Home » » Trân trọng và đón nhận chính mình

Trân trọng và đón nhận chính mình





ImageĐằng sau mỗi thói quen, kinh nghiệm hay khuynh hướng sống của chúng ta là nhu cầu cần được thỏa mãn về điều đó. Các nhu cầu ấy có thể tương ứng với những niềm tin của chúng ta. Ngay cả đối với những thói quen tiêu cực như thích đổ lỗi cho người khác, hay không tin tưởng vào bản thân cũng xuất phát từ nhu cầu cần được giải tỏa, cần được bảo vệ.

Nếu tôi nghĩ hoặc tin rằng: “Mình không xứng đáng” thì tôi sẽ tỏ ra ngần ngại và không thể có được điều gì tôi ước muốn. Những người có tính hay chần chừ thường mệt mỏi vì cứ trách móc mình mãi về điều đó. Họ xem mình là kẻ lười biếng và có mặc cảm rằng mình là “người không làm được chuyện gì”.

Hầu như tất cả mọi tư tưởng của chúng ta, bao gồm cả những điều tiêu cực lẫn tích cực đều được hình thành vào lúc chúng ta còn nhỏ. Những trải nghiệm của chúng ta hiện giờ đều dựa trên những niềm tin của chúng ta về chính mình cũng như về cuộc đời khi chúng ta còn bé. Vì vậy, nếu bây giờ bạn có rầy la bản thân mình thì nạn nhân hứng chịu sử chỉ trích đó chính là đứa bé thơ dại trong bạn.

Mỗi khi bạn sắp tức giận chỉ vì bạn đang sợ hãi hay lo ngại một điều gì đó thì bạn hãy tưởng tượng mình là một em bé. Nếu bạn thấy một em bé đang lo lắng sợ hãi trước mặt bạn thì bạn sẽ làm gì? Bạn có nổi giận với em bé đó không? Hay bạn sẽ vỗ về em bé cho đến khi bé cảm thấy hết sợ hãi và thoải mái trở lại?

Những gì xảy ra trong quá khứ thì đã qua rồi. Bây giờ đang là hiện tại, và bạn có quyền đối xử với mình theo cách mà bạn mong muốn. Trách mắng bạn thân chỉ làm bạn thêm sợ hãi và không tìm ra được lối thoát. Khi đứa trẻ trong bạn bất an, nó sẽ gây ra đủ mọi rắc rối cho cuộc sống của bạn. Bạn có nhớ khi bạn còn nhỏ, đứa bé ấy đã cảm thấy như thế nào khi bạn bị người khác khinh thường không? Bây giờ đứa bé trong bạn cũng đang có những cảm xúc giống như vậy đấy.

Bạn hãy trân trọng, yêu thương và đón nhận chính mình, vì điều đó sẽ giúp đứa bé trong bạn bộc lộ được hết tiềm năng vốn có.

                 (Trích Chữa lành nỗi đau – Louise L.Hay)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét