"Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc, suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai.
Học ngoài nhà trường là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hóa mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối".
Học ngoài nhà trường là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hóa mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối".
Khi được hỏi ông có lời khuyên gì với tư cách là một người thành đạt nhất thế giới, Bill Gates nói: "Hãy bớt ngủ, tăng giờ làm việc và không bao giờ bỏ học giữa chừng như tôi!"
Rõ ràng Bill Gates cũng như nhiều người thành đạt khác có chung một phẩm chất là lao động không ngừng để đạt lấy đỉnh cao ước mơ.
Khi bạn không có nhiều phẩm chất trí tuệ, bạn chưa có tích lũy mà bạn lại còn bắt đầu từ con số 0 về vật chất hẳn bạn thấy mình nhỏ bé và khó có chỗ chen chân. Nhưng đó chỉ là mở đầu, rồi bạn sẽ có một công việc nào đó. Bạn thấy mình là lính mới giữa đám cựu binh lâu đời, lành nghề.
Ðôi khi ở công sở có những người sống lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua. Có thể họ là đám bảo thủ, họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhưng, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ. Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.
Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình. Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là điềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách điên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn thất bại. Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề.
Ðôi khi ở công sở có những người sống lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua. Có thể họ là đám bảo thủ, họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhưng, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ. Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.
Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình. Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là điềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách điên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn thất bại. Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét