Hai cha con ông Nguyễn Văn Thanh dắt chiếc xe đạp xẹp bánh vào lề đường, người thợ vá xong quay lại hỏi tiền. Người cha lớ ngớ, đứa con gái cúi đầu rồi rút chiếc kính cận đưa ra: “Bố cầm đỡ thứ này cho người ta rồi mình về mượn tiền chuộc lại!”.
Chuyện đó xảy ra năm 1999, tại cầu Lê Văn Sĩ (Tp.HCM), khi ấy người cha đã 40 tuổi. Với ông, đó là một nỗi nhục vì ở lứa tuổi đó, ông vẫn chưa lo nổi tiền vá xe đạp cho con gái của mình.
Đắm chìm trong thất bại
Năm đang học lớp 5 ở trường làng tại Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), nhà khó khăn, Nguyễn Văn Thanh phải nghỉ học trông em. Cậu bé Thanh bỏ trốn ra Hải Phòng sống kiếp bụi đời. Sau năm 1975, Thanh ra Bắc vào Nam với đủ thứ nghề: lò đường, làm xà phòng, làm máy cắt giấy cactông, cắt mì, miến, làm mũ cối thời trang... Tất cả đều đắm chìm trong thất bại triền miên.
Có những lúc thành công đã ở trước mắt, nhưng rồi lại lần lượt đội nón ra đi. Như khi ông phát hiện chất liệu bột vỏ cây đay có thể làm được giấy sản xuất bao đựng ximăng. Cặm cụi vài tháng, ông tìm ra được công thức sản xuất loại bao bì này, mang đi chào hàng, hàng chục lượt khách hàng xem qua rồi lạnh lùng lắc đầu, ai có thể tin một người nhà quê, không bằng cấp lại đi làm nhà sáng chế.
Đỉnh điểm của sự thất bại trong cuộc đời ông là người vợ, sau bao nhiêu sóng gió và sự hy sinh chịu đựng với thất bại triền miên của người chồng, đã dắt con gái ra đi.
Cô con gái kể lại rằng lúc gia đình chia ly, cô về ở với mẹ. Rồi một ngày có người bảo: “Sao lại bỏ cha đi thơ thẩn trên đường như người điên vậy?”, cô hoảng hồn, xin mẹ cho trở về sống với cha. Hai cha con sống trong một căn phòng mượn, không điện nước và không cả ngày mai.
Giữ vững niềm tin
Ông Thanh nhớ lại: “Nhìn lại cuộc đời mình, ngoài 40 tuổi vẫn trắng tay. Đôi lúc, tôi cứ muốn lang thang trên đường để tìm dịp kết thúc số phận của mình trong thinh lặng. Rồi một chiều, một cô bạn cũ là Việt kiều Mỹ nhận ra tôi đang lang thang trên đường và lôi tôi về cư xá Bắc Hải, thuê cho một căn phòng 6m2 và trợ cấp tiền cho tôi thỏa nguyện ước mơ sáng chế. Từ đó, tôi sở hữu một “phòng thí nghiệm” với chai lọ, quạt máy, cái cân cũ và những bóng đèn cao áp. Và tôi bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời mà thất bại đã chiếm tới 3/4 thời gian làm người của tôi”.
Thất bại, thất bại và thất bại. Con người ấy vốn đã gầy lại gầy sọp đi trông thấy. Mỗi đêm ông ngủ chừng 2-3 tiếng đồng hồ. Bạn bè thấy ông là biết hết tiền, người cho vài chục, vài trăm, thậm chí cả chục triệu đồng thì chẳng bao lâu ông cũng “nướng” hết sạch vào nghiên cứu.
Suốt ngày ông ẩn mình trong “phòng thí nghiệm” bé tẹo với áo quần và cả thân mình dính đầy sơn dầu, tay chân đã bắt đầu lở loét vì hóa chất. Không tiền mua thiết bị, ông trùng hợp hóa chất ngay dưới nhiệt độ của bốn bóng đèn 200W, lưu hóa chết, nổi lên đầy nồi thành chất xốp màu trắng.
Vậy là bao nhiêu triệu đồng tiền hóa chất đi tong. Ông ôm đầu, nhìn thùng hóa chất cuối cùng còn lại, định vứt hẳn nó đi, nhưng rồi cũng giữ lại vì “thế nào cũng có dịp dùng nó”.
Ngày xảy ra vụ cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), ngay tức khắc trong đầu ông hiện lên hình ảnh của nồi chất xốp chết vun đầy. “Rồi, nó đây rồi!”.
Nó đấy, loại chất tổng hợp không thể cháy được ở môi trường nhiệt độ cao. Vậy là chất xốp chống cháy ra đời, được đúc khuôn thành những tấm xốp cách nhiệt, cách âm và chống cháy. Từ những ý tưởng vật liệu chống cháy, hàng loạt sản phẩm khác ra đời: gỗ ván ép chống cháy, dung dịch chống cháy, bột chống cháy rừng...
Nhiều nhà sản xuất tìm đến và biết rằng nó hiệu quả, có thể ứng dụng vào cuộc sống. Ông được báo chí, truyền hình liên tục đưa tin, rồi tham gia các hội chợ triển lãm về chất chống cháy, hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam, được gọi là “thần chống cháy”. Lúc đó ông đã 55 tuổi. Cuối con đường hầm đã có luồng ánh sáng.
Nhờ có vốn thu được từ việc bán công nghệ, ông mở một công ty chống cháy mang tên Thanh Long với trụ sở chính đặt ở Hà Nội cùng các chi nhánh ở Đà Nẵng, Tp.HCM.
Con đường tìm được sự thành công của người đàn ông ở tuổi 55 được ông đúc kết: “Hãy tìm cho mình một con đường riêng và hãy giữ vững niềm tin của bạn. Tôi có thể đi tìm con đường đó thật lâu, thật dài, nhưng tôi không buông xuôi. Mọi con đường dù chông gai đến đâu, thất bại đến nhường nào rồi cũng sẽ dẫn đến thành công. Cuối đường hầm luôn có ánh sáng”.
Nguồn: Tuổi trẻ
Chuyện đó xảy ra năm 1999, tại cầu Lê Văn Sĩ (Tp.HCM), khi ấy người cha đã 40 tuổi. Với ông, đó là một nỗi nhục vì ở lứa tuổi đó, ông vẫn chưa lo nổi tiền vá xe đạp cho con gái của mình.
Đắm chìm trong thất bại
Năm đang học lớp 5 ở trường làng tại Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), nhà khó khăn, Nguyễn Văn Thanh phải nghỉ học trông em. Cậu bé Thanh bỏ trốn ra Hải Phòng sống kiếp bụi đời. Sau năm 1975, Thanh ra Bắc vào Nam với đủ thứ nghề: lò đường, làm xà phòng, làm máy cắt giấy cactông, cắt mì, miến, làm mũ cối thời trang... Tất cả đều đắm chìm trong thất bại triền miên.
Có những lúc thành công đã ở trước mắt, nhưng rồi lại lần lượt đội nón ra đi. Như khi ông phát hiện chất liệu bột vỏ cây đay có thể làm được giấy sản xuất bao đựng ximăng. Cặm cụi vài tháng, ông tìm ra được công thức sản xuất loại bao bì này, mang đi chào hàng, hàng chục lượt khách hàng xem qua rồi lạnh lùng lắc đầu, ai có thể tin một người nhà quê, không bằng cấp lại đi làm nhà sáng chế.
Đỉnh điểm của sự thất bại trong cuộc đời ông là người vợ, sau bao nhiêu sóng gió và sự hy sinh chịu đựng với thất bại triền miên của người chồng, đã dắt con gái ra đi.
Cô con gái kể lại rằng lúc gia đình chia ly, cô về ở với mẹ. Rồi một ngày có người bảo: “Sao lại bỏ cha đi thơ thẩn trên đường như người điên vậy?”, cô hoảng hồn, xin mẹ cho trở về sống với cha. Hai cha con sống trong một căn phòng mượn, không điện nước và không cả ngày mai.
Giữ vững niềm tin
Ông Thanh nhớ lại: “Nhìn lại cuộc đời mình, ngoài 40 tuổi vẫn trắng tay. Đôi lúc, tôi cứ muốn lang thang trên đường để tìm dịp kết thúc số phận của mình trong thinh lặng. Rồi một chiều, một cô bạn cũ là Việt kiều Mỹ nhận ra tôi đang lang thang trên đường và lôi tôi về cư xá Bắc Hải, thuê cho một căn phòng 6m2 và trợ cấp tiền cho tôi thỏa nguyện ước mơ sáng chế. Từ đó, tôi sở hữu một “phòng thí nghiệm” với chai lọ, quạt máy, cái cân cũ và những bóng đèn cao áp. Và tôi bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời mà thất bại đã chiếm tới 3/4 thời gian làm người của tôi”.
Thất bại, thất bại và thất bại. Con người ấy vốn đã gầy lại gầy sọp đi trông thấy. Mỗi đêm ông ngủ chừng 2-3 tiếng đồng hồ. Bạn bè thấy ông là biết hết tiền, người cho vài chục, vài trăm, thậm chí cả chục triệu đồng thì chẳng bao lâu ông cũng “nướng” hết sạch vào nghiên cứu.
Suốt ngày ông ẩn mình trong “phòng thí nghiệm” bé tẹo với áo quần và cả thân mình dính đầy sơn dầu, tay chân đã bắt đầu lở loét vì hóa chất. Không tiền mua thiết bị, ông trùng hợp hóa chất ngay dưới nhiệt độ của bốn bóng đèn 200W, lưu hóa chết, nổi lên đầy nồi thành chất xốp màu trắng.
Vậy là bao nhiêu triệu đồng tiền hóa chất đi tong. Ông ôm đầu, nhìn thùng hóa chất cuối cùng còn lại, định vứt hẳn nó đi, nhưng rồi cũng giữ lại vì “thế nào cũng có dịp dùng nó”.
Ngày xảy ra vụ cháy tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), ngay tức khắc trong đầu ông hiện lên hình ảnh của nồi chất xốp chết vun đầy. “Rồi, nó đây rồi!”.
Nó đấy, loại chất tổng hợp không thể cháy được ở môi trường nhiệt độ cao. Vậy là chất xốp chống cháy ra đời, được đúc khuôn thành những tấm xốp cách nhiệt, cách âm và chống cháy. Từ những ý tưởng vật liệu chống cháy, hàng loạt sản phẩm khác ra đời: gỗ ván ép chống cháy, dung dịch chống cháy, bột chống cháy rừng...
Nhiều nhà sản xuất tìm đến và biết rằng nó hiệu quả, có thể ứng dụng vào cuộc sống. Ông được báo chí, truyền hình liên tục đưa tin, rồi tham gia các hội chợ triển lãm về chất chống cháy, hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam, được gọi là “thần chống cháy”. Lúc đó ông đã 55 tuổi. Cuối con đường hầm đã có luồng ánh sáng.
Nhờ có vốn thu được từ việc bán công nghệ, ông mở một công ty chống cháy mang tên Thanh Long với trụ sở chính đặt ở Hà Nội cùng các chi nhánh ở Đà Nẵng, Tp.HCM.
Con đường tìm được sự thành công của người đàn ông ở tuổi 55 được ông đúc kết: “Hãy tìm cho mình một con đường riêng và hãy giữ vững niềm tin của bạn. Tôi có thể đi tìm con đường đó thật lâu, thật dài, nhưng tôi không buông xuôi. Mọi con đường dù chông gai đến đâu, thất bại đến nhường nào rồi cũng sẽ dẫn đến thành công. Cuối đường hầm luôn có ánh sáng”.
Nguồn: Tuổi trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét