).

Khi làm ra các loại thuốc chữa loại bệnh đang có nhiều người mắc phải nhất, Sun Pharma, từ hãng dược phẩm “con nhà nghèo” (thành lập năm 1983 với 5 người, 5 sản phẩm) trở thành hãng dược lớn nhất Ấn Độ. Trong 5 năm, từ 2003-2008, lợi nhuận của Sun Pharma tăng bình quân 47%/năm. Shanghvi trở thành người giàu thứ 14 Ấn Độ với khối tài sản trị giá 4,1 tỉ USD (năm 2008).

Với lợi nhuận biên 47%, Sun vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác, chẳng hạn, Cipla có lợi nhuận biên ở mức 16% và Ranbaxy Laboratories có lợi nhuận biên 13%. Ông Malvinder Singh, tỉ phú chủ tịch của Ranbaxy - một đối thủ cạnh tranh của Sun Pharma, cũng đã dành cho Sun một lời khen ngợi: “Họ đã rất thông minh khi nghĩ ra phương thức kinh doanh dược phẩm tập trung vào những loại bệnh và phân khúc thị trường riêng biệt”.

2. Lấy chu đáo đấu với hấp tấp

Ai chu đáo với khách hàng hơn, người đó thắng. Doanh nghiệp càng chu đáo, khách hàng càng tin tưởng. Càng nôn nóng, hấp tấp, khách hàng càng hoài nghi. Khi khách hàng hoang mang nghi ngờ thì đối thủ sẽ thừa cơ tấn công. Đó là tự làm rối mình khiến đối thủ thắng.

Vào năm 1995, khi Jack Ma thành lập trang web mua bán trên mạng Alibaba.com, internet và website vẫn còn là thứ xa lạ và xa xỉ đối với phần lớn công ty Trung Quốc. Không ai tin có thể buôn bán qua mạng. Trong 3 năm liên tiếp (1995-1997), đi đến đâu ông bị các công ty lớn từ chối đến đó.

Không tiền, không kiến thức internet, tự nhận mình là “anh mù cưỡi trên lưng con hổ mù”, Jack Ma dùng sự chu đáo và nhẫn nại để khách hàng tin tưởng mình. Ông không nôn nóng kiếm tiền, hấp tấp thu phí ngay khi khách hàng vừa bán được hàng hay sử dụng thông tin đăng tải trên trang web để mua bán. Thay vào đó, ông tạo mọi điều kiện để khách hàng có thể mua được bán được :

Không tính phí giao dịch trong 3 năm đầu tiên, không tính phí một số dịch vụ cung cấp thông tin (chỉ tính phí đăng ký thành viên). Khi làm điều đó, Jack Ma tạo ra một cộng đồng kẻ mua người bán tấp nập trên Alibaba.com.
Xây dựng trang web bằng cả 2 thứ tiếng, Anh và Trung Quốc. Điều này giúp doanh nghiệp trong và ngoài Trung Quốc dễ dàng giao dịch với nhau.

Sự chu đáo và nhẫn nại của Jack Ma đã được đền bù xứng đáng. Sau 10 năm (năm 2007), 24 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành giao dịch trên Alibaba (chiếm 60% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc). Alibaba trở thành công ty internet lớn thứ năm trên thế giới. Còn Jack Ma thì thành tỉ phú.

Phương Anh  

Bảy điều tuổi trẻ nên có

Đừng để những bộn bề, lo toan của cuộc sống khiến bạn quên mất rằng: "Cuộc sống thật tươi đẹp!". Tình yêu cuộc sống là chất xúc tác giúp bạn luôn lạc quan, vui sống và dạt dào năng lượng để làm mọi việc.

Không ai có thể thành công nếu phó mặc cuộc sống cho số phận

Bạn không cần phải là nhà chiêm tinh hay tiên tri mới đoán trước được tương lai của một ai đó. Bạn có thể nhìn thấy tương lai người khác bằng cách đặt cho họ một câu hỏi đơn giản: “Chính xác thì mục đích sống của bạn là gì - và bạn có kế hoạch gì để đạt được mục đích đó?”.

9 bí quyết duy trì thái độ sống tích cực

Một thái độ sống tích cực sẽ có tác dụng giúp bạn học được các kỹ năng cần thiết để thành công.

Bí quyết để thuyết trình hiệu quả

a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng.

Lên kế hoạch tạo sự tự tin

Hãy hành động để chinh phục số phận của mình
Bạn thấy mình chẳng có gì thu hút, không một ưu điểm và thật “nhỏ bé” khi đi bên cạnh những người bạn trông thật nổi bật?

Nếu bạn đang ở vào hoàn cảnh ấy, thay vì “than thân trách phận”, hãy cùng xây dựng cho bản thân một kế hoạch khả thi để tạo nên một con người tích cực, đồng thời khẳng định giá trị chính bản thân mình.

Ba đức tính giúp bạn trẻ khởi nghiệp thành công

Trường đời không phải bao giờ cũng là một bức tranh đẹp cho những bạn trẻ mới bước chân vào môi trường làm việc. May mắn có thể giúp bạn tìm được một “chỗ đứng”, tuy nhiên không có sự may mắn nào kéo dài mãi.

Cần chuẩn bị gì khi còn học năm 2, năm 3?

Dù có thể bạn chỉ đang là sinh viên năm 2 hay năm 3 nhưng một kế hoạch sự nghiệp ngay từ lúc này sẽ giúp bạn ở vị thế tốt hơn sau khi ra trường.


Dưới đây là 7 điều bạn nên làm ngay từ bây giờ:

10 quan điểm của một người thành công

Có nhiều người thăng tiến rất nhanh trên con đường sự nghiệp, nhưng cũng có không ít người mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Tại sao vậy? Bởi hai dạng người này khác nhau ở chỗ đó là : Quan điểm, thái độ làm việc.