Suy nghĩ về những hành động của người khác có thể sẽ làm bạn đau đầu. Hãy nên nghĩ về những điều bạn phải làm. Hãy thực hiện điều đó rồi bạn sẽ thấy bạn cảm nhận như thế nào.
Không ai có thể làm xáo trộn sự bình yên nơi tâm trí bạn ngoài bạn. Bạn sẽ trở thành người bạn hoặc kẻ thù của chính mình. Những hạn chế, điểm yếu, kỳ vọng; những thói quen tiêu cực của bạn đe doạ sự bình yên nơi bạn & khiến bạn đau khổ. Những cảm nghĩ tốt đẹp đối với người khác giống như những liều thuốc hàn gắn các vết thương; tạo dựng lại tình bạn. Những cảm nghĩ tốt đẹp bắt nguồn từ trong tâm trí. Chúng thể hiện qua thái độ của bạn, qua ánh mắt; nụ cười của bạn. Nụ cười sẽ mở cánh cửa trái tim; một cái nhìn thân thiện có thể làm nên điều kỳ diệu. Nếu ai đó làm một điều gì sai, thay vì đánh mất sự bình yên của mình qua những điều than phiền nảy sinh trong tâm trí, bạn hãy tự hỏi mình “Ta có thể làm gì để giúp ích cho người đó”.
Nhân cách giống như một cái cây. Mỗi con người đều gắn với hạt giống; cùng thuộc về một cây. Vẻ đẹp của cái cây đó là ở chỗ nó có nhiều cành khác nhau; trên mỗi cành lại có rất nhiều lá. Tất cả mọi cá nhân đều khác nhau; có vai trò riêng. Hãy nghĩ về những điểm chung chúng ta có; bạn sẽ trân trọng từng con người. Đây là chìa khoá sự bình yên.
Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác; bạn sẽ được hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình yên cho người khác và bạn sẽ cảm nhận được bình yên. Mang lại đau khổ cho người khác thì bạn sẽ nhận lại sự khổ đau.
Một trong những lý do chủ yếu gây ra sợ hãi trong xã hội là nghe quá nhiều tin xấu về bạo lực và các cuộc xung đột. Hãy cố gắng thay đổi đề tài cuộc đàm thoại và bắt đầu nói về những gì cuộc sống mang lại cho bạn. Điều cần thiết là tạo ra hy vọng; nhiệt tình đối với tương lai; có cái nhìn tích cực hơn về thực tại trước mắt. Hãy có những ý nghĩ và ngôn từ mang lại bình yên; hạnh phúc. Hãy hợp tác với người khác. Hãy truyền bá sự hợp tác. Hãy tạo ra sự hợp tác. Hãy cảm hứng với sự hợp tác; bạn sẽ tìm thấy tại nơi làm việc một không gian để học hỏi; một không gian cho sự phát triển cá nhân. Bạn sẽ thay đổi động cơ từ mưu sinh sang học hỏi. Nhằm tạo ra những mối quan hệ tốt.
Bằng tâm trí bạn, hãy nghĩ về những gì bạn phải học hỏi từ người khác. Bằng cặp mắt, hãy nhìn vào những phẩm chất tốt của người khác. Bằng lời nói bạn, hãy thừa nhận, đánh giá & trân trọng những thành tích của họ. Bằng hành động, hãy hợp tác và làm đìều gì đó cho người khác. Một người nhạy cảm biết rằng giận giữ sẽ làm lãng phí thời gian và năng lượng. Sẽ phải cố gắng mới tạo dựng lại mối quan hệ đã mất. Tốt hơn nên chú ý đến thái độ của mình; đáp lại một cách không vội vã. Bằng cách đó bạn sẽ cải thiện; củng cố các mối quan hệ với người khác.
Hãy tạo ra lòng tin; bỏ qua những lỗi lầm. Khi phạm phải một sai lầm, bạn hãy rút kinh nghiệm, quyết tâm không lặp lại; hãy quên nó đi. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Thay vì làm nghiêm trọng thêm lỗi lầm của người khác, bạn hãy xoá bỏ chúng trong tâm trí bạn đồng thời giúp họ quên chúng đi.
Gốc rễ của sự đau khổ chính là sự chiếm hữu. Bạn thường dành một chõ trong tâm trí mình cho một người hay một vật nào đó như thế đó là một phần của bạn. Khi người đó hoặc vật đó bị bạn chỉ trích, bị quên lãng hoặc không còn ở bên bạn nữa, bạn sẽ thấy khổ tâm ; có cảm giác bị tổn thất.
Để cuộc sống trong sự bình yên, hãy cố gắng không bị lệ thuộc vào bất cứ ai đồng thời giúp họ không bị phụ thuộc vào mình. Hãy giúp họ trở nên độc lập, có trách nhiệm với cuộc sống của họ. Bằng cách đó, chắc chắn bạn sẽ không làm ai đau khổ ; cũng không cho phép người khác làm bạn đau khổ. Nếu bạn muốn bình yên, bạn phải học cách yêu thương; trân trọng nhưng không bị lệ thuộc.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm điều gì đó một mình, đó là bởi vì hoặc bạn không tin tưởng ở nguời khác hoặc cho rằng bạn là người đủ khả năng nhất… Bạn sẽ luôn bận rộn với tất cả mọi công việc. Bạn sẽ thấy không vui với người khác vì họ không làm như những gì bạn muốn. Bạn sẽ thấy không hài lòng. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đầu tư thời gian vào việc giúp đỡ người khác làm được việc. Hợp tác sẽ mang lại thành công lớn hơn.
Những lời nói của bạn sẽ có thể gây ấn tượng cho người khác. Mọi người sẽ nói “Anh ta quả là một nhà hùng biện. Những điều anh ta nói thật là hấp dẫn”. Nhưng nếu bạn không thực hiện những điều mình nói, thì người khác cũng sẽ không có cảm hứng làm như vậy. Chính hành động của bạn sẽ truyền cảm hứng cho người khác; chỉ cho họ cách làm như thế nào.
Để tạo ra một không khí thoải mái trong một nhóm cùng làm việc, bạn hãy đưa ra ý kiến có tính quyết đoán với lòng nhiệt tình, sau đó hãy để mọi người tự giải quyết, nhưng hãy quan tâm lắng nghe ý kiến của người khác với thái độ cẩn trọng. Tình yêu thương thể hiện qua sự tôn trọng. Khi bạn được tôn trọng, bạn có thể phát biểu một cách rõ ràng & mọi người sẽ lắng nghe bạn.
Kẻ thù lớn nhất của sự bình yên là tính duy kỷ. Tính duy kỷ khiến bạn hay nhận xét đánh giá người khác; nghĩ không tốt về họ. Nó khiến bạn buộc người khác phải làm những gì bạn muốn. Như vậy bạn sẽ quên rằng bạn là một người học trò và bạn ở đây để học hỏi. Thay vì học hỏi, bạn bắt đầu khuyên bảo người khác làm những gì nên làm và cố gắng thay đổi họ, như vậy là bạn đang quên đi một bài học quan trọng trong cuộc sống: “ Chỉ có thể làm thay đổi chính mình, chứ không làm thay đổi được người khác”. Bạn không thể áp đặt sự bình yên bằng sức ép nhưng lại có thể tạo ra một môi trường bình yên!
Theo Quà tặng bình yên!
Nhân cách giống như một cái cây. Mỗi con người đều gắn với hạt giống; cùng thuộc về một cây. Vẻ đẹp của cái cây đó là ở chỗ nó có nhiều cành khác nhau; trên mỗi cành lại có rất nhiều lá. Tất cả mọi cá nhân đều khác nhau; có vai trò riêng. Hãy nghĩ về những điểm chung chúng ta có; bạn sẽ trân trọng từng con người. Đây là chìa khoá sự bình yên.
Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác; bạn sẽ được hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình yên cho người khác và bạn sẽ cảm nhận được bình yên. Mang lại đau khổ cho người khác thì bạn sẽ nhận lại sự khổ đau.
Một trong những lý do chủ yếu gây ra sợ hãi trong xã hội là nghe quá nhiều tin xấu về bạo lực và các cuộc xung đột. Hãy cố gắng thay đổi đề tài cuộc đàm thoại và bắt đầu nói về những gì cuộc sống mang lại cho bạn. Điều cần thiết là tạo ra hy vọng; nhiệt tình đối với tương lai; có cái nhìn tích cực hơn về thực tại trước mắt. Hãy có những ý nghĩ và ngôn từ mang lại bình yên; hạnh phúc. Hãy hợp tác với người khác. Hãy truyền bá sự hợp tác. Hãy tạo ra sự hợp tác. Hãy cảm hứng với sự hợp tác; bạn sẽ tìm thấy tại nơi làm việc một không gian để học hỏi; một không gian cho sự phát triển cá nhân. Bạn sẽ thay đổi động cơ từ mưu sinh sang học hỏi. Nhằm tạo ra những mối quan hệ tốt.
Bằng tâm trí bạn, hãy nghĩ về những gì bạn phải học hỏi từ người khác. Bằng cặp mắt, hãy nhìn vào những phẩm chất tốt của người khác. Bằng lời nói bạn, hãy thừa nhận, đánh giá & trân trọng những thành tích của họ. Bằng hành động, hãy hợp tác và làm đìều gì đó cho người khác. Một người nhạy cảm biết rằng giận giữ sẽ làm lãng phí thời gian và năng lượng. Sẽ phải cố gắng mới tạo dựng lại mối quan hệ đã mất. Tốt hơn nên chú ý đến thái độ của mình; đáp lại một cách không vội vã. Bằng cách đó bạn sẽ cải thiện; củng cố các mối quan hệ với người khác.
Hãy tạo ra lòng tin; bỏ qua những lỗi lầm. Khi phạm phải một sai lầm, bạn hãy rút kinh nghiệm, quyết tâm không lặp lại; hãy quên nó đi. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Thay vì làm nghiêm trọng thêm lỗi lầm của người khác, bạn hãy xoá bỏ chúng trong tâm trí bạn đồng thời giúp họ quên chúng đi.
Gốc rễ của sự đau khổ chính là sự chiếm hữu. Bạn thường dành một chõ trong tâm trí mình cho một người hay một vật nào đó như thế đó là một phần của bạn. Khi người đó hoặc vật đó bị bạn chỉ trích, bị quên lãng hoặc không còn ở bên bạn nữa, bạn sẽ thấy khổ tâm ; có cảm giác bị tổn thất.
Để cuộc sống trong sự bình yên, hãy cố gắng không bị lệ thuộc vào bất cứ ai đồng thời giúp họ không bị phụ thuộc vào mình. Hãy giúp họ trở nên độc lập, có trách nhiệm với cuộc sống của họ. Bằng cách đó, chắc chắn bạn sẽ không làm ai đau khổ ; cũng không cho phép người khác làm bạn đau khổ. Nếu bạn muốn bình yên, bạn phải học cách yêu thương; trân trọng nhưng không bị lệ thuộc.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm điều gì đó một mình, đó là bởi vì hoặc bạn không tin tưởng ở nguời khác hoặc cho rằng bạn là người đủ khả năng nhất… Bạn sẽ luôn bận rộn với tất cả mọi công việc. Bạn sẽ thấy không vui với người khác vì họ không làm như những gì bạn muốn. Bạn sẽ thấy không hài lòng. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đầu tư thời gian vào việc giúp đỡ người khác làm được việc. Hợp tác sẽ mang lại thành công lớn hơn.
Những lời nói của bạn sẽ có thể gây ấn tượng cho người khác. Mọi người sẽ nói “Anh ta quả là một nhà hùng biện. Những điều anh ta nói thật là hấp dẫn”. Nhưng nếu bạn không thực hiện những điều mình nói, thì người khác cũng sẽ không có cảm hứng làm như vậy. Chính hành động của bạn sẽ truyền cảm hứng cho người khác; chỉ cho họ cách làm như thế nào.
Để tạo ra một không khí thoải mái trong một nhóm cùng làm việc, bạn hãy đưa ra ý kiến có tính quyết đoán với lòng nhiệt tình, sau đó hãy để mọi người tự giải quyết, nhưng hãy quan tâm lắng nghe ý kiến của người khác với thái độ cẩn trọng. Tình yêu thương thể hiện qua sự tôn trọng. Khi bạn được tôn trọng, bạn có thể phát biểu một cách rõ ràng & mọi người sẽ lắng nghe bạn.
Kẻ thù lớn nhất của sự bình yên là tính duy kỷ. Tính duy kỷ khiến bạn hay nhận xét đánh giá người khác; nghĩ không tốt về họ. Nó khiến bạn buộc người khác phải làm những gì bạn muốn. Như vậy bạn sẽ quên rằng bạn là một người học trò và bạn ở đây để học hỏi. Thay vì học hỏi, bạn bắt đầu khuyên bảo người khác làm những gì nên làm và cố gắng thay đổi họ, như vậy là bạn đang quên đi một bài học quan trọng trong cuộc sống: “ Chỉ có thể làm thay đổi chính mình, chứ không làm thay đổi được người khác”. Bạn không thể áp đặt sự bình yên bằng sức ép nhưng lại có thể tạo ra một môi trường bình yên!
Theo Quà tặng bình yên!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét