Không phải chỉ những vị sếp tốt mới để lại những bài học về cách lãnh đạo, mà chúng ta có thể học được ngay từ những vị sếp tồi, tất nhiên đó là những bài học về việc không nên làm giống như họ.
1. Kẻ “bới lông tìm vết”
Vị sếp này không đưa ra định hướng khi phân công công việc. Ông ta nói với mọi người những điều ông ta muốn được làm và sau đó vào phòng làm việc, đợi đến lúc có kết quả.
Khi sản phẩm đã hoàn thành được đặt trước mặt, ông ta bắt đầu hành động, thách thức, sửa lỗi và chỉ trích. Tìm lỗi luôn cho phép ông ta thể hiện sự cao cấp về mặt kỹ thuật và quản lý, và hơn thế, nó bao giờ cũng dễ hơn so với trước khi bắt đầu dự án.
Bài học: Khi bạn phân công công việc, hãy thảo luận kết quả mà bạn mong muốn. Hỏi nhân viên xem họ sẽ tiếp cận với công việc như thế nào và ý tưởng nào họ muốn khám phá. Nếu bạn thấy rằng một người có kiến thức hạn chế hoặc sẽ đi sai hướng, bạn có thể gợi ý sự thay đổi để tránh sai lầm sau đó.
2. Kẻ "đầu cơ tích trữ"
Vị sếp này tích trữ thông tin, quyền lực và công việc. Người này không chia sẻ thông tin từ các cuộc gặp của ban quản lý và chỉ rò rỉ từng mẩu thông tin nhỏ về những điều cơ bản. Một phiên bản khác của ông sếp kiểu này là khăng khăng trong việc ra mọi quyết định. Có nghĩa là, hãy đặt bản kế hoạch lên bàn làm việc của ông ta, và cứ chờ đấy để được ông ta xem xét. Kẻ tích trữ này thích các công việc kỹ thuật và không thể rời tay khỏi nó. Bạn có thể có một vài mẩu bánh vụn nhưng toàn bộ cái bánh là của ông ấy.
Bài học : Bạn càng chia sẻ nhiều thì công việc càng dễ dàng. Mọi người sẽ hài lòng khi nhận dự án từ bạn. Sau đó, bạn có thể thực hành chuyên môn bằng việc mang lời khuyên và ý tưởng sáng tạo, không bị chôn vùi vào các chi tiết thách thức. Bạn càng chia sẻ nhiều thông tin, nhân viên càng gần với nhà quản lý, vì họ hiểu họ sẽ bắt đầu tiến hành hành động và giải quyết vấn đề từ đâu. Khi nhân viên có đủ trải nghiệm để đưa ra quyết định riêng, họ trở nên nhiệt tình và có động lực.
3. Kẻ hay gào thét
Đây là những kẻ xem việc gào thét và mắng mỏ nhân viên một cách thậm tệ là sở thích của mình. Mọi người sẽ làm tất cả những gì có thể để né tránh vị sếp này.
Kể cả, một ngày đẹp trời, tự nhiên kẻ gào thét này trở nên dịu dàng như những chú mèo thì những nạn nhân tiềm năng của ông ta cũng không bao giờ lại gần hay tin tưởng ông ta và đưa ra những góp ý trung thực. Họ có thể bị "vồ" bất cứ lúc nào.
Bài học: Hành vi này hoàn toàn phản tác dụng và chẳng có giá trị gì. Ví dụ, nếu ai đó mắc phải sai lầm, thì la hét om sòm cũng chẳng thể giúp họ sửa lỗi được. Nó cũng chẳng làm cho nhân viên gắn kết hơn, được động viên hơn. Nó chỉ làm cho mọi người im ỉm và chẳng thể mở miệng nói được lời nào.
4. Kẻ thích thể hiện
Vị này thích phô trương vị trí và chức danh của mình. Văn phòng giống như một nơi linh thiêng với ông ta. Ông ta có những "con người nhỏ bé" giải quyết tẩt cả những công việc hàng ngày. Mọi thứ phải là hạng nhất. Ông ta không có thời gian cho những công việc thực sự - mà ông ta quen người khác làm cho rồi. Các câu hỏi trung thực và các quyết định muốn có cũng phải chờ ông ta chơi golf xong đã.
Bài học : Ngài "khoe khoang" này tạo ra một mục tiêu lớn. Sự phớt lờ của ông ta sẽ hại ông ta. Nhân viên sẽ phẫn nộ và bỏ qua sự tâng bốc của ông ta và họ sẽ không bảo vệ ông ta. Khi ông ta sa lầy, họ sẽ chỉ cười. Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ bạn giỏi giang hơn "những người bé nhỏ" trong tổ chức, bạn đã quên bài học rằng bạn ở đó là để phục vụ họ. Các nhà lãnh đạo giỏi biết rằng sự thỏa mãn nhân viên là điều thiết yếu cho một tổ chức mạnh và hiệu quả.
Trích từ "Doanh nghiệp trong thế giới phẳng" – Nhóm Sức Sống Mới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét