Đảng viên đảng Cộng hòa W. G. Harding năm 1923 trúng cử tổng thống Mỹ. Vị tổng thống này nổi tiếng ít nói, thường được người ta gọi là: “Đac-uyn trầm mặc”. Nhưng cũng có lúc ông làm người ta bất ngờ.
Ông có một cô thư kí xinh đẹp, thân hình yểu điệu, nhưng trong công việc thường hay sai sót. Một buổi sáng, ông thấy cô thư kí đi vào phòng làm việc bèn nói: "Hôm nay cô ăn mặc rất đẹp, rất hợp với vóc dáng tươi trẻ của cô". Mấy câu nói được phát ra từ miệng của Harding làm cho cô thư kí sướng rơn người. Ông nói tiếp: “Nhưng đừng có lên mặt nhé, tôi tin rằng chỗ thu phát công văn cũng xinh đẹp như cô”. Quả nhiên từ hôm đó cô thư kí rất ít sai phạm trong việc thu phát công văn.
Một ông bạn biết chuyện này bèn hỏi Harding: “Phương pháp này rất hay, bằng cách nào ông nghĩ ra nó?”
Harding đắc ý cười nói: “Rất đơn giản, ông thấy thợ cắt tóc cạo râu cho người ta chưa? Anh ta bôi xà phòng trơn trước. Tại sao ư? Nhằm cạo cho khỏi đau”.
Thuốc hay không cứ phải là đắng, lời nói thẳng không hẳn phải trái tai, trong khi chưa thay đổi được bài thuốc thì hãy cho vào thuốc đắng một ít đường. Dùng biểu dương để phê bình là một nghệ thuật của phê bình.
Chúng ta phải thừa nhận một sự thật như thế này: Bất kể ai phạm phải sai lầm nghiêm trọng đến đâu, trong 100 người thì có tới 99 người không tự trách mình và thành khẩn nhận sai lầm. Khi bị phê bình phản ứng thứ nhất là biện hộ cho mình. Cho nên, phê bình gay gắt chỉ làm người ta phản ứng và oán hận.
Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã nói: Với linh hồn con người, khen ngợi giống như ánh nắng mặt trời. Không có nó chúng ta không thể nào trưởng thành, đơm hoa kết trái được. Dùng biểu dương thay phê bình sẽ làm cho đối phương sẽ làm theo hướng mà chúng ta khen, những sai lầm tự nhiên sẽ biến mất. Vì rằng ai ai cũng muốn được đồng cảm và động viên. Năng lực của mỗi người sẽ mất dần khi bị phê bình và sẽ nở hoa khi được khuyến khích .
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét