Người ta kể lại một câu chuyện về chuyến viếng thăm nhà tù của quận công Osola như sau:
Trong một chuyến công tác, Ngài được dẫn đi thăm một nhà tù nổi dọc bờ sông, các tù nhân được tự do trao đổi cùng quận công. Ngài ân cần hỏi thăm lý do bị giam giữ của mỗi tù nhân và mỗi tù nhân được tự do trình bày sự lầm lẫn của guồng máy công lý và nhiều phạm nhân đã không nhận tội mình.
Một người than là anh phải bị phạt vào đó chỉ vì ông quan tòa thích vậy, người khác nữa khăng khăng đổ tội cho lòng ganh tị của kẻ thù riêng. Nói chung không ai đáng tội cầm tù tại đó cả. Cuối cùng có một tù nhân thưa:
- Thưa quận công, tôi đáng hình phạt vì tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm và bị bắt.
Ngài quận công rất là cảm động với lòng thành thật và khiêm nhường của tội nhân này. Giữa đoàn tù nhân xúm quanh, Ngài lớn tiếng tuyên bố:
- Anh thật có tội, không xứng đáng ở chung với những người ở đây. Anh hãy rời khỏi nơi đây lập tức.
Ngay tức thì, Ngài quận công tha bổng cho anh tù nhân khiêm tốn chân thành đó.
''Tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm, và tôi bị bắt''. Một lời thú tội giản dị, một sự nhận tội thẳng thắn.
Lòng thật thà và tính khiêm tốn nhìn nhận tội mình đã mang lại tự do cho tù nhân kia. Những đồng bạn anh phủ nhận hành động tội lỗi của mình đã phải suy nghĩ để tìm lý do chữa mình, oái oăm thay, chính vì họ chưa nhận lỗi nên cần phải giam cầm hầu có giờ suy nghĩ hơn để biết mình.
Câu chuyện trên nhắc nhở mỗi người chúng ta, khi đã lầm lỡ và biết nhận ra lỗi lầm của mình, thì chính lúc đó chúng ta không còn là một tội nhân nữa, mà chúng ta là một tờ giấy trắng và có tư cách làm lại cuộc đời, dù rằng trước mặt người xung quanh, chúng ta vẫn mang vết tích của tội lỗi. Nếu chúng ta đã thật lòng ăn năn và quyết tâm sửa sai thì chúng ta hoàn toàn cảm thấy thanh thản.
Còn những người lúc nào cũng né tránh và cho rằng vì cái này vì cái kia mà mình mới phạm tội ác,thì người đó dù có được tha tội khi mãn hạn tù, nhưng lương tâm của người đó vẫn luôn luôn trách cứ người đó.
Trong một chuyến công tác, Ngài được dẫn đi thăm một nhà tù nổi dọc bờ sông, các tù nhân được tự do trao đổi cùng quận công. Ngài ân cần hỏi thăm lý do bị giam giữ của mỗi tù nhân và mỗi tù nhân được tự do trình bày sự lầm lẫn của guồng máy công lý và nhiều phạm nhân đã không nhận tội mình.
Một người than là anh phải bị phạt vào đó chỉ vì ông quan tòa thích vậy, người khác nữa khăng khăng đổ tội cho lòng ganh tị của kẻ thù riêng. Nói chung không ai đáng tội cầm tù tại đó cả. Cuối cùng có một tù nhân thưa:
- Thưa quận công, tôi đáng hình phạt vì tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm và bị bắt.
Ngài quận công rất là cảm động với lòng thành thật và khiêm nhường của tội nhân này. Giữa đoàn tù nhân xúm quanh, Ngài lớn tiếng tuyên bố:
- Anh thật có tội, không xứng đáng ở chung với những người ở đây. Anh hãy rời khỏi nơi đây lập tức.
Ngay tức thì, Ngài quận công tha bổng cho anh tù nhân khiêm tốn chân thành đó.
''Tôi cần tiền, tôi đã ăn trộm, và tôi bị bắt''. Một lời thú tội giản dị, một sự nhận tội thẳng thắn.
Lòng thật thà và tính khiêm tốn nhìn nhận tội mình đã mang lại tự do cho tù nhân kia. Những đồng bạn anh phủ nhận hành động tội lỗi của mình đã phải suy nghĩ để tìm lý do chữa mình, oái oăm thay, chính vì họ chưa nhận lỗi nên cần phải giam cầm hầu có giờ suy nghĩ hơn để biết mình.
Câu chuyện trên nhắc nhở mỗi người chúng ta, khi đã lầm lỡ và biết nhận ra lỗi lầm của mình, thì chính lúc đó chúng ta không còn là một tội nhân nữa, mà chúng ta là một tờ giấy trắng và có tư cách làm lại cuộc đời, dù rằng trước mặt người xung quanh, chúng ta vẫn mang vết tích của tội lỗi. Nếu chúng ta đã thật lòng ăn năn và quyết tâm sửa sai thì chúng ta hoàn toàn cảm thấy thanh thản.
Còn những người lúc nào cũng né tránh và cho rằng vì cái này vì cái kia mà mình mới phạm tội ác,thì người đó dù có được tha tội khi mãn hạn tù, nhưng lương tâm của người đó vẫn luôn luôn trách cứ người đó.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét