Bạn có một công việc khá tốt so với nhiều bạn bè trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, bạn vẫn có cảm giác thiếu một cái gì đó.
<!-- more -->
Làm tới lui chỉ một công việc trong một thời gian dài khiến bạn mất đi sự hào hứng khi đối mặt với các thách thức và thiếu hẳn mục tiêu phấn đấu; nhịp độ đều đều làm bạn nhàm chán; công ty lại không có ý định cất nhắc ai vì vừa trải qua tình trạng thu hẹp hoạt động...
Ở vào hoàn cảnh trên, bạn có hai lựa chọn: nhận việc ở nơi khác để bắt đầu lại hoặc xem xét kỹ càng hơn tình hình hiện tại của công ty nhằm phát huy hết khả năng bản thân.
Để đạt được điều này, bạn cần quyết tâm mạnh mẽ, vận dụng trí óc cũng như để ý đến những điều sau:
Điều chỉnh nhịp độ
Một vận động viên chạy cự ly 500 m, vừa xong 250 m bỗng được thông báo phải chạy cự ly 1.500 m, anh ta sẽ làm gì trước tiên? Dĩ nhiên anh ta sẽ thay đổi tốc độ chạy.
Trong công việc cũng thế. Gặp lúc công ty thu hẹp hoạt động, nhân viên phải nhận ra rằng khoảng cách giữa hai lần thăng tiến có thể sẽ kéo dài hơn. Quy tắc làm việc vì thế cũng phải thay đổi giữa chừng. Hãy thích ứng và đừng mãi đánh lừa bản thân như chẳng có gì xảy ra, điều đó chỉ tệ hơn mà thôi.
Phân tích cuộc tranh đua
Hơn lúc nào hết, bạn cần biết mình sẽ phải tranh đua với những ai để chen chân vào một số ít vị trí hiếm hoi trong công ty. Những người đó đang làm công tác gì? Họ đang bỏ qua những điều gì? Có phải lần thăng tiến sắp tới sẽ dành cho ai đó ngoài công ty, những người có khả năng làm “thay da đổi thịt” và đưa công ty đến một tương lai tốt đẹp hơn?
Ngoài ra, hãy tự phân tích bản thân. Bạn có khả năng “tiếp thị” bản thân đến mức nào? Phải nhận định được giá trị con người mình, đồng thời biết mình có những lựa chọn nào.
Học thêm kỹ năng mới
Nếu không thể thăng tiến, tại sao bạn không tận dụng các chuyển biến “ăn theo” để học hỏi thêm một số kỹ năng mới nhằm tăng cường khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc? Nếu thấy không thể tiến xa hơn trong ngành lập trình, hãy chuyển sang ngành tiếp thị vì công ty nào mà chẳng cần bán được nhiều hàng.
Hãy mở ra cho bản thân nhiều lối lựa chọn, bạn sẽ dễ có cơ hội thăng tiến về lâu về dài hơn.
Nghiên cứu phong cách làm việc của công ty
Công ty có nghiêng về một lối làm việc nhất định nào đó không? Phải chăng công ty có một phong cách làm việc riêng?
Hãy nghiên cứu cách thức làm việc của những đồng nghiệp thành công, sau đó so sánh với những gì bạn làm, bạn có thể không hài lòng nhưng tốt hơn là nên can đảm đối mặt với sự thật.
Chấp nhận rủi ro và khó khăn
Chắc chắn có nhiều cách để tiến nhanh nhưng nguy cơ rủi ro cũng nhiều không kém. Bạn quyết định nắm lấy thời cơ? Bạn có những đề nghị nổi trội? Bạn muốn thực hiện kế hoạch bằng chính tài năng của mình?
Đôi lúc bạn sẽ vấp phải thất bại, có thể do bạn chưa cố gắng đúng mức. Cơ hội thăng tiến càng hiếm hoi, bạn càng cần phải tìm cách để nổi bật hơn tất cả. Muốn trở thành cánh chim đầu đàn, bạn phải dũng cảm và có đôi chút táo bạo.
Phác thảo kế hoạch
Hãy tổng hợp các yếu tố như tốc độ, sự tranh đua, cơ hội phát triển về lâu về dài, rủi ro và khó khăn trên bước đường thăng tiến, sau đó phác thảo kế hoạch ra giấy.
Đo lường kết quả
Nếu có thể, nên bàn thảo kế hoạch với sếp, sau đó đo lường mức tiến bộ của bạn theo một thời khóa biểu nhất định. Nếu kết quả chưa đạt, hẳn đã đến lúc bạn nên điều chỉnh lại bản sơ yếu lý lịch và tìm một công việc khác.
Tóm lại, vạn sự khởi đầu nan. Để leo lên được bậc thang cuối cùng, khó khăn nhất là làm sao vượt qua được đám đông đang tụ tập ở chân thang. Hãy cố gắng lên bạn nhé!
Thảo Vy (Career Builder)
Home »
Bài học Thành Công
,
Bí quyết để thành công
,
Kinh nghiệm Thành Công
,
Lời khuyên giúp đạt hiệu quả trong công việc
» Thoát khỏi sự nhàm chán trong công việc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét