Nếu bỏ cuộc ngay từ lần vấp ngã đầu tiên thì đến bao giờ em bé mới biết đi?
Khi học bất cứ điều gì mới mẻ, bạn cần phải luyện tập nhiều thì mới mong trở nên thuần thục. Ban đầu điều đó có thể tạo cho bạn những khó khăn, thậm chí những vấp ngã. Nhưng nếu bạn dừng bước thì bạn đang đánh mất đi cơ hội được khám phá, tìm hiểu bản thân cũng như tìm hiểu về một bí mật trong cuộc sống. Dù bạn học môn gì – lái xe, đánh máy, chơi tennis hay suy nghĩ tích cực – thì quá trình học tập diễn ra luôn giống nhau. Điểm khởi đầu của bạn là con số O, cũng như đứa trẻ tập đi, bạn sẽ phải dò dẫm từng bước một trong ngày đầu tiên, nhưng sau đó với nỗ lực không ngừng bỏ cuộc, mỗi ngày bạn sẽ một tiến bộ, nắm bắt được nhiều vấn đề và việc luyện tập cũng trở nên dễ dàng hơn. Hãy cố gắng lên với từng bước đi đầu tiên của mình, bạn nhé!
Những bước đi đầu tiên khó khăn là vậy, những sai sót, lầm lỡ, vấp ngã có thể tạo cho bạn cảm giác sợ hãi ở những bước tiếp theo. Mặt khác, một nguyên nhân khá quan trọng do bản thân chúng ta tự tạo ra cho mình, đó là những lời trách móc: đáng ra phải thế này, đáng ra phải thế kia…đã tạo cảm giác hoang mang thật sự trong chúng ta. Tại sao chúng ta không tập cho mình thói quen khuyến khích bản thân trong những lần thử sức đầu tiên ấy?
Tôi còn nhớ như in lần thuyết trình đầu tiên của tôi, khi vừa từ trên bục bước xuống, tôi đã khuyến khích mình ngay: “Mình thật tuyệt vời. Lần đầu tiên làm được như vậy là xuất sắc lắm. Cứ đà này thì lần thuyết trình thứ năm hay thứ sáu, mình sẽ trở thành một diễn ra hoàn hảo thôi!”.
Khi mọi cảm xúc dần lắng xuống, bạn có thể suy nghĩ một chút để rút kinh nghiệm cho bản thân ở những lần sau tốt hơn, như tránh mọi cách chê bai chỉ trích mình.
(Trích Chữa lành nỗi đau – Louise L.Hay)
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét