Nếu nói trang sức đẹp là một chiếc áo đẹp phủ lên tâm hồn của người ta; thì hành vi, tư thế đẹp là hào quang toả sáng từ chiếc áo ấy.
Nếu một người nào đó dung nhan đẹp, có trang phục đẹp nhưng không có phương thức biểu hiện hành vi đẹp thì cũng không thể coi là có cái đẹp hoàn thiện, thậm chí càng làm tổn hại đến cái đẹp vốn có của mình.
Chúng ta cũng không tưởng tượng được một người không có động tác biểu cảm gì sẽ khác chi một cái xác đẹp không hồn, cũng không tưởng tượng được một người có động tác vụng về tư tưởng khờ khạo thì họ sẽ làm được chuyện gì.
Bản chất người phương Đông là kín đáo, nội tâm. Vì vậy tư thế, hành vi mà chúng ta nói đến chính là vấn đề " Lịch sự thích hợp".
Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!
Mỗi cử chỉ, hành vi của ta đều là để vì người khác. Vì vậy, muốn thể hiện hành vi, trước hết phải nghĩ đến cảm nhận của người khác Phải hiểu làm như vậy có lịch sự không? Có tôn trọng người khác không?
Một người ăn mặc chỉnh tề nhưng ăn nói thiếu khiêm tốn, không thích lắng nghe người khác hoặc nói năng tuỳ tiện....thì chẳng khác nào thể hiện mình là người thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng người khác.
Hành vi, tư thế của một người có quan hệ đến phong độ của người ấy. Bình tỉnh, điềm đạm. Nhìn xa trông rộng là phong độ của người lỗi lạc, của một chính trị gia...Trái lại, người ở giữa nơi công cộng ngực phanh, mũ lệch, không chú ý đến tác phong, ăn mặc...những người ấy là tự hạ thấp mình.
Hành vi của một người không phải có sẵn và tự vận dụng mà là kết quả của quá trình rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày.
Ngạn ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là thế! Cần phải chú ý rất nhiều đến những tiểu tiết hàng ngày.
Tuy nhiên, tác phong của một người đàng hoàng, tự nhiên thái quá thì lại trở nên giả tạo.
Vì vậy, cởi mở nhưng đừng thô tục; hoạt bát nhanh nhẹn nhưng không suồng sả, khi làm việc khẩn trương nhưng không để sai sót, khi nghỉ ngơi thoải mái nhưng không uể oải, khi giao tiếp cần khiêm tốn nhưng không câu nệ cân nhắc; tiếp xúc lịch sự nhưng không tự ti.....
Người xưa có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Vậy nên, mỗi hành vi, ngôn ngữ... ta nên lựa chọn phong cách biểu hiện để thể hiện sự tự trọng cho mình và tôn trọng người khác.
Phong cách ứng xử có văn hoá và lịch sự không chỉ là yêu cầu của trong môi trường làm việc hiện đại mà còn là nhu cầu cảm xúc của mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp. Biết các mang lại sự dễ chịu và niềm vui cho người khác bằng thái độ thân thiện, cởi mở...chẳng phải bạn đã đạt được sự thành công ở một góc độ nào đó của cuộc sống hay sao?!
Chúc các bạn có thời gian ngắm lại mình và làm đẹp thêm cho mình bằng hành vi, ngôn ngữ đáng yêu...nhé!
Nếu một người nào đó dung nhan đẹp, có trang phục đẹp nhưng không có phương thức biểu hiện hành vi đẹp thì cũng không thể coi là có cái đẹp hoàn thiện, thậm chí càng làm tổn hại đến cái đẹp vốn có của mình.
Chúng ta cũng không tưởng tượng được một người không có động tác biểu cảm gì sẽ khác chi một cái xác đẹp không hồn, cũng không tưởng tượng được một người có động tác vụng về tư tưởng khờ khạo thì họ sẽ làm được chuyện gì.
Bản chất người phương Đông là kín đáo, nội tâm. Vì vậy tư thế, hành vi mà chúng ta nói đến chính là vấn đề " Lịch sự thích hợp".
Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!
Mỗi cử chỉ, hành vi của ta đều là để vì người khác. Vì vậy, muốn thể hiện hành vi, trước hết phải nghĩ đến cảm nhận của người khác Phải hiểu làm như vậy có lịch sự không? Có tôn trọng người khác không?
Một người ăn mặc chỉnh tề nhưng ăn nói thiếu khiêm tốn, không thích lắng nghe người khác hoặc nói năng tuỳ tiện....thì chẳng khác nào thể hiện mình là người thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng người khác.
Hành vi, tư thế của một người có quan hệ đến phong độ của người ấy. Bình tỉnh, điềm đạm. Nhìn xa trông rộng là phong độ của người lỗi lạc, của một chính trị gia...Trái lại, người ở giữa nơi công cộng ngực phanh, mũ lệch, không chú ý đến tác phong, ăn mặc...những người ấy là tự hạ thấp mình.
Hành vi của một người không phải có sẵn và tự vận dụng mà là kết quả của quá trình rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày.
Ngạn ngữ có câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là thế! Cần phải chú ý rất nhiều đến những tiểu tiết hàng ngày.
Tuy nhiên, tác phong của một người đàng hoàng, tự nhiên thái quá thì lại trở nên giả tạo.
Vì vậy, cởi mở nhưng đừng thô tục; hoạt bát nhanh nhẹn nhưng không suồng sả, khi làm việc khẩn trương nhưng không để sai sót, khi nghỉ ngơi thoải mái nhưng không uể oải, khi giao tiếp cần khiêm tốn nhưng không câu nệ cân nhắc; tiếp xúc lịch sự nhưng không tự ti.....
Người xưa có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Vậy nên, mỗi hành vi, ngôn ngữ... ta nên lựa chọn phong cách biểu hiện để thể hiện sự tự trọng cho mình và tôn trọng người khác.
Phong cách ứng xử có văn hoá và lịch sự không chỉ là yêu cầu của trong môi trường làm việc hiện đại mà còn là nhu cầu cảm xúc của mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp. Biết các mang lại sự dễ chịu và niềm vui cho người khác bằng thái độ thân thiện, cởi mở...chẳng phải bạn đã đạt được sự thành công ở một góc độ nào đó của cuộc sống hay sao?!
Chúc các bạn có thời gian ngắm lại mình và làm đẹp thêm cho mình bằng hành vi, ngôn ngữ đáng yêu...nhé!
(Chiaseyeuthuong)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét