Mục tiêu phải thực tế

Nghiên cứu cho thấy, trong số những người sống trên thế giới, thì thiên tài và kẻ đần độn đều là số ít, mức độ trí lực của phần đông mọi người đều ngang nhau. Tuy nhiên, trải qua cuộc sống kéo dài, có người thành công khắp thiên hạ, có người lại không có được gì cả. Đã là những người có mức độ trí lực ngang nhau, tại sao thành tựu của họ lại có sự khác biệt?

Một cuộc điều tra của Carnegie có lẽ nói rõ vấn đề.  Carnegie từng tiến hành một cuộc điều tra về mục tiêu sống của 10.000 người không cùng chủng tộc, tuổi tác và giới tính trên thế giới. Ông phát hiện chỉ có 3% số người có thể xác định mục tiêu, và biết làm thế nào để thực hiện mục tiêu. Còn 97% số người còn lại, hoặc là không hề có mục tiêu, hoặc mục tiêu không rõ ràng, hoặc là không biết làm thế nào để thực hiện mục tiêu…

10 năm sau, ông lại tiến hành điều tra về những đối tượng kể trên, kết quả thật kinh ngạc. Những người còn sống trong số người thuộc phạm vi 97% trước đó, ngoài việc tăng thêm 10 tuổi, hầu như không mấy thay đổi về cuộc sống, công việc, thành tựu cá nhân. Còn 3% số người còn lại, lại đạt được thành công tương đương trong từng lĩnh vực riêng, mục tiêu mà 10 năm trước họ định ra đều được thực hiện ở mức độ khác nhau, và họ đang đi theo mục tiêu sống đã định.

Kết luận của Carnegie cũng làm chúng ta kinh ngạc. Thì ra, sự khác biệt cơ bản nhất giữa nhân vật kiệt xuất và người bình thường không phải ở chỗ khả năng thiên phú, cũng không ở chỗ cơ hội, mà ở chỗ họ có hay không mục tiêu sống mà thôi.

Mục tiêu sống còn phải khả thi, không được nghĩ là phải vượt qua Bill Gates.

Ford, ông trùm ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ từng khen ngợi tài năng của một chàng trai, ông muốn giúp chàng trai này thực hiện ước mơ của mình. Thế nhưng mơ ước của chàng trai này lại làm cho Ford giật mình. Mơ ước lớn nhất trong đời của anh ta là kiếm được 100 tỉ USD – nhiều gấp 100 lần so với tài sản hiện có lúc đó của Ford.

Ford hỏi anh ta: “Cậu muốn nhiều tiền thế để làm gì?”. Chàng trai trầm ngâm một hồi, nói: “Thực ra tôi cũng không biết, nhưng tôi cảm thấy chỉ có như vậy mới gọi là thành công”.

Ford nói: “Nếu một người đúng là có được 100 tỉ USD, thì anh ta sẽ lấn át cả thế giới, tôi thấy hay cậu nên nghĩ đến chuyện khác thì hơn”.

Trong vòng 5 năm sau đó, Ford từ chối gặp chàng trai này, cho đến một ngày, chàng trai nói với Ford, anh ta muốn xây một trường đại học, anh ta đã dành dụm được 100 ngàn USD, nhưng vẫn còn thiếu 100 ngàn USD. Lúc này Ford mới bắt đầu giúp anh ta, họ không còn nhắc đến chuyện 100 tỉ USD kia nữa.

Qua 8 năm nỗ lực, chàng trai đã thành công, anh ta chính là Illinois, người sáng lập ra đại học Illinois nổi tiếng.

       (Trích từ  "Tạo cơ hội kiếm tiền" - Khiết Đảo)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét