5 điều nên tính trước khi "nhảy việc"


Đừng bao giờ trốn tránh thực tại kể cả khi bạn đang muốn chuyển sang vị trí mới. Đây là thời điểm tốt nhất để bạn xem lại sự gắn bó của bản thân với công việc hiện tại trước khi đi đến quyết định "nhảy việc".

Đôi khi, có vẻ như những gì sắp tới đầy hào quang nhưng đừng nhìn vẻ ngoài mà vội vàng quyết định. Vị trí mới, công việc mới với nhiều đòi hỏi phức tạp, tốt nhất là bạn nên có thời gian suy nghĩ về một số vấn đề trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Quyết định đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên suy nghĩ kỹ xem nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn. Trước mắt là những tác động ngắn hạn, có thể bạn sẽ thêm bận rộn với công việc mà không có thời gian cho những hoạt động thư giãn, giải trí khác.
7 điều nên tính trước khi \'nhảy việc\'
Quyết định nhảy việc sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hiện tại của bạn - (Ảnh minh họa)

Thời gian đầu, công việc còn mới toanh, bạn mất nhiều thời gian để làm quen, thích nghi và điều đó có thể khiến cuộc sống của bạn bị xáo trộn một chút. Bạn nên nghiêm túc suy nghĩ xem liệu những tác động đó có vượt quá tầm kiểm soát của bạn hay không.


Bạn có thực sự hứng thú?


Nếu thực sự đang căng thẳng và lo lắng, bạn dễ hấp tấp, vội vàng khi đưa ra quyết định. Nhiều người cứ quyết định cho xong vì không muốn cứ rơi vào tâm trạng lo âu, mệt mỏi, phải suy nghĩ nhiều.


Rơi vào tình trạng đó, bạn nên tìm một người thân nói chuyện bởi một bước chuyển biến mới sẽ tác động không nhỏ tới cuộc sống đang bằng phẳng của bạn. Khi đã bình tĩnh, thoải mái, bạn sẽ hiểu rõ mình có thực sự thích thú với quyết định sắp tới không,
7 điều nên tính trước khi \'nhảy việc\'
Đừng vì vẻ bề ngoài hay những lời hứa hão mà vội vàng nhảy việc, điều quan trọng là phải xem mình có thực sự phù hợp hay không - (Ảnh minh họa)

Lợi ích trước mắt và dài hạn?


Nếu bạn đang suy nghĩ để thay đổi sự nghiệp hiện tại, hãy tìm hiểu xem cơ hội và lợi nhuận bạn có được khi nắm giữ vai trò mới. Có người chấp nhận công việc mới để có danh tiếng, bất chấp thu nhập có cao hơn hiện tại hay không.

Thế nhưng, đó là khi người ta đã có cuộc sống ổn định, kinh tế vững vàng và chỉ lo xây dựng địa vị trong xã hội mà thôi. Còn với bạn, nếu cần phấn đấu cả vì mục tiêu kinh tế, bạn hãy xem xét lợi ích trước mắt và lâu dài khi bạn đảm nhận công việc mới. 


 Đừng bao giờ trốn tránh thực tại nhất là khi bạn đang muốn chuyển sang vị trí mới. Đây là thời điểm tốt nhất để bạn xem lại sự gắn bó của bản thân với công việc hiện tại. Tình yêu, nhiệt huyết với vị trí hiện tại có thể cản trở quyết định mới nhưng cũng giúp bạn hiểu rõ hơn niềm đam mê của mình.


Đặc biệt, khi công việc hiện tại không thuận lợi, bạn cũng đừng vì ánh hào quang bên ngoài của vị trí mới mà quyết định ngay. Hãy trung thực nhìn vào hiện tại để xem đó là khó khăn nhất thời hay kéo dài không lối thoát. Nếu thực sự yêu thích công việc hiện tại, chắc chắn, một chút rắc rối sẽ không khiến bạn phải từ bỏ.


Mục tiêu đặt ra khi tiếp nhận vị trí mới là gì?


Tiếp nhận vị trí mới, điều quan trọng là bạn phải biết rõ mục tiêu mình muốn tiến tới là gì. Từ bỏ công việc hiện tại, đến với nhiệm vụ mới, chắc chắn, bạn sẽ có những mong ước và phải hiểu rõ mục tiêu đó để có hướng phấn đấu cho phù hợp.


Lúc này, đừng vội đặt nhiều đến vấn đề tiền nong. Có thể, tiền sẽ giải quyết nhu cầu trước mắt cho bạn nhưng đó hoàn toàn không phải là mục tiêu dài hạn để bạn hướng tới. Nếu chỉ đi làm vì tiền, rất nhiều vị trí khác còn đem lại cho bạn nhiều tiền hơn. Bạn nên hiểu rõ tại sao bạn chấp nhận công việc, vị trí này mà không phải một vai trò khác.

Đưa ra một quyết định mới cho sự nghiệp và cuộc sống hiện tại không phải là một việc đơn giản. Vì vậy, bạn nên có suy xét kỹ càng cả ở hiện tại và tương lai để mọi việc được như ý.
                                                    
                                                         Việt Báo

0 nhận xét:

Đăng nhận xét