Hiển thị các bài đăng có nhãn Những câu chuyện hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Những câu chuyện hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Niềm hy vọng trong cơn bĩ cực
Posted by +84987002345
Posted on 22:40
with No comments
Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ.
Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như vô ích.
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Vết nứt của viên kim cương
Posted by +84987002345
Posted on 04:47
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Suy nghĩ trước khi hành động
Posted by +84987002345
Posted on 21:38
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Nguồn sáng
Posted by +84987002345
Posted on 15:28
with No comments
Hơn năm năm qua, vào mỗi kỳ nghỉ cuối tuần, tôi đều lái xe đến thăm bà như một thói quen của mình và cũng đã hơn năm năm, bà tôi sống trong nỗi đau khổ triền miên.
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Can đảm sẽ đạt được mục đích
Posted by +84987002345
Posted on 15:58
with No comments
Phải can đảm để đòi hỏi điều bạn muốn. Can đảm không đi cùng với sự sợ hãi. Nó sẽ làm điều cần thiết…Và bạn càng yêu cầu nhiều thì bạn sẽ đạt được điều đó càng dễ dàng.
<!-- more -->
Nữ doanh nghiệp thành đạt nhất thế giới hôm nay chẳng hề bận tâm nếu bạn gọi cô ta là cô bé. Đó là vì Markita Andrens đã làm được hơn 80 nghìn đô la bán bánh bích quy Nữ Hướng Đạo Sinh từ khi cô mới lên bảy tuổi.
Đi đến từng nhà sau giờ học, cô bé Markita nhút nhát đã tự biến đổi mình thành một người bán bích quy năng động khi cô phát hiện ra bí quyết bán hàng ở tuổi 13.
Nó bắt đầu bằng một khát vọng, một khát vọng cháy bỏng. Vì Markita và mẹ cô ấy, là nữ hầu bàn ở NewYork sau khi chồng bà rời bỏ bà lúc Markita được tám tuổi, có một giấc mơ là đi du lịch vòng quanh thế giới. "Mẹ sẽ cố gắng làm việc để có tiền cho con học đại học", một hôm mẹ cô nói thế với cô. "Con sẽ đi học và khi nào tốt nghiệp, con sẽ đi làm kiếm tiền để hai mẹ con mình đi vòng quanh thế giới, mẹ nhé!".
Thế là khi ở tuổi 13, Markita đọc trong tạp chí Nữ Hướng Đạo Sinh thấy nói hướng đạo sinh nào bán được nhiều bánh bích quy nhất sẽ được hưởng chuyến du lịch vòng quanh thế giới giành cho hai người toàn phần, cô đã quyết định bán tất cả những bánh bích quy Nữ Hướng Đạo Sinh mà cô có thể – nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhưng chỉ có khát vọng thôi thì chưa đủ. Để biến giấc mơ thành hiện thực, Markita biết rằng cô cần một kế hoạch.
Cô của Markita khuyên cô ấy "Con phải luôn luôn ăn mặc đúng cách để gây sự chú ý. Khi con kinh doanh, hãy ăn mặc như khi con đang kinh doanh. Con hãy mặc đồng phục Nữ Hướng Đạo Sinh. Khi có đến nhà người ta vào lúc bốn giờ ba mươi hay sáu giờ ba mươi chiều, đặc biệt vào tối thứ sáu, hãy chờ sự đồng ý của họ. Luôn luôn tươi cười dù họ có mua hay không, lúc nào cũng phải tỏ ra dễ thương và đừng bảo họ mua bánh quy của con, mà bảo họ hãy ủng hộ".
Rất nhiều hướng đạo sinh khác cũng muốn giành được chuyến du lịch vòng quanh thế giới đó. Nhiều hướng đạo sinh khác cũng có kế hoạch của mình. Chỉ có Markita là mặc đồng phục mỗi ngày sau giờ học, sẵn sàng yêu cầu và tiếp tục yêu cầu mọi người giúp đỡ cô thực hiện ước mơ. "Xin chào! Tôi có một mơ ước. Tôi đang muốn một chuyến du lịch vòng quanh thế giới cho tôi và mẹ tôi bằng cách bán bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh". Cô nói khi đang đứng trước cửa nhà. "Bạn có vui lòng ủng hộ với một tá hay hai tá hộp bánh quy không?".
Markita đã bán 3.526 hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh năm đó và giành được chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Từ đó, cô bán được hơn 42.000 hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh, cô được mời nói chuyện tại cuộc hội nghị về bán hàng khắp đất nước, là ngôi sao trong một phim Disney kể về câu chuyện của cô và là đồng tác giả của quyển sách bán chạy nhất: Bằng cách nào có thể bán nhiều bánh quy, condos, cadillacs, máy vi tính…và nhiều thứ khác?.
Markita không thông minh và không có khả năng ngoại cảm nhiều hơn hàng nghìn người khác, cả trẻ lẫn già cùng với mơ ước của mỗi người. Sự khác biệt chính là Markita đã tìm ra được bí quyết trong buôn bán... Nhiều người đã thất bại thậm chí trước khi họ bắt đầu bởi vì họ đã không thành công khi yêu cầu cái mà họ muốn. Nỗi sợ hãi bị từ chối dẫn đến việc chúng ta tự loại bỏ mình và mơ ước của chúng ta trước khi một người nào đó có cơ hội - dù chúng ta bán thứ gì đi nữa.
Và mọi người bán mọi thứ. "Bạn đang tự kinh doanh mình mỗi ngày - trong trường học, với ông chủ của bạn, với những người bạn mới gặp", Markita nói khi 14 tuổi. "Mẹ tôi là nữ hầu bàn, bà bán những gì đặc biệt hàng ngày. Các thị trưởng và tổng thống đang cố gắng đạt được phiếu bầu cử cũng đang buôn bán... Một trong những giáo viên tôi yêu mến là bà Chapin. Bà đã làm cho môn Địa lý trở nên lý thú, và đó cũng chính là buôn bán... Tôi thấy buôn bán diễn ra ở mọi nơi. Buôn bán là một phần của cả thế giới này".
Phải can đảm để đòi hỏi điều bạn muốn. Can đảm không đi cùng với sự sợ hãi. Nó sẽ làm điều cần thiết…Và như Markita đã tìm, bạn càng yêu cầu nhiều thì bạn sẽ đạt được điều đó càng dễ dàng.
Một lần trên ti vi, nhà sản xuất quyết định giao cho Markita một thử thách buôn bán khó khăn nhất. Markita được yêu cầu là bán bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh cho một vị khách khác của chương trình. "Ông có vui lòng ủng hộ một tá hay hai tá hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh không ạ?", cô hỏi.
“Bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh?! Tôi không mua bất kỳ bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh nào cả!", ông ta trả lời. "Tôi là giám ngục nhà giam liên bang. Tôi phải áp tải 2.000 tên quỷ râu xanh, cướp bóc, tội phạm, buôn lậu và ngược đãi trẻ em vào nơi ngủ hàng đêm".
Không nao núng, Markita lập tức đề nghị "Thưa ngài, nếu ngài dùng một ít bánh quy này, có lẽ ngài sẽ không khó khăn, hung dữ và độc ác như thế. Và, thưa ngài, tôi nghĩ sẽ là một ý hay nếu ngài lấy một ít bánh quy mang về cho từng người trong 2.000 tù nhân của ngài". Vị giám ngục đã viết tấm séc.
Trích từ "Chicken soup" - J. Canfield & M.V. Hansen
<!-- more -->
Nữ doanh nghiệp thành đạt nhất thế giới hôm nay chẳng hề bận tâm nếu bạn gọi cô ta là cô bé. Đó là vì Markita Andrens đã làm được hơn 80 nghìn đô la bán bánh bích quy Nữ Hướng Đạo Sinh từ khi cô mới lên bảy tuổi.
Đi đến từng nhà sau giờ học, cô bé Markita nhút nhát đã tự biến đổi mình thành một người bán bích quy năng động khi cô phát hiện ra bí quyết bán hàng ở tuổi 13.
Nó bắt đầu bằng một khát vọng, một khát vọng cháy bỏng. Vì Markita và mẹ cô ấy, là nữ hầu bàn ở NewYork sau khi chồng bà rời bỏ bà lúc Markita được tám tuổi, có một giấc mơ là đi du lịch vòng quanh thế giới. "Mẹ sẽ cố gắng làm việc để có tiền cho con học đại học", một hôm mẹ cô nói thế với cô. "Con sẽ đi học và khi nào tốt nghiệp, con sẽ đi làm kiếm tiền để hai mẹ con mình đi vòng quanh thế giới, mẹ nhé!".
Thế là khi ở tuổi 13, Markita đọc trong tạp chí Nữ Hướng Đạo Sinh thấy nói hướng đạo sinh nào bán được nhiều bánh bích quy nhất sẽ được hưởng chuyến du lịch vòng quanh thế giới giành cho hai người toàn phần, cô đã quyết định bán tất cả những bánh bích quy Nữ Hướng Đạo Sinh mà cô có thể – nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhưng chỉ có khát vọng thôi thì chưa đủ. Để biến giấc mơ thành hiện thực, Markita biết rằng cô cần một kế hoạch.
Cô của Markita khuyên cô ấy "Con phải luôn luôn ăn mặc đúng cách để gây sự chú ý. Khi con kinh doanh, hãy ăn mặc như khi con đang kinh doanh. Con hãy mặc đồng phục Nữ Hướng Đạo Sinh. Khi có đến nhà người ta vào lúc bốn giờ ba mươi hay sáu giờ ba mươi chiều, đặc biệt vào tối thứ sáu, hãy chờ sự đồng ý của họ. Luôn luôn tươi cười dù họ có mua hay không, lúc nào cũng phải tỏ ra dễ thương và đừng bảo họ mua bánh quy của con, mà bảo họ hãy ủng hộ".
Rất nhiều hướng đạo sinh khác cũng muốn giành được chuyến du lịch vòng quanh thế giới đó. Nhiều hướng đạo sinh khác cũng có kế hoạch của mình. Chỉ có Markita là mặc đồng phục mỗi ngày sau giờ học, sẵn sàng yêu cầu và tiếp tục yêu cầu mọi người giúp đỡ cô thực hiện ước mơ. "Xin chào! Tôi có một mơ ước. Tôi đang muốn một chuyến du lịch vòng quanh thế giới cho tôi và mẹ tôi bằng cách bán bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh". Cô nói khi đang đứng trước cửa nhà. "Bạn có vui lòng ủng hộ với một tá hay hai tá hộp bánh quy không?".
Markita đã bán 3.526 hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh năm đó và giành được chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Từ đó, cô bán được hơn 42.000 hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh, cô được mời nói chuyện tại cuộc hội nghị về bán hàng khắp đất nước, là ngôi sao trong một phim Disney kể về câu chuyện của cô và là đồng tác giả của quyển sách bán chạy nhất: Bằng cách nào có thể bán nhiều bánh quy, condos, cadillacs, máy vi tính…và nhiều thứ khác?.
Markita không thông minh và không có khả năng ngoại cảm nhiều hơn hàng nghìn người khác, cả trẻ lẫn già cùng với mơ ước của mỗi người. Sự khác biệt chính là Markita đã tìm ra được bí quyết trong buôn bán... Nhiều người đã thất bại thậm chí trước khi họ bắt đầu bởi vì họ đã không thành công khi yêu cầu cái mà họ muốn. Nỗi sợ hãi bị từ chối dẫn đến việc chúng ta tự loại bỏ mình và mơ ước của chúng ta trước khi một người nào đó có cơ hội - dù chúng ta bán thứ gì đi nữa.
Và mọi người bán mọi thứ. "Bạn đang tự kinh doanh mình mỗi ngày - trong trường học, với ông chủ của bạn, với những người bạn mới gặp", Markita nói khi 14 tuổi. "Mẹ tôi là nữ hầu bàn, bà bán những gì đặc biệt hàng ngày. Các thị trưởng và tổng thống đang cố gắng đạt được phiếu bầu cử cũng đang buôn bán... Một trong những giáo viên tôi yêu mến là bà Chapin. Bà đã làm cho môn Địa lý trở nên lý thú, và đó cũng chính là buôn bán... Tôi thấy buôn bán diễn ra ở mọi nơi. Buôn bán là một phần của cả thế giới này".
Phải can đảm để đòi hỏi điều bạn muốn. Can đảm không đi cùng với sự sợ hãi. Nó sẽ làm điều cần thiết…Và như Markita đã tìm, bạn càng yêu cầu nhiều thì bạn sẽ đạt được điều đó càng dễ dàng.
Một lần trên ti vi, nhà sản xuất quyết định giao cho Markita một thử thách buôn bán khó khăn nhất. Markita được yêu cầu là bán bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh cho một vị khách khác của chương trình. "Ông có vui lòng ủng hộ một tá hay hai tá hộp bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh không ạ?", cô hỏi.
“Bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh?! Tôi không mua bất kỳ bánh quy Nữ Hướng Đạo Sinh nào cả!", ông ta trả lời. "Tôi là giám ngục nhà giam liên bang. Tôi phải áp tải 2.000 tên quỷ râu xanh, cướp bóc, tội phạm, buôn lậu và ngược đãi trẻ em vào nơi ngủ hàng đêm".
Không nao núng, Markita lập tức đề nghị "Thưa ngài, nếu ngài dùng một ít bánh quy này, có lẽ ngài sẽ không khó khăn, hung dữ và độc ác như thế. Và, thưa ngài, tôi nghĩ sẽ là một ý hay nếu ngài lấy một ít bánh quy mang về cho từng người trong 2.000 tù nhân của ngài". Vị giám ngục đã viết tấm séc.
Trích từ "Chicken soup" - J. Canfield & M.V. Hansen
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Những viên sỏi thần
Posted by +84987002345
Posted on 07:10
with No comments
Hãy tìm cho mình thật nhiều viên sỏi và bạn sẽ nhận được những viên kim cương.
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Cho đi là ta nhận lại
Posted by +84987002345
Posted on 16:40
with No comments
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng 1 cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn 1 que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
<!-- more -->
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!"
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng.
Sưu tầm
Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Cả 6 người bị chết cống vì sự ích kỷ của họ !!
Nếu mấy người chịu cùng chia sẻ cho nhau khúc củi cuối cùng và hổ trợ lẩn nhau trong cơn hoạn nạn thì chắc chắn củng có người còn sống sót qua sáng hôm sau .
Bởi vậy, tương trợ lẩn nhau là 1 trong nhửng bí quyết để thành công trên đường đời.
<!-- more -->
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?"
Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?"
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!"
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước".
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng.
Sưu tầm
Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Cả 6 người bị chết cống vì sự ích kỷ của họ !!
Nếu mấy người chịu cùng chia sẻ cho nhau khúc củi cuối cùng và hổ trợ lẩn nhau trong cơn hoạn nạn thì chắc chắn củng có người còn sống sót qua sáng hôm sau .
Bởi vậy, tương trợ lẩn nhau là 1 trong nhửng bí quyết để thành công trên đường đời.
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Vượt qua bất hạnh
Posted by +84987002345
Posted on 16:33
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Chân thiện mỹ
Posted by +84987002345
Posted on 17:04
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Hãy yêu thích mọi người trước
Posted by +84987002345
Posted on 17:00
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Viên ngọc bích
Posted by +84987002345
Posted on 14:13
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Chủ động, tự tin vào bản thân
Posted by +84987002345
Posted on 16:08
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Hạnh phúc của Carolyn và Kiel
Posted by +84987002345
Posted on 14:48
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Những cuộc viếng thăm quý giá
Posted by +84987002345
Posted on 15:09
with No comments
Tôi gặp bà ta trong ngày đầu tiên với tư cách là một nhân viên kiểm tra - giúp đỡ cải thiện điều kiện sinh hoạt của bệnh nhân. Khi cửa thang máy ở tầng một mở, tôi đã thấy bà ta, một người phụ nữ to lớn, tóc nâu, không quá năm mươi tuổi và ngồi trên cái giường ở phòng đối diện. Bà ta đang đánh dấu vào một vật gì đó trong tay bà. Tôi đi tới phòng y tá.
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Bàn tay
Posted by +84987002345
Posted on 04:13
with No comments
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Tình yêu không giới hạn
Posted by +84987002345
Posted on 14:56
with No comments
Hạnh phúc của hai câu chuyện sau là minh chứng cho một điều: tình yêu thương đích thực sẽ không có giới hạn...
Chị Hà Thanh Thủy hạnh phúc bên chồng con
<!-- more -->
Cái tin anh Nguyễn Văn Hùng (37 tuổi) cưới chị Hà Thanh Thủy (nhà 135, ngõ 97, Thái Thịnh, Hà Nội) làm nhiều bạn bè của cả hai người ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì Hùng là nhiếp ảnh gia lãng tử, suốt ngày phiêu dạt theo những vùng đất mới, còn Thủy là người khuyết tật.
Chị Hà Thanh Thủy hạnh phúc bên chồng con
<!-- more -->
Cái tin anh Nguyễn Văn Hùng (37 tuổi) cưới chị Hà Thanh Thủy (nhà 135, ngõ 97, Thái Thịnh, Hà Nội) làm nhiều bạn bè của cả hai người ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì Hùng là nhiếp ảnh gia lãng tử, suốt ngày phiêu dạt theo những vùng đất mới, còn Thủy là người khuyết tật.
Chuyện của Hùng - Thủy
Năm 1 tuổi, sau trận ốm đôi chân của Thủy cứ ngày càng yếu, đi không vững và khập khiễng. Hùng quen Thủy khi làm chung trong một công ty thiết kế. Mến cô bạn làm cùng nhỏ nhắn, hiền lành, Hùng thường kiếm cớ để dạy kèm Thủy làm đồ họa, rồi cả hai yêu nhau lúc nào không biết. Năm 2007 khi Hùng đưa Thủy ra mắt gia đình thì mẹ anh nhất định phản đối, nhưng Hùng vẫn kiên định với tình yêu của mình. Năm 2011, Hùng và Thủy tổ chức đám cưới nhỏ ở Hà Nội.
Anh là họa sĩ thiết kế kiêm nhiếp ảnh. Bạn bè mách ở đâu có cảnh đẹp, anh đều đi chụp. Anh rong ruổi trên nhiều con đường, tiền làm ra không đủ cho các chuyến đi. Thấy gia đình khó khăn, chị nghỉ làm ở công ty rồi thuê sạp ngoài chợ bán quần áo. Thương vợ vất vả, anh cằn nhằn thì chị chỉ cười bảo “phi thương bất phú”. Việc buôn bán của chị đã thuận lợi nên gia đình đỡ khó khăn. Anh bảo: “Nhờ vợ đấy. Việc nhà, cơm nước, con cái, tay hòm chìa khóa, hương khói gia đình vợ đều lo tất để tôi yên tâm đi sáng tác”.
Đầu năm 2013, chị sinh con thứ hai khi con trai đầu lòng mới một tuổi rưỡi. Biết chân vợ yếu, một mình không thể xoay xở chăm hai đứa con, anh xin nghỉ làm hẳn để ở nhà phụ chị, bởi theo anh “công việc làm cả đời, giờ điều gì quan trọng hơn thì mình làm”.
Hỏi sao ngày ấy gia đình cấm đoán như thế mà anh vẫn quyết tâm lấy chị, anh Hùng chỉ cười hiền: “Vì lỡ thương rồi. Tất cả do mình quyết cả thôi. Không bố mẹ nào bỏ được con, cũng không con cái nào bỏ được bố mẹ. Mình cứ sống tốt, không làm gì sai thì bố mẹ sẽ suy nghĩ lại”. Bây giờ mẹ anh không còn phản đối chuyện của con nữa. “Bà thương vợ tôi lắm, cái gì cũng để dành con dâu cả” - anh cười rổn rảng khoe.
Cổ tích của Oanh
"Hạnh phúc có được thì khó, giữ được nó càng khó hơn” - Nguyễn Hồng Oanh.
Nhìn bà Nguyễn Hồng Oanh (giám đốc Ban hành động vì sự phát triển hòa nhập, IDEA) trẻ trung tươi tắn, khó ai ngờ năm nay bà đã bước sang tuổi 56. Bà Oanh nói cuộc đời mình như một câu chuyện cổ tích, mà phép mầu là tình yêu thương của chồng bà - ông Nguyễn Duy Thuần.
Hai tuổi, bà Oanh bị sốt nặng. Sau trận ốm, đôi chân của bà bị teo dần rồi liệt hẳn. Mặc cảm mình là người khuyết tật, bà Oanh nghỉ học sớm. Rồi nghe lời mẹ, bà Oanh đi học may và mở tiệm may tại nhà. Bạn bè thương bà thiệt thòi, thường rủ nhau đến nhà chơi cho Oanh đỡ buồn. Trong đám bạn đó có Nguyễn Duy Thuần là sinh viên của Đại học Dược Hà Nội. Vừa gặp, Thuần đã mến ngay cô bạn ngồi trên xe lăn nhưng luôn tươi cười. Vốn là sinh viên trường dược, ông Thuần luôn ấp ủ mong muốn chữa trị đôi chân của bà Oanh. Nghe ai mách ở đâu có bài thuốc hay, ông Thuần đều đạp xe đưa bà tới, bốc thuốc uống, xoa bóp cả đông y lẫn tây y. Nhưng mọi nỗ lực của hai người đều không có kết quả.
Năm 1979, ông Thuần tốt nghiệp và được giữ lại làm giảng viên của trường cũng là lúc ông tỏ tình với bà Oanh. “Tôi không dám tin đó là sự thật. Ngồi trên chiếc xe lăn, tôi chưa bao giờ nghĩ có thể lấy chồng, có thể sinh con. Anh là giảng viên đại học, tương lai rộng mở. Còn tôi chỉ là cô gái thợ may tật nguyền, suốt ngày quanh quẩn với bốn bức tường” - bà Oanh bồi hồi nhớ lại.
Khi bà nhận lời yêu ông cũng là lúc họ phải đối diện với sự cấm cản của gia đình, và những lời xì xào từ đồng nghiệp của ông. Song, ông vẫn quyết tâm lấy bà. Năm 1985 họ cưới nhau.
Ông được cử đi học ở Liên Xô sáu năm. Nhiều người nghĩ chưa chắc ông Thuần sẽ trở về với cô vợ tật nguyền. Sáu năm ông đi vắng, mỗi chiều bà đều ôm con ra trước cửa ngóng ông về. Bà may, học đan lát, học tiếng Anh, kỹ năng sống, kế toán, công tác xã hội, tham gia các nhóm tự lập cho người khuyết tật để khỏa lấp nỗi trống trải và để nghĩ mình không thua kém chồng.
Rồi ông trở về với bà chứ không “bay đi luôn” như mọi người vẫn đoán. Sự thiếu thốn về kinh tế của hai vợ chồng trẻ rồi cũng qua. Bây giờ ông là phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Bà là giám đốc của một trung tâm vì quyền người khuyết tật. Vốn kiệm lời, ông ít thể hiện tình cảm bằng lời nói, nhưng lại luôn âm thầm làm những gì tốt nhất cho cuộc sống của bà. Gia đình hạnh phúc, thành đạt của bà bây giờ là niềm mong ước của nhiều người.
Ở các buổi sinh hoạt dành cho người khuyết tật, mọi người thường kể câu chuyện của người phụ nữ khuyết tật, ngồi trên xe lăn mà có ông chồng là tiến sĩ, là phó giám đốc của một học viện lớn. Nghe thế bà chỉ cười. “Hạnh phúc có được thì khó, giữ được nó càng khó hơn” - bà bảo thế. Hạnh phúc của bà là kết tinh của tình yêu thương, sự hi sinh và nỗ lực không ngừng của cả ông và bà dành cho nhau. Bây giờ con trai họ mới là sinh viên năm thứ tư nhưng đã là giám đốc công nghệ của một tập đoàn lớn. Còn bà thì tích cực tham gia các hoạt động và đấu tranh vì quyền của người khuyết tật, mà bà nói “như một món quà trả ơn đời”.
TÂM LỤA
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Những trái tim không tật nguyền
Posted by +84987002345
Posted on 15:16
with No comments
Mỗi người có 1 nỗi khổ riêng, không ai giống ai. Và tôi đã từng rất nhiều lần than rằng mình khổ.
<!-- more -->
Nhưng đến một ngày, trường tôi tổ chức chương trình nhân ái " Những trái tim không tật nguyền", tôi mới thật sự hiểu rằng: TÔI VÔ CÙNG HẠNH PHÚC.
Vì sao ư? Chẳng gì xa lạ, đó là những bạn trẻ cha mẹ sinh ra nhưng không được Tạo Hóa ưu ái.
Tôi có đôi mắt để nhìn thấy thế giới, thấy gia đình, thấy bạn bè tôi, thấy muôn màu muôn vẻ của cuộc sống...Nhưng trong số họ có đến 3 người bao lâu nay chưa biết ánh sáng là gì. Họ vẫn cất cao lời ca tiếng hát, có lẽ nhiều người cười vì họ hát chưa hay nhưng tôi lại muốn khóc lắm...
Tôi có đôi chân để đi thì lại có một bạn nạn nhân chất độc màu da cam 20 năm nay cuộc đời gắn liền với chiêc xe lăn. Bạn ấy hát một bài về chất độc màu da cam, thật buồn...
Lắm khi tôi tức vì mọi người trêu tôi già trước tuổi, thế mà có một bạn nữ tuổi 18 lên sân khấu hát bài "Bụi phấn" tôi cứ tưởng 1 em bé 8 tuổi. Một hình hài trẻ con, một giọng hát trẻ con làm tôi sững sờ.
Bố tôi vẫn nói:" Mỗi cây mỗi hoa. Mỗi nhà mỗi cảnh"
Bố nói chẳng sai.
Ai khi sinh ra cũng mang trong mình một sứ mệnh. Mỗi giây phút ta sống trên đời là ta đang vận hành guồng quay của lịch sử. Họ có lẽ mang sứ mệnh đánh thức lòng nhân ái trong mỗi chúng ta. Còn chúng ta mang sứ mệnh thay đổi thế giới, một thế giới đẹp hơn...
Sưu tầm
<!-- more -->
Nhưng đến một ngày, trường tôi tổ chức chương trình nhân ái " Những trái tim không tật nguyền", tôi mới thật sự hiểu rằng: TÔI VÔ CÙNG HẠNH PHÚC.
Vì sao ư? Chẳng gì xa lạ, đó là những bạn trẻ cha mẹ sinh ra nhưng không được Tạo Hóa ưu ái.
Tôi có đôi mắt để nhìn thấy thế giới, thấy gia đình, thấy bạn bè tôi, thấy muôn màu muôn vẻ của cuộc sống...Nhưng trong số họ có đến 3 người bao lâu nay chưa biết ánh sáng là gì. Họ vẫn cất cao lời ca tiếng hát, có lẽ nhiều người cười vì họ hát chưa hay nhưng tôi lại muốn khóc lắm...
Tôi có đôi chân để đi thì lại có một bạn nạn nhân chất độc màu da cam 20 năm nay cuộc đời gắn liền với chiêc xe lăn. Bạn ấy hát một bài về chất độc màu da cam, thật buồn...
Lắm khi tôi tức vì mọi người trêu tôi già trước tuổi, thế mà có một bạn nữ tuổi 18 lên sân khấu hát bài "Bụi phấn" tôi cứ tưởng 1 em bé 8 tuổi. Một hình hài trẻ con, một giọng hát trẻ con làm tôi sững sờ.
Bố tôi vẫn nói:" Mỗi cây mỗi hoa. Mỗi nhà mỗi cảnh"
Bố nói chẳng sai.
Ai khi sinh ra cũng mang trong mình một sứ mệnh. Mỗi giây phút ta sống trên đời là ta đang vận hành guồng quay của lịch sử. Họ có lẽ mang sứ mệnh đánh thức lòng nhân ái trong mỗi chúng ta. Còn chúng ta mang sứ mệnh thay đổi thế giới, một thế giới đẹp hơn...
Sưu tầm
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Điều đáng nhớ nhất
Posted by +84987002345
Posted on 15:12
with No comments
Tình yêu chúng ta cho đi và nhận được là quan trọng nhất và đó là điều đáng nhớ nhất. Sự chịu đựng sẽ qua đi - tình yêu còn mãi.
<!-- more -->
Khi cha nói chuyện với tôi, ông thường bắt đầu bằng câu hỏi: “Hôm nay cha đã nói với con là cha rất ngưỡng mộ con chưa?”. Cứ như vậy cho đến khi cha tôi ngày một già thêm, và chúng tôi ngày càng gắn bó với nhau hơn.
Năm 82 tuổi, cha tôi đã chuẩn bị sẵn sàng ra đi, và tôi cũng chuẩn bị cho tâm lý ấy để cha tôi khỏi phải chịu đựng. Chúng tôi cười, khóc và nắm tay nhau, nói với nhau về tình yêu của chúng tôi và đồng ý rằng đã đến lúc phải như vậy.
Tôi nói: “Cha, sau khi cha đi, con muốn cha để lại dấu hiệu rằng cha rất ổn”.
Cha tôi cười bảo tôi thật kỳ quặc; cha tôi không tin vào sự tái sinh. Tôi cũng không lạc quan như vậy, nhưng tôi có rất nhiều trải nghiệm khiến tôi tin rằng sẽ nhận được những tín hiệu từ thế giới bên kia.
Cha và tôi gần nhau tới mức tôi cảm thấy nhịp đập trái tim của ông trong ngực mình khi ông trút hơi thở cuối cùng. Ngày qua ngày sau đó, tôi chờ đợi “dấu hiệu” từ ông nhưng không thấy gì cả. Hằng đêm tôi ao ước mình mơ thấy ông. 4 tháng trôi qua và tôi không thấy có điều gì xảy ra ngoài nỗi buồn. Mẹ tôi đã mất cách đây 5 năm vì bệnh Alzheimer và mặc dù tôi đang ở một mình nuôi các con gái, tôi cảm thấy như tôi là đứa trẻ mồ côi.
Một ngày, khi tôi đang nằm trên bàn massage trong căn phòng tối chờ đợi “tín hiệu” từ cha tôi, một sự khao khát mong gặp cha ùa đến với tôi. Tôi bắt đầu tự hỏi rằng liệu tôi có quá đòi hỏi điều đó hay không. Tôi cũng nhận ra mình đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Tôi cố gắng thoát khỏi trạng thái đó. Mỗi ý nghĩ của tôi giống như từng giọt nước rơi xuống một cái ao tĩnh lặng. Sau đó tôi nghĩ tôi đang cố gắng điều khiển thông điệp từ thế giới bên kia và tôi sẽ dừng lại ngay.
Đột nhiên gương mặt của mẹ tôi xuất hiện- mẹ tôi giống như khi bà chưa bị bệnh Alzheimer. Mái tóc bạc của bà xoà trên khuôn mặt thân thương. Bà hiển hiện thật đến nỗi tôi có cảm giác có thể đưa tay ra chạm vào bà. Tôi còn ngửi thấy mùi nước hoa Joy quen thuộc của bà. Bà dường như đang chờ đợi và không nói gì. Tôi đang băn khoăn là tại sao tôi đang nghĩ đến cha tôi thì mẹ tôi lại xuất hiện và tôi cảm giác như có tội vì sao tôi không mong đợi gặp bà như vậy.
Tôi nói: "Mẹ, con rất buồn vì mẹ đã phải chịu căn bệnh khủng khiếp như vậy".
Bà quay đầu sang một bên như công nhận điều tôi nói rồi mỉm cười- một nụ cười tuyệt đẹp và rất đặc biệt. Bà nói: nhưng tất cả những gì mẹ nhớ là tình yêu của con, rồi bà biến mất.
Tôi thấy đột nhiên lạnh toát. Trong căn phòng cũng đột nhiên trở nên lạnh. Tôi biết rằng tình yêu chúng ta cho đi và nhận được là quan trọng nhất và đó là điều đáng nhớ nhất. Sự chịu đựng sẽ qua đi - tình yêu còn mãi.
Tôi không nhận được tín hiệu gì từ cha tôi, nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó, ông sẽ xuất hiện và nói: Hôm nay cha đã nói với con rằng cha yêu con chưa nhỉ?
Trích từ "Chicken soup for the soul" - J. Canfield & M.V. Hansen
<!-- more -->
Khi cha nói chuyện với tôi, ông thường bắt đầu bằng câu hỏi: “Hôm nay cha đã nói với con là cha rất ngưỡng mộ con chưa?”. Cứ như vậy cho đến khi cha tôi ngày một già thêm, và chúng tôi ngày càng gắn bó với nhau hơn.
Năm 82 tuổi, cha tôi đã chuẩn bị sẵn sàng ra đi, và tôi cũng chuẩn bị cho tâm lý ấy để cha tôi khỏi phải chịu đựng. Chúng tôi cười, khóc và nắm tay nhau, nói với nhau về tình yêu của chúng tôi và đồng ý rằng đã đến lúc phải như vậy.
Tôi nói: “Cha, sau khi cha đi, con muốn cha để lại dấu hiệu rằng cha rất ổn”.
Cha tôi cười bảo tôi thật kỳ quặc; cha tôi không tin vào sự tái sinh. Tôi cũng không lạc quan như vậy, nhưng tôi có rất nhiều trải nghiệm khiến tôi tin rằng sẽ nhận được những tín hiệu từ thế giới bên kia.
Cha và tôi gần nhau tới mức tôi cảm thấy nhịp đập trái tim của ông trong ngực mình khi ông trút hơi thở cuối cùng. Ngày qua ngày sau đó, tôi chờ đợi “dấu hiệu” từ ông nhưng không thấy gì cả. Hằng đêm tôi ao ước mình mơ thấy ông. 4 tháng trôi qua và tôi không thấy có điều gì xảy ra ngoài nỗi buồn. Mẹ tôi đã mất cách đây 5 năm vì bệnh Alzheimer và mặc dù tôi đang ở một mình nuôi các con gái, tôi cảm thấy như tôi là đứa trẻ mồ côi.
Một ngày, khi tôi đang nằm trên bàn massage trong căn phòng tối chờ đợi “tín hiệu” từ cha tôi, một sự khao khát mong gặp cha ùa đến với tôi. Tôi bắt đầu tự hỏi rằng liệu tôi có quá đòi hỏi điều đó hay không. Tôi cũng nhận ra mình đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Tôi cố gắng thoát khỏi trạng thái đó. Mỗi ý nghĩ của tôi giống như từng giọt nước rơi xuống một cái ao tĩnh lặng. Sau đó tôi nghĩ tôi đang cố gắng điều khiển thông điệp từ thế giới bên kia và tôi sẽ dừng lại ngay.
Đột nhiên gương mặt của mẹ tôi xuất hiện- mẹ tôi giống như khi bà chưa bị bệnh Alzheimer. Mái tóc bạc của bà xoà trên khuôn mặt thân thương. Bà hiển hiện thật đến nỗi tôi có cảm giác có thể đưa tay ra chạm vào bà. Tôi còn ngửi thấy mùi nước hoa Joy quen thuộc của bà. Bà dường như đang chờ đợi và không nói gì. Tôi đang băn khoăn là tại sao tôi đang nghĩ đến cha tôi thì mẹ tôi lại xuất hiện và tôi cảm giác như có tội vì sao tôi không mong đợi gặp bà như vậy.
Tôi nói: "Mẹ, con rất buồn vì mẹ đã phải chịu căn bệnh khủng khiếp như vậy".
Bà quay đầu sang một bên như công nhận điều tôi nói rồi mỉm cười- một nụ cười tuyệt đẹp và rất đặc biệt. Bà nói: nhưng tất cả những gì mẹ nhớ là tình yêu của con, rồi bà biến mất.
Tôi thấy đột nhiên lạnh toát. Trong căn phòng cũng đột nhiên trở nên lạnh. Tôi biết rằng tình yêu chúng ta cho đi và nhận được là quan trọng nhất và đó là điều đáng nhớ nhất. Sự chịu đựng sẽ qua đi - tình yêu còn mãi.
Tôi không nhận được tín hiệu gì từ cha tôi, nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó, ông sẽ xuất hiện và nói: Hôm nay cha đã nói với con rằng cha yêu con chưa nhỉ?
Trích từ "Chicken soup for the soul" - J. Canfield & M.V. Hansen
Nhãn:
Những câu chuyện hay
Với tới nhửng vì sao
Posted by +84987002345
Posted on 14:50
with No comments
- Mẹ! Con sẽ đăng ký chương trình trao đổi học sinh, con sẽ học ở nước ngoài trong 6 tuần!
Mẹ tôi suýt đánh rơi đĩa khi nghe em gái tôi nói vậy.
<!-- more -->Mẹ tôi suýt đánh rơi đĩa khi nghe em gái tôi nói vậy.
- Bạn con Heather cũng tới Đức năm ngoái. Bạn ấy học được rất nhiều thứ!- Nó nói thêm.
- Jeanne, - Mẹ thở dài - Như thế tốn đến hàng nghìn đôla! Cả hai chị em con đều còn đang đi học, Mẹ đã phải làm đến 3 nơi một ngày...
Jeanne im lặng, mặt buồn thiu. Nhưng tối hôm ấy, tôi vẫn thấy Jeanne điền vào mẫu đơn đăng ký. Cô bé không để ai, kể cả mẹ, làm mình mất tinh thần.
Tôi úp mặt xuống gối, giả vờ như không nhìn thấy Jeanne đang viết đơn, thầm mong nó sẽ không quá thất vọng khi biết rằng thật sự Mẹ không có tiền để cho nó đi.
Vài tuần sau, Ban tổ chức chương trình trao đổi học sinh gửi cho Jeanne một bản đăng ký dài hơn. Lần này, tôi ngó hẳn vào những dòng chữ thông báo, và thấy: "Tổng chi phí là 2.750 đôla, bao gồm tiền vé máy bay, nơi ăn ở, bảo hiểm và các hoạt động hỗ trợ khác".
Gần ba nghìn đôla! Thật là một điều không tưởng! Mẹ tôi đọc qua, không nói gì, quăng bản đăng ký sang một bên, tiếp tục nấu bếp.
Vài ngày sau, tôi nghe Jeanne kể rằng nó đã điền vào bản đăng ký thứ hai và gửi đi. Tim tôi nhói lên:
- Jeanne, Mẹ đã nói là Mẹ không đủ tiền. Hay là đợi đến khi tốt nghiệp Đại học...
- Không, em cứ đăng ký! Làm sao em biết mình có đi được không nếu như em không thử!
Một tuần sau, Mẹ tôi nhận được một cú điện thoại từ New York.
- Bà Lorenz, chúng tôi có nhận được đơn đăng ký của cháu Jeanne. Nhưng không kèm theo các chi phí...
Mẹ tôi giải thích rằng gia đình chúng tôi không đủ khả năng cho Jeanne tham gia.
Hai tuần sau, người ta lại gọi điện. Họ nói rằng họ rất ấn tượng với bản đăng ký cũng như thành tích học tập của Jeanne ở trường.
- Chúng tôi tin rằng cháu Jeanne sẽ học được rất nhiều điều nếu tham gia chương trình, - Người đó nói - Chúng tôi còn một số học bổng. Liệu gia đình bà có thể chi trả được bao nhiêu?
Mẹ tôi thở dài, và nói rằng tất cả tiền dành dụm của gia đình chúng tôi chỉ là 300 đôla. Thế rồi họ chấp nhận tài trợ cho Jeanne số còn lại.
Vừa đặt điện thoại xuống, Mẹ giục tôi làm một băng-rôn lớn với dòng chữ "Lên đường may mắn nhé, Jeanne" dán ngay ở cửa ra vào. Khi đi học về, Jeanne reo lên như một đứa trẻ, rồi oà khóc và ôm lấy Mẹ!
***
Đến bây giờ, mỗi khi nhìn Jeanne, lúc này đã tốt nghiệp Đai học Mỹ thuật và là một giáo viên, tôi lại nhớ đến niềm tin của một cô bé 16 tuổi, và tin rằng với niềm tin đó, rồi cô bé còn đạt được nhiều điều khác nữa trong cuộc sống. Dù thế nào bạn cũng luôn cần phải với tay về phía những vì sao. Và cho dù bạn không đem được chúng xuống, bạn vẫn có thể sẽ nằm trong dải thiên hà.
Sưu tầm
Nhãn:
Những câu chuyện hay