Ở mỗi con người, có loại khiếm khuyết có thể thay đổi, cũng có khiếm khuyết vô phương thay đổi. Nếu thay đổi được thì hãy thay đổi, vô phương thay đổi thì ta quên nó đi. Lấy khuyết điểm của mình so sánh với người khác sẽ dễ dẫn đến tự ti, sao không lấy ưu điểm của mình ra so sánh với người ta chứ?
Mười mấy năm trước, anh từ một thành phố nhỏ ở miền Bắc Trung Quốc với dân số chỉ hơn hai chục vạn người đến Bắc Kinh học đại học. Ngày đầu đến lớp, câu đầu tiên mà cô bạn học ngồi bên cạnh hỏi anh là : “Anh từ đâu đến?” Anh kỵ nhất câu hỏi này, bởi trong tư duy cố hữu của anh, người sinh ra ở thành phố nhỏ đồng nghĩa với người nhà quê, tính khí hẹp hòi, chắc chắn sẽ bị bạn học ở thành phố lớn xem thường.
Chính từ câu hỏi này của cô bạn mà mãi về sau anh không dám mở miệng trò chuyện với các bạn nữ trong lớp, đến khi kết thúc học kỳ, anh vẫn chưa quen biết ai.
Trong thời gian khá dài đó, lòng anh luôn nặng trĩu bởi những suy nghĩ tự ti. Biểu hiện rõ nét nhất là mỗi lần chụp ảnh, theo bản năng, anh đều đeo kính đen để che dấu nội tâm của mình.
Hai mươi năm trước, cô ấy cũng học đại học tại Bắc Kinh. Cô trải qua phần lớn thời gian trong sự nghi kỵ, tự ti. Cô nghi ngờ bạn học chế nhạo sau lưng, chê bai thân hình béo tròn béo trục khó coi của cô.
Cô không dám mặc váy, không hòa đồng với bạn bè, thường xuyên vắng mặt trong các môn thể thao. Suýt nữa cô không được tốt nghiệp vì thiếu điểm môn thể dục. Nguyên do là cô từ chối tham gia cuộc thi chạy kiểm tra đường dài! Đến mức thầy giáo phải nói : “Chỉ cần em chịu chạy, dù chậm đến cỡ nào em cũng vẫn được điểm”. Nhưng cô nhất định không chạy.
Cô vẩn muốn phân trần, rằng cô làm thế không phải có ý chống đối thầy, mà chỉ vì sợ hãi thôi, sợ thân hình “tròn trịa” của mình khi chạy sẽ rất khó coi, nhất định sẽ bị các bạn chế giễu. Thế nhưng rốt cục cô cũng không đủ can đảm giải thích cho thầy nghe điều này. Không biết phải làm thế nào, cô cứ trân mặt lẽo đẽo bám theo thầy … xin điểm! Thầy về nhà ăn cơm, cô cũng đi theo. Sau cùng do không chịu nổi phiền phức, thầy đành miễn cưỡng cho cô đủ điểm đậu.
Gần đây, trong một chương trình giao lưu trên truyền hình, cô gái ấy nói với chàng trai kia : “Nếu lúc đó chúng ta cùng học chung lớp, có thể hai con người mãi mãi không nói chuyện với nhau. Anh sẽ cho rằng, người ta con gái thành phố, thế nào cũng xem thường mình. Còn tôi sẽ nghĩ, người ta đẹp trai thế, chắc chẳng coi mình ra gì!”
Anh ta hiện giờ là người dẫn chương trình nổi tiếng ở Đài truyền hình Trung ương, thường xuyên thao thao bất tuyệt trước hàng trăm triệu khán giả truyền hình, ấn tượng sâu đậm nhất anh mang lại cho khán giả chính là sự tự tin của mình.
Cô ta hiện giờ cũng là người dẫn chương trình nổi tiếng ở Đài truyền hình Trung ương, đồng thời là người đầu tiên làm công việc dẫn chương trình dựa vào tài năng chứ không dựa vào nhan sắc.
Ồ! Là họ ư? Họ cũng đã từng tự ti ư? Thì ra con người hoàn toàn có thể thoát khỏi sự tự ti.
(Trích từ "Dấu chân màu hy vọng" - NXB Văn hóa Sài Gòn)
Mười mấy năm trước, anh từ một thành phố nhỏ ở miền Bắc Trung Quốc với dân số chỉ hơn hai chục vạn người đến Bắc Kinh học đại học. Ngày đầu đến lớp, câu đầu tiên mà cô bạn học ngồi bên cạnh hỏi anh là : “Anh từ đâu đến?” Anh kỵ nhất câu hỏi này, bởi trong tư duy cố hữu của anh, người sinh ra ở thành phố nhỏ đồng nghĩa với người nhà quê, tính khí hẹp hòi, chắc chắn sẽ bị bạn học ở thành phố lớn xem thường.
Chính từ câu hỏi này của cô bạn mà mãi về sau anh không dám mở miệng trò chuyện với các bạn nữ trong lớp, đến khi kết thúc học kỳ, anh vẫn chưa quen biết ai.
Trong thời gian khá dài đó, lòng anh luôn nặng trĩu bởi những suy nghĩ tự ti. Biểu hiện rõ nét nhất là mỗi lần chụp ảnh, theo bản năng, anh đều đeo kính đen để che dấu nội tâm của mình.
Hai mươi năm trước, cô ấy cũng học đại học tại Bắc Kinh. Cô trải qua phần lớn thời gian trong sự nghi kỵ, tự ti. Cô nghi ngờ bạn học chế nhạo sau lưng, chê bai thân hình béo tròn béo trục khó coi của cô.
Cô không dám mặc váy, không hòa đồng với bạn bè, thường xuyên vắng mặt trong các môn thể thao. Suýt nữa cô không được tốt nghiệp vì thiếu điểm môn thể dục. Nguyên do là cô từ chối tham gia cuộc thi chạy kiểm tra đường dài! Đến mức thầy giáo phải nói : “Chỉ cần em chịu chạy, dù chậm đến cỡ nào em cũng vẫn được điểm”. Nhưng cô nhất định không chạy.
Cô vẩn muốn phân trần, rằng cô làm thế không phải có ý chống đối thầy, mà chỉ vì sợ hãi thôi, sợ thân hình “tròn trịa” của mình khi chạy sẽ rất khó coi, nhất định sẽ bị các bạn chế giễu. Thế nhưng rốt cục cô cũng không đủ can đảm giải thích cho thầy nghe điều này. Không biết phải làm thế nào, cô cứ trân mặt lẽo đẽo bám theo thầy … xin điểm! Thầy về nhà ăn cơm, cô cũng đi theo. Sau cùng do không chịu nổi phiền phức, thầy đành miễn cưỡng cho cô đủ điểm đậu.
Gần đây, trong một chương trình giao lưu trên truyền hình, cô gái ấy nói với chàng trai kia : “Nếu lúc đó chúng ta cùng học chung lớp, có thể hai con người mãi mãi không nói chuyện với nhau. Anh sẽ cho rằng, người ta con gái thành phố, thế nào cũng xem thường mình. Còn tôi sẽ nghĩ, người ta đẹp trai thế, chắc chẳng coi mình ra gì!”
Anh ta hiện giờ là người dẫn chương trình nổi tiếng ở Đài truyền hình Trung ương, thường xuyên thao thao bất tuyệt trước hàng trăm triệu khán giả truyền hình, ấn tượng sâu đậm nhất anh mang lại cho khán giả chính là sự tự tin của mình.
Cô ta hiện giờ cũng là người dẫn chương trình nổi tiếng ở Đài truyền hình Trung ương, đồng thời là người đầu tiên làm công việc dẫn chương trình dựa vào tài năng chứ không dựa vào nhan sắc.
Ồ! Là họ ư? Họ cũng đã từng tự ti ư? Thì ra con người hoàn toàn có thể thoát khỏi sự tự ti.
(Trích từ "Dấu chân màu hy vọng" - NXB Văn hóa Sài Gòn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét